Đo lường năng lực dư thừa và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của tàu lưới kéo qui mô nhỏ ở hai khu vực Vĩnh Trường và Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang

Nghiên cứu này cung cấp cho các cấp quản lí trong lĩnh vực thủy sản những thông tin hữu ích để phục vụ trong công tác quản lí nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ đang bị khai thác quá mức. Các kiến nghị cho các cấp quản lí là: (1) Cần phải phát triển các ngành phụ cận như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, du lịch cho các ngư dân ốn định cuộc sống giúp cho ngư dân không phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai thác thủy sản ven bờ; (2) Quản lí số lượng tàu có quy mô nhỏ đánh bắt ven bờ, có các chính sách phát triển ngành đánh bắt xa bờ để giảm áp lực cho nguồn lợi ven bờ; (3) Tạo ra nhiều hơn các khu bảo tồn biển để đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn lợi và nghề khai thác thủy sản ở Nha Trang nói riêng và trên cả nước nói chung.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường năng lực dư thừa và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của tàu lưới kéo qui mô nhỏ ở hai khu vực Vĩnh Trường và Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC DƯ THỪA VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA TÀU LƯỚI KÉO QUI MÔ NHỎ Ở HAI KHU VỰC VĨNH TRƯỜNG VÀ VĨNH LƯƠNG, THÀNH PHỐ NHA TRANG MEASURING EXCESS CAPACITY AND VARIABLE INPUT UTILIZATION OF SMALL-SCALE TRAWLERS IN VINH TRUONG AND VINH LUONG, NHA TRANG CITY Tăng Thị Hiền1, Đặng Hoàng Xuân Huy2 Ngày nhận bài: 04/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu đo lường năng lực dư thừa và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của từng tàu lưới kéo quy mô nhỏ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa dựa trên phương pháp màng bao dữ liệu (DEA). Kết quả điều tra trên 65 tàu ở 2 khu vực Vĩnh Trường và Vĩnh Lương trong 2 năm 2005 và 2006 cho thấy, hầu hết các tàu đã sử dụng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu, tuy nhiên năng lực dư thừa (tính theo doanh thu) trung bình của mỗi tàu là 60,46% (2005) và 51,60% (2006). Điều này cho thấy nguồn lực ven bờ ở Nha Trang đang bị khai thác quá mức. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này cũng chứng minh rằng các khu bảo tồn biển đã phát huy tác dụng trong việc bảo tồn và duy trì các loài cá đang có nguy cơ bị đánh bắt cạn kiệt và góp phần tạo ra một nguồn lợi phong phú, mang lại giá trị cao trong việc đánh bắt thủy sản ở Nha Trang. Điều này cho thấy, các cấp quản lý cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để duy trì và quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn cũng như việc đánh bắt các nguồn tài nguyên từ biển. Từ khóa: năng lực, năng lực dư thừa, hiệu quả kĩ thuật, Nha Trang ABSTRACT The study measured the excess capacity and the use of inputs piers small trawl in Nha Trang City, Khanh Hoa Provinc based on a mathematical programming approach - data envelopment analysis (DEA). The result from 65 vessels in two areas Vinh Trương and Vinh Lương in 2005 and 2006 showed most of vessels used inputs fully, but excess capacity (calculated by revenue) on average of each vessel was 60,46% (2005) and 51,60% (2006). This showed that the coastal water resources were over exploited. On the other hand, this study demonstrated that the marine protected areas (MPAs) were effective in preserving and maintaining the fi sh species that are at risk of over fi shing and contribute to creating abundant resource, that bring high-value in the fi shing in some areas in Nha Trang. This showed that the managements should have more policies to maintain and manage effectively the MPAs as well as the fi shing from the sea. Keywords: capacity, excess capacity, technical effi ciency, Nha Trang 1 ThS. Tăng Thị Hiền, 2 ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lực và năng lực sử dụng (CU) thường được coi là lý do chính cho việc khai thác quá mức thủy sản trên toàn thế giới [4]. Chúng ta biết rằng một nghề cá khai thác một cách tự do, năng lực hoặc công suất sẽ cao hơn sản lượng kinh tế tối đa (maximum economic yield - MEY) - mức sản lượng mang lại lợi ích tối đa cho chủ tàu và xã hội. Do đó, chỉ ra lợi ích của việc giảm công suất cho cộng đồng ngư dân trở nên rất quan trọng. Trong ngành công nghiệp sử dụng các tài nguyên dùng chung như không khí, nước, nguồn lợi cá, “sự tranh giành sản xuất” dẫn đến sự đầu tư quá mức của các đơn vị, cá nhân. Sự đầu tư quá mức này là nguyên nhân đẫn đến sự dư thừa năng lực sản xuất - sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15 II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Năng lực đánh bắt, hiệu quả kỹ thuật và năng lực dư thừa Theo FAO (1998): “năng lực đánh bắt là mức sản lượng lớn nhất có thể đánh bắt được trong một đơn vị thời gian của một tàu hay một đội tàu với trữ lượng vốn đầu tư, các quy định, công nghệ đánh bắt và tình trạng nguồn lợi cho trước”. Năng lực sử dụng (CU) là “tỷ số giữa sản lượng quan sát thực tế (Y1) với mức sản lượng lớn nhất có thể (YC). (CU = Y/YC)”. CU <1 thể hiện sự lãng phí năng lực đánh bắt và cũng cho thấy tỉ lệ mà trữ lượng vốn đầu tư có thể cắt giảm mà có thể giữ sản lượng như cũ. Theo định nghĩa trên Fare, Grosskopf and Kokkenlenberg (1989) chỉ ra rằng sự khác biệt giữa sản lượng quan sát và sản lượng lớn nhất có thể đạt được là do 2 nguyên nhân (i) sự phi hiệu quả về mặt kĩ thuật do kĩ năng đánh bắt thấp và (ii) việc sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi ở mức thấp, do đó dẫn đến cường độ sử dụng yếu tố cố định thấp. Như vậy, nếu tàu đang ở trạng thái phi hiệu quả về mặt kĩ thuật thì chúng ta có thể gia tăng sản lượng đánh bắt bằng cách gia tăng kĩ thuật đánh bắt mà không cần sử dụng thêm các yếu tố đầu vào [3]. Hiệu quả kĩ thuật (TE) là khả năng một doanh nghiệp có thể đạt được mức đầu ra tối ưu với chi đầu vào cho trước hoặc đầu vào tối thiểu khi sản xuất một số lượng đầu ra nhất định với công nghệ sản xuất sẵn có. TE trong nghiên cứu này được đo lường dựa trên việc đo lường số lượng đầu ra tối ưu, đó là sản lượng đánh bắt tối đa mà các tàu có thể đạt được mà không cần thay đổi số lượng đầu vào sử dụng. Năng lực dư thừa được tính cho mỗi tàu dựa trên năng lực và hiệu quả kỹ thuật đầu ra - được tính toán bằng cách sử dụng hệ số ước tính thu được từ kết quả DEA. Năng lực dư thừa bằng năng lực đánh bắt trừ đầu ra quan sát và năng lực dư thừa dựa trên TE được tính bằng mức doanh thu đạt hiệu quả kỹ thuật trừ doanh thu thực tế. 2. Đo lường năng lực và CU 2.1. Các phương pháp đo lường năng lực và CU Đo lường năng lực và năng lực sử dụng thường được tiếp cận theo 3 cách sau: (1) phương pháp phân tích đỉnh tới đỉnh (peak - to - peak) của Klein (1960) [7]. Theo phương pháp này 1 Hàm sản xuất trong đánh bắt Y = Y(E, S). Y là sản lượng đánh bắt, S là trữ lượng nguồn lợi, E cường lực đánh bắt. E là hàm số của K-trữ lượng vốn (máy, ngư cụ, tàu) và V-chi phí biến đổi (số ngày hoạt động trên biển). Do đó Y = Y (K,V,S) (FAO, 1998). các ngành. Trong nghề cá khai thác mở (open-access), Warming (1913) đã cảnh báo viễn cảnh nhiều nghề cá rơi vào tình trạng đầu tư quá mức sẽ dẫn đến dư thừa năng lực [14]. Nhiều nguồn lợi thủy sản hiện đang bị khai thác quá mức và trở nên ngày càng suy kiệt bởi số lượng tàu thuyền đánh bắt quá lớn [5]. Trước vấn đề này, tại cuộc họp của FAO năm 1995 đã nhận thức rằng sự dư thừa năng lực đánh bắt là trở ngại chính để thực hiện khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững. Để loại bỏ sự dư thừa năng lực khai thác, chúng ta phải đo lường năng lực và việc sử dụng năng lực (CU) đánh bắt. Trước đây, để đo lường năng lực của mỗi nghề cá thường dựa trên số tàu đánh bắt cho phép trong nghề đó, điều này dẫn đến một vấn đề là các ngư dân đầu tư thêm trang thiết bị đánh bắt, phương tiện dò tìm cá hiện đại hay trang bị máy có công suất cao hơn để tăng năng lực đánh bắt. Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là nơi có bờ biển dài và có nghề đánh bắt thủy sản phát triển mạnh mẽ. Các tàu lưới kéo ở khu vực này chiếm tỷ trọng lớn với 725 trong tổng số 2648 tàu (chiếm 27%) (năm 2005) [11]. Tuy nhiên hoạt động đánh bắt của các tàu này chưa được đánh giá một cách đầy đủ về hiệu quả đánh bắt cũng như việc sử các yếu tố đầu vào. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp DEA, để tính năng lực đầu ra của mỗi tàu lưới kéo ở 2 khu vực phường Vĩnh Trường và Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang. Thông qua việc đo lường năng lực và năng lực dư thừa ở 2 khu vực này, chúng ta có thể mong đợi rằng ngư dân trong nghề cá khai thác mở có thể đánh giá xem liệu năng lực đánh bắt của họ là hiệu quả hay không và có tối ưu hóa sự sử dụng các yếu tố đầu vào chưa? Hơn nữa, việc này giúp cho nhà quản lý có được thông tin có giá trị về mức độ tương xứng của năng lực đội tàu với sự có sẵn của các nguồn lực và tình trạng kinh tế của ngành công nghiệp đánh bắt cá [8]. Nghiên cứu này cùng với nghiên cứu đo lường năng lực đối với nghề cá ngừ câu vàng ở tỉnh Phú Yên, Việt Nam được thực hiện bởi Phạm Thị Thanh Bình [2] và nghiên cứu quá tải cường lực nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam của Tô Văn Phương [3] góp phần cung cấp những thông tin quý báu cho mục tiêu xây dựng hoàn thiện “Kế hoạch hành động quốc gia - Năng lực’’ (NPOA - Năng lực) của Chính phủ Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG năng lực được xác định bằng cách thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ đánh bắt được ở đầu ra và đầu mức độ sử dụng các đầu vào. Các mức đỉnh về sản lượng đánh bắt trên mỗi đơn vị đầu vào được coi như tương đương với việc sử dụng 100% năng lực đánh bắt. Những đỉnh được giả định là đại diện cho các năm nghề cá đạt được đầu ra tối đa với công nghệ khai thác và trữ lượng nguồn lợi cho trước. Các mức sản lượng đánh bắt trên mỗi đơn vị đầu vào thấp hơn thể hiện cho sự sử dụng dưới mức về năng lực đánh bắt. CU được đo lường bằng tỷ số của mức sản lượng đơn vị đánh bắt quan sát được với mức sản lượng đơn vị đánh bắt lớn nhất có thể đạt được [2]. (2) Phương pháp phân tích SPF (Stochastic Production Frontier) là một cách tiếp cận kinh tế lượng được sử dụng trong trường hợp thiết lập đầu ra tiềm năng tối đa. Năng lực của mỗi tàu được tính toán dựa trên việc thiết lập đường biên giới hàm sản xuất bằng đầu ra dự báo với mức đầu vào cố định hiện có và mức đầu vào biến đổi được sử dụng tối đa. SPF được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm cả lĩnh vực thủy sản. Phương pháp phân tích đỉnh tới đỉnh và phương pháp SPF chuẩn chỉ có thể sử dụng để ước tính năng lực đánh bắt và năng lực sử dụng cho một đầu ra duy nhất [2]. Do đó đối với nghề cá đa loài, khi sử dụng phương pháp phân tích SPF rất cần thiết phải sử dụng một số phương pháp tổng hợp hoặc các phương pháp ước tính phức tạp cũng như các ước lượng gần đúng. (3) Phương pháp DEA cũng sử dụng các dữ liệu cùng loại với các dữ liệu trong phân tích SPF. Tuy nhiên đối với đầu ra đa loài thì sử dụng phương pháp DEA để đo năng lực và năng lực được sử dụng tương đối dễ dàng. Chúng ta có thể đo lường đánh bắt cho từng ngư loài cụ thể nếu dữ liệu là sẵn có. 2.2. Mô hình nghiên cứu DEA Phương pháp DEA được xây dựng dựa phương trình toán học để xác định giải pháp tối ưu với các điều kiện cho trước. Gọi u là các véc tơ đầu ra, x là véc tơ đầu vào. Các đầu vào được chia ra là đầu vào cố định (Fx), và đầu vào biến đổi là (Vx). Giả sử có j = 1, 2, J tàu đánh cá (J quan sát) sử dụng n đầu vào và đánh bắt m ngư loài ở đầu ra. Trong đó ujm là sản lượng đầu ra của đầu ra thứ m (m = 1,2,M) đánh bắt của tàu thứ j, và xjn là mức đầu vào thứ n của tàu thứ j. Fare (3) đã viết bài toán DEA tổng quát đo lường năng lực đánh bắt được giải quyết qua mô hình (I): Maxθ,λ,z θ1 với các rằng buộc: m = 1, 2, , M (1) (3) (I) (VRS) hay (CRS) (4) , j =1, 2,, J và (5) Trong đó, véc tơ của biến z định nghĩa đường công nghệ tham chiếu với các đầu vào và đầu ra quan sát được. Giá trị của z được ước lượng dựa trên sự so sánh của mỗi quan sát với tất cả quan sát để tìm ra quan sát tốt nhất trong thực tế. Đường công nghệ tham chiếu sẽ xây dựng dựa trên các quan sát tốt nhất trên thực tế để từ đó đo lường năng lực sản xuất của từng tàu. Mô hình DEA cho ra kết quả là hệ số vô hướng θ1 > 1, cho biết mức sản lượng tiềm năng (phần trăm) có thể gia tăng nếu tàu vận hành 100% năng lực đánh bắt (không cần gia tăng thêm đầu vào). Mức sản lượng tiềm năng được tính bằng cách nhân mức sản lượng quan sát thực tế với θ1. Năng lực sử dụng (CU) tính bằng tỷ lệ gữa mức sản lượng thực tế với mức sản lượng tiềm năng, do đó là 1/ θ1 Từ cách tiếp cận ở trên ta thấy CU có thể bị giảm xuống bởi vì tử số được sử dụng trong các tính toán này là đầu ra quan sát, cái mà có thể được tạo ra trong điều kiện không đạt được hiệu quả về mặt kĩ thuật. Để đạt được hiệu quả kĩ thuật của đầu ra, cả yếu tố đầu vào biến đổi và cố định phải được đặt trong điều kiện đạt hiệu quả về mặt kĩ thuật [16]. Do đó, thông qua việc so sánh sản lượng đầu ra khi sử dụng 100% năng lực với mức sản lượng đầu ra khi sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào sẽ cho phép ta tách rời ảnh hưởng của sự phi hiệu quả khi tính CU. Tỷ số hiệu quả kĩ thuật (θ2) chỉ ra bao nhiêu sản lượng có thể gia tăng thông qua việc sử dụng tất của đầu vào (cố định và biến đổi) một cách hiệu quả được xác định bằng cách giải quyết phương trình toán học khác như sau: Maxθ, z θ2 với các ràng buộc: θ2ujm m = 1, 2, , M, (6) n = 1, 2,, N, (7) , j =1, 2,, J, Ở mô hình (II), phương trình (7) thiết lập cho cả 2 nhân tố đầu vào cố định và biến đổi (có nghĩa là mô hình (II) thêm vào yếu tố đầu vào biến đổi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 so với mô hình (I)). Điều này nhấn mạnh rằng, với điều kiện thêm vào ở mô hình (II) nên θ2 ≤ θ1. θ2 chỉ ra mức sản lượng đầu ra có thể đạt đến nếu tất cả các đầu vào đều được sử dụng hiệu quả. Mức sản lượng đầu ra đạt hiệu quả kĩ thuật chính bằng θ2 nhân với mức sản lượng quan sát. Mức hiệu quả kỹ thuật của từng tàu đạt được sẽ là TE = u/ θ2u = 1/ θ2 2.3. Việc sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi Biến đầu vào tối ưu, λjn, là tỷ lệ tối ưu các biến đầu vào được sử dụng trong quan sát. Giá trị λjn được lấy từ kết quả của mô hình DEA. Việc sử dụng biến đầu vào tối ưu là mức đầu vào cung cấp cho hiệu quả kỹ thuật đầy đủ tại mức năng lực [17]. Nếu λjn vượt quá giá trị 1.0, chứng tỏ có sự thiếu hụt của các biến đầu vào thứ i và các tàu nên mở rộng sử dụng các yếu tố đầu vào. Nếu λjn là ít hơn giá trị 1.0, chứng tỏ có một dư thừa của các biến đầu vào thứ i hiện có và tàu nên giảm sử dụng các yếu tố đầu vào. Nếu λjn bằng 1.0, việc sử dụng thực tế của biến đầu vào thứ i là sử dụng tối ưu [12]. 2.4. Mô hình đo lường dư thừa năng lực khai thác đề xuất Trong nghiên cứu này chỉ sử dụng yếu tố công suất tàu, chiều dài tàu, ngày trên biển, số lao động, năm kinh nghiệm đi biển, chi phí xăng dầu, doanh thu để đánh giá cường lực đánh bắt vì đây là các yếu tố đầu vào quan trọng cho đánh giá cường lực mà người đánh bắt dễ dàng có thể can thiệp vào [6]. Đối với đầu ra, trái ngược với những nghiên cứu khác thường áp dụng đánh bắt như sản lượng, nghiên cứu này sử dụng doanh thu như đầu ra. III. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Dữ liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 65 tàu quy mô nhỏ hoạt động nghề lưới kéo ở hai khu vực Vĩnh Trường và Vĩnh Lương của thành phố Nha Trang trong hai năm 2005 và 2006. Dân cư sống trong hai khu vực này sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản. Các tàu ở khu vực phường Vĩnh Trường hoạt động ở các vùng lân cận của 9 đảo thuộc Khu bảo tồn vịnh Nha Trang. Còn các tàu ở khu vực phường Vĩnh Lương lại hoạt động trong khu vực đầm Nha Phu ở phía Bắc thành phố Nha Trang [11]. Với nguồn dữ liệu được thu thập từ 2 khu vực này, tác giả không chỉ đánh giá được năng lực đánh bắt, và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của các tàu mà còn chỉ ra được lợi ích từ việc thành lập các khu bảo tồn biển trên Vịnh Nha Trang. Trong thực tế, để đo lường cường lực khai thác ngoài các yếu tố đầu vào cố định, đầu vào biến đổi, doanh thu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: đặc điểm kết cấu vỏ tàu, trình độ lao động, công nghệ đánh bắt, trình độ tổ chức sản xuất trên biển, hợp tác giữa các tàu,Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ sử dụng yếu tố công suất tàu, chiều dài tàu, ngày trên biển, số lao động, năm kinh nghiệm đi biển, chi phí xăng dầu, doanh thu để đánh giá cường lực đánh bắt vì đây là các yếu tố đầu vào quan trọng cho đánh giá cường lực mà người đánh bắt dễ dàng có thể can thiệp vào [6]. Đối với đầu ra, trái ngược với những nghiên cứu khác thường áp dụng đánh bắt như sản lượng, nghiên cứu này sử dụng doanh thu như đầu ra. Lý do là các ngư lưới kéo được đặc trưng bởi sự thu hoạch với sự phức tạp của loài, khoảng 20 đến 30 loài có thể được tìm thấy trong việc đánh bắt. Việc chọn đầu ra và đầu vào này dựa trên ý kiến của người nuôi và các chuyên gia. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này đối với mô hình DEA, tác giả đo lường năng lực, CU và năng lực dư thừa dựa trên TE. Phần mềm DEA Excel solver được sử dụng để ước lượng kết quả. Số mẫu nghiên cứu phù hợp trong nghiên cứu DEA được xác định theo công thức max(n + m, n*m), với n là số biến đầu vào và m là số biến đầu ra. Trong nghiên cứu này số biến đầu vào sử dụng là 6, số biến đầu ra là 1, do đó số mẫu sử dụng 65 trong nghiên cứu là phù hợp (15). IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích Dữ liệu được sử dụng trong phân tích này bao gồm 6 yếu tố đầu vào (đầu vào cố định và đầu vào biến đổi) và một đầu ra. Đối với đầu ra, trái ngược với những nghiên cứu khác thường áp dụng đánh bắt như sản lượng, nghiên cứu này sử dụng doanh thu như đầu ra. Lý do là các ngư lưới kéo được đặc trưng bởi sự thu hoạch với sự phức tạp của loài, khoảng 20 đến 30 loài có thể được tìm thấy trong việc đánh bắt. Các yếu tố đầu vào được mô tả qua bảng 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Doanh thu trung bình được tính trong cả hai năm là 205.834 ngàn đồng. Trong năm 2005 và 2006, con số này tương ứng là 198.547 và 213.120 ngàn đồng. Số liệu này cho thấy mức doanh thu ở đây hơi nhỏ (so sánh với nghề lưới rê là 851.333 ngàn đồng [1] hoặc một người đánh cá bằng lưới kéo có một sức mạnh động cơ tương tự (20 - <45 HP), đó là 355.590 ngàn đồng [7]). Công suất của các tàu có ảnh hưởng lớn đến năng lực đánh bắt tuy nhiên với công suất như trong bảng cho thấy các tàu ở đây đều thuộc qui mô nhỏ. Số lượng ngư dân của tàu trung bình khoảng 3 người. Số lượng ngày trung bình hàng năm trên biển là 210,85 (bao gồm cả thời gian chờ và đánh bắt cá). Kinh nghiệm đánh cá trung bình của ngư dân khoảng 10,4 năm. Kinh nghiệm đánh bắt cũng được coi là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt của các tàu. Chi phí nhiên liệu trung bình là 102.261 ngàn đồng cho mỗi tàu 2. Năng lực dư thừa Năng lực dư thừa được tính cho mỗi tàu dựa trên năng lực và hiệu quả kỹ thuật đầu ra. Năng lực đầu ra và hiệu quả kỹ thuật (TE) đã được tính toán bằng cách sử dụng hệ số ước tính thu được từ kết quả DEA. Các mức năng lực và hiệu quả kỹ thuật đầu ra có thể được tính cho mỗi tàu và tổng hợp để có được ước tính của công suất dư thừa cho tất cả các tàu. Năng lực dư thừa được tính bằng năng lực sản lượng đánh bắt trừ đầu ra quan sát và năng lực dư thừa dựa trên TE được tính bằng mức doanh thu đạt hiệu quả kỹ thuật trừ doanh thu thực tế. Như vậy, giá trị cụ thể của năng lực dư thừa và năng lực dư thừa dựa trên TE cho tất cả các tàu và cho tàu trong hai khu vực nghiên cứu (Vĩnh Lương và Vĩnh Trường) được thể hiện qua bảng 2. Bảng 1. Tổng hợp thống kê mô tả của dữ liệu được dùng trong phân tích Các nhân tố Cả hai năm 2005 2006 Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Doanh thu (1000 VND) 205,834 82,966 198,547 91,746 213,120 73,139 Công suất tàu (HP) 35.29 12.48 35.29 12.53 35.29 12.53 Chiều dài tàu (m) 11.64 1.84 11.64 1.84 11.64 1.84 Ngày trên biển (ngày) 210.85 41.05 200.18 41.61 221.52 37.86 Số lao động (người) 3.08 0.74 3.17 0.80 2.98 0.67 Năm kinh nghiệm đi biển (năm) 10.38 5.75 9.89 5.74 10.88 5.76 Chi phí xăng dầu (1000 VND) 102,261 44,621 84,510 39,623 120,013 42,463 Nguồn: Tính toán bởi tác giả. Tỷ lệ chuyển đổi VND/USD (5/2006) là 16.200 VND/USD) Chú ý: Doanh thu năm 2006 bằng giá trị của năm t2005 nhân với chỉ số giá tiêu dùng - CPI Bảng 2. Doanh thu, năng lực, CU và năng lực dư thừa dựa trên TE trong năm 2005 và 2006 Chỉ tiêu 2005 2006 Tổng Vĩnh Trường Vĩnh Lương Tổng Vĩnh Trường Vĩnh Lương Doanh thu (ngàn đồng) 198,547 244,907 140,998 213,120 241,539 177,842 Đầu ra hiệu quả kỹ thuật (ngàn đồng) 237,947 288,919 174,673 241,948 282,249 191,919 Năng lực đầu ra (ngàn đồng) 318,586 331,202 302,926 323,090 341,994 299,624 Năng lực dư thừa (ngàn đồng) 120,039 86,295 161,928 109,970 100,455 121,782 Tỷ trọng năng lực dư thừa (%) 60.46 35.24 114.84 51.60 41.59 68.48 Năng lực dư thừa dựa trên TE (ngàn đồng) 39,400 44,012 33,675 28,827 40,710 14,077 Tỷ trọng năng lực dư thừa dựa trên TE (%) 19.84 17.97 23.88 13.53 16.85 7.92 TE 0.855 0.864 0.843 0.893 0.856 0.938 CU - quan sát 0.636 0.767 0.473 0.665 0.705 0.616 CU - hiệu quả 0.741 0.882 0.566 0.751 0.825 0.659 Nguồn: tính toán bởi tác giả Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19 Hình 1. Sự phân phối tỷ lệ sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi (VIU) trong năm 2005 và 2006 Nguồn: tính toán của tác giả Năng lực dư thừa của tất cả các tàu cho từng khu vực và cho cả hai khu vực được ước tính theo giả định rằng yếu tố đầu vào được sử dụng hoàn toàn. Trong trường hợp này, năng lực dư thừa tính trung bình cho mỗi tàu trong năm 2005 và 2006 tương ứng là là 120.039 và 109.970 ngàn đồng. Điều này có nghĩa là mỗi tàu có thể gia tăng doanh thu trung bình lên 120.039 và 109.970 ngàn đồng, tương ứng với 60,46% (2005) và 51,60% (2006) khi năng lực đánh bắt được sử dụng 100%. So sánh giữa hai khu vực, chúng ta có thể thấy rằng trong năm 2005, mức dư thừa năng lực trung bình của tàu ở Vĩnh Lương là gấp 2 lần so với tàu ở Vĩnh Trường. Năng lực dư thừa trung bình của tàu ở Vĩnh Lương là 161.928 ngàn đồng, tương đương 114.84%, trong khi giá trị này của tàu trong Vĩnh Trường là 86.295 ngàn đồng, tương đương 35.24%. Tuy nhiên, con số này đã giảm trong năm 2006 với tàu ở Vĩnh Lương và tăng nhẹ đối với các tàu ở Vĩnh Trường. Trong năm 2006, năng lực dư thừa là hơn 100 triệu đồng, tương đương 41,59% ở Vĩnh Trường và hơn 121 triệu đồng, tương đương 68,48% ở Vĩnh Lương. Theo kết quả trong bảng 2, năng lực dư thừa dựa trên TE tính trung bình của mỗi tàu (trong tổng số tàu và trong mỗi phường) là nhỏ hơn so với năng lực dư thừa. Cụ thể, năng lực dư thừa dựa trên TE tính trung bình cho mỗi tàu đánh bắt lần lượt là hơn 39 triệu đồng, tương đương với 19,84% và gần 29 triệu đồng, tương đương 13,53% trong năm 2005 và 2006. Các kết quả cũng cho thấy rằng tàu ở Vĩnh Trường có tỉ lệ phần trăm vượt quá năng lực thấp hơn so với tàu ở Vĩnh Lương năm 2005 nhưng lại cao hơn trong năm 2006. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa 2 năm, mức dư thừa năng lực năm 2006 là thấp hơn năm 2005 tính trung bình cho tất cả các tàu và tính cho các tàu hoạt động ở từng khu vực 3. Sự sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi Từ hình 1, chúng ta có thể thấy rằng không có biến đầu vào biến đổi nào được sử dụng có tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi (VIU) quá 1. Điều này có nghĩa rằng không có sự thiếu hụt của các biến đầu vào biến đổi được sử dụng. Khoảng 60% tàu có tỷ lệ VIU bằng 1 trong tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi được sử dụng cho thấy rằng hầu hết các tàu đã sử dụng tối ưu tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi và thặng dư trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi là rất ít. Chỉ có biến kinh nghiệm đánh cá của ngư dân có sự thặng dư trong việc sử dụng hơn 50% trong một số tàu. Tuy nhiên các tàu không phải giảm yếu tố này bởi trong thực tế, kinh nghiệm đánh cá một ngư dân cao sẽ cho hiệu quả cao trong đánh bắt. Biến sử dụng chi phí nhiên liệu được xem là yếu tố sử dụng hiệu quả nhất trong cả hai năm, hơn 90% tàu (2005) và 78% tàu (2006) có tỷ lệ VIU bằng 1 và không có tàu nào có giá trị VIU của biến số này dưới 0,8 trong năm 2006. Tiếp đó là biến số ngày trên biển, với gần 90% tàu (2005) và gần 75% tàu (2006) các tàu có VIU tối ưu. Tỷ lệ VIU trung bình của yếu tố đầu vào năm 2005 và 2006 được tính toán cho thấy, tỷ lệ VIU trung bình của yếu tố đầu vào số ngày trên biển là cao nhất (năm 2005), với 0,993 có nghĩa là số ngày đánh cá thực tế trên biển đã được sử dụng rất gần với số ngày tối ưu. Có 0,7%, tương đương 1,5 ngày thặng dư, tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,967 vào năm 2006 đã dẫn đến thặng dư của yếu tố này là 3,3%, tương đương nhiều hơn 8 ngày. Như vậy, so sánh giữa năm 2005 và 2006, việc sử dụng ngày trên biển trong năm 2005 là hiệu quả hơn. Tỷ lệ này trong biến số lao động của tàu là 0,977 (năm 2005) và 0.932 (năm 2006), có nghĩa là đã có 2,3% và 6,8% thặng dư của lao động sử dụng, do đó các tàu nên giảm số lao động để nâng cao hiệu quả. Thặng dư số lao động sử dụng của tàu trong năm 2006 cũng cao hơn so với năm 2005. Như đề cập ở trên, kinh nghiệm đánh bắt của ngư dân không phản ánh sự kém hiệu quả trong đánh bắt cá. Như vậy, tỷ lệ trung bình của biến kinh nghiệm đánh cá của ngư dân là 0.814 và 0.864 trong năm 2005 và 2006 lần lượt chỉ ra rằng các chủ tàu đã có đủ kinh nghiệm trong đánh bắt. Việc sử dụng nhiên liệu là cao nhất cho tàu vào năm 2006. Tỷ lệ này là 0,985 cho thấy rằng tính trung bình các tàu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG nên giảm chi phí cho nhiên liệu khoảng 1,5%, tương đương 2,4 triệu đồng/năm. Con số này là 2,4%, tương đương hơn 2,5 triệu đồng trong năm 2005. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy việc thặng dư trong chi phí nhiên liệu này chỉ tập trung trong khoảng 10% số tàu (2005) và 22% số tàu (2006) (kết quả trong hình 1). Tóm lại, các đầu vào sử dụng trong cả hai năm là tương đối hiệu quả, hầu hết VIU của yếu tố đầu vào là gần 1 và thặng dư trong việc sử dụng những yếu tố này là dưới 7%. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu đã đo lường năng lực dư thừa và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của tàu lưới kéo quy mô nhỏ tại khu vực Vĩnh Trường và Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy, hầu như các yếu tố đầu vào của các tàu đều được sử dụng tương đối hiệu quả, tuy nhiên năng lực đánh bắt tính trung bình cho các tàu mới chỉ đạt khoảng gần 40% (2005) đến gần 50% (2006) so với mức năng lực khi sử dụng 100% năng lực. Điều này cho thấy nguồn lợi ven bờ ở khu vực Nha Trang đang bị khai thác quá mức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Kết quả nghiên cứu này cũng chứng minh rằng, các tàu thuyền đánh cá trong Vĩnh Trường là có hiệu quả kỹ thuật hơn so với Vĩnh Lương. Điều này cho thấy, nguồn lợi xung quanh các khu bảo tồn biển là phong phú hơn so với các vùng khác và Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã cung cấp một số lợi ích cho việc đánh bắt thủy sản ở các vùng liền kề bởi hiệu ứng lan tỏa. Kết luận này cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này cung cấp cho các cấp quản lí trong lĩnh vực thủy sản những thông tin hữu ích để phục vụ trong công tác quản lí nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ đang bị khai thác quá mức. Các kiến nghị cho các cấp quản lí là: (1) Cần phải phát triển các ngành phụ cận như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, du lịch cho các ngư dân ốn định cuộc sống giúp cho ngư dân không phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai thác thủy sản ven bờ; (2) Quản lí số lượng tàu có quy mô nhỏ đánh bắt ven bờ, có các chính sách phát triển ngành đánh bắt xa bờ để giảm áp lực cho nguồn lợi ven bờ; (3) Tạo ra nhiều hơn các khu bảo tồn biển để đảm bảo sự phát triển bền vững của nguồn lợi và nghề khai thác thủy sản ở Nha Trang nói riêng và trên cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Kim Anh, 2006. Doanh thu và chi phí của nghề khai thác lưới rê thu ngừ tại Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3-4/2006. Trường Đại học Nha Trang: 10-17 2. Pham Thị Thanh Bình. 2010. Đánh giá năng lực và hiệu suất sử dụng năng lực đánh bắt của một số tàu câu cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Nha Trang. 3. Tô Văn Phương, 2013. Quá tải cường lực nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. Số 2/2013: 56-61. Tiếng Anh 4. Fare, R., Grosskopf, S., Kokkenlenberg, E., 1989. Measuring plant capacity utilization and technical change: A non-parametric approach. International Economic Review, 30: 655-666. 5. FAO, 1998. Report of technical working group on the management of fi shing capacity. La Jolla, Calofornia, United States, 15 - 18 April 1998. FAO Fisheries Report, No. 586. Rome. 6. FAO, 2003. Measuring and assessing capacity in fi sheies - Issues and method. FAO Fisheries Technical Paper 433/2. Food and Agricultural Organization of the United Nations. Rome, Italy. 7. Kirkley, J. E., Squires, D., 1999. Capacity and capacity utilization in fi shing industries. FI:MFC/99 Background document 20. Technical Consultation on the Measurement of Fishing Capacity. Mexico City, Mexico, 29 November - 3 December. 8. Klein, L. R., 1960. Some theoretical issues in the measurement of capacity. Econometrica, 28: 272-286. 9. Lindebo, E., Hoff, A., Vestergaard, N., 2007. Revenue-based capacity utilisation measures and decomposition: The case of Danish North Sea trawlers. European Journal of Operational Research, 180: 215-227. 10. Luong, N.T., Reithe, S., Larsen, T.A., Kim Anh, N.T., 2009. Economic performance indicators for coastal fi sheries: The case of pure-seining in Khanh Hoa, Vietnam. Library of Tromso University. Norway. 11. 12. Maudau, F.A., Idda, L., Pulina, P., 2009. Capacity and economic effi ciency in small-scale fi sheries: Evidence from the Mediterranean Sea. Marine Policy. 13. Ngọc, Q. T. K., Ola, F., Anh, N. T. K., 2009. Effi ciency of fi shing vessels affected by a marine protected area - The case of small-scale trawlers and the marine protected area in Nha Trang Bay, Vietnam. Integrated Coastal Zone Management, chapter 15. Wiley-Blackwell, US. 14. Pascoe, S., Coglan, L., Mardle, S., 2001. Physiacal versus harvest-based measures of capacity unit system. ICES J. Marine Science, 58: 1243-1252. 15. Warming, J., 1913. On grundent af fi skergrunde (On rent on fi shing ground). Translate by P. Anderson (1982). Nationalokonomisk Tidsskrift 40: 499-505. 16. Timothy, J. C., Rao, P. D.S., O’Donnell, J.C., Battese, E. G. An introduction to effi ciency and productivity analysis, 2nd ed. Copyright 2005 by Springer Science + Business Media, Inc. 17. Vestergaard, N., Squires, D., Kirkley, J., 2003. Measuring capacity and capacity utilization in fi sheries: the case of the Danish Gill-net fl eet. Fisheries Research, 60: 357-368.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_luong_nang_luc_du_thua_va_viec_su_dung_cac_yeu_to_dau_vao.pdf
Tài liệu liên quan