Đánh giá thực trạng đàn bò H’Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng

Cơ cấu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng cho thấy số lượng bò H’Mông trên 36 tháng tuổi chiếm 48,25%, còn lại 51,75% là bò dưới 36 tháng tuổi. Tỷ lệ giữa bò đực giống và cái sinh sản không hợp lý (1:3,2), nguyên nhân là do mục đích của chăn nuôi bò H’Mông chủ yếu để cày kéo. Khối lượng của bò H’Mông nuôi ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đạt mức độ trung bình, ở 36 tháng tuổi con đực là 250,23 kg và con cái là 202,11 kg và có khối lượng thấp hơn rất nhiều so với bò H’Mông nuôi tại Hà Giang. Khả năng sinh trưởng thấp giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở con đực là 406,16 g/con/ngày và con cái là 341,50 g/con/ngày. Nguyên nhân khối lượng nhỏ và khả năng sinh trưởng thấp có thể do công tác giống không được quan tâm, giao phối cận huyết ảnh hưởng lớn đến tầm vóc của bò Mông. Khả năng sinh sản của bò cái H’Mông nuôi tại Bảo Lâm là khá tốt, tuy nhiên tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn so với bò H’Mông nuôi ở tỉnh Hà Giang.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng đàn bò H’Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 113 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ H’MÔNG NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG Trần Văn Thăng1*, Mai Anh Khoa2, Nguyễn Thu Phương1, Nguyễn Hưng Quang1, Trần Huê Viên1, Nguyễn Hữu Trà3, Nguyễn Hữu Cường4 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên, 3Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi, 4Bộ Khoa học và Công nghệ TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng nhằm đánh giá thực trạng đàn bò tại đây. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm có: cơ cấu đàn bò H’Mông, khối lượng và kích thước một số chiều đo, một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái. Từ kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho công tác chọn lọc, nhân giống và khai thác nguồn gen bò H’Mông để phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu đàn bò H’Mông chưa thực sự hợp lý, vì số lượng bò H’mông trên 36 tháng tuổi chiếm 48,25%, còn lại 51,75% là bò dưới 36 tháng tuổi. Tỷ lệ giữa bò đực giống và cái sinh sản là 1:3,2. Bò H’Mông có khối lượng ở mức độ trung bình, ở 36 tháng tuổi con đực là 250,23 kg và con cái là 202,11 kg và khối lượng này thấp hơn rất nhiều so với bò H’Mông nuôi tại Hà Giang. Khả năng sinh trưởng thấp giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở con đực là 406,16 g/con/ngày và con cái là 341,50 g/con/ngày. Khả năng sinh sản của bò cái H’Mông nuôi tại Bảo Lâm là khá tốt, tuy nhiên tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn so với bò H’Mông nuôi ở tỉnh Hà Giang. Từ khóa: Bò H’Mông; Cơ cấu đàn; Kích thước các chiều đo; Sinh trưởng; Sinh sản ĐẶT VẤN ĐỀ* Bò H’Mông là nhóm giống bò do người H’Mông sống ở khu vực miền núi phía Bắc tạo nên từ lâu đời. Giống bò này được phân bố ở các tỉnh như: Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, trong đó tập trung cao ở địa bàn vùng cao núi đá Hà Giang. Cùng với người H’Mông, bò H’Mông sinh sống bán cô lập ở độ cao trên 1000 m so với mực nước biển, nên chúng ít bị lai tạp với các giống bò khác. Giống bò H’Mông có ưu thế thích nghi cao với điều kiện sinh thái khô lạnh của vùng cao, cũng như với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng theo tập quán của người dân vùng cao. Bò H’Mông có khả năng sản xuất thịt tốt, được cho là con "bò siêu thịt" của Việt Nam. Khả năng sản xuất thịt của bò H'Mông cao hơn hẳn các giống bò địa phương khác của nước ta, thịt bò H'Mông thơm ngon và mềm. Bò H’Mông có tỉ lệ thịt xẻ khá cao: 52,12%, tỉ lệ thịt tinh đạt 40,33%, so với bò Vàng tỉ lệ này là 42% và 33% [5], tuy nhiên * Tel: 0962 827268, Email: tranvanthang68@yahoo.com nó vẫn thấp hơn các giống bò chuyên thịt nhập nội [1]. Cao Bằng là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là giống bò H’Mông đã được chăn nuôi từ rất lâu đời ở đây. Chúng được nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình và Trùng Khánh. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng năm 2012 tổng đàn bò là 121.092 con, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 1.481 con (-1,21%). Nguyên nhân tổng đàn bò của tỉnh giảm mạnh là do xu thế cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đã làm giảm số lượng bò cày kéo và do số lượng bò bán và giết mổ tăng. Bên cạnh đó, chất lượng đàn bò cũng suy giảm do hiện tượng chọn lọc ngược vì những con bò to béo được bán cho giết thịt còn những con nhỏ bé thì để lại làm giống. Do đó vấn đề cần đặt ra trong thời điểm hiện nay đối với tỉnh Cao Bằng là chọn lọc, nhân giống và khai thác nguồn gen bò H’Mông để phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 114 Xuất phát từ những thực tế trên, để có định hướng và chiến lược phát triển chăn nuôi bò trong thời gian tới thì việc đánh giá thực trạng đàn bò để từ đó có biện pháp kỹ thuật cần thiết nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò là cần thiết và cấp bách. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Bò H’Mông được nuôi trong các hộ chăn nuôi huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng ở các lứa tuổi. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách điều tra, khảo sát và bố trí theo dõi trong các hộ chăn nuôi bò H’Mông thịt trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. - Thời gian: 1/2011 - 12/2012 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi bò tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá khả năng sinh trưởng của bò H’Mông nuôi tại nông hộ. - Đánh giá khả năng sinh sản của bò H’Mông nuôi tại nông hộ. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu - Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn báo cáo hoạt động chăn nuôi bò tại các cơ quan quản lý của huyện trong thời gian gần đây. - Thông tin sơ cấp về tình hình chăn nuôi ở nông hộ được thu thập thông qua điều tra tại các hộ nông dân nuôi bò H’Mông tại huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng. - Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của bò như sau: + Xác định khối lượng bê bằng cách cân trực tiếp. Khối lượng của bò được tính dựa trên số liệu và kích thước các chiều đo theo công thức P(kg) = 90  Vòng ngực2 (m)  Dài thân chéo (m) (± 5%) + Sinh trưởng tuyệt đối: Biểu hiện sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức: W2 -W1 R = t2 - t1 Trong đó: R: sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) W1, W2: Khối lượng ban đầu và kết thúc t1 , t 2: Thời gian ban đầu và thời gian kết thúc + Xác định kích thước các chiều đo như vòng ngực, dài thân chéo, cao vây bằng thước dây và thước gậy. + Khả năng sinh sản của đàn bò cái: Tuổi đẻ lứa đầu; Khoảng cách hai lứa đẻ được tiến hành bằng cách theo dõi và điều tra tại nông hộ. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu được mã hóa, quản lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel và xử lý bằng phần mềm Minitab 14. Các tham số thống kê trình bày trong các bảng kết quả bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng ( ), sai số của số trung bình ( ). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cơ cấu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Số liệu ở bảng trên cho thấy trong 1.177 con bò của huyện có 710 con bò cái, chiếm 60,32% và số bò đực là 467 con, chiếm 39,68%. Như vậy số lượng bò cái gấp 1,52 lần số lượng bò đực. Điều này cho thấy đây là điều kiện thuận lợi cho sự tăng số lượng đàn bò. Tuy nhiên, số lượng bò đực dưới 36 tháng tuổi chiếm 28,22% cao hơn chút ít so với bò cái trong độ tuổi (25,23%). Kết quả này cho thấy số lượng bê đực sinh ra chiếm tỷ lệ cao hơn so với bê cái. Khi so sánh bò cái trên 36 tháng tuổi và bò đực thì thấy bò cái chiếm 36,78%, còn bò đực chỉ chiếm 11,47%. Tỷ lệ bò đực trong độ tuổi sinh sản so với bò cái sinh sản của huyện Bảo Lâm là 1: 3,2. Tuy nhiên, tỷ lệ bò đực giống so với bò cái sinh sản thích hợp nhất là 1:15 trong chăn nuôi công nghiệp. Điều này cho thấy một thực tế là bò H’Mông đực ở đây chủ yếu nuôi để cầy kéo, không nuôi để làm giống nhưng vẫn tham gia vào quá trình sinh sản. Đây là một Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 115 trong những nguyên nhân làm cho tầm vóc và khối lượng của đàn bò sau này giảm sút, điều này cũng phù hợp với các đánh giá và khuyến cáo trước đây tại các địa phương khác [2]. Khả năng sinh trưởng của đàn bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm Sinh trưởng của bò là một tính trạng quan trọng chịu sự chi phối của tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Hệ số di truyền của tính trạng h2 = 0,3 - 0,6 [8]. Tính trạng sinh trưởng được nghiên cứu khá phổ biến, khối lượng, kích thước các chiều đo trên cơ thể gia súc là các tính trạng được dùng để đánh giá khả năng sản xuất và sự phát triển cân đối của cơ thể con vật. Tính trạng này liên quan tới khả năng sản xuất thịt của bò và cũng là chỉ tiêu phản ánh giá trị kinh tế quan trọng của chúng. Kết quả bảng 2 cho thấy: Khối lượng sơ sinh con đực đạt 17,34 kg và con cái đạt 16,87 kg, hơn nhau 2,79%, bò đực đến thời điểm 6 tháng con đực đạt 87,45 kg, con cái đạt 78,34 kg, hơn nhau 11,63%, nhưng đến 12 tháng tỷ lệ giữa con đực và con cái tăng lên 14,43%. Nghiên cứu ở Hà Giang cho thấy khối lượng sơ sinh của bê tại Hà Giang con cái 18,2 kg và con đực 21,2 kg, khối lượng đến 12 tháng tuổi con cái đạt 181,5 kg và con đực là 187,0 kg [7]. Như vậy khối lượng của bò ở Bảo Lâm với bò ở Hà Giang là thấp hơn khá rõ rệt ở cùng độ tuổi. Đến 36 tháng tuổi, bò đực có khối lượng 250,23 kg và bò cái có khối lượng 202,11 kg, sự chênh lệch này là rõ rệt (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra bò H’Mông ở Bảo Lâm có khối lượng nhỏ hơn khá rõ rệt so với kết quả nghiên cứu ở Hà Giang [7], khối lượng bò 36 tháng ở Hà Giang con cái 280,7 kg, con đực 371,5 kg. Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đã cho biết [5] bò đực H’Mông có khối lượng 400 - 450 kg, bò cái 220 - 250 kg. Như vậy so với kết quả điều tra trước khối lượng bò H’Mông đã có xu hướng giảm khối lượng, nguyên nhân có thể do công tác chọn lọc, chọn phối và quản lý đàn bò không được quan tâm chú trọng. Bảng 1. Cơ cấu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Địa điểm (xã) Số lượng bò (con) Bò cái (con) Bò đực (con) Tổng số <12 tháng 12-36 tháng >36 tháng Tổng số <12 tháng 12-36 tháng >36 tháng Thái Học 318 198 40 40 118 120 36 62 22 Thái Sơn 239 143 30 29 84 96 30 36 30 Nam Quang 120 75 12 15 48 45 13 17 15 Tân Việt 134 86 15 17 54 48 16 15 17 Quảng Lâm 137 87 18 17 52 50 15 27 8 Thạch Lâm 127 78 13 16 49 49 12 17 20 Thái Học 102 43 7 9 27 59 8 28 23 Tổng số 1177 710 135 142 433 467 130 202 135 % so với tổng đàn 11,47 12,06 36,78 11,06 17,16 11,47 % theo tính biệt 60,32 39,68 Bảng 2. Khối lượng của bò H’Mông qua các giai đoạn tuổi Tuổi bò (tháng) Bò đực Bò cái So sánh n (con) n (con) ♂/♀ (kg) (%) Sơ sinh 63 17,34  1,64a 66 16,87  1,67a 0,47 2,79 6 67 87,45  1,65a 69 78,34  2,45a 9,11 11,63 12 87 135,67  1,56a 30 118,56  3,56a 17,11 14,43 24 44 196,77  2,78a 66 165,08  3,56a 31,69 19,20 36 71 250,23  3,56a 46 202,11  4,57b 48,12 23,81 >36 135 306,73  5,78a 433 230,78  6,78b 75,95 32,91 * Các số trung bình mang chữ cái a, b khác nhau trên cùng một hàng ngang thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 116 Bảng 3: Sinh trưởng tuyệt đối của bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm (gam/con/ngày) Giai đoạn (tháng tuổi) Cái Đực SS - 6 341,50 406,16 > 6 - 12 223,44 251,22 >12 - 24 127,45 167,39 >24 - 36 101,45 146,46 >36 - 48 78,54 154,79 Trung bình từ SS - 48 146,5 198,21 Bảng 4: Kích thước một số chiều đo chính của bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm Tính biệt Tuổi (tháng) n (con) Vòng ngực (cm) Dài thân chéo (cm) Cao vây (cm) Đực Sơ sinh 63 78,45  3,45 65,33  2,78 72,78  3,23 6 67 98,77  3,65 88,45  2,89 88,45  3,67 12 87 120,89  2,45 95,66  2,92 97,34  3,98 24 44 144,23  3,76 105,57  3,89 100,56  4,78 36 71 148,44  4,70 112,82  4,56 112,23  5,65 >36 135 165,34  4,80 115,62  4,98 117,91  5,89 Cái Sơ sinh 66 73,56  2,67 63,45  3,78 70,61  2,78 6 69 89,78  2,87 87,23  3,67 82,34  3,45 12 30 118,68  3,89 92,45  3,90 96,32  3,89 24 66 135,24  3,78 98,23  4,67 99,12  4,78 36 46 143,45  4,36 103,12  5,17 102,89  4,65 >36 433 160,71  7,89 112,12  5,23 114,02  4,78 Bảng 5: Khả năng sinh sản của bò cái giống H’Mông huyện Bảo Lâm Chỉ tiêu n (con) Tuổi động dục lần đầu (tháng) 212 26,68  10,45 Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 318 36,78  9,46 Động dục lại sau đẻ (tháng) 178 3,58  7,98 Khoảng cách lứa đẻ (tháng) 105 12,79  6,45 Sinh trưởng tuyệt đối của bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm ở giai đoạn sơ sinh - 6 tháng tuổi đạt cao nhất từ 341,5 - 406,16 g, sau đó sinh trưởng tuyệt đối có xu hướng giảm dần đến giai đoạn 36 - 48 tháng tuổi chỉ còn 78,54 g ở con cái và 154,79 g ở con đực. Bò đực sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với bò cái. Sự thay đổi của sinh trưởng tuyệt đối như trên hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn của gia súc. Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là giai đoạn gia súc non có quá trình sinh trưởng, phát triển mạnh, nguồn thức ăn được cung cấp từ nguồn sữa mẹ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đến giai đoạn 6 -12 tháng tuổi, bê được cho cai sữa, nguồn thu nhận dinh dưỡng qua sữa mẹ không còn, khả năng tiếp thu chất dinh dưỡng qua thức ăn còn hạn chế nên việc tăng khối lượng giảm so với giai đoạn trước đó là điều không thể tránh khỏi. Một số kích thước một số chiều đo chính của bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm Để đánh giá sự phát triển của cơ thể bò H’Mông qua các giai đoạn tuổi, chúng tôi tiến hành xác định kích thước các chiều đo vòng ngực, dài thân chéo, cao vây. Vòng ngực của bò H’Mông có sự tăng dần theo tháng tuổi, tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn. Dài thân chéo tương quan thuận với khối lượng của bò, vì vậy người ta sử dụng chiều đo dài thân chéo của bò để tính toán khối lượng của gia súc. Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 117 Kết quả ở bảng 4 cho thấy: Vòng ngực của bò đực cao hơn bò cái trong tất cả các giai đoạn phát triển. Theo một số tác giả [6], chiều đo vòng ngực có tương quan chặt chẽ với khối lượng của bò (r > 0,85), do vậy trong thực tế thường sử dụng chiều đo vòng ngực để xây dựng công thức tính khối lượng cho bò thịt. Kích thước vòng ngực không những chỉ phụ thuộc vào chất lượng giống mà yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng cũng có tác động rất lớn. Ở bò nuôi theo dõi với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ổn định, vòng ngực lớn hơn bò nuôi trong nông hộ [3]. Nghiên cứu trên đàn bò Brahman nuôi trong nông hộ ở Bình Định [9] cho kết quả trung bình kích thước các chiều đo: lúc 6 tháng tuổi vòng ngực 116,8 cm; lúc 12 tháng tuổi vòng ngực 131,7cm. So với các kết quả trên thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rõ rệt. Như vậy, việc đánh giá một số chỉ tiêu về hình thể của bò H’Mông: Cao vây, vòng ngực và so sánh với bò Brahman, là giống bò sản xuất thịt cho năng suất cao. Chúng tôi nhận thấy bò H’Mông có các số đo hình thể không thua kém nhiều so với giống bò Brahman. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của bò cái giống H’Mông ở các lứa tuổi Bò vàng Việt Nam nói chung, bò H’Mông nói riêng có khả năng sinh sản tốt. Thường 18 - 24 tháng tuổi bò đã động dục và có khả năng phối giống [4]. Kết quả khảo sát khả năng sinh sản của bò cái giống H’Mông tại Bảo Lâm, Cao Bằng được thể hiện tại bảng sau. Tuổi đẻ lứa đầu có tác động tốt đến nâng cao năng xuất của bò khi vào thời kỳ sinh sản, bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm có tuổi động dục lần đầu là 26,68 tháng, tuổi đẻ lứa đầu là 36,78 tháng. So với kết nghiên cứu trước đó [12] thì bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm có tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn chút ít. Động dục lại sau đẻ cho phép rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, thời gian động dục lại sau đẻ của bò H’Mông nuôi tại Bảo Lâm là 3,58 tháng, so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [10] về bò vàng Việt nam thời gian động dục lại sau đẻ là 4,27 tháng. Như vậy bò H’Mông nuôi ở Bảo Lâm có thời gian động dục lại sau đẻ sớm hơn và điều này có thể được giải thích là do điều kiện vùng cao có nguồn thức ăn dồi dào nên góp phần rút ngắn khoảng cách lứa đẻ chỉ còn 12,79 tháng. KẾT LUẬN Cơ cấu đàn bò H’Mông nuôi tại huyện Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng cho thấy số lượng bò H’Mông trên 36 tháng tuổi chiếm 48,25%, còn lại 51,75% là bò dưới 36 tháng tuổi. Tỷ lệ giữa bò đực giống và cái sinh sản không hợp lý (1:3,2), nguyên nhân là do mục đích của chăn nuôi bò H’Mông chủ yếu để cày kéo. Khối lượng của bò H’Mông nuôi ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đạt mức độ trung bình, ở 36 tháng tuổi con đực là 250,23 kg và con cái là 202,11 kg và có khối lượng thấp hơn rất nhiều so với bò H’Mông nuôi tại Hà Giang. Khả năng sinh trưởng thấp giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở con đực là 406,16 g/con/ngày và con cái là 341,50 g/con/ngày. Nguyên nhân khối lượng nhỏ và khả năng sinh trưởng thấp có thể do công tác giống không được quan tâm, giao phối cận huyết ảnh hưởng lớn đến tầm vóc của bò Mông. Khả năng sinh sản của bò cái H’Mông nuôi tại Bảo Lâm là khá tốt, tuy nhiên tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu chậm hơn so với bò H’Mông nuôi ở tỉnh Hà Giang. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Văn Cải (2006), “Kết quả nghiên cứu nhân thuần giống bò thịt Drought Master nhập nội nuôi tại một số tỉnh phía nam”, Tạp chí Chăn nuôi, số 1. 2. Nguyễn Kim Đường (2008), “Một số vấn đề hiện trạng chăn nuôi bò ở Nghệ An”. Tạp chí Khoa học, Công nghệ Chăn nuôi. Số 13, trang 12-19. 3. Phạm Thế Huệ (1997), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất chủ yếu của bò Địa phương và bò lai F1 (Red Sindhi × bò Địa phương) tại Đăk Lăk, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp. 4. Lê Quang Nghiệp (1984), Một số Đặc điểm chung về sinh trưởng, cày kéo, cho thịt của bò Trần Văn Thăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 113 - 118 118 vàng Thanh Hóa và kết quả lai với bò Zebu, Luận án Phó Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lưu Công Khánh và Đỗ Xuân Cốn, (2001), “Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi bò vàng Hà Giang tại các tỉnh miền núi phía Bắc”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, Nhà xuất bản Hà nội, Tr. 92 – 105. 7. Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, và Nguyễn Quốc Đạt (1995), “Kết quả lai kinh tế bò thịt các tỉnh phía Nam” Nuôi bò thịt và những kết quả bước đầu nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Đàm Thuyên (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của bò H'Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9. Nguyễn Xuân Trạch (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 10. Hoàng Văn Trường (2001), “Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của bò lai Brahman nuôi tai tỉnh Bình Định”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y. TP Hồ Chí Minh 10 - 12/4/2001. 11. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình (2008), “Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Drought Master ngoại nhập 3 lứa Đầu nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của bê sinh ra từ chúng”. Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, Viện chăn nuôi. Số 15, tr. 16-23. 12. Trần Xuân Vũ (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của bò H’Mông nuôi tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. SUMMARY EVALUATION ON CURRENT H’MONG CATTLE HERD REARING AT HOUSEHOLD IN BAO LAM DISTRICT, CAO BANG PROVINCE Tran Van Thang1*, Mai Anh Khoa2, Nguyen Thu Phuong1, Nguyen Hung Quang1, Tran Hue Vien1, Nguyen Huu Tra3, Nguyen Huu Cuong4 1College of Agriculture and Forestry – TNU, 2Thai Nguyen University, 3Research and development centers of mountainous livestock, 4Ministry of Science and Technology The study was carried out on the H’Mong cattle herds rearing at households in Bao Lam district, Cao Bang province to evaluate the current status, growth, body indexes and some reproductivities. The research indices included: H’Mong cattle herd structure, body weight, body size indices and some reproductive indicators of female cattle. The results of this study are the scientific base for selection, reproduction and exploitation the genetic source of H’Mong cattle in order to develop the cattle herd in both quantity and quality. The results showed that the structure of the herd is not really reasonable because the number of H’Mong cattle over 36 months of age was 48.25% while that under 36 months of age was 51.75%. The rate of bull/reproductive female was higher than requirement. Body weight of H’Mong male and female cattle at 36 months of age was 250.23 kg and 202.11 kg, respectively and this body weight was lower than that in H’Mong cattle in Ha Giang province. The absolute growth of H’Mong cattle from newborn to 6 months of age in male and female was 406.16 and 341.50 g/head/day, respectively. Reproductive ability of H’Mong cattle rearing at Bao Lam was relative good but the age of first in heat and first give birth were lower than that in H’Mong female cattle rearing in Ha Giang province. Key words: H’Mong cattle; Herd structure; Body size indices; Growth; Reproduction Ngày nhận bài:12/3/2014; Ngày phản biện:27/3/2014; Ngày duyệt đăng: 20/8/2014 Phản biện khoa học: PGS.TS. Trần Văn Tường – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0962 827268, Email: tranvanthang68@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_dan_bo_hmong_nuoi_trong_nong_ho_tai_huye.pdf