Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng ngao (Meretrix spp) nuôi thương phẩm tại Hải Phòng

2.2 Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cả chim vầy vàng khi được nuôi bằng các loại thức ăn và khấu phần ăn khác nhau Khi xem xét tác động riêng biệt của khẩu phần ăn (4, 6, 8 và 10% BW), hoặc của loại thức ăn (INVE hay UP), các số liệu ở bảng 4 cho thấy, cả chim vầy vàng cổ 2,0 - 3,0cm ưng bằng giai trong ao đất có tỷ lệ sống cao, tỷ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thúc đạt từ 99,66 - 100% và không cỔ sự khác biệt (p=0,05) giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, khẩu phần ăn khác nhau lại ảnh hưởng (P<0,05) lên năng suất thu được ở Các nghiệm thức sau 4 tuần ương nuôi, trong đó cả ở NT nuôi với khẩu phần thức ăn 10% BW đạt năng suất lớn hơn (p<0,05) so với các khẩu phần ăn còn lại. Tương tự như vậy (FCR) cũng khác nhau (p<0,05) giữa Các nghiệm thực và cao nhất ở NT cho ăn 10% BW, Trong khi đó, cá ở NT dùng thức ăn tổng hợp Irvo đã CỔ năng suất cao hơn (P<0,05) 50 với NT dùng thức ăn UP. | Tuy nhiên, với sự tác động đồng thời của 2 yếu tố là loại thức ăn (Irvo hay UP) và khẩu phần ăn 4, 6, 8 và 10% BW) CỔ năng suất ương nuôi (kg/m) và FCR đã có sự sai khác (p<0,05).

pdf15 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng ngao (Meretrix spp) nuôi thương phẩm tại Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g rapidly in fresh, brackish and salt waters. Master plan in fi shery approved by Hai Phong committee from now to 2020, aquaculture will be priority fi eld for development, especially in coastal areas around islands such as Cat Ba, Long Chau, Bach Long Vy. Of which, bivalve culture (clams, mussel, otter clam...) is considered as the main commercial species. As the plan, the cultured area for is estimated about 1.500 - 2.000ha with emphasis on clam culture. Clams is currently culturing spontaneously. Therefore it has been faced to high risks. So many households lost their property due to mass death causing by environmental and disease problems. Base on above problem, I studied the project “Status and proposal for technique improvements and management for commercial clam culture in Hai Phong”. The study using statistical data collected in 5 yeas and random survey method by questionnaire, random samples of cultured clams in the fi eld also were collected. The results show that clam culture is recently developing in Hai Phong. Cultured area is usually smaller than 5 ha/farm in the low or intertidal areas where having sand and sandy mud bottom. Clam sizes for rearing mainly from 500-800 individuals/kg (40,62%) following by 800-1.200 individuals/kg (28,12%) and 400-500 individuals/kg (25%). Total culture area has a tendency of decreasing from 345 ha in 2005 to 234 ha in 2010. However, total production in 2010 was 1.950 tons, 13,8 times higher in comparison to the year 2005 (141 tons). Keywords: aquaculture, improving techniques, clam culture, Hai Phong 1 Nguyễn Hữu Uông: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, nghề nuôi ngao bắt đầu có từ những năm 90 của thế kỷ XX. Có nhiều loài thuộc giống ngao Meretrix đã được nuôi phổ biến ở Việt Nam, bao gồm các loài ngao dầu Meretrix meretrix, ngao Bến Tre Meretrix lyrata, ngao vân Meretrix lusoria... Tại Hải Phòng, nuôi động vật thân mềm đã phát triển từ cuối năm 2000 với đối tượng nuôi chính là ngao. Vùng nuôi chủ yếu tập trung tại các quận, huyện như Cát Hải, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Dương Kinh và Kiến Thụy với tổng diện tích có thể nuôi là 2.185ha đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nông dân vùng ven biển. Tuy nhiên, đây là nghề sản xuất có nhiều rủi ro, không ít hộ nuôi ngao đã bị thất thu do dịch bệnh, làm ngao nuôi chết hàng loạt. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật nuôi ngao ở Hải Phòng là hết sức cần thiết và cấp bách. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Hiện trạng và đề xuất cải tiến kỹ thuật, quản lý ở đối tượng ngao nuôi thương phẩm (Meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng”, nhằm làm đầy đủ thêm các nghiên cứu về cải tiến kỹ thuật nuôi, bệnh và tác hại của bệnh đối với đối tượng ngao nuôi làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ngao tại Hải Phòng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hiện trạng kỹ thuật ở đối tượng ngao nuôi thương phẩm tại Hải Phòng. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra các số liệu thứ cấp Điều tra thu thập tài liệu, số liệu thống kê nhiều năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, Trung tâm khuyến ngư, với các thông tin: vùng nuôi ngao, diện tích, năng suất, sản lượng ngao từ năm 2005 đến 2010, số hộ nuôi và phân bố của các hộ nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2.2. Điều tra các số liệu sơ cấp 2.2.1 Xây dựng bộ câu hỏi (lập phiếu điều tra) Phỏng vấn những người trực tiếp và gián tiếp thu thập thông tin tập trung vào vấn đề chính: Diện tích bãi triều nuôi, chất đáy và công tác chuẩn bị cho một vụ nuôi; Mùa vụ, đối tượng ngao nuôi; Cỡ ngao giống và mật độ thả nuôi, công tác quản lý; Các dấu hiệu chính bất thường ở ngao nuôi tại địa phương; Mùa vụ, tác hại của bệnh gây chết ngao nuôi và sản lượng nuôi (nếu có). 2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng Phương pháp lựa chọn hộ điều tra ngẫu nhiên thông qua bộ câu hỏi kết hợp với thu mẫu ngao nuôi, đánh giá trực tiếp tại hiện trường (quan sát, ghi chép, đo đếm thông số kỹ thuật) đại diện cho toàn vùng điều tra. 2.3. Xử lý số liệu Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu và xác định các mối quan hệ giữa cỡ giống thả, mật độ thả với năng suất, sản lượng ngao trên một đơn vị diện tích nuôi, bệnh với môi trường, bệnh và kỹ thuật nuôi. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngao nuôi ở Hải Phòng Bảng 1. Kết quả nuôi ngao ở bãi triều Hải Phòng từ năm 2005 - 2009 Năm Diện tích nuôi ngao (ha) Sản lượng ngao (tấn) Năng suất trung bình (tấn/ha) 2005 345 141 0,41 2006 160 160 1,00 2007 277 1.650 5,96 2008 297 1.705 5,74 2009 235 1.934 8,23 2010 234 1.950 8,33 (Nguồn: từ Cục thống kê Hải Phòng) Trong năm năm gần đây (2005 - 2010), diện tích nuôi ngao có xu thế giảm dần, từ 345ha nuôi vào năm 2005, đến năm 2010 diện tích này chỉ còn 234ha. Tuy nhiên, tổng sản lượng thu được vào năm 2010 lại tăng rất cao, đạt 1.950 tấn so với 141 tấn năm 2005, sản lượng đã tăng 13,8 lần. Năng suất trung bình năm 2010 đạt 8,33 tấn/ha/năm. 2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi ngao thương phẩm tại Hải Phòng năm 2010 2.1. Kỹ thuật chọn địa điểm nuôi ngao Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy, địa điểm nuôi ngao thường ở khu vực trung triều hoặc hạ triều nơi có ngao tự nhiên phân bố (do khai thác thấy xuất hiện ngao), kết hợp với một trong số các chỉ tiêu chất đáy thường là cát pha bùn hoặc bùn pha cát để chọn địa điểm quây bãi nuôi ngao. 2.2. Diện tích bãi nuôi ngao Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy, có tới 50% (32/64 hộ) số hộ nuôi ngao có diện tích nuôi nhỏ (dưới 1 ha), có 40,62% (tương ứng với 26/64 hộ) số hộ có diện tích nuôi ngao (từ 1 - 3ha), chỉ có 9,38% số hộ có diện tích nuôi ngao lớn hơn 3ha. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Hình 2. Năng suất trung bình bình (kg/1.000m2) khi thả nuôi cỡ ngao giống (từ 500 - < 800 con/kg) nhưng với các mật độ khác nhau Chú thích: n- Tần số gặp (hộ) Hình 1. Năng suất ngao trung bình (kg/1.000m2) của các hộ thả nuôi cùng cỡ giống (từ 400 - < 500 con/kg) nhưng với các nhóm mật độ khác nhau Chú thích: n- Tần số gặp (hộ) 2.3. Kỹ thuật chuẩn bị cho một vụ nuôi Trước khi thả giống, 100% hộ nuôi ngao ở Hải Phòng đã thực hiện các bước kỹ thuật như sau: dùng phương pháp thủ công để dọn bãi, loại bỏ rong, gạch đá và các động vật thủy sản khác như: cua, ghẹ, ốc hương... Sau đó cày bừa cho xốp nền đáy và san lại bãi nuôi cho phẳng. 2.4. Thời gian thả giống nuôi Qua điều tra đã nhận thấy, người nuôi ngao ở Hải Phòng tập trung thả ngao giống vào 2 thời điểm trong năm là tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 đến tháng 11. Tuy nhiên, tần số gặp số hộ thả giống vào tháng 10 - 11 chiếm tới 69,94% (39/64 hộ), trong khi đó chỉ có 39,06% (25/64 hộ) thả giống vào tháng 4 - 5. 2.5. Nguồn, cỡ và chất lượng giống ngao thả Kết quả nghiên cứu thực tế 64/85 hộ nuôi ngao, chiếm 75,3% tổng số hộ nuôi đã được phỏng vấn về nguồn giống và cỡ giống ngao thả cho biết, giống ngao được mua chủ yếu từ người làm dịch vụ giống (chiếm 82,8% số hộ được điều tra), nguồn giống từ dịch vụ giống chủ yếu là nhập về từ các cơ sở sản xuất giống tại Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau hoặc Trung Quốc. Số hộ mua giống từ các cơ sở sản xuất giống tại Nam Định, Thái Bình chỉ chiếm 6,3%, còn lại là thu vớt giống tự nhiên (chiếm 10,9%). Hải Phòng hiện chưa có nhiều trại sản xuất ngao giống do nghề nuôi ngao tại Hải Phòng mới phát triển một hai năm gần đây, diện tích nuôi chưa nhiều. Kích cỡ ngao giống từ các hộ thả chủ yếu thuộc nhóm từ 500 đến nhỏ hơn 800 con/kg (chiếm 40,62%), tiếp theo là nhóm từ 800 đến 1.200 con/kg (chiếm 28,12%), nhóm từ 400 đến nhỏ hơn 500 con/kg (chiếm 25%) và kích cỡ trên 1.200con/kg chỉ có 6,3% số hộ điều tra. Trong đó, 100% hộ nuôi thả con giống đều không qua kiểm dịch. 2.6. Mật độ ngao và kỹ thuật thả nuôi tại Hải Phòng Bảng 2. Mật độ thả giống trong nuôi ngao thương phẩm ở Hải Phòng Loại cỡ giống (con/kg) Mật độ thả ngao giống (kg giống/ 1.000m2) < 100 Từ 100- <140 Từ 140- <200 ≥ 200 Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Cỡ từ 400- <500 (n=16) 0 0 2 12,50 8 50,00 6 37,50 Cỡ từ 500- <800 (n=26) 10 38,46 6 23,08 5 19,23 5 19,23 Cỡ từ 800 - 1.200 (n=18) 7 38,89 9 50,00 2 11,11 0 0 Cỡ >1.200 (n=4) 2 50 0 0 2 50,00 0 0 N = 64 19 17 17 11 Tại Hải Phòng, xu thế người nuôi đã thả với các mật độ khác nhau, trong đó, số người thả ngao nuôi nhóm cỡ giống từ 500 đến nhỏ hơn 800 con/kg là cao nhất 26/64 hộ (chiếm tỷ lệ 40,625%). 2.7. Phân tích ảnh hưởng của cỡ giống và mật độ thả nuôi tới năng suất ngao khi thu hoạch Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87 Hình 3. Năng suất trung bình bình (kg/1.000m2) khi thả nuôi cỡ ngao giống (từ 800 - 1.200 con/kg) nhưng với các mật độ khác nhau Hình 4. Năng suất trung bình bình (kg/1.000m2) khi thả nuôi cỡ ngao giống ( >1.200 con/kg) nhưng với các mật độ khác nhau Chú thích: n - Tần số gặp (hộ) Tóm lại: Ảnh hưởng của cỡ giống và mật độ thả nuôi tới năng suất ngao khi thu hoạch - Ngao giống cỡ 400 - <500 con/kg, nuôi với mật độ từ 140 đến dưới 200kg/1.000m2 cho năng suất cao hơn. - Ngao giống cỡ 500 - <800 con/kg, nuôi với mật độ từ 140 đến 200 kg/1.000m2 cho năng suất cao hơn. - Ngao giống cỡ từ 800 - 1200 con/kg, nuôi với mật độ 100 - < 140 kg/1.000m2 cho năng suất cao hơn. - Thả ngao giống cỡ hơn 1.200con/kg năng suất thu được thấp. Qua kết quả trên, cỡ giống lựa chọn nuôi tốt 500 - <800 con/kg và thả với mật độ 140 đến 200kg/1.000m2, cỡ giống 800 - 1.200 con/kg thả với mật độ từ 100 đến 140kg/1.000m2 sẽ cho năng suất trên 1 tấn/1.000m2. 3. Hiện tượng chết của ngao nuôi tại Hải Phòng năm 2010 Bảng 3. Hiện tượng ngao chết trong các bãi nuôi thương phẩm tại Hải Phòng năm 2010 Hiện tượng ngao nuôi thương phẩm bị chết Kết quả điều tra (n = 64) Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ % Ngao không chết trong vụ nuôi 11 17,19 Ngao chết gây hao hụt ≤ 20 % 17 26,56 Ngao chết gây hao hụt 20- < 50% 8 12,50 Ngao chết gây hao hụt ≥ 50% 28 43,75 Tổng 64 100 Qua bảng 3, có tới 53/46 hộ nuôi ngao cho rằng đã phải đối mặt với hiện tượng ngao chết giảm sản lượng nuôi ngao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế (chiếm tỷ lệ 82,81%). Đặc biệt, tháng 5 năm 2010 tại vùng nuôi thuộc xã Hiền Hào - Cát Hải, ngao đã nuôi được từ 1 đến 8 tháng tuổi đã có 21 trong tổng số 26 hộ nuôi ngao ở huyện này thông báo rằng, ngao nuôi của họ đã chết hàng loạt và gây thất thu. Hình 5. Hiện trường bãi ngao chết 100% và dấu hiệu bệnh tại vùng nuôi xã Hiền Hào, từ ngày 17 - 20/5/2010 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tóm lại: Hiện trạng bệnh gây chết hoặc giảm sản lượng nuôi ngao đã và đang xảy ra tại các vùng nuôi của Hải Phòng. Khi ngao chết, người nuôi ngao không phát hiện được dấu hiệu bất thường của ngao chết tại đợt bệnh xảy ra vào tháng 5/2010. Kết quả nghiên cứu, chúng tôi nghi nhận được hiện trạng khi xảy ra bệnh ngao là thời điểm giao mùa (từ mùa xuân chuyển sang mùa hạ), có biến động lớn về khí hậu và các yếu tố môi trường nước. Các nhà bệnh học vẫn chưa tìm ra được tác nhân chính gây ra hiện tượng ngao chết tại vùng nuôi trên. 4. Đề xuất giải pháp trong cải tiến kỹ thuật và quản lý sức khỏe ngao nuôi tại Hải Phòng 4.1. Về chất lượng con giống Các nông hộ nuôi ngao tại Hải Phòng nên lựa chọn nguồn giống được cung cấp từ các cơ sở có uy tín và được kiểm tra chất lượng, đảm bảo ngao giống khỏe mạnh và không mang mầm bệnh nguy hiểm trước khi thả giống. 4.2. Cỡ giống và mật độ thả Cỡ và mật độ thả giống là 2 chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, do vậy tùy theo cỡ giống mà chọn mật độ thả cho phù hợp: - Cỡ giống từ 400 đến dưới 800 con/kg, thả nuôi với mật độ từ 140 đến 200 kg/1.000m2. - Nếu cỡ ngao giống từ 800 đến 1.200 con/kg thì nên thả với mật độ 100 đến 140kg /1.000m2. 4.3. Quản lý sức khỏe ngao nuôi - Người nuôi ngao tại cần thực hiện thường xuyên kiểm tra lưới chắn để tránh thất thoát ngao ra khỏi bãi nuôi và bắt bỏ các sinh vật là địch hại như các loài ốc dùng ngao nhỏ làm thức ăn như: ốc mỡ trơn (Polynices didyma Bottem), ốc mỡ hoa (Natica maculosa Lamarch) hoặc các loài tảo độc. - Thường xuyên theo dõi sinh trưởng và sức khỏe ngao nuôi, định kỳ giải phẫu một thể để kiểm tra độ no, độ béo và các dấu hiệu hiệu bất thường vì khi ngao khỏe hay bệnh đều rất khó phát hiện bằng các biểu hiện ở bên ngoài. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Kỹ thuật nuôi ngao tại Hải Phòng - Giống ngao được nuôi chính là Meretrix, gồm các loài ngao dầu Meretrix meretrix, ngao Bến Tre Meretrix lyrata, ngao vân Meretrix lusoria, trong đó ngao bến tre được nuôi nhiều nhất. - Bãi nuôi ngao thường có diện tích nhở hơn 5ha, ở vùng trung hoặc hạ triều, có chất đáy chủ yếu là cát bùn. - Ngao giống thả nuôi thương phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh khác (Nam Định, Thái Bình hoặc Bến Tre) thông qua thương lái. - Mật độ thả giống có sự thay đổi lớn phụ thuộc vào cỡ giống thả, trong đó được lựa chọn nhiều ở cỡ giống từ 500 đến dưới 800 con/kg và từ 800 đến 1.200 con/kg. - Quản lý: người nuôi ngao thực hiện quản lý bãi ngao nuôi như: trước khi thả giống, 100% hộ nuôi ngao thực hiện dọn bãi, loại bỏ rong, gạch đá và các động vật thủy sản khác như: cua, ghẹ, ốc hương... Sau đó cày bừa cho xốp nền đáy và vệ sinh lưới bao bọc bãi nuôi,.. 1.2. Hiện trạng bệnh ở ngao nuôi tại Hải Phòng Bệnh ở ngao nuôi đã gây chết hoặc giảm sản lượng ngao thương phẩm ở nhiều vùng nuôi khác nhau, gây thiệt hại về kinh tế cho các nông hộ nuôi đối tượng này. 2. Kiến nghị - Các cơ quan chức năng: cần quy hoạch vùng nuôi ngao để tránh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế khác; phát triển qui trình kỹ thuật nuôi và tập huấn cho ngư dân nâng cao trình độ về công nghệ nuôi đạt năng suất cao; phát triển quy trình kỹ thuật để kiểm dịch động vật thân mềm. - Các nhà khoa học cần nghiên cứu để phát hiện nguyên nhân chính gây chết ngao ở Hải Phòng từ đó tìm ra biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật thân mềm (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 96tr. 2. Cục Thống kê Hải phòng, 2005; 2006; 2007; 2008 và 2009. Báo cáo chính thức thủy sản niên giám năm. 3. FAO, 2005. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động bật thủy sản Châu Á. NXB Nông Nghiệp, 131-135. 4. Hà Quang Hiến, 1980. Kỹ thuật nuôi Hải sản. NXB Nông thôn, Hà Nội. 5. Hà Lê Thị Lộc và Trương Sĩ Kỳ, 2003. Tình hình nuôi ngao Meretrix meretrix Linne, 1758 và Meretrix lusoria Roding, 1798 từ vùng biển Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Tuyển tập báo cáo Khoa học công nghệ về nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 347-355. 6. Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng, 2008. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2002 - 2007, định hướng đến năm 2010 - 2020. Tiếng Anh 7. Cahn A, R, 1951. Clam Culture in Japan. Natural Resources Section Report, no 146, 24-30 8. C. Paillard, P. Maes, 1994. Brown ring disease in the Manila clam Ruditapes philippinarum: establishment of a classifi cation svstem. Diseases of aquatic organisms, vol 19, 1994. 9. FAO, 1999. The living marine resources of the western central pacifi c. vol 1, 320-35. 10. Kyung-Il Park, Kwang-Sik Choi, 2004. Application of enzyme-linked immunosorbent assay for studying of reproduction in the Manila clam Ruditapes philippinarum (Mollusca: Bivalvia). Aquaculture, Vol 241 (2004), 667-687. 11. Jintana Nugranad, 1999. Breeding of the oriental hard Clam Meretrix, Meretrix (Lineus, 1758). Proceedings of the 10th Congress and Workshop Tropical Marine Mollusc Programe, Phuket Marine Biological Center Special publication 21(1), 203-210. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boone, 1931) Ở HẢI PHÒNG CURRENT STATUS AND DEVELOPMENT SOLUTIONS OF WHITE-LEG SHRIMP (Penaeus vannamei Boone, 1931) FARMING IN HAI PHONG Nguyễn Văn Hòa1, Vũ Văn Dũng2 Ngày nhận bài: 26/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành từ 5/2010 đến 3/2011 bằng cách thu thập thông tin và tiến hành điều tra, phỏng vấn 50 trang trại nuôi tôm he chân trắng tại Hải Phòng nhằm đánh giá hiện trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng nơi đây. Kết quả cho thấy, diện tích nuôi tôm he chân trắng của Hải Phòng tăng từ 16 ha trong năm 2006 đến 156 ha trong năm 2010; sản lượng nuôi đạt 1.653 tấn với năng suất bình quân khoảng 9 tấn/ha/vụ. Trang trại có doanh thu cao nhất là 1.295 triệu đồng/ha; doanh thu trung bình của mỗi trang trại là 532 triệu đồng/ha với lợi nhuận trung bình đạt 195 triệu đồng/ha. Có 72% trang trại nuôi có lãi và 28% trang trại bị thua lỗ; có 70% trang trại nuôi gặp khó khăn về con giống, 42% về vốn, 36% về kỹ thuật nuôi, 16% về thị trường và 14% về thuê lao động. Tôm he chân trắng được nuôi tại Hải Phòng theo 2 hình thức thâm canh và bán thâm canh; mật độ thả từ 20 - 140 con/m2; thời gian nuôi từ tháng 4 đến tháng 10. Việc nuôi tôm he chân trắng đang góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân ven biển và đóng góp hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho thành phố Hải Phòng. Từ khóa: tôm he chân trắng, Penaeus vannamei, nuôi trồng thủy sản, hiệu quả kinh tế - xã hội. ABSTRACT A survey was conducted from May 2010 to March 2011 for collecting related data from local agencies and 50 white-leg shrimp farmers in Hai Phong in order to evaluate the situation and suggest some solutions for development. The results showed that total white-leg shrimp farming area in Hai Phong reached 156 ha in 2010; production reached 1.653 tons at an average yield of about 9 tons/ha/crop. Farm with the highest turnover reached 1.295 million VNDs/ha; the average turnover was about 532 millions/ha with an average profi t of 195 million VND/ha. Out of total 50 farms, there were 36 farms gained profi t; some farms have been facing diffi culty in seed supply, farming capital, culture techniques, market and labor at the percentage of 70%, 40%, 36%, 16% and 14%, respectively. In Hai Phong, white-leg shrimp was basically cultured by intensive and semi-intensive methods at an average stocking density of 140 shrimp/m2; culture season is from April to October. White-leg shrimp farming is contributing to the improvement of production structure, solving the problem of job and income of Hai Phong coastal citizens. Keywords: white-leg shrimp, Penaeus vannamei, aquaculture, social-economic benefi t. 1 Nguyễn Văn Hòa: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Vũ Văn Dũng: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm he chân trắng là loài ngoại nhập có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nhờ khả năng thích nghi cao và sức sống chịu tốt với biến động của một số yếu tố môi trường [3]. Thực tế đã chứng minh hoạt động sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến xuất khẩu tôm he chân trắng ở nước ta phát triển mạnh tron g giai đoạn 2000 - 2010 [5]. Hải Phòng là một trong những tỉnh đầu tiên đưa tôm he chân trắng vào nuôi thương phẩm ở Việt Nam. Nghề nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng đang phát triển mạnh với nhiều lợi ích đi cùng mức độ rủi ro cao bởi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91 thiếu qui hoạch và định hướng phát triển [3]. Nhằm phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng bền vững ở Hải Phòng, việc phân tích hiện trạng kinh tế - kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả là công tác quan trọng và cấp thiết hiện nay. Dựa trên kết quả phân tích những tồn tại hiện có, báo cáo này giới thiệu một số giải pháp thiết thực có thể áp dụng tại Hải Phòng nhằm phát triển ổn định hoạt động nuôi tôm he chân trắng nơi đây. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành với các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở thành phố Hải Phòng, trong thời gian từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011. 2. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua số liệu thống kê, tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các quận/huyện trên địa phận thành phố Hải Phòng. Ngoài ra, một số báo cáo tổng kết đề tài, dự án cũng như báo cáo tham luận liên quan đến hoạt động nuôi tôm he chân trắng cũng được tham khảo. Số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý thủy sản và người dân nuôi tôm địa phương dựa trên bộ câu hỏi được chuẩn bị nhằm thu thập các thông tin chung về chủ trang trại, hiện trạng kỹ thuật nuôi, hiệu quả kinh tế và những khó khăn thường gặp của chủ hộ nuôi,... Trên cơ sở tổng số khoảng 150 hộ nuôi tôm chân trắng tại Hải Phòng tập trung tại vùng nuôi chính như An Hải, Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Dương Kin, tiến hành thu mẫu và điều tra ngẫu nhiên 50 hộ nuôi [7]. Số lượng hộ nuôi được điều tra tại mỗi vùng khoảng 10 hộ nhằm đảm bảo tính khách quan của bộ số liệu thu được. 3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu thu thập được được mã hoá và xử lý theo các nội dung của bộ câu hỏi điều tra sử dụng. Các số liệu được lưu trữ, xử lý bằng phần mềm MS Excel với chức năng phân tích thống kê kinh tế. Tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận của trang trại nuôi tôm được tính bằng các công thức thông thường. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thông tin chung về chủ các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng Tuổi trung bình của chủ các trang trại nuôi tôm he chân trắng tại Hải Phòng là 46,5 ± 12,4; dao động trong khoảng từ 24 đến 68 tuổi. Số người trong độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm đa số (62%) với tỉ lệ chủ trang trại là nữ rất thấp, chỉ 7,5%. Hình 1. Cơ cấu độ tuổi của chủ các trang trại nuôi tôm he chân trắng tại Hải Phòng Qua điều tra cho thấy, 8,6% chủ các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng có dưới 3 năm kinh nghiệm; 41,5% có số năm kinh nghiệm từ 3 - 5 năm và số chủ trang trại có kinh nghiệm trên 5 năm nhiều nhất chiếm 49,9%. Người nuôi tôm có nhiều năm kinh nghiệm thường quản lý ao nuôi tốt hơn với chi phí thấp và hiệu quả sản xuất cao hơn [1], [2]. Hình 2. Kinh nghiệm nuôi tôm chân trắng của chủ các trang trại tại Hải Phòng Kết quả cho thấy, số chủ trang trại nuôi tôm chân trắng không có bằng cấp chiếm 34%; nhóm tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn chiếm 42%; nhóm có trình độ trung cấp chiếm 18% và nhóm có trình độ đại học chiếm 6%. Số chủ trang trại có trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ 24%; số có trình độ cấp 2 chiếm 30% và 46% trong số đó có trình độ học vấn cấp 3. Hình 3. Trình độ chuyên môn của chủ các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng 2.1. Diện tích và sản lượng nuôi Mặc dù tôm he chân trắng xuất hiện ở Hải Phòng sớm hơn nhiều địa phương khác nhưng diện tích nuôi loài tôm này ở Hải Phòng không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích nuôi tôm sú. Tuy vậy, tỉ lệ diện tích nuôi tôm he chân trắng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Từ xấp xỉ 0,5% vào năm 2006, tỉ lệ diện tích tôm chân trắng so với tôm sú tăng lên 3% trong năm 2008 và 5% trong năm 2010 [6],[7]. Bảng 1. Diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi tại Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010 Năm 2006 2008 2010 Diện tích nuôi tôm sú (ha) 3.299 1.900 3.022 Diện tích nuôi tôm he chân trắng (ha) 16 58 156 Sản lượng nuôi (tấn) 124 1.000 1.653 Sản lượng tôm he chân trắng nuôi tại Hải Phòng cũng chỉ được ghi nhận từ năm 2006 [6],[7]. Tuy vậy, bảng 1 cho thấy sản lượng tôm he chân trắng nuôi tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt trên 1.600 tấn trong năm 2010 (gấp 15 lần sản lượng năm 2006) [6],[7]. 2.2. Đặc điểm ao nuôi Đa số các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng có diện tích dưới 2ha (chiếm 86%); còn lại là các trang trại nuôi có tổng diện tích từ 2 đến 25ha. Ao nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng thường có độ sâu từ 1,6 đến 2,0m. Độ sâu này nhìn chung cao hơn độ sâu ao nuôi thường thấy (dưới 1,5m) ở các địa phương khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu [1],[4]. Ao nuôi tôm chân trắng ở Hải Phòng thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, được gia cố bởi 3 phương pháp khác nhau thường thấy. Trong đó, ao lót bạt nilon chiếm tới 69%, ao đất chiếm 18% và ao gia cố bê-tông chiếm tỉ lệ thấp nhất là 13%. Chất đáy ao nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng chủ yếu là cát bùn (42% số trang trại nuôi) và bùn cát (38%). Đây là loại chất đáy tốt cho hoạt động nuôi tôm he nói chung [3]. Ngoài ra, một số ao nuôi có đáy bùn, chiếm 8%; còn lại là các ao có chất đáy khác (sét, sét bùn,...), chiếm 12% số trang trại nuôi. 2.3. Các hình thức nuôi Tôm he chân trắng ở Hải Phòng chỉ được nuôi theo hai hình thức là nuôi thâm canh và bán thâm canh. Trong đó, 36% số trang trại nuôi theo hình thức thâm canh và 64% trang trại nuôi theo hình thức bán thâm canh. Do chi phí đầu tư cao và khả năng quản lý dịch bệnh chưa thật tốt, hình thức nuôi thâm canh chưa phải là lựa chọn hàng đầu của các trang trại ở Hải Phòng. 2.4. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các trang trại đều thực hiện vét bùn, vệ sinh, diệt tạp và khử trùng ao nuôi trong chuẩn bị ao nuôi; đa số các trang trại tiến hành phơi đáy ao nuôi (92%), số còn lại không phơi được đáy ao khi cải tạo ao. 2.5. Quản lý và chăm sóc ao nuôi Kết quả điều tra cho thấy, 25% số trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng thực hiện thay nước thường xuyên trong thời gian nuôi. Số còn lại nuôi theo hình thức khép kín, không hoặc rất ít thay nước trong suốt chu kỳ nuôi. Lý do dẫn đến đa số trang trại nuôi hạn chế thay nước trong quá trình nuôi là những khó khăn trong cấp thoát nước cũng như lo ngại lây nhiễm bệnh tôm từ nguồn nước bên ngoài. Điều này cho thấy việc quản lý nước thải nuôi tôm và dịch bệnh tôm trong khu vực còn nhiều bất cập, chưa tuân thủ tốt các qui định nuôi tôm thâm canh thường thấy [6]. Về phương pháp cho ăn, đa số trang trại nuôi tôm có kiểm tra tình hình tôm sử dụng thức ăn khi cho tôm ăn (78%); số trang trại nuôi còn lại chỉ cho ăn dựa vào cảm tính và kinh nghiệm thực tế. Hầu hết các trang trại nuôi tôm chân trắng cho tôm ăn 4 lần/ngày vào các thời điểm sáng, trưa, chiều và tối (thường vào các thời điểm 6h, 12h, 18h và 24h). 3. Hiệu quả kinh tế 3.1. Tổng chi phí trong nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng Chi phí trong nuôi tôm he chân trắng tại Hải Phòng tăng dần qua các năm, năm 2008 tổng chi phí cho 1 ha ao nuôi tôm he chân trắng là 306,6 triệu đồng, năm 2009 là 334,8 triệu đồng và năm 2010 là 356,9 triệu đồng. Mức chi lớn nhất của một trang trại nuôi tôm chân trắng là 613 triệu đồng/ha, mức chi thấp nhất là 80 triệu đồng/ha và mức chi trung bình của một trang trại nuôi ở Hải Phòng là 336 triệu đồng/ha với tỉ lệ lớn nhất thường thuộc về chi phí thức ăn, có thể đạt đến 60% tổng chi phí vào cuối vụ nuôi. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về tình hình sử dụng thức ăn ở các tỉnh Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93 phía Nam với mức chi phí thức ăn chiếm trên 50% tổng chi phí đầu tư cho mỗi vụ nuôi [4]. 3.2. Giá bán tôm he chân trắng nguyên liệu Tôm nguyên liệu được định giá tùy thuộc vào cỡ tôm thu hoạch. Trong năm 2010, tôm he chân trắng nguyên liệu tại Hải Phòng có giá bán bình quân từ 30.000 đến 85.000 đồng. Trong đó, tôm he chân trắng loại 30 - 40 con/kg có giá 80 - 85.000 đồng/kg, loại 40 - 50 con/kg có giá 70.000 đồng/kg, loại 50-60 con/kg có giá 60.000 đồng/kg và loại trên 60 con/kg có giá 30 - 50.000 đồng/kg. 3.3. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng Trong năm 2010, trang trại nuôi tôm he chân trắng có doanh thu bình quân cao nhất là 1.295 triệu đồng/ha và thấp nhất là 0 triệu đồng/ha (đây là những trang trại tôm bị thiệt hại sớm). Doanh thu trung bình của mỗi trang trại nuôi tôm he chân trắng đạt mức 532 triệu đồng/ha. Cũng trong năm 2010, qua điều tra cho thấy, có 14 trên tổng số trang trại nuôi tôm he chân trắng thua lỗ; số trang trại còn lại có lãi với lợi nhuận bình quân đạt 195 triệu đồng/ha. Trong đó, trang trại có lợi nhuận bình quân cao nhất đạt 681 triệu đồng/ha; trang trại bị thua lỗ nhiều nhất là 117 triệu đồng/ha. 4. Hiệu quả xã hội Hoạt động nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng giải quyết được vấn đề việc làm cho hơn 400 lao động cố định. Ngoài ra, nghề nuôi tôm chân trắng còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bộ phận cung cấp dịch vụ như con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh xử lý và cải tạo ao nuôi, đội ngũ thu mua, sơ chế tôm thương phẩm; tạo sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2010, nghề nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng đã đóng góp khoảng 59 tỷ đồng vào ngân sách thành phố. 5. Những khó khăn thường gặp, kiến nghị và hướng phát triển của trang trại nuôi 5.1. Những khó khăn thường gặp của các trang trại nuôi tôm he chân trắng Kết quả điều tra - phỏng vấn cho thấy, đa số các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng đều gặp phải những khó khăn trong hoạt động nuôi trồng. Những khó khăn này thường là các vấn đề như vốn, con giống, kỹ thuật, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ,... Mức độ gặp phải khó khăn của các trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng với từng chỉ tiêu được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm he chân trắng hiện nay ở Hải Phòng STT Chỉ tiêu Số hộ (n=50) Tỷ lệ (%) 1 Con giống 35 70 2 Thiếu vốn 21 42 3 Kỹ thuật 18 36 4 Thị trường 8 16 5 Lao động 7 14 5.2. Kiến nghị và hướng phát triển của các hộ nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng Đa số người nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng đều mong muốn được các cơ quan chức năng giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn về con giống, vốn, kỹ thuật nuôi, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ. Cụ thể, kết quả điều tra cho thấy: 70% số trang trại đề nghị được trợ giúp về con giống, 42% về vốn, 36% về kỹ thuật nuôi và 16% muốn có thị trường tiêu thụ ổn định. Về hướng phát triển trong thời gian tới, 64% số trang trại điều tra không muốn thay đổi phương thức sản xuất; số còn lại có kế hoạch nâng cấp, đầu tư thêm trang thiết bị cũng như mở rộng diện tích nuôi. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên 90% số trang trại nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng được điều hành bởi lao động từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Tuy trình độ học vấn nhìn chung cao, tỷ lệ chủ trang trại có trình độ chuyên môn nuôi trồng thủy sản còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20%. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Với chi phí cho 1 ha ao nuôi khoảng 350 triệu đồng và lợi nhuận bình quân vào khoảng 200 triệu đồng/ha, các trang trại nuôi tôm he chân trắng Hải Phòng còn giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 400 lao động cố định và nhiều lao động trong các lĩnh vực dịch vụ hậu cần khác có liên quan. Ngoài ra, nghề nuôi tôm he chân trắng ở Hải Phòng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn vốn, con giống và dịch bệnh nên cần được giúp đỡ kịp thời nhằm phát triển nghề nuôi theo hướng bền vững. 2. Kiến nghị Nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tôm he chân trắng ở địa phương, Hải Phòng cần có qui định và kế hoạch giám sát chặt chẽ hoạt động nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh các vấn đề chuyên môn, thành phố cần liên kết với các ngân hàng ban hành chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho trang trại nuôi. Ngoài ra, trước thực trạng rủi ro cao của nghề nuôi tôm, chính sách bảo hiểm tôm nuôi cần được sớm đưa vào thực tế sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2009. Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thâm canh. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Thủy Sản, 2007. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2006, Hà Nội. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2009. Báo cáo tình hình nuôi tôm mặn lợ năm 2008 và kế hoạch thực hiện năm 2009, Hải Phòng. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2010. Báo cáo tình hình nuôi tôm mặn lợ năm 2009 và kế hoạch thực hiện năm 2010, Hải Phòng. 5. Nguyễn Thị Trâm Anh, Huỳnh Phan Thúy Vi, 2010. Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng -Trường hợp Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood F17. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40), 286-295. 6. Lê Thanh Hùng, Ong Mộc Quý, 2011. Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thủy sản toàn quốc 2011, trang 151-160. 7. Bùi Quang Tề, 2009. Nuôi thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình GQqP. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, 122 trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, LOẠI THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) GIỐNG ƯƠNG BẰNG GIAI ĐẶT TRONG AO ĐẤT INFLUENCE OF DENSITY, FOOD AND FEEDING RATION ON GROWTH, SURVIVAL OF SNUB-NOSE POMPANO (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) FINGERLING CULTURED IN POND NETCAGE Thân Thị Hằng1, Đỗ Thị Hòa2 Ngày nhận bài: 17/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/02/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Kế t quả củ a thí nghiệ m ương cá chim vây và ng (Trachinotus blochii) cỡ 3 - 4cm bằ ng giai đặ t trong ao đấ t trong 4 tuầ n ở cá c mậ t độ khá c nhau (100, 200, 300, 400 và 500 con/m3),và thí nghiệ m cho cá ăn cá c loạ i thứ c ăn (INVE, UP và cá tạ p) kế t hợ p vớ i cá c khẩ u phầ n ăn (4, 6, 8 và 10% khố i lượ ng thân (BW) đã chỉ ra rằ ng cá c mậ t độ ương khá c nhau có ả nh hưở ng (p<0,05) lên sinh trưở ng, năng suấ t và hệ số tiêu tố n thứ c ăn (FCR), trong đó mậ t độ ương từ 400-500 con/m3 đã cho kế t quả tố t nhấ t. Khi 2 yế u tố là loạ i thứ c ăn và khẩ u phầ n ăn khá c nhau cù ng tá c độ ng đã ả nh hưở ng (p<0,05) lên sinh trưở ng về khố i lượ ng và FCR củ a cá chim vây và ng, trong đó thứ c ăn tổ ng hợ p INVE vớ i khẩ u phầ n ăn từ 8 - 10% BW cho kế t quả ương nuôi tố t nhấ t. Ngoà i ra, tỷ lệ số ng củ a cá ương ở tấ t cả cá c nghiệ m thứ c đề u cao và không có sự khá c biệ t (p>0,05). Từ khóa: mật độ ương, loại thức ăn và khẩu phần ăn, tỷ lệ sống, cá chim vây vàng ABSTRACT Experiments of cultured snub-nose pompano (Trachinotus blochii) 3 - 4cm in net cages located in pond during 4 weeks, with different densities (100, 200, 300, 400 and 500 individuals/m3 and experiment give eating fi sh, foods (as INVE, UP and trash fi sh) combine rations (4, 6, 8 and 10% BW) indicated that signifi cant differences were observered (p<0,05) on growth, yield and feed conversion ratio (FCR). Also, the densities of 400-500 individuals/m3 showed the best cultured results. When two elements including foods and ration both impacted on fi sh, signifi cant effects on the body weigh growth and feed conversion ratio (FCR) of Trachinotus blochii were observed. Specifi cally, the best cultured result was observed in experiment using Inve commercial food with diets 8 - 10% BW. In addition, signifi cant differences on survival rate of fi sh were noted in al the experiments. Keywords: density, food, feeding ration, survival, snub–nose pompano 1 Thân Thị Hằng: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Đỗ Thị Hòa: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở cá c quố c gia thuộ c khu vực Thái Bình Dương. Đối tượng này lần đầu tiên được nghiên cứu sản xuất giống thành công ở Đài Loan vào những năm 1989 và hiện đang được nuôi thương phẩm ở nhiều nước như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Việ t Nam,... (Situ và CTV, 2004). Trong và i năm gầ n đây, sả n xuấ t giố ng nhân tạ o cá chim vây và ng đã thà nh công ở Việ t Nam, tuy nhiên để đá p ứ ng đượ c nhu cầ u củ a ngườ i nuôi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 96 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG cá biể n về kí ch thướ c và chấ t lượ ng con giố ng, cầ n có nhữ ng nghiên cứ u sâu hơn về mậ t độ , loạ i thứ c ăn và khẩ u phầ n ăn củ a cá chim vây và ng ở giai đoạ n cá con đặc biệt là giai đoạn giống. Ngoà i ra, kỹ thuậ t ương cá biể n trong cá c bể thể tí ch nhỏ có nhiề u hạ n chế như khó ương mậ t độ cao, cá sinh trưở ng chậ m, năng suấ t thấ p và giá thà nh cao, việ c á p dụ ng kỹ thuậ t ương cá biể n bằ ng ao đấ t hay bằ ng giai đặ t trong ao đấ t đã mang lạ i nhiề u ưu điể m như: mậ t độ ương cao, hạ n chế đị ch hạ i, dễ quả n lý thứ c ăn, kí ch cỡ và dị ch bệ nh, vậ n hà nh đơn giả n và cầ n í t nhân công, tậ n dụ ng nguồ n thứ c ăn tự nhiên có trong ao (Schipp và CTV, 1996). Bà i bá o nà y đượ c viế t nhằ m công bố kế t quả nghiên cứ u về ả nh hưở ng củ a mậ t độ ương, loạ i thứ c ăn và khẩ u phầ n ăn lên sinh trưở ng, tỷ lệ số ng củ a cá chim vây và ng giống ương bằ ng giai đặ t trong ao đấ t. II. VẬ T LIỆ U VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và vậ t liệ u nghiên cứu Đị a điể m: Thí nghiệm được thực hiện tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Mỹ Thanh, Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa. Vậ t liệ u nghiên cứu: Đố i tượ ng nghiên cứ u là cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giống, cỡ 3 - 4cm, được mua từ trại thực nghiệm, thuộc Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Giai thí nghiệm làm bằng vật liệu polyme, thể tích của mỗi giai là 1m3 (kích thước chiều cao, chiều rộng, nắp và đáy của giai lần lượt là 1m). Hệ thống 30 giai dù ng cho thí nghiệm được đặt trong 1 ao đất có diện tích 500m2, sâu 1,2m, 4 góc của đáy mỗi giai được buộc với 1 bao cát nhỏ đựng trong túi nilon để đảm bảo cho giai được vuông góc với đáy. Định kỳ hàng tuần thay 20% nước trong ao. 2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm 2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giai đoạn giống 3 - 4cm Cá chim vây và ng giố ng (kí ch thướ c 3,97 ± 0,25) đượ c chuyể n về nơi thí nghiệ m bằ ng phương phá p vậ n chuyể n kí n, thả nuôi dưỡ ng trong 1 giai lớ n, sau 5 ngà y cá đượ c bố trí và o cá c nghiệ m thứ c (NT). Thí nghiệ m nà y có 5 nghiệ m thứ c ương vớ i cá c mậ t độ : 100, 200, 300, 400 và 500 con/m3, trong cá c giai có thể tí ch 1m3 và đượ c lặ p lạ i 3 lầ n. Thứ c ăn tổ ng hợ p củ a hã ng INVE đượ c dù ng cho cá ăn vớ i khẩ u phầ n 6% BW trong suố t thờ i gian thí nghiệ m ké o dà i 4 tuầ n, mỗ i ngà y cho ăn 2 lầ n và o 7h và 16h. Để tăng cườ ng oxy hò a tan, má y quạ t nướ c đặ t ở gó c ao hoạ t động hà ng ngà y từ 11h30 đế n 14h và từ 15h đế n 8h sá ng hôm sau. Sau 4 tuầ n thí nghiệ m, cá c chỉ số về sinh trưở ng, tỷ lệ số ng và (FCR) đượ c xá c đị nh để đá nh giá ả nh hưở ng củ a mậ t độ nuôi lên sinh trưở ng và tỷ lệ số ng củ a cá . 2.2.Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của loại thức ăn, khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và mức độ phân đàn của cá chim vây vàng giống cỡ 2 - 3cm Cá chim vây và ng có kí ch thướ c trung bì nh 2,75 ± 0,26cm đượ c dù ng cho thí nghiệ m nà y. Mậ t độ cá ương cho kế t quả tố t nhấ t củ a thí nghiệ m 1 là 400 con/m3 đượ c dù ng cho thí nghiệ m 2. Có 2 loạ i thứ c ăn tổ ng hợ p dù ng để nuôi cá biể n là UP (sả n xuấ t ở Việ t Nam) và INVE (nhập từ Thái Lan) dù ng cho cá ăn vớ i 4 loạ i khẩ u phầ n ăn khá c nhau: 4, 6, 8 và 10% BW, cho ăn 2 lầ n/ngà y và o lú c 7h và 14h hà ng ngà y. Ở nghiệ m thứ c đố i chứ ng, cá tạ p đượ c sử dụ ng vớ i 40% BW. Cá c nghiệ m thứ c đượ c lặ p lạ i đồ ng thờ i 3 lầ n và ké o dà i trong 4 tuầ n. Má y quạ t nướ c để ở gó c ao hoạ t độ ng theo chế độ như đã trì nh bà y ở thí nghiệ m 1. Sinh trưở ng, tỷ lệ số ng và hệ số phân đà n củ a cá ở cá c nghiệ m thứ c đượ c kiể m tra 1 lầ n/tuần. Mộ t số yế u tố môi trườ ng như độ mặ n, nhiệ t độ và pH đượ c kiể m tra hà ng ngà y. Bả ng 1. Bố trí thí nghiệ m ả nh hưở ng củ a loạ i thứ c ăn và khẩ u phầ n ăn lên sinh trưở ng và tỷ lệ số ng củ a cá chim vây và ng Khẩ u phầ n % 4 % 6 % 8 % 10 % Thứ c ăn Inve NT1 NT3 NT5 NT7 Thứ c ăn UP NT2 NT4 NT6 NT8 3. Phương phá p xử lý số liệ u Xá c đị nh cá c chỉ số sinh trưở ng, hệ số phân đà n, FCR, tỷ lệ số ng và năng suấ t thu đượ c sau 4 tuầ n nuôi được theo cá c công thứ c thông dụ ng trên phầ m mề m Excel. Phầ n mề m thố ng kê SPSS đượ c dù ng để phân tích phương sai một nhân tố (oneway-ANOVA) và hai nhân tố (twoway-ANOVA), hà m LSD test đượ c dù ng để kiểm định sự sai khá c giữ a cá c nghiệ m thứ c thí nghiệ m với mức ý nghĩa p<0,05, giá trị trình bày là giá trị trung bì nh (TB) ± sai số chuẩ n (SE). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 97 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Ả nh hưở ng củ a mậ t độ ương đế n sinh trưởng và tỷ lệ số ng củ a cá chim vây và ng cỡ 3-4 cm ương bằ ng giai đặ t trong ao đấ t Sau 4 tuầ n ương bằ ng giai đặ t trong ao đấ t, vớ i cá c mậ t độ 100, 200, 300, 400 và 500 con/m3, sinh trưở ng về chiề u dà i (TL), (BW), tố c độ sinh trưở ng khố i lượ ng theo ngà y (SGRw), hệ số phân đà n, năng suấ t (kg/m3), (FCR) và tỷ lệ số ng (%) củ a cá chim vây và ng ở cá c mậ t độ nuôi khá c nhau đượ c thể hiệ n ở bả ng 2. Số liệu biểu thị ở bảng 2, sau 4 tuầ n ương nuôi cho thấ y, chiều dài toàn thân (TL) và khố i lượ ng (BW) trung bình của cá ở các mật độ nuôi khác nhau từ 100, 200, 300, 400 và 500 con/m3 đã tăng dầ n, lần lượt từ 4,00; 6,97; 7,08; 7,38; 7,25 cm và 5,86; 6,96; 7,91; 8,66 và 7,23 g/con. Trong đó , cá nuôi ở NT 400 và 500 con/m3 có sinh trưở ng về chiề u dà i lớ n hơn (p<0,05) so vớ i cá c nghiệ m thứ c cò n lạ i. Trong khi ở mậ t độ 400 con/m3 có BW, SGRW cao hơn (p<0,05) so vớ i cá c NT cò n lạ i, nhưng lạ i không có sự sai khá c (p>0,05) vớ i NT 300 con/m3. Kế t quả cũng cho thấy ở mậ t độ 400-500 con/m3 có năng suấ t (kg/m3) cao hơn (p<0,05) so vớ i cá c mật độ còn lại. Tỷ lệ số ng trung bì nh ở tấ t cả cá c mật độ từ 98,66 - 100% và không có sự sai khá c giữ a cá c nghiệ m thứ c (p>0,05). Như vậ y, nên ương cá chim vây và ng bằ ng giai đặ t trong ao đấ t ở mậ t độ 400 - 500 con/m3 đạ t hiệ u quả kinh tế cao hơn so vớ i cá c mậ t độ cò n lạ i. Số liệ u ở bả ng 2 cũng cho thấy ở mậ t độ 400 - 500 con/m3 có năng suấ t (kg/m3) cao hơn (p<0,05) so vớ i cá c mật độ còn lại. Tỷ lệ số ng trung bì nh ở tấ t cả cá c mật độ từ 98,66 - 100% và không có sự sai khá c giữ a cá c nghiệ m thứ c (p>0,05). Bảng 2. Cá c chỉ số về sinh trưởng và hệ số phân đàn (CVL %) trung bình, năng suấ t (kg/m 3), (FCR) và tỷ lệ số ng (%) của cá chim vây vàng ở các mật độ nuôi khác nhau Cá c chỉ tiêu Mật độ thả (con/m3) 100 200 300 400 500 TL (cm) 4,00 ± 0,00a 6,97 ± 0,02b 7,08 ± 0,06b 7,38 ± 0,03c 7,25 ± 0,05c BW (g) 5,86 ± 0,13a 6,96 ± 0,38b 7,9 1 ± 0,38 cd 8,66 ± 0,16d 7,23 ± 0,20bc SGRW (%/ngày) 4,40 ± 0,08 a 5,00 ± 0,19b 5,46 ± 0,17cd 5,79 ± 0,06d 5,14 ± 0,10bc (CVL %) 7,30 ± 0,40 b 6,10 ± 0,05a 6,99 ± 0,19ab 6,43 ± 0,26a b 8,23 ± 0,30c Nă ng suất (kg/m3) 0,58 ± 0,01a 1,39 ± 0,07b 2,37 ± 0,11c 3,46 ± 0,06d 3,61 ± 0,10d FCR 0,53 ± 0,00c 0,52 ± 0,00c 0,45 ± 0,00 b 0,40 ± 0,02a 0,40 ± 0,01a Tỷ lệ sống (%) 98,66 ± 1,33a 100,0 ± 0,00a 100,0 ± 0,00a 100,0 ± 0,00a 100,0 ± 0,00a Trong cùng 1 hàng, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05); Sinh khối thả ban đầu ở các mật độ 100, 200, 300, 400 và 500 con/m3 lần lượt là 0,171; 0,342; 0,513; 0,684 và 0,855 kg/ m3 2. Ảnh hưởng của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng giống cỡ 2-3 cm 2.1. Sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá chim vây và ng cỡ 2-3 cm nuôi bằ ng cá c loại thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau Chiều dài toàn thân, khối lượng, các chỉ tiêu tăng trưởng và hệ số phân đàn CVL % của cá giống với 2 loại thức ăn và 4 khẩu phần ăn khi kết thúc thí nghiệm được trình bày ở bảng 3. Không có sự ảnh hưởng tương tác của loại thức ăn và khẩu phần ăn lên chiều dài toàn thân cá TL cm và hệ số phân đàn CVL % (p>0,05). Loại thức ăn ảnh hưởng (p<0,05) lên các chỉ tiêu TL cm, BW, SGRW. Chiều dài toàn thân của cá khi thu hoạch dao động trong khoảng 5,01±5,57 mm và có xu hướng tăng ở nhóm cá sử dụng thức ăn INVE. Tuy nhiên, loại thức ăn lại không ảnh hưởng lên hệ số phân đàn CVL % (p>0,05) dao động từ 5,47-5,60 % và có xu hướng tăng ở nhóm cá ăn thức ăn UP. Số liệu ở bảng 3 cho thấy, cá chim vây và ng cỡ 2-3 cm nuôi bằ ng thứ c ăn tổ ng hợ p (UP hay INVE) có chiề u dà i trung bì nh lớ n nhấ t (p<0,05) ở khẩ u phầ n ăn là 8 và 10% BW, khối lượng trung bình và SGRW tăng dầ n và có sự sai khác (p<0,05) khi khẩ u phầ n thứ c ăn tăng từ 4 - 10% BW và cao nhấ t ở khẩu phần ăn 10% BW (p<0,05), tuy nhiên về hệ số phân đà n (CVL%) lạ i không khá c nhau (p>0,05) giữ a cá c nghiệ m thứ c. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 98 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 3. Các chỉ tiêu sinh trưởng và hệ số phân đàn của cá chim vây và ng vớ i cá c loại thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau (số liệu trong bảng là TB± SE) Nghiệm thức Chiều dài Khối lượng TL (cm) CVL (%) BW (g) SGR (%/ngày) Khẩu phần ăn (%) (n = 6) 4% 5,02 ± 0,06a 6,00 ± 0,22a 2,40 ± 0,04a 5,49 ± 0,06a 6% 5,16 ± 0,06a 5,56 ± 0,22a 2,70 ± 0,04b 5,95 ± 0,06b 8% 5,44 ± 0,06b 5,30 ± 0,22a 3,30 ± 0,04c 6,62 ± 0,06c 10% 5,57 ± 0,06b 5,29 ± 0,22a 3,51 ± 0,04d 6,84 ± 0,06d Loại thức ăn (n = 12) Inve 5,57 ± 0,10a 5.47 ± 0,10a 3,35 ± 0,18a 6,67 ± 0,19a UP 5,01 ± 0,04b 5.60 ± 0,2a 2,60 ± 0,09b 5,79 ± 0,14b Cá tạp 5,42 ± 0,00a 6.68 ± 0,24b 3,23 ± 0,03a 6,59 ± 0,03a Khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Loại thức ăn * ns * * Khẩu phần ăn * ns * * Loại thức ăn * khẩu phần ăn ns ns * * ns (no signifi cant): sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05);(*) sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05); Trong cùng một cột, chữ cái khác nhau kèm theo thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05); Chiều dài và khối lượng ban đầu lần lượt là 2,75±0,26 cm; 0,51±0,30 g; TL, BW: chiều dài và khối lượng toàn thân cá; CVL: hệ số phân đàn chiều dài và SGRW: tốc độ sinh trưởng đặc trưng theo khối lượng. 2.2. Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn củ a cá chim vây và ng khi đượ c nuôi bằ ng cá c loại thức ăn và khẩu phần ăn khá c nhau Khi xem xé t tá c độ ng riêng biệ t củ a khẩ u phầ n ăn (4, 6, 8 và 10% BW), hoặ c củ a loạ i thứ c ăn (INVE hay UP), các số liệu ở bảng 4 cho thấy, cá chim vây và ng cỡ 2,0 - 3,0cm ương bằng giai trong ao đất có tỷ lệ sống cao, tỷ lệ sống trung bình của cá ở các nghiệm thức đạ t từ 99,66 - 100% và không có sự khá c biệ t (p>0,05) giữ a cá c nghiệ m thứ c. Tuy nhiên, khẩ u phầ n ăn khá c nhau lạ i ả nh hưở ng (p<0,05) lên năng suấ t thu đượ c ở cá c nghiệ m thứ c sau 4 tuầ n ương nuôi, trong đó cá ở NT nuôi vớ i khẩ u phầ n thứ c ăn 10% BW đạ t năng suấ t lớ n hơn (p<0,05) so vớ i cá c khẩu phần ăn cò n lạ i. Tương tự như vậ y (FCR) cũ ng khá c nhau (p<0,05) giữ a cá c nghiệ m thứ c và cao nhấ t ở NT cho ăn 10% BW. Trong khi đó , cá ở NT dù ng thứ c ăn tổ ng hợ p Inve đã có năng suấ t cao hơn (p<0,05) so vớ i NT dù ng thứ c ăn UP. Tuy nhiên, vớ i sự tá c độ ng đồ ng thờ i củ a 2 yế u tố là loạ i thứ c ăn (Inve hay UP) và khẩ u phầ n ăn (4, 6, 8 và 10% BW) có năng suấ t ương nuôi (kg/m3) và FCR đã có sự sai khá c (p<0,05). Bảng 4. Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá CVV khi ương bằng loại thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau (số liệu trong bảng là TB±SE) Nghiệm thức Các chỉ tiêu đánh giá Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/m3) FCR (%) Khẩu phần ăn (%) (n=6) 4 % 99,66 ± 0,12a 0,96 ± 0,01a 0,22 ± 0,00a 6 % 99,83 ± 0,12ab 1,08 ± 0,01b 0,27 ± 0,00b 8 % 100,00 ± 0,12b 1,32 ± 0,01c 0,42 ± 0,00c 10 % 99,83 ± 0,12ab 1,40 ± 0,01d 0,54 ± 0,00d Loại thức ăn (n=12) Inve 99,91 ± 0,08a 1,34 ± 0,07b 0,36 ± 0,04a UP 99,75 ± 0,11a 1,04 ± 0,03a 0,37 ± 0,03a Cá tạp 100,00 ± 0,00a 1,29 ± 0,01b 2,52 ± 0,02b Khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) Loại thức ăn ns * ns Khẩu phần ăn ns * * Loại thức ăn * khẩu phần ăn ns * * ns(no signifi cant): sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); (*) sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05); Trong cùng một cột, chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05); Chiều dài và khối lượng ban đầu lần lượt là 2,75±0,26 cm; 0,51±0,30 g; TL, BW: là chiều dài và khối lượng toàn thân cá; CVL: hệ số phân đàn chiều dài ; SGRW: tốc độ sinh trưởng đặc trưng theo khối lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_va_de_xuat_cai_tien_ky_thuat_quan_ly_o_doi_tuong.pdf
Tài liệu liên quan