Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 30

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2(2008-2011):May thiết kế thời trang (LT+TH+hướng dẫn giải)30 ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Thế nào là mốt, thời trang? So sánh điểm giống và khác nhau của mốt và thời trang. Câu 2: (2,5 điểm) Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết tay lần chính áo veston nam với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Dt = 60 Vb = 75 Cđng = 7 Xv = 5,5 Hnt = 24 Cđnách = 2,5 Vng = 86 Hns = 21,5 Câu 3: (2 điểm) Cho áo sơ mi nữ có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ. Hãy mô tả đặc điểm kiểu mẫu, nêu trình tự may và vẽ sơ đồ khối may ráp sản phẩm.

doc4 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 (2008-2011): May thiết kế thời trang (Lí thuyết+thực hành+Hướng dẫn giải) 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011) NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 30 Câu Nội dung Điểm 1 Thế nào là mốt, thời trang? So sánh điểm giống và khác nhau của mốt và thời trang. 1,00 Đáp án: Thời trang: là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến trong cách ăn mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định. Mốt: là biểu hiện hình thức nào đó được nhiều người ưa chuộng một cách cuồng nhiệt, thậm chí không phê phán trong một vài năm thậm chí một vài tháng rồi bỏ thay thế bằng một sự ưa chuộng khác. 0,50 So sánh điểm giống và khác nhau của mốt và thời trang. - Điểm giống nhau: Cả Mốt và Thời trang đều phản ánh thói quen và thị hiếu thẩm mỹ trong cách ăn mặc. Nhưng mốt là những thị hiếu mới nhất đang được số đông người ưa chuộng hay nói cách khác đó là sự thay đổi thường xuyên các kiểu quần áo. - Điểm khác nhau: Thời trang và mốt là 2 khái niệm rất gần nhau nhưng không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau. Giữa chúng có sự khác biệt. Mốt: - ưa chuộng trong khoảng thời gian ngắn - Mốt mang tính quốc tế - Tồn tại trong tất cả các lĩnh vực (thiết kế nội thất, nhà cửa, xe cộ,...) Thời trang: - Gắn liền với một thời kỳ lịch sử dài - Giới hạn trong một không gian nhất địmh - Chỉ liên quan trong lĩnh vực may mặc thời trang (quần áo, túi, giày dép, nón, mũ ,....) 0,25 0,25 2 Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết tay lần chính áo veston nam với số đo sau: (đơn vị đo: cm) Dt = 60 Vb = 75 Cđng = 7 Xv = 5,5 Hnt = 24 Cđnách = 2,5 Vng = 86 Hns = 21,5 2,50 Đáp án: I. Hệ thống công thức thiết kế tay áo Veston nam : 1. Xác định các đường ngang - Hạ mang tay (AB) = Hntr - xuôi vai - 3 cm Hntr = Số đo Hntr + Cđn’- Mẹo cổ - Xa vạt + 1 Trong đó xa vạt = 2% Vb = 2% X 75 = 1,5 cm → Hntr = 24 + 2,5 - 2 - 1,5 +1 = 24 cm → Hạ mang tay (AB) = 24 - 5,5 - 3 cm = 15,5 cm - Hạ khuỷu tay (AC) = 1/2AX + 5 cm = 36 cm - Dài tay (AD) = Số đo + 2 cm = 60 + 2 = 62 cm 2. Thiết kế mang tay lớn * Đường gập bụng tay - Rộng mang tay (BB1) = 4/3 Rộng k nách - 0,5 cm = 4/3 X 15,6 - 0,5 = 20,3 cm - Võng bụng tay (C1C2) = 1,3 cm * Vòng đầu tay - Ra mang tay (B1B2) = 2,5 cm. - Điểm tựa vòng đầu tay (B1B1’) = 3 cm - Lấy A1A3 = 1/2A1A2 - Lấy BB3 = 1/2BB1. - Lấy điểm đầu sống tay (AA4) = 1/3AB + 0,5 cm. - Gục đầu sống tay A4A5 = 0,5 cm. - Lấy B1’I = 1/2B1’A2 + 2 cm ; II1 = 2 cm ; Lấy A2I2 = 1/2A2A4 - Lấy I2I3 = 1,5 cm. * Bụng tay, cửa tay - C2C3 = D1D2 = 2,5 cm - Rộng cửa tay (D1D3) = 3/4BB1 = 3/4 X 20,3 = 15,3 cm. - Xa sống tay D3D4 = 1 cm - Giảm bụng tay D1D5 = 1 cm, D2D6 = 0,6 cm. * Sống tay - CC4 = 1cm 3. Thiết kế mang tay nhỏ * Vòng đầu tay - Vào mang tay (B1B4) = 2,5 cm. Lấy A1A3 = 1/2A1A2 - Gục đầu sống tay A5A6 = 0,8 cm * Bụng tay, cửa tay - C2C5 = D5D7 = 2,5 cm * Sống tay Vẽ đường sống tay từ điểm A6 qua các điểm B tới D4 0,25 0,75 0,5 * Xẻ cửa tay - X4X8 = 2 cm, X8X9 = 9 cm B A C D 1 2 1’ 3 1 1 1 2 3 4 5 6 7 2 I 3 4 5 6 I2 I3 4 2 3 4 5 I1 8 9 II. Hình vẽ: 1,0 3 Cho áo sơ mi nữ có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ. Hãy mô tả đặc điểm kiểu mẫu, nêu trình tự may và vẽ sơ đồ may ráp sản phẩm. 2,00 Đáp án: Đặc điểm kiểu mẫu áo sơ mi nữ: Áo sơ mi nữ dáng bó sát Kết cấu của áo gồm: 2 thân trước, 1 thân sau, 2 tay Cổ áo kiểu cổ nam có chân, phần chân cổ và phần bẻ lật cắt rời Thân trước và thân sau đều có chiết ly 2 bên Tay áo dài mang tay tròn 1 chi tiết, cửa tay có măng xéc vuông 0,25 Trình tự may ráp áo sơ mi nữ: B1: Chuẩn bị bán thành phẩm B2: May các bộ phận - May chiết ly thân sau, thân trước - May cổ áo - May bụng tay - May bác tay - May tra bác tay B3 :May ráp các bộ phận - May vai con - May tra cổ - May sườn áo - May tra bác tay - May tra tay - May gấu áo B4 : Thùa khuy, đính cúc B5 : Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm 0,75 3 May chiết ly TT May bụng tay May cổ áo May vai con May tra cổ May tra tay May sườn áo May bác tay May gấu áo Thùa khuy, đính cúc May chiết ly TS Chuẩn bị bán thành phẩm Kiểm tra, hoàn thiện SP May tra bác tay Sơ đồ khối may ráp áo sơ mi nữ 1,00 4 Một dây chuyền có 50 công nhân sản xuất một mã hàng có số lượng là 6228 sản phẩm. Dây chuyền làm việc mỗi ngày 1 ca, thời gian quy định 1 ca là 7,5 giờ. Coi hiệu suất làm việc của công nhân là 100%. a - Tính nhịp của dây chuyền, biết thời gian định hoàn thành sản phẩm là 2600 giây. b - Xác định công suất của dây chuyền? Thời gian sản xuất của mã hàng? c - Biết thời gian thực hiện của máy 1 kim là 1508 giây, của máy chuyên dùng là 312 giây thì trên dây chuyền bố trí 32 máy 1kim, 9 máy chuyên dùng có hợp lý không? ( Không tính máy dự trữ). 1,50 Đáp án: a. Nhịp của dây chuyền: r = Tsp / S = 2600 / 50 = 52 (s) b – Công suất của dây chuyền: Đổi 7,5 h = 27000 s r = Tca/ Q => Q = Tca/ r = 27000/ 52 = 519 (sp) - Thời gian sản xuất của mã hàng: TGSX = Số lượng sản phẩm của mã hàng / Công suất = 6228 / 519 = 12 ( ngày) c - Áp dụng công thức: Số lượng thiết bị = Tổng thời gian thực hiện trên thiết bị/ NĐSX Ta có: - Số máy 1k = 1508 / 52 = 29 ( máy) - Số máy chuyên dùng = 312 / 52 = 6 (máy) Vậy bố trí 32 máy 1k và 9 máy chuyên dùng trên dây chuyền là không hợp lý. 0,25 0,75 0,50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA MVTKTT LT 30.doc
  • docMVTKTT LT 30.doc
  • docMVTKTT TH 30.doc
Tài liệu liên quan