Kết quả nghiên cứu một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang

- Các giống lúa thí nghiệm ở vụ xuân có TGST 131-139 ngày, giống có TGST ngắn nhất là giống PC 286; các giống vụ mùa có TGST từ 97-110 ngày, giống có TGST ngắn nhất là giống HP 101, giống dài nhất là MT 2. - Các giống ở cả 2 vụ có khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình , khóm gọn, có lá đòng thẳng . Các giống có độ thuần đồng ruộng khá tốt, cứng cây và độ tàn lá ở mức trung bình. - Các giống cho năng suất và chất lượng cao: Vụ xuân có các giống MT 8 , AC10 và giống Hương cốm; ở vụ mùa là giống HP 101, MT 2 và giống Hương cốm. Các giống lúa chất lượng cao tham gia thí nghiệm cho năng suất cao cần được khảo nghiệm ở diện rộng để có kết luận chắc chắn đưa ra sản xuất 

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 97 Kết quả nghiên cứu một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang Lương Văn Hinh (ĐH Thái Nguyên), Nguyễn Thị Thắng (Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tuyên Quang) 1- Đặt vấn đề Việt Nam là một một trong những cái nôi của cây lúa và hiện nay có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng từ Bắc vào Nam. Trong các giống lúa có mặt ở sản xuất hiện nay, có nhiều giống “ truyền thống” với chất lượng cao, như các giống: Tám thơm, Lúa di, Nàng thơm, Nếp cái hoa vàng, Nếp cNm, Nếp Tú lệ. Ngoài ra, còn có nhiều giống đựơc nhập và thuần hoá, đến nay đã trở thành các giống lúa đặc sản có thương vị, như: IR 64, Điện Biên, Khaodomaly Tiền Giang, Bao Thai Định Hoá Việc nghiên cứu nhằm lựa chọn, đánh giá để tìm ra giống lúa mới chất lượng cao là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài khoa học:“ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang” . 2- Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao, bao gồm: + Vụ xuân gồm 5 gíống: Hương thơm số1 (đ/c); AC 10; PC 286; MT 8; Hương cốm. + Vụ mùa gồm 8 giống: Hương thơm số1(đ/c); MT 5; MT 3; MT 2; BM 207; HP 101; PC 10; Hương cốm. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm. + Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. + Chọn ra giống lúa tốt cho chất lượng cao phục vụ sản suất của địa phương. - Địa điểm và phương pháp ngiên cứu: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất thịt nhẹ, chân vàn chủ động tưới tiêu cấy 2 vụ lúa trong năm. Địa điểm thí nghiệm tại Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật (THKTKT) tỉnh Tuyên Quang [1]. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 10 m2 ( 2,5 m x 4 m ) Lượng phân bón thí nghiệm : 8,3 tấn phân chuồng, 70 kg N, 55 kg P205, 80 kg K20 trên 1ha (theo qui trình kỹ thuật của Sở NN & PTNT tỉnh Tuyên Quang) Thời vụ :- Vụ xuân : gieo mạ 16/1/2006, cấy 04/2/2006 - Vụ mùa : gieo mạ 21/6/2006, cấy 04/7/2006 Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo qui phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa 10 TCN 558 – 2002 quyết định 143/2002/BNN-KHCN ngày 06/12/2002 [2]. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 98 3 - Kết quả và thảo luận Thời gian sinh trưởng các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ xuân giao động từ 131 đến 139 ngày; giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống PC 286, giống có TGST dài nhất là giống Hương cốm. TGST các giống ở vụ mùa giao động từ 97 đến 110 ngày, trong đó giống có TGST dài nhất là giống MT 5, giống có TGST dài nhất là giống MT2 ( bảng 01) Khả năng đẻ nhánh các giống lúa ở cả 2 vụ sai khác nhau không đáng kể ( bảng 02). Tuy nhiên tỷ lệ thành bông cho kết quả khác nhau, ở vụ xuân giống cho tỷ lệ thành bông cao nhất là giống AC 10 (67,1%), còn vụ mùa giống cho tỷ lệ thành bông cao nhất là MT 3 và Hương cốm (52,3%). Bảng 01: Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa T T Tên giống Cấy- đẻ nhánh (ngày) Thời gian đẻ nhánh Thời gian từ cấy - trỗ (ngày) Thời gian trỗ TGST (ngày) vụ xuân 2006 1 Hương thơm số1(đ/c) 17 24 80 5 132 2 AC 10 17 25 81 5 133 3 PC 286 18 29 79 7 131 4 MT 8 19 26 82 4 134 5 Hương cốm 17 27 87 4 139 vụ mùa 2006 1 Hương thơm số 1 (đ/c) 7 23 59 4 105 2 MT 5 7 20 49 4 95 3 MT 3 7 24 54 4 100 4 MT 2 7 27 64 5 110 5 BM 207 7 24 61 5 107 6 HP 101 7 24 51 4 97 7 PC 10 7 20 58 4 104 8 Hương cốm 7 22 62 4 108 Bảng 02: Khả năng hình thành bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm Stt Giống ∑ dảnh/khóm Bông hữu hiệu/khóm Tỷ lệ thành bông(%) 1 vụ xuân 2006 2 Hương thơm số 1(đ/c) 8,2 5,0 61,0 3 AC 10 8,2 5,5 67,1 4 PC 286 8,8 5,6 63,6 5 MT 8 8,9 5,4 60,7 6 Hương cốm 8.7 4,7 58,6 vụ mùa 2006 1 Hương thơm số 1 (đ/c) 9,6 4,6 47,9 2 MT 5 9,5 4.4 46,3 3 MT 3 8,6 4,5 52,3 4 MT 2 8,7 4,1 47,1 5 BM 207 8,9 4,3 48,3 6 HP 101 9,1 4,6 50,5 7 PC 10 9,2 4,7 51,1 8 Hương cốm 8.8 4.6 52,3 T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 99 Để phân biệt các giống lúa người ta thường dựa vào 34 chỉ tiêu, trong đó những chỉ tiêu về hình thái là rất quan trọng . Trong thí nghiệm này chúng tôi chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản, như: Dạng hạt, dạng bông, dạng khóm, dạng lá đòng, màu sắc vỏ trấu và màu sắc lá đòng (bảng 03). Hình thái các giống lúa tham gia thí nghiệm có đặc điểm tương đối ưu việt, như: khóm dạng đứng, lá đòng thẳng hoặc nửa thẳng. Các giống thí nghiệm ở vụ xuân đều có lá đòng màu xanh đậm, giống Hương cốm có đặc điểm hạt to-dài, còn giống AC -10 và MT- 8 có hạt dài. Các giống ở vụ mùa MT-5, MT-3, MT-2, BM 207, và HP-101 đều có dạng hạt nhỏ- dài, giống PC-10 có dạng hạt tròn bầu. Bảng 03: Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm TT Tên giống Dạng hạt Dạng bông Dạng khóm Dạng lá đòng Màu sắc vỏ trấu Màu sắc lá đòng vụ xuân 2006 1 Hương thơm số1(đ/c) Nhỏ-dài TB Đứng Thẳng Nâu đỏ Xanh đậm 2 AC 10 Dài TB Đứng Nửa thẳng Vàng Xanh đậm 3 PC 286 Bầu TB Đứng Thẳng Vàng Xanh đậm 4 MT 8 Dài TB Đứng Nửa thẳng Vàng cam Xanh đậm 5 Hương cốm To-dài TB Đứng Thẳng Vàng Xanh đậm vụ mùa 2006 1 Hương thơm số1 (đ/c) Nhỏ- dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Nâu đỏ 2 MT 5 Nhỏ- dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng cam 3 MT 3 Nhỏ- dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng 4 MT 2 Nhỏ- dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng cam 5 BM 207 Nhỏ- dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng cam 6 HP 101 Nhỏ- dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng cam 7 PC 10 Tròn-bầu TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng 8 Hương cốm To - dài TB Đứng Thẳng Xanh-đậm Vàng Bảng 04 : Độ thuần đồng ruộng của các giống lúa thí nghiệm (ĐVT: Điểm) TT Tên giống Độ thuần đồng ruộng Độ thoát cổ bông Độ cứng cây Độ tàn lá vụ xuân 2006 1 Hương thơm số1(đ/c) 1 5 1 5 2 AC 10 1 5 1 5 3 PC 286 3 5 1 5 4 MT 8 1 5 1 5 5 Hương cốm 1 5 1 5 vụ mùa 2006 1 Hương thơm số1(đ/c) 1 3 1 5 2 MT 5 1 3 1 5 3 MT 3 1 3 1 5 4 MT 2 1 3 1 5 5 BM 207 1 3 1 5 6 HP 101 1 3 1 5 7 PC 10 1 3 1 5 8 Hương cốm - - - - T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 100 Các giống lúa tham gia thí nghiệm ở cả vụ xuân và vụ mùa đều có độ thuần đồng ruộng được đánh giá là tốt (điểm 1), riêng giống PC 10 đánh giá ở mức điểm 3. Các chỉ tiêu về độ thoát cổ bông, độ cứng cây và độ tàn lá giữa các giống ở vụ xuân và vụ mùa đều cho chỉ số như nhau. Độ cứng cây đều được đánh giá điểm 1 (cứng cây), độ tàn lá được đánh giá điểm 5 (mức trung bình). Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ỏ vụ xuân cho thấy (Bảng 05), các giống có số bông/m2 chênh lệch nhau đáng kể ; giống có số bông cao nhất là PC 286 (280 bông/m2 ), còn giống có số bông thấp nhất là giống Hương cốm chỉ đạt 235 bông/m2. Số hạt chắc/ bông của các giống tham gia thí nghiệm ở vụ xuân đều thấp hơn đối chứng . Giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là giống Hương cốm (27,6 gam), các giống còn lại gần giống nhau và tương đương giống đối chứng (23 gam). Về năng suất, giống cho năng suất cao nhất là lúa MT 8 (71,3 tạ/ha), tiếp đến là giống AC 10 (69,4), giống Hương cốm (29,0 tạ/ha), giống Hương thơm số 1(đ/c) chỉ đạt 65,8 tạ/ha. Hệ số biến động (CV%) giữa các giống là 4,1%. Trong 8 giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ mùa 2006 cho thấy, các giống lúa có từ 205 -235 bông/m2, trong đó giống có số bông/m2 đạt cao nhất là giống Hương cốm và PC 10 (235 bông), giống có số bông thấp nhất là MT 2 (có 205 bông/m2). Số hạt/bông giữa các giống có sự sai khác không đáng kể. Về năng suất cho thấy, giống cho năng suất cao nhất là giống Hương cốm (đạt 59,1 tạ/ha), tiếp đến là giống HP 101 ( 57,4 tạ/ha ); giống đạt năng suất thấp nhất là giống BM 207 Bảng 05: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất T T Tên giống Số bông/m2 (Bông) Tổng số hạt /bông ( hạt) Số hạt chắc /bông (Hạt) Tỷ lệ lép (%) P 1000 hạt ( gr) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) vụ xuân 2006 1 Hương thơm số 1(đ/c) 250 124,0 114,5 7,7 23 65,8 2 AC 10 275 136,3 109,8 19,4 23 69,4 3 PC 286 280 117,4 104,5 10,9 23 67,2 4 MT 8 270 132,6 110,1 17,0 24 71,3 5 Hương cốm 235 132,5 106,4 19,7 27,6 69,0 CV(%) 1,1 1,7 8,6 4,2 4,1 LSD01 3,51 4,90 3,33 2,62 7,30 LSD05 2,47 3,45 2,34 1,84 5,13 vụ mùa 2006 1 Hương thơm số1(đ/c) 230 125,7 105,6 16,0 22 53,4 2 MT 5 220 135,9 107,7 20,8 23 54,5 3 MT 3 225 120,6 107,1 11,2 23 55,4 4 MT 2 205 135,7 120,6 11,1 23 56,8 5 BM 207 215 129,4 103,5 20,0 23 51,2 6 HP 101 230 126,6 113,5 10,3 22 57,4 7 PC 10 235 123,5 99,3 19,6 23 53,7 8 Hương cốm 235 121,0 91,2 24,6 27,6 59,1 CV(%) 1,0 1,1 5,6 3,7 2,0 LSD01 3,01 2,72 2,23 2,04 2,61 LSD05 2,18 1,98 1,62 1,48 1,89 T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 101 Bảng 06 : Mức độ nhiễm sâu, bệnh và chịu lạnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ xuân 2006 (ĐVT: Điểm) TT Tên giống Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Chịu lạnh 1 Hương thơm số 1 (đ/c) 1 1 1 1 1-3 2 AC 10 1 1 1 1 3-5 3 PC 286 1 1 1 1 3-5 4 MT 8 1 1 1 1 3-5 5 Hương cốm 1 1 1 3 3-5 Bảng 07: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa (ĐVT: điểm) TT Tên giống Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn 1 Hương thơm số 1 (đ/c) 1 1 1 3 2 MT 5 1 1 1 5 3 MT 3 1 1 1 5 4 MT 2 1 1 1 3 5 BM 207 1 1 1 3 6 HP 101 1 1 3 3 7 PC 10 1 1 1 3 8 Hương cốm 1 1 1 3 Nghiên cứu sâu bệnh hại ở vụ xuân và vụ mùa 2006 nhận thấy như sau: ở cả vụ xuân và vụ mùa đều xuất hiện 2 loại sâu, đó là sâu cuốn lá và sâu đục thân, 2 loại bệnh là bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn ( bảng 06 và 07). Mức độ gây hại của sâu còn ở mức thấp và mức độ hại ở các giống đều giống nhau (điểm 1). Ở vụ xuân bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn gây hại các giống lúa đều được đánh giá ở điểm 1, duy có giống Hương cốm bị bệnh khô vằn đánh giá ở điểm 3 ( có 11-20 % cây bị hại). Ở vụ mùa các giống lúa tham gia thí nghiệm đều bị bệnh khô vằn, trong đó có giống MT 5, MT 3 đánh giá ở điểm 5, các giống còn lại đánh giá ở điểm 3. 4- Kết luận - Các giống lúa thí nghiệm ở vụ xuân có TGST 131-139 ngày, giống có TGST ngắn nhất là giống PC 286; các giống vụ mùa có TGST từ 97-110 ngày, giống có TGST ngắn nhất là giống HP 101, giống dài nhất là MT 2. - Các giống ở cả 2 vụ có khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình , khóm gọn, có lá đòng thẳng . Các giống có độ thuần đồng ruộng khá tốt, cứng cây và độ tàn lá ở mức trung bình. - Các giống cho năng suất và chất lượng cao: Vụ xuân có các giống MT 8 , AC10 và giống Hương cốm; ở vụ mùa là giống HP 101, MT 2 và giống Hương cốm. Các giống lúa chất lượng cao tham gia thí nghiệm cho năng suất cao cần được khảo nghiệm ở diện rộng để có kết luận chắc chắn đưa ra sản xuất  T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 102 Summary Research result of some newly high quality rice varieties in the spring and winter crop 2006 in Tuyen Quang province Objectieve of this study have carried on 6 spring rice varieties and 8 winter rice varieties including Huong thom 1 (control), AC 10, PC 286, MT 8 , Huong com (spring rice varieties); Huong thom 1(control), MT 5, MT 3, MT 2, BM 207, HP 101, PC 10, and Huong com. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Thị Thắng (2007), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa trong vụ xuân , vụ mùa năm 2006 tại Tuyên Quang. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. [2]. Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa theo quyết định số 143/2002/BNN-KHCN [3].Viện nghiên cứu lúa IRRI (1996), Hệ thống tiêu chu)n đánh giá nguồn gen cây lúa. P.O Box 933.1099 Manila, Philippin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_mot_so_giong_lua_chat_luong_cao_o_vu_xuan.pdf