Hiện trạng khai thác thủy sản ở Quảng Ninh và những tác động tới môi trường tự nhiên

- Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả như nghề câu khơi, chụp mực khơi, giã đơn khai thác ngư trường 20m nước trở ra có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Từng bước đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ sản xuất mới, áp dụng các nghiên cứu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm phát triển nhanh và hiệu quả ngành kinh tế thủy sản trong tỉnh. - Tiếp tục củng cố lại bộ máy khuyến ngư từ cấp tỉnh đến cấp huyện rồi đến cấp xã, hợp tác xã nuôi trồng và khai thác thủy sản tạo ra hệ thống khuyến ngư bao quát toàn tỉnh. - Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư để nâng cao trình độ quản lí, nghiệp vụ khuyến ngư, trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm thực tiễn.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng khai thác thủy sản ở Quảng Ninh và những tác động tới môi trường tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở QUẢNG NINH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hồng1, Nguyễn Thị Thu Cẩm2* 1 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 2Học viên cao học K17 – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái nguyên Thủy sản là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và những tác động đến môi trường sinh thái. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nghề khai thác thủy sản ở Quảng Ninh trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên với tốc độ khai thác như hiện nay nguồn lợi thủy sản ở Quảng Ninh ngày một suy giảm, nhất là vùng gần bờ, do tàu thuyền tập trung cạnh tranh khai thác với mật độ cao, sử dụng các phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt như chất nổ, chất độc, xung điệnđể khai thác vào mùa vụ sinh sản, giai đoạn còn nhỏ của các loài thủy sản, dẫn đến một số loài có nguy cơ cạn kiệt ở hầu hết các vùng nước ngọt, mặn, lợ, phá vỡ môi trường sinh thái, chất lượng sống của một số loài bị đe dọa, một số vùng còn có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước. Trước tình hình đó, yêu cầu các cơ quan ban ngành cần thực hiện các giải pháp sau một cách đồng bộ: quy hoạch tổng thể lại ngành thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp lí ở cả hai tuyến khai thác, phát triển nhân lực, tổ chức lại chuỗi sản xuất,nhằm phát triển ngành thủy sản theo hướng nhanh và bền vững. Từ khóa: Khai thác, thủy sản, tác động, môi trường, tài nguyên MỞ ĐẦU * Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, hàng năm đem về cho nước ta một nguồn ngoại tệ lớn, phục vụ tái đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thuỷ sản còn được đánh giá là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho con người, đồng thời giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đất nước. Ngành thủy sản của nước ta trong những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả to lớn. Hiện nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng thủy sản nuôi trồng và đứng thứ 13 thế giới về sản lượng khai thác hải sản. Quảng Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, là một trong những địa phương ở nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản và có tiềm năng khai thác thủy sản to lớn. Ngư trường vùng biển Quảng Ninh có diện tích khoảng 2.600 hải lý vuông, được Bộ Nông nghiệp và PTNT * Tel: 0983261987; Email: nguyenthucam@gmail.com xác định “Ngư trường Quảng Ninh – Hải Phòng là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước”. Vùng biển có độ sâu từ 30m nước trở vào là khu vực sinh sản và sinh trưởng của nhóm cá nổi như cá trích, cá nục, cá lầm và mực ốngCác loài cá tầng đáy cư trú và sinh sản vùng gần bờ, cồn rạn san hồ như cá song, cá hồng, cá tráp, cá trai và các loại tôm he, tôm sắt, tôm bộtVùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ đã tạo thành những áng, vụng kín gió là nơi cư trú, sinh trưởng và sinh sản của nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Biển Quảng Ninh có những bãi tôm, bãi cá sinh trưởng tự nhiên như bãi tôm vùng hòn Mỹ, hòn Miều, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cô Tô, Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, Quảng Ninh hiện có 168 loài hải sản (chiếm 25,3%) thuộc 117 giống trong 69 họ (chiếm 51%) so với tiềm năng hải sản có trong vịnh Bắc Bộ, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá songTrữ lượng nguồn lợi hải sản của Quảng Ninh lên tới 82.000 tấn, trong đó trữ lượng hải sản gần bờ là 38.000 tấn và xa bờ 44.000 tấn. Khả năng khai thác cho phép là 29.000 tấn, chiếm 35,6% so với trữ lượng, Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 trong đó khả năng được phép khai thác gần bờ là 11.600 tấn và xa bờ là 17.600 tấn [2]. Với tiềm năng như vậy tỉnh Quảng Ninh được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm đầu tư lớn cho phát triển kinh tế thủy sản, trong đó có các hoạt động sản xuất khai thác thủy sản. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC THUỶ SẢN Ở QUẢNG NINH Nhờ những tiềm năng to lớn của tỉnh để phát triển thủy sản, cùng với những chính sách khuyến khích phát triển thủy sản và nhu cầu lớn của thị trường trong những năm qua, hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển mạnh mẽ, sản lượng và giá trị của ngành thủy sản không ngừng tăng lên. Sản lượng khai thác thủy sản tăng nhanh trong những năm qua, năm 2001 sản lượng thủy sản khai thác là 20.000 tấn, đến năm 2009 là 51.256 tấn. Qua 9 năm sản lượng thủy sản khai thác tăng 31.256 tấn, tăng gấp 2,6 lần. Trong tổng sản lượng khai thác thủy sản, cá chiếm tỉ trọng chủ yếu. Năm 2009 trữ lượng cá biển đạt 28.000 tấn, gấp 1,1 lần năm 2005 [4]. Giá trị sản xuất trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng theo đó mà tăng lên mạnh mẽ, đóng góp ngày càng nhiều vào thu nhập của tỉnh. Năm 2005 giá trị sản suất của ngành là 435,0 tỉ đồng, đến năm 2009 là 620,4 tỉ đồng, tăng gấp 1,4 lần [4]. Số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản ở Quảng Ninh cũng tăng khá nhanh trong các năm qua. Năm 2002 toàn ngành có 7.198 tàu, tổng công suất là 114550 CV*, trong đó khai thác hải sản gần bờ có 7.008 chiếc, đến năm 2008 có 11.475 tàu, số tàu có công suất trên 90 CV là 152 chiếc. Năm 2009 có 12.077 tàu, số tàu đánh bắt hải sản xa bờ là 156 chiếc [4]. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì hiện nay số lượng tàu thuyền vẫn phát triển một cách tự phát, không theo định hướng qui hoạch phát triển biển, chủ yếu là phát triển các tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác gần bờ, * CV là viết tắt của từ tiếng Pháp: cheval-vapeur, nghĩa là mã lực hay sức ngựa chiếm gần 97% tổng số tàu của toàn tỉnh. Để giảm áp lực cho nguồn lợi ven bờ, số tàu đánh bắt xa bờ có tăng nhưng chiếm tỉ trọng chưa cao. Trong năm 2009 có 8 tàu công suất 90 CV trở lên được đóng mới làm nghề khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, bổ sung vào đội tàu khai thác xa bờ của tỉnh. Việc gia tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ ngoài ý nghĩa về kinh tế, tạo nhiều nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động mà còn góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ. Số lượng tàu tăng nên công suất khai thác cũng có xu hướng tăng. Năm 2000 là 10,1 nghìn CV, đến năm 2008 đã lên tới 22,8 nghìn CV (gấp 2,25 lần) [4]. Chủng loại tàu máy thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ tàu thuyền nhỏ, tăng tỉ lệ tàu thuyền lớn. Trước việc số lượng và công suất tàu thuyền tăng nhanh, công tác quản lí tàu cá cũng được chú trọng. Hiện nay đã có 95% tàu cá được đăng kí đăng kiểm, một con số khá cao từ trước tới nay. Mặt khác do có quyền lợi kinh tế nên ngư dân cũng chủ động gặp cơ quan nhà nước để đăng kí. Số tàu chưa được đăng kí và cấp phép chủ yếu là tàu thuyền thủ công, lắp máy dưới 20 CV hoạt động gần bờ. Về cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản ở Quảng Ninh rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của Chi cục có 24 loại nghề khai thác khác nhau thuộc 4 nhóm nghề chính bao gồm: nhóm nghề câu, nhóm nghề lưới kéo, nhóm nghề chài chụp kết hợp ánh sáng, nhóm nghề lưới rê, khai thác trên các vùng biển tỉnh Quảng Ninh. Kết quả điều tra cho thấy các nghề khai thác đều đem lại hiệu quả cao, sản lượng khai thác liên tục tăng. Năm 2010 sản lượng khai thác thủy sản là 51.380 tấn bao gồm 28.136 tấn cá, 6.020 tấn tôm, 3.249 tấn mực, 5.650 tấn nhuyễn thể, 8.329 tấn hải sản khác [1]. Sự phát triển của hoạt động khai thác thủy sản trong ngành kinh tế thủy sản Quảng Ninh là sự phát triển toàn diện cả đánh bắt gần bờ và đánh bắt xa bờ, góp phần gia tăng giá trị sản xuất của ngành ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào thu nhập của tỉnh. Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm của từng địa phương và đặc điểm nguồn lợi hải sản của từng huyện, thị mà phổ biến nghề khai thác nào cho phù hợp. Vùng biển Yên Hưng (chủ yếu là xã Phong Cốc, Cẩm La) có nghề lưới kéo là nghề truyền thống, họ chèo thuyền kéo giã từ Yên Hưng đến Vân Đồn, sản phẩm thu được là các loại tôm và cá ở tầng đáy như cá trai, cá bơn, cá uốp, cá ót. Tại Hoành Bồ có nghề cá lưới kìm, lưới cá đối, câu tay, câu quay. Ngoài đảo Vân Hải có nghề truyền thống lưới rê mòi ở đảo Vĩnh Thực (Móng Cái) và nghề tưng (vó bè trên biển). Tại các huyện Vân Đồn, Hải Hà phát triển mạnh nghề chài chụp, ngư trường hoạt động rộng, sản phẩm chủ yếu là mực ống và cá nổi. Ngoài ra trong vùng còn phát triển các nghề khai thác ven bờ khác như rê 3 lớp tôm ghẹ, chụp mực, khai thác sứa. Vào vụ Nam các tàu nhỏ ven bờ chuyển nghề khai thác sứa, lưới ghẹ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi hết vụ sứa và vào đầu vụ Bắc các tàu quay lại các nghề truyền thống như rê trôi, giã tôm, cào ngao, vạng,Như vậy cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản ở Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng do tính đa loài của nguồn lợi thủy sản, ngư dân tiến hành đánh bắt quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là vụ cá Bắc ( từ tháng XI đến tháng VI năm sau) và vụ cá Nam (từ tháng V đến tháng X). Về tổ chức khai thác, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập một số tổ đội sản xuất nhưng hoạt động của các tổ đội này mới chỉ ở mức độ hỗ trợ an toàn trên biển trong quá trình sản xuất, một số tổ đội hoạt động có hiệu quả như tổ đội câu vàng tại xã Tân An huyện Yên Hưng, các tổ đội chài chụp tại huyện Vân Đồn, Hải HàĐa số các tổ đội có công suất lớn, hoạt động khai thác chủ yếu tại tuyến khơi, thời gian một chuyến đi biển thường kéo dài 15 - 20 ngày. Như vậy tiềm năng thủy sản Quảng Ninh khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên phương thức khai thác chưa đạt hiệu quả cao và đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TÁC ĐỘNG TỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Tác động tới môi trường nước Các hoạt động khai thác thủy sản diễn ra quanh năm ở cả môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trong quá trình khai thác của con người không chỉ làm suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học biển mà còn gây ô nhiễm môi trường nước. Hiện nay số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển và các hoạt động vận tải biển ngày càng tăng vì vậy xăng dầu và các chất thải từ xăng dầu ra biển ngày càng nhiều gây ô nhiễm vùng nước, tác động xấu tới môi trường. Hàm lượng dầu trong vùng nghiên cứu tăng đáng kể từ tháng 8 đến tháng 11 đặc biệt là vùng biển ven bờ Quảng Ninh. Nếu trong tháng 8 hàm lượng dầu cao nhất là 0,78mg/l thì trong tháng 11 giá trị trung bình toàn khu vực ven bờ đạt 0,76mg/l [5]. Thuyền không chỉ là công cụ đánh bắt mà còn là nhà của ngư dân. Con thuyền gắn bó với cuộc đời ngư dân sống thủy cư, họ thờ cúng tổ tiên trên thuyền. Một bộ phận ngư dân sống trên thuyền tập trung thành các làng chài ven biển thường xuyên thải các chất thải sinh hoạt xuống biển gây ô nhiễm môi trường nước. Không chỉ có vậy, các hoạt động khai thác thủy sản có sử dụng các hóa chất độc hại, thuốc nổ, xung điệndẫn đến nhiều đàn cá, đàn tôm bị chết hàng loạt, xác bị phân hủy thối rữa, trôi nổi trên biển bốc mùi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đồng thời làm giảm giá trị mĩ quan của khu vực. Tác động tới tài nguyên đa dạng sinh học Nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận như chúng ta vẫn nghĩ mặc dù chúng có khả năng tái sinh, với tốc độ khai thác như hiện nay thì nguồn lợi ngày một suy giảm và đang có nguy cơ cạn kiệt, đặc biệt một số loại hải sản có giá trị kinh tế cao như hải sâm, bào ngư, tôm hùm, cá song, cá mú, cá hồng, cua, sò, ốc Theo số liệu thống kê, sản lượng khai thác năm 2008 là 49.682 tấn, vượt 414% so với trữ Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 lượng khai thác là 12.000 tấn [2], do đó nguồn lợi đã và đang bị ảnh hưởng rất lớn, không thể tái tạo kịp. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ở một số khu vực có độ sâu 30m nước trở vào đã bị khai thác vượt quá 200% - 300% giới hạn cho phép, năng suất khai thác của một số nghề chính như lưới kéo, rê, chài chụp kết hợp ánh sánggiảm từ 30% - 60% so với những năm đầu thập kỉ 90, tỉ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm từ 60% - 85% (trong đầu thập kỉ 80 tỉ lệ này nhỏ hơn 50%). Tỉ lệ thủy sản chưa trưởng thành lẫn trong một mẻ lưới vượt quá giới hạn cho phép từ 20% - 45% (Theo Thông tư số 02/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn qui định tỉ lệ này phải nhỏ hơn 15%) [1]. Thêm vào đó, trên 80% tàu thuyền công suất nhỏ thường tập trung khai thác quá mức với cường độ lớn ở gần bờ từ độ sâu 30 – 50m nước trở vào, qui mô thì nhỏ lẻ, số tàu có công suất cao tăng nhưng chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện, việc đầu tư chưa đồng bộ, mới chú trọng khâu đóng tàu trong khi ngư dân thiếu kĩ năng đánh bắt xa bờ, bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt còn lạc hậu, một số tàu vi phạm các qui định Nhà nước như khai thác trong vùng cấm có thời hạn, đó là khu vực Mỹ - Miều và khu vực Cô Tô làm đe dọa tới sự tái tạo của nguồn lợi thủy sản. Một số loài có nguy cơ hủy diệt như tôm he, cá mú và các loài nhuyễn thể như trai ngọc, bào ngư, tù hài Trong những năm gần đây do thời tiết có nhiều thay đổi, nhiều thiên tai và giá xăng liên tục tăng trong khi đó giá sản phẩm thủy sản không tăng, thậm chí có lúc xuống giá gây khó khăn cho đời sống ngư dân, một số tàu đánh bắt xa bờ lại vào khai thác vùng gần bờ gây nên tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các nghề khai thác khác nhau trong cùng một vùng biển. Điều này đã gây tác động đến nguồn lợi thủy sản. Vì cuộc sống mưu sinh nhóm ngư dân này đã sử dụng công cụ có mắt lưới nhỏ hơn qui định để khai thác thủy sản nên tỉ lệ cá con bị đánh bắt cao. Nhiều phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt như sử dụng chất nổ, chất độc, xung điệnđể khai thác vào mùa vụ sinh sản, giai đoạn còn nhỏ của các loài thủy sản, dẫn đến một số loài có nguy cơ cạn kiệt ở hầu hết các vùng nước ngọt, mặn, lợ làm cho hủy hoại môi sinh và môi trường của các vùng biển, chất lượng sống của một số loài bị đe dọa, một số vùng còn có dấu hiệu ô nhiễm. Tình trạng khai thác triệt để các giống loài hải sản còn nhỏ bán ra nước ngoài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm nguồn lợi hải sản, bình quân hàng năm có khoảng 90 – 100 tấn cá giống bị khai thác bán sang thị trường Trung Quốc. Với tốc độ khai thác thủy sản và việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang nuôi trồng thủy sản như hiện nay còn khiến cho nhiều hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển... là nơi cư trú, cung cấp thức ăn và bãi đẻ cho các loài hải sản cũng đang bị phá huỷ nghiêm trọng và làm mất đi tính đa dạng sinh học của chúng. Theo Chi cục bảo vệ nguồn lợi và thú y thủy sản thì công tác quản lý của tỉnh Quảng Ninh đối với nghề khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, việc điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, mùa vụ còn hạn chế. Công tác quản lí nguồn lợi, đăng kí, đăng kiểm, cấp phép hoạt động nghề cá gặp nhiều khó khăn. Với điều kiện con người, cơ sở vật chất như hiện nay không đủ năng lực để thực hiện việc bảo vệ các vùng cấm, các đối tượng cấm khai thác cũng như kiểm soát vùng biển khơi. Bên cạnh đó cơ cấu nghề nghiệp khai thác chưa hợp lí, tốc độ chuyển dịch còn chậm do chưa có chính sách để khuyến khích ngư dân. Chất lượng tàu thuyền tham gia khai thác chưa đảm bảo, công nghệ khai thác lạc hậu, hơn nữa các nghề đánh bắt xa bờ đòi hỏi vốn khá lớn, trong khi khả năng đầu tư của ngư dân còn thấp, số vốn huy động chủ yếu từ các nguồn vay. Lao động khai thác hải sản chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, lực lượng lao động qua đào tạo ít, hoạt Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 động khai thác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy được. Cơ sở hậu cần, dịch vụ các cơ sở bến cá, cảng cá, cơ khí sửa chữa, tàu hậu cần dịch vụcho khai thác thủy sản còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Từ thực tế trên yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh là cần sớm đưa ra các giải pháp sau nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững và môi trường sinh thái biển: - Tuyên truyền Luật Thủy sản và nâng cao ý thức của ngư dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vận động ngư dân không dùng phương tiện đánh bắt hủy diệt - Cần tiến hành chuyển đổi cơ cấu nghề ngiệp một cách hợp lí ở cả hai tuyến khai thác, phát triển nghề khai thác xa bờ, chuyển dần một bộ phận những hộ có tàu nhỏ làm nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng, dịch vụ thủy sản,nhằm đảm bảo tính bền vững của ngư trường. Từng bước hình thành những đội tàu khai thác xa bờ với trang bị kĩ thuật hiện đại, nâng cao năng suất khai thác so với gần bờ, nâng cao trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm khai thác của ngư dân, thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu, theo đó xác định số lượng tàu thuyền của từng loại nghề và từng cỡ công suất máy cho mỗi vùng biển. - Tiến hành phân chia một cách hợp lí số lượng tàu thuyền ở mỗi huyện ven biển trên cùng một vùng biển trên cơ sở nguồn lợi của địa phương đó. Hỗ trợ một phần nguồn vốn (hoặc lãi suất) cho các đơn vị, hộ dân có dự án đóng mới, nâng cấp tàu đánh bắt xa bờ, hỗ trợ các hộ có nhu cầu chuyển đổi từ đánh bắt gần bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển sang làm tàu dịch vụ trên biển. Tăng sản lượng và nâng cao giá trị sản lượng khai thác thủy sản là góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng ngư dân và đảm bảo an toàn thực phẩm. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong vùng cấm khai thác. Đây là biện pháp nhằm tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái, môi trường sống của các loài thủy sinh vật. - Củng cố và xây dựng các Hợp tác xã nghề cá hay tổ đội sản xuất khai thác thủy sản vì đây là cầu nối giữa cộng đồng ngư dân và Chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn để thực hiện các chủ trương, chính sách quản lí nghề cá. - Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả như nghề câu khơi, chụp mực khơi, giã đơn khai thác ngư trường 20m nước trở ra có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Từng bước đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ sản xuất mới, áp dụng các nghiên cứu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nhằm phát triển nhanh và hiệu quả ngành kinh tế thủy sản trong tỉnh. - Tiếp tục củng cố lại bộ máy khuyến ngư từ cấp tỉnh đến cấp huyện rồi đến cấp xã, hợp tác xã nuôi trồng và khai thác thủy sản tạo ra hệ thống khuyến ngư bao quát toàn tỉnh. - Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư để nâng cao trình độ quản lí, nghiệp vụ khuyến ngư, trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kết quả khai thác thủy sản năm 2009, kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2010 tỉnh Quảng Ninh. [2]. Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo “Điều chỉnh qui hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2010” [3]. Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo Tổng kết vụ cá Bắc năm 2009, kế hoạch triển khai vụ cá Nam năm 2010 tỉnh Quảng Ninh. [4]. Cục thống kê Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2000 – 2008. Nguyễn Thị Hồng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 127 - 132 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 [5]. Bộ thủy sản, Dự án phát triển nuôi hải sản trên vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh giai đoạn 2002 – 2010 6. Thuysanquangninh.com.vn: Trang web của Sở Thủy sản Quảng Ninh. SUMMARY THE STATEMENT OF EXPLOITATION OF AQUATIC RESOURCES IN QUANG NINH PROVINCE AND ITS IMPACTS TO THE NATURAL ENVIRONMENT Nguyen Thi Hong, Nguyen Thi Thu Cam * College of Eduaction – TNU Fisheries is an economic sector that plays an important role in many aspects: economic, cultural, social, national security and the impacts on ecological environment. With its favorable natural conditions, the exploitation of aquatic resources in Quang Ninh province in recent years has seen considerable development and plays an important role in the development of the provincial economy. But with the current speed of exploitation, fisheries resources in Quang Ninh are on a decline, especially in areas close to shore, due to boats’ operations at high densities, using the fishing methods with high holocaust, such as: explosives, poisons, electrical impulses ... to exploit in the reproductive season, early stages of aquatic species that leads to a number of species at the risk of depletion in most fresh, salty, brackish waters, breaks the ecological environment, threatens the life quality of some species, signs of water pollution still being showed in some regions. Under these circumstances, it requires agencies to implement the following measures simultaneously: restructure totally the fishery sector as well as change over the job structure reasonably in both lines of exploitation, develop human resources, reorganize the production chain, ... in order to develop the fisheries sector towards to a rapid and sustainable direction. Key words: exploitation, fisheries, impact, environment, natural * Tel: 0983261987; Email: nguyenthucam@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_khai_thac_thuy_san_o_quang_ninh_va_nhung_tac_dong.pdf
Tài liệu liên quan