Kết quả nghiên cứu thử nghiệm nuôi sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) trong bể xi măng bằng con giống sản xuất nhân tạo có kích thước khác nhau

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kích thước giống sá sùng lúc thả cỡ 2,0 cm cho tỷ lệ sống cao hơn (79,5%) so với cỡ 1,0 cm (69,6%). Kích thước giống sá sùng lúc thả cỡ 2 cm cho sinh trưởng tốt hơn (chiều dài trung bình 5,94 cm và khối lượng trung bình 2,93g) so với con giống 1 cm (chiều dài trung bình 5,34 cm và khối lượng 2,32 g) khi đem nuôi thương phẩm. 2. Kiến nghị Nghiên cứu này mới chỉ thực hiện trên 2 nghiệm thức cỡ giống là 1,0 cm và 2,0 cm. Cần có nghiên cứu chi tiết hơn về các kích cỡ giống khác ví dụ, 1,5 cm, 2,5 cm để có kết luận chính xác hơn, toàn diện hơn làm cơ sở cho người nuôi lựa chọn được con giống phù hợp và người sản xuất giống bán được con giống hiệu quả nhất.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu thử nghiệm nuôi sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) trong bể xi măng bằng con giống sản xuất nhân tạo có kích thước khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI SÁ SÙNG (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) TRONG BỂ XI MĂNG BẰNG CON GIỐNG SẢN XUẤT NHÂN TẠO CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU RESEARCH RESULTS OF PEANUT WORM (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) CULTURE TRIALS IN XIMEN TANKS USING ARTIFICIAL BREEDING SEEDS OF DIFFERENT SIZES Võ Thế Dũng1, Võ Thị Dung2, Nguyễn Thị Ngọc Trang3 Ngày nhận bài: 18/11/2014; Ngày phản biện thông qua: 08/12/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) là đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị kinh tế, nhiều tiềm năng để phát triển thành một đối tượng nuôi phù hợp với nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, đối tượng này chưa được nghiên cứu nhiều. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm sá sùng trong bể xi măng bằng con giống sản xuất nhân tạo với 2 nhóm kích thước (Nghiệm thức 1 có chiều dài trung bình 2,0 ± 0,2 cm, khối lượng 0,29 ± 0,09 g, Nghiệm thức 2 có chiều dài trung bình dài 1,0 ± 0,1 cm, khối lượng 0,08 ± 0,02 g). Sau 60 ngày nuôi (với Nghiệm thức 1) và 80 ngày nuôi (Nghiệm thức 2). Kết quả cho thấy: Nghiệm thức 1 cho tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa thống kê so với Nghiệm thức 2 (79,5% so với 69,6%); Nghiệm thức 1 sinh trưởng chiều dài và khối lượng nhanh hơn có ý nghĩa thống kê so với Nghiệm thức 2 (đạt 5,94 cm và 2,93 g so với 5,34 cm và 2,32 g). Sử dụng con giống có chiều dài 2,0 cm cho tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn con giống 1,0 cm. Từ khóa: Nuôi sá sùng, Sipunculus nudus, kích thước giống, sinh trường, tỷ lệ sống ABSTRACT Peanut worm (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) is a highly nutritious and economical species, and good potential for aquaculture in different localities in Vietnam. However, this species has not been studied much. This paper present results of growth trial of Peanut worm in ciment tanks using artifi cial seeds of two size (Trial 1 with average length of 2.0 ± 0.2 cm, weight of 0.29 ± 0.09 g, Trial 2 with average length of 1.0 ± 0.1 cm, weigth of 0.08 ± 0.02 g). After 60 days (with Trial 1) and 80 days (with Trial 2) of culturing. Results showed that: survival rate of Trial 1 was statistical higher than Trial 2 (79.5% compared to 69.6%); Leng and weigth growth of Trial 1 were statistical higher than Trial 2 (5.94 cm and 2.93 g compared to 5.34 cm and 2.32 g). Using the artifi cial seeds of 2.0 cm long give better survival and growth rates than the seed of 1.0 cm long. Keywords: Peanut worm culture, Sipunculus nudus, seed size, growth, survival rate 1 TS. Võ Thế Dũng, 2 ThS. Võ Thị Dung: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III 3 Nguyễn Thị Ngọc Trang: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2007 - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khánh Hòa có bờ biển dài, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển nuôi nhiều loài hải sản. Tại Khánh Hòa, đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng các quy trình nuôi các loài hải sản thành công như tôm sú, ốc hương, cua xanh, tôm chân trắng. Tất cả các loài này đều đã được phát triển thành các đối tượng nuôi thương phẩm thành công tại Khánh Hòa, sau đó được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trên cả nước. Mặc dù vậy, thời gian gần đây các đối tượng truyền thống nói trên đều ít nhiều gặp phải khó khăn, đặc biệt là những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Dịch bệnh đã làm người dân không còn vốn để sản xuất hoặc tiếp tục sản xuất nhưng không có lợi nhuận, nên nhiều ao đầm ở khắp nơi trên địa bàn cả tỉnh bị bỏ hoang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13 Việc tìm ra một đối tượng nuôi mới, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phù hợp với khả năng về vốn của người dân, có thị trường tiêu thụ là hết sức cấp bách. Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) đã được tìm thấy ở vùng triều các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa (Nguyễn Thu Hà và cs, 2004; Nguyễn Quang Hùng và cs, 2005). Thịt sá sùng thơm ngon, chứa 18 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế) và 17 khoáng chất rất cần thiết cho sự sống (Nguyễn Huỳnh Dạ Thảo và cs, 2004); vì thế, nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài nước ngày càng tăng, áp lực khai thác làm nguồn lợi tự nhiên của sá sùng suy giảm nhanh chóng (Võ Thế Dũng và các cs, 2013b). Hiện nay, mỗi kg sá sùng tươi sống có giá từ 200-300.000 đồng, nhưng số lượng không nhiều, và ngày càng giảm mạnh (Võ Thế Dũng và cs, 2013; Võ Thế Dũng và cs, 2014). Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, sử dụng hiệu quả những ao đang bị bỏ hoang do không thể nuôi các đối tượng khác, đồng thời tìm ra một nghề mới mang lại thu nhập cho cư dân địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cấp kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng Sipunculus nudus Linnaeus, 1767 tại Khánh Hòa). Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu của nội dung “Lựa chọn kích thước giống thả phù hợp cho sá sùng” thuộc đề tài nói trên. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu - Đối tượng: Sá sùng giống sản xuất nhân tạo với 2 nhóm kích thước trung bình khác nhau là 1,0 ± 0,1 cm, khối lượng 0,08 ± 0,02 g và 2,0 ± 0,2 cm, khối lượng 0,29 ± 0,09 g. - Thời gian: Từ 8/2013 - 10/2013 - Địa điểm: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Chuẩn bị bể để nuôi sá sùng thương phẩm - Thí nghiệm được thực hiện trong các bể xi măng có độ sâu ≥ 1,0 m, diện tích đáy mỗi lô thí nghiệm là 24 m2. Lót đáy bể bằng chất đáy cát-bùn, độ dày lớp chất đáy khoảng 35 cm. Chọn chất đáy từ các khu vực không bị ô nhiễm với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, hay các hóa chất được thải ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thủy sản như chlorine, Đem phơi khô chất đáy để loại bỏ bớt các khí độc gây ô nhiễm trước khi đưa vào đáy bể nuôi sá sùng. Lọc chất đáy qua lưới để loại bỏ vỏ ốc, vỏ sò và một số sinh vật còn sống có thể làm ảnh hưởng đến sá sùng giống khi mới thả xuống. - Lắp hệ thống sục khí dưới đáy bể. - Bơm nước biển qua lọc cơ học vào bể, xả bỏ vài lần để làm sạch chất đáy. Cuối cùng bơm nước vào bể đến độ sâu mực nước khoảng 70-90 cm. - Cấy tảo, bổ sung thức ăn chế biến (tôm cá nhỏ nấu chín, giã nhỏ, một ít thức ăn tổng hợp Tiger dùng cho tôm, cá). Chờ đến khi tảo lên, kiểm tra các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH., ôxy hòa tan, độ mặn, trước khi thả sá sùng giống. - Treo lưới lan trên các bể để đảm bảo nhiệt độ trong các bể thí nghiệm không lên quá cao. - Các thí nghiệm được lặp lại 5 lần. Hì nh 1. Sá sù ng giố ng Hì nh 2. Sá sù ng giố ng 2.2. Thả giống - Thời điểm thả giống: Thả vào sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ nước giao động từ 26 - 280C - Lựa chọn con giống: Con giống có màu sắc hồng hào, khỏe mạnh, không bị trầy xước, không có dấu hiệu của bệnh. - Nghiệm thức 1: con giống có chiều dài 2,0 ± 0,2 cm, khối lượng 0,29 ± 0,09 g. Con giống thuộc Nghiệm thức này lớn hơn 20 ngày tuổi so với con giống thuộc Nghiệm thức 2. Thời gian thí nghiệm đối với Nghiệm thức này kéo dài 60 ngày. - Nghiệm thức 2: con giống có chiều dài 1,0 ± 0,1 cm, khối lượng 0,08 ± 0,02 g. Để sá sùng Hình 2. Sá sùng giống Hình 1. Sá sùng giống Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đạt kích thước từ 1,0 cm lên 2,0 cm, phải mất 20 ngày ương nuôi. Do đó, Nghiệm thức 2 được kéo dài thời gian thí nghiệm thêm 20 ngày để tuổi sá sùng tại thời điểm kết thúc thí nghiệm bằng tuổi của sá sùng tại Nghiệm thức 1 khi kết thúc thí nghiệm, vì thế thời gian nuôi là 80 ngày. Số liệu thu được tại thời điểm 40 ngày nuôi được dùng để so sánh với số liệu thu được tại thời điểm 20 ngày nuôi của Nghiệm thức 1, tương tự như vậy, số liệu thu được tại 60 ngày được đem so sánh với số liệu thu được tại 40 ngày của Nghiệm thức 1, số liệu thu được tại 80 ngày được so sánh với số liệu thu được tại 60 ngày của Nghiệm thức 1. - Mật độ thả: 50 con/m2 cho cả 2 nghiệm thức. 2.3. Chăm sóc hàng ngày - Theo dõi một số yếu tố môi trường vào 7 và 14 giờ hàng ngày: Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế, pH., ôxy hòa tan: đo bằng máy cầm tay Pinpoint2 (Do Mỹ sản xuất). Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế. - Kiểm tra lượng thức ăn: Kiểm tra hàng ngày trước khi cấp thêm thức ăn. Nếu thấy thức ăn quá dư thừa, phải vớt bỏ, sau đó giảm lượng thức ăn của ngày hôm đó xuống. - Thay nước: Mỗi tuần thay nước 2 lần, mỗi lần 30-50%. Xả nước tầng đáy, để giảm thiểu lượng nước bẩn trong bể. Sau những lần mưa to, xả bớt lớp nước tầng mặt và bơm thêm nước biển vào bể. - Thức ăn: gồm thức ăn chế biến (5 - 10% khối lượng sá sùng mỗi ngày) và bổ sung thêm vi tảo. Thức ăn chế biến gồm cá tôm nhỏ, bột cá, bột đậu nành, cám gạo nấu chín, xay nhuyễn, cho ăn mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm. Các loài tảo thường được sử dụng là Nanochloropsis oculata, N. atomus, Chaetoceros muelleri, C. calcitrans, và C. gracilis, có thể cấy tảo ngay trong bể nuôi, hoặc cấy tảo ở bên ngoài và đưa vào bể nuôi. 2.4. Định kỳ kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống - 20 ngày 1 lần, kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống của sá sùng trong các lô thí nghiệm. - Kiểm tra bằng cách tháo cạn nước. Thu toàn bộ sá sùng trong 1m2 đáy của mỗi lô thí nghiệm; đếm số lượng sá sùng để tính tỷ lệ sống, cân và đo 30 cá thể để tính tốc độ sinh trưởng. Sau khi hoàn thành công việc, thả lại số sá sùng đã kiểm tra vào phần bể mới đào lên, đánh dấu để sau đó không kiểm tra lại nơi đã kiểm tra. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel. Tỷ lệ sống: A (%) = X x 100 N Trong đó: A là tỷ lệ sống được tính bằng đơn vị %; X là số cá thể còn sống; N là tổng số cá thể sá sùng được sử dụng trong nghiên cứu; Số liệu tỷ lệ sống được so sánh thống kê bằng Kruskal - Walis test (Phần mềm Stata 9.0). Sinh trường: sinh trưởng của sá sùng thể hiện ở 2 giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng qua các lần kiểm tra trong quá trình nuôi. Giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng qua các lần đo được so sánh thống kê bằng ANOVA (Phần mềm Stata 9.0). Các phép so sánh thống kê dùng mức ý nghĩa α = 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tỷ lệ sống của sá sùng ở các nghiệm thức khác nhau sau thời gian thí nghiệm Bảng 1. Tỷ lệ sống của sá sùng của các lô thí nghiệm có kích thước giống thả khác nhau Kích thước giống (cm) Lần kiểm tra Tỷ lệ sống (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Trung bình 2,0 ± 0,2 Sau 20 ngày nuôi 85,0 86,5 89,0 88,5 86,0 87,0 ± 1,7a1 Sau 40 ngày nuôi 80,5 83,0 85,0 84,0 83,5 83,2 ± 1,7b1 Sau 60 ngày nuôi 77,0 79,5 82,0 80,0 79,0 79,5 ± 1,8c1 1,0 ± 0,1 Sau 20 ngày nuôi 83,0 81,5 82,5 85,0 86,0 83,6 ± 1.9 Sau 40 ngày nuôi 76,5 72,0 77,0 79,0 79,5 76,8 ± 3,0a2 Sau 60 ngày nuôi 72,5 70,0 73,0 74,5 76,0 73,2 ± 2,3b2 Sau 80 ngày nuôi 69,5 67,0 68,5 71,0 72,0 69,6 ± 2,0c2 (Ghi chú: Tỷ lệ sống trung bình có các chữ cái giống nhau với số đi kèm khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê, P <0,05) Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ sống của sá sùng ở nghiệm thức sử dụng con giống lớn (2,0 ± 0,2 cm) cao hơn so với nghiệm thức sử dụng con giống nhỏ (1,0 ± 0,1). Sau 80 ngày nuôi, ở Nghiệm thức 2 (con giống nhỏ) có tỷ lệ Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15 sống trung bình là 73,2%, trong lúc đó, tỷ lệ sống trung bình ở Nghiệm thức 1 (con giống lớn) sau 60 ngày nuôi là 79,5%. Như vậy, nếu so sánh với nhau sau 60 ngày nuôi, thì tỷ lệ sống của Nghiệm thức con giống lớn cũng cao hơn Nghiệm thức con giống nhỏ. Khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống trung bình ở nghiệm thức giống nhỏ là 69,6%, thấp hơn rất nhiều so với nghiệm thức con giống lớn (trung bình là 79,5%). So sánh thống kê cho thấy, tỷ lệ sống ở 2 nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P <0,05). 2. Sinh trưởng của sá sùng ở các nghiệm thức khác nhau Bảng 2. Sinh trưởng chiều dài của sá sùng của các lô thí nghiệm có kích thước giống thả khác nhau Kích thước giống (cm) Lần kiểm tra Sinh trưởng chiều dài (cm) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Trung bình 2,0 ± 0,2 20 ngày nuôi 3,05 ± 0,23 3,01 ± 0,20 3,06 ± 0,19 3,13 ± 0,22 2,93 ± 0,24 3,02 ± 0,23a2 40 ngày nuôi 4,25 ± 0,27 4,17 ± 0,22 4,27 ± 0,22 4,28 ± 0,23 4,39 ± 0,24 4,27 ± 0,24b2 60 ngày nuôi 5,82 ± 0,19 5,96 ± 0,19 5,92 ± 0,21 6,03 ± 0,22 5,95 ± 0,28 5,94 ± 0,23c2 1,0 ± 0,1 20 ngày nuôi 1,89 ± 0,17 1,93 ± 0,22 1,80 ± 0,17 2,06 ± 0,30 1,79 ± 0,25 1,89 ± 0,22 40 ngày nuôi 2,92 ± 0,25 2,94 ± 0,18 3,01 ± 0,18 2,90 ± 0,20 2,95 ± 0,13 2,94 ± 0,19a1 60 ngày nuôi 4,07 ± 0,18 4,02 ± 0,17 4,00 ± 0,19 4,01 ± 0,24 4,04 ± 0,23 4,03 ± 0,20b1 80 ngày nuôi 5,39 ± 0,24 5,33 ± 0,15 5,32 ± 0,11 5,29 ± 0,19 5,36 ± 0,19 5,34 ± 0,18c1 (Ghi chú: Số liệu có chữ cái giống nhau nhưng số đi kèm khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê, P <0,05). Bảng 2 cho thấy, chiều dài trung bình của sá sùng ở Nghiệm thức 1 (con giống 1 cm) nuôi 40 ngày là 2,94 ± 0,19 cm, nhỏ hơn chiều dài trung bình của sá sùng ở Nghiệm thức 2 (con giống 2 cm) nuôi 20 ngày (3,02 ± 0,23 cm), tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Sau 60 ngày nuôi (đối với nghiệm thức 1) và 40 ngày nuôi (đối với nghiệm thức 2), sự khác nhau đã rõ hơn (4,03 ± 0,20 cm so với 4,27 ± 0,24), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Theo chiều hướng như vậy, 20 ngày sau đó, sự khác biệt tiếp tục tăng lên (5,34 ± 0,18 cm so với 5,94 ± 0,23), sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bảng 3. Sinh trưởng khối lượng của sá sùng của các lô thí nghiệm có kích thước giống thả khác nhau Kích thước giống (cm) Lần kiểm tra Sinh trưởng khối lượng (g) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Trung bình 2,0 ± 0,2 20 ngày nuôi 0,99 ± 0,10 0,96 ± 0,13 1,01 ± 0,13 0,94 ± 0,13 0,92 ± 0,11 0,95 ± 0,12a2 40 ngày nuôi 1,71 ± 0,09 1,76 ± 0,09 1,75 ± 0,09 1,79 ± 0,10 1,77 ± 0,09 1,76 ± 0,09b2 60 ngày nuôi 2,90 ± 0,09 2,88 ± 0,08 2,94 ± 0,09 3,00 ± 0,10 2,93 ± 0,10 2,93 ± 0,10c2 1,0 ± 0,1 20 ngày nuôi 0,23 ± 0,02 0,25 ± 0,02 0,27 ± 0,02 0,25 ± 0,02 0,23 ± 0,03 0,25 ± 0,03 40 ngày nuôi 0,80 ± 0,05 0,81 ± 0,05 0,82 ± 0,04 0,78 ± 0,06 0,83 ± 0,03 0,81 ± 0,05a1 60 ngày nuôi 1,42 ± 0,04 1,39 ± 0,03 1,38 ± 0,04 1,39 ± 0,08 1,41 ± 0 ,04 1,40 ± 0,05b1 80 ngày nuôi 2,37 ± 0,10 2,32 ± 0,12 2,34 ± 0,11 2,26 ± 0,08 2,29 ± 0,11 2,32 ± 0,11c1 (Ghi chú: Số liệu có chữ cái giống nhau nhưng số đi kèm khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê, P<0,05) Bảng 3 cho thấy, sá sùng ở Nghiệm thức 1 (con giống 2 cm), sau 20 ngày nuôi có khối lượng trung bình là 0,95 ± 0,12g, sá sùng ở nghiệm thức 2 (con giống 1 cm), có khối lượng trung bình là 0,81 ± 0,05g sau 40 ngày nuôi. So sánh thống kê cho thấy, sự khác nhau là không có ý nghĩa thống kê. Sau 20 ngày nuôi tiếp theo, sá sùng ở Nghiệm thức 1 đạt khối lượng trung bình là 1,76 ± 0,09 g, sá sùng ở Nghiệm thức 2 đạt khối lượng trung bình là 1,40 ± 0,05 g, so sánh thống kê cho thấy, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Sau 20 ngày nuôi cuối của thí nghiệm, khối lượng trung bình của sá sùng ở Nghiệm thức 1 là 2,93 ± 0,10 g, sá sùng ở Nghiệm thức 2 là 2,32 ±0,11 g; như vậy sự khác nhau có xu hướng ngày càng tăng, và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Như vậy, con giống kích thước 2 cm cho tỷ lệ sống cao hơn và sinh trưởng nhanh hơn so với con giống 1 cm. Có thể thời gian ương giống kéo dài hơn, được chăm sóc cẩn thận hơn nên chất lượng con giống 2 cm tốt hơn chất lượng con giống 1 cm. Hơn nữa, con giống lớn (2 cm) có thể ít bị Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ảnh hưởng hơn trong quá trình thu giống, vận chuyển và đem thả nuôi. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kích thước giống sá sùng lúc thả cỡ 2,0 cm cho tỷ lệ sống cao hơn (79,5%) so với cỡ 1,0 cm (69,6%). Kích thước giống sá sùng lúc thả cỡ 2 cm cho sinh trưởng tốt hơn (chiều dài trung bình 5,94 cm và khối lượng trung bình 2,93g) so với con giống 1 cm (chiều dài trung bình 5,34 cm và khối lượng 2,32 g) khi đem nuôi thương phẩm. 2. Kiến nghị Nghiên cứu này mới chỉ thực hiện trên 2 nghiệm thức cỡ giống là 1,0 cm và 2,0 cm. Cần có nghiên cứu chi tiết hơn về các kích cỡ giống khác ví dụ, 1,5 cm, 2,5 cm để có kết luận chính xác hơn, toàn diện hơn làm cơ sở cho người nuôi lựa chọn được con giống phù hợp và người sản xuất giống bán được con giống hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thế Dũng, Nguyễn Văn Cảnh, Lê Thị Nhàn, Võ Thị Dung, Lê Thị Thu Hương, 2014. Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) trong bể xi măng tại Khánh Hòa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số đặc biệt - tháng 4/2014: 63-67. 2. Võ Thế Dũng, Nguyễn Văn Cảnh, Lê Thị Nhàn, Võ Thị Dung, Hà Văn Chung và Nguyễn Phước Bảo Ngọc, 2013. Kết quả bước đầu nghiên cứu nuôi thương phẩm sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) tại Khánh Hòa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 19/2013: 92-96. 3. Võ Thế Dũng, Nguyễn Văn Cảnh, Lê Thị Nhàn, Võ Thị Dung, 2013b. Kết quả mô hình nuôi sá sùng thương phẩm tại Vạn Ninh, Khánh Hòa. Bản tin Khoa học và Cuộc sống, tỉnh Khánh Hòa, số 4/2013: 11-12. 4. Nguyễn Thu Hà, Chu Văn Ngợi, Nguyễn Thanh Lan, 2004. Xác định điều kiện môi trường địa chất thích hợp cho sự bảo tồn và phát triển của sá sùng ở vùng ven biển đảo Quan Lạn, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học, tập 20, số 4, 2004. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội: 68-73. 5. Nguyễn Quang Hùng, Phạm Đình Trọng, Lưu Xuân Hòa, Đặng Thị Minh Thu, Hoàng Đình Chiều, Lê Thanh Tùng, 2005. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của sá sùng và bông thùa và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi tại khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Nghiên cứu Hải sản. 6. Nguyễn Thụy Dạ Thảo, Nguyễn Kim Trinh, Võ Huy Dâng, 2004. Đánh giá thành phần các axít amin và hàm lượng các nguyên tố khoáng từ trùn biển (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767). Hội thảo khoa học trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IV - 10/2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_thu_nghiem_nuoi_sa_sung_sipunculus_nudus.pdf
Tài liệu liên quan