Đánh giá khả năng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện lưu giữ ngoại vi loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva), hải sâm lựu (Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển Bình Thuận

1. Kết luận Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi thuần dưỡng hải sâm vú và hải sâm lựu được ghi nhận: nhiệt độ là 24,5 - 290C, độ mặn 31 - 34‰, pH 8,5 - 9. Sau 70 ngày nuôi thuần dưỡng, tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu lần lượt là 90 và 87,5%, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,82 g/ngày và -0,82 g/ngày. Trong quá trình nuôi thuần dưỡng, có 12,5% số lượng cá thể hải sâm lựu bị bệnh lở loét. 2. Kiến nghị Cần tiếp tục nghiên cứu phương pháp nuôi thuần dưỡng hải sâm để tìm ra phương pháp nuôi tốt hơn, hướng tới nghiên cứu sinh sản nhân tạo để tạo ra con giống nhằm góp phần bảo tồn 2 loài hải sâm này.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện lưu giữ ngoại vi loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva), hải sâm lựu (Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NUÔI THUẦN DƯỠNG TRONG ĐIỀU KIỆN LƯU GIỮ NGOẠI VI LOÀI HẢI SÂM VÚ (Holothuria fuscogilva), HẢI SÂM LỰU (Thelenota ananas) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN BÌNH THUẬN ASSESSMENT OF TAMING ABILITY IN EX-SITU MAIN TAINING CONDITIONS OF WHITE TEATFISH Holothuria Fuscogilva AND PRICKLY RED FISH Thelenota ananas DISTRIBUTING IN BINH THUAN MARINE AREA Đặng Ngọc Hảo1, Tôn Nữ Mỹ Nga1, Nguyễn Văn Hùng2 Ngày nhận bài: 21/7/2017; Ngày phản biện thông qua: 22/9//2017; Ngày duyệt đăng: 25/9/2017 TÓM TẮT Thử nghiệm được thực hiện để đánh giá tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu trong nuôi thuần dưỡng ngoại vi. 20 con hải sâm vú và 8 con hải sâm lựu được bắt bởi thợ lặn tại đảo Phú Quý (Bình Thuận) và được thuần dưỡng tại chỗ trong bể xi măng đáy cát, có mái che 1 tháng trước khi vận chuyển về nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản. Hải sâm được nuôi trong 3 bể giống nhau (15 m3/bể). Độ sâu mực nước 1,6 m. Nước được thay 4 ngày/ lần vào buổi sáng. Lượng nước thay khoảng 25 - 30% thể tích nước trong bể. Bể nuôi được vệ sinh 1 tuần/lần. Chúng được cho ăn hàng ngày bằng tảo Nannochloropsis oculata với mật độ 10.000 tế bào/mL, bột rong biển, bột tảo, thức ăn tôm dạng mịn CP 9000. Thời gian nuôi 70 ngày. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm (nhiệt độ 24,5 - 29oC, độ mặn 31 - 34‰, pH 8,5 - 9). Tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu lần lượt là 90 và 87,5%; tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,82 g/ngày và -0,82g/ngày. 12,5% số lượng hải sâm lựu bị bệnh lở loét. Từ khóa: Bình Thuận, hải sâm lựu, hải sâm vú, nuôi thuần dưỡng, ngoại vi ABSTRACT A trial of taming culture in ex- situ maintaining conditions has been conducted to assess growth and survival rate of white teatfi sh and prickly red fi sh. 20 white teatfi sh and 8 prickly red fi sh were collected by divers at Phu Quy island (Binh Thuan province) and were tamed in place in the system of cement tanks with sandy bed and roof covered one month before transportation to the place of maintenance at Nha Trang Marine Research and Development Center, RIA 3. The tank system consisted of 3 tanks (15 m3/tank) with the same conditions. Water depths were 1.6 m. Water was changed every 4 days in the morning. Water volume changed was from 25 to 30% of the volume of water in the tank. The tanks were cleaned once a week. They were fed daily on Nannochloropsis oculata at the density of 10,000 cells /mL, seaweed powder, algae powder and CP 9000 fi ne shrimp feed. Culture time was 70 days. The results showed that the environmental factors in the culture process were suitable for the growth and development of sea cucumbers (temperature of 24.5 - 290C, salinity of 31-34 ‰, pH of 8.5- 9). The survival rates of white teatfi sh and prickly red fi sh were 90 and 87.5%, respectively; growth rates were 0.82 g/day and - 0.82 g/day, respectively. Prickly red fi sh suffered from ulcers (12.5% of the population). Keywords: Bình Thuận, ex- situ maintaining, prickly red fi sh, taming culture, white teatfi sh 1 Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang 2 Viện Ngiên cứu Nuôi trồng thủy sản III THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC 18 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hải sâm là loài động vật da gai có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người và chúng có khả năng làm sạch môi trường. Kết quả điều tra về nguồn lợi của hải sâm ở các nước như Indonesia, Philippine, Ấn Độ cho thấy hiện nay, nguồn lợi của các loài hải sâm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu sử dụng hải sâm làm thực phẩm tăng mạnh và việc quản lý khai thác nguồn lợi không hợp lý [4]. Ở Việt Nam hiện nay, hai loài hải sâm vú (H. fuscogilva) và hải sâm lựu (T. ananas) đang nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và chúng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển [1]. Khánh Hòa và Bình Thuận là hai tỉnh có nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và là nơi phân bố của hai loài hải sâm vú và hải sâm lựu [5] đang có nguy cơ tuyệt chủng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự phân công của Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang và được sự cho phép của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng nuôi thuần dưỡng trong điều kiện lưu giữ ngoại vi loài hải sâm vú (Holothuria fuscogilva) và hải sâm lựu (Thelenota ananas) phân bố ở vùng biển Khánh Hòa và Bình Thuận”. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 15/2/2017- 15/5/2017 Địa điểm nghiên cứu: Hải sâm được nuôi thuần dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. 2. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hải sâm vú Holothuria fuscogilva (Cherbonnier, 1980) và hải sâm lựu Thelenota ananas (Jaeger, 1833) (Hình 1). Hải sâm vú (H. fuscogilva) Hải sâm lựu (T. ananas) Hình 1. Hải sâm vú và hải sâm lựu 3. Phương pháp thu mẫu vật Hải sâm sống được đặt mua theo yêu cầu kỹ thuật tại các địa phương nơi có ngư dân khai thác hải sâm, các tiểu thương, chủ vựa thu mua hải sản. Yêu cầu kỹ thuật: mẫu sống, sức khỏe tốt, cơ thể không trầy xước, dị tật. 4. Kỹ thuật vận chuyển mẫu sống 20 con hải sâm vú, 8 con hải sâm lựu được ngư dân lặn bắt ở Phú Quý - Bình Thuận và được vận chuyển trên 2 giờ đến nơi lưu giữ tạm. Phương pháp vận chuyển kín bằng túi nilon bơm ôxy. Nước biển sạch được cấp vào 1/3 túi. Mật độ không quá 20 cá thể/túi. Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ được giữ ổn định không quá 270C. Túi hải sâm được đặt cố định trong thùng xốp nhằm giảm trong quá trình vận chuyển. 5. Kỹ thuật nuôi thuần dưỡng Hải sâm được thu gom và thuần dưỡng tại chỗ trong bể xi măng đáy cát trong 1 tháng ở đảo Phú Quý trước khi vận chuyển về nơi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19 nuôi dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang, Khánh Hòa. Thí nghiệm nuôi thuần dưỡng kéo dài trong 70 ngày. Hải sâm được nuôi trong bể xi măng có mái che, đáy cát pha bùn, có sục khí và nước chảy liên tục. Môi trường nước nuôi hải sâm có độ mặn là 25 - 35‰, nhiệt độ là 25 - 310C, pH: 6,5 - 8,5. Độ sâu mực nước là 1,6 m. Chúng được cho ăn hàng ngày bằng tảo Nannochloropsis oculata với mật độ 10.000 tế bào/mL, bột rong biển, bột tảo, thức ăn tôm dạng mịn CP 9000 với liều lượng 10g mỗi loại/lần. Cho ăn 1 lần/ngày. Mật độ nuôi: 20 cá thể hải sâm vú, 8 cá thể hải sâm lựu được bố trí trong 3 bể (thể tích 15 m3/bể) có cùng điều kiện môi trường và chế độ cho ăn. Nước được thay 4 ngày/lần vào buổi sáng để tránh hải sâm không bị sốc nhiệt. Lượng nước thay khoảng 25 - 30% thể tích nước trong bể. Bể nuôi được vệ sinh 1 tuần/lần để đảm bảo môi trường sống cho hải sâm được sạch sẽ. 6. Phương pháp theo dõi tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải sâm Tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của hải sâm được theo dõi 15 ngày/lần đến khi kết thúc thí nghiệm. Toàn bộ số hải sâm ở mỗi bể được thu và cân theo nhóm để tính khối lượng trung bình của mỗi đợt thu mẫu. Khi kết thúc thí nghiệm, hải sâm được cân khối lượng và đo từng cá thể để tính tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (ADGw), công thức như sau: Tỉ lệ sống (%) = 100 × (số hải sâm thu hoạch/số hải sâm thả nuôi) Tốc độ sinh trưởng: Trong đó: - W1, W2: Khối lượng của hải sâm tại thời điểm T1 và T2. - T1, T2: Thời điểm cân đo lần trước và lần sau. Để đo chiều dài hải sâm, mỗi cá thể hải sâm sau khi được cân khối lượng thì được chuyển qua khay nhựa, để yên 3 - 5 phút cho cơ thể trở lại hình dạng ban đầu rồi được tiến hành đo chiều dài bằng thước. Hình 2. Cân khối lượng hải sâm 7. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường Trong quá trình nuôi thuần dưỡng, các yếu tố môi trường được theo dõi hàng ngày vào 7 giờ và 14 giờ. + Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1‰. + Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 1oC. + pH được xác định bằng test kit, độ chính xác 0,5. 8. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn SD được tính bằng hàm AVERAGE và hàm STDEV trong Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường của bể nuôi thuần dưỡng hải sâm được ghi nhận và trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Các yếu tố môi trường bể nuôi Các yếu tố môi trường Giá trị Nhiệt độ 24,5 - 29 (0C) Độ mặn 31- 34‰ pH 8,5- 9,0 20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 Nhiệt độ Bảng 1 cho thấy nhiệt độ dao động trong khoảng từ 24,5 đến 290C. Nhiệt độ này nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển bình thường của hải sâm. Theo Nguyễn Đình Quang Duy (2003), nhiệt độ thích hợp cho phát triển và sinh trưởng của hải sâm là 25 - 310C [3]. Do quá trình nghiên cứu diễn ra trong mùa hè nên biên độ nhiệt dao động trong suốt thời gian nghiên cứu được ghi nhận là 4,50C và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 0,5 đến 10C. Độ mặn Nguồn nước được sử dụng cho quá trình nuôi thuần dưỡng hải sâm được lấy từ biển vào mùa hè nên độ mặn dao động trong khoảng từ 31 đến 34 ‰. Độ mặn này hoàn toàn nằm trong khoảng thích hợp cho hải sâm sinh trưởng và phát triển. Theo Nguyễn Chính và ctv, 1995, độ mặn thích hợp cho hải sâm sinh trưởng và phát triển là 25 - 35‰ [2]. pH Theo Lavitra et al. (2010), pH phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm là 7,0 - 8,5. Giá trị pH trong bể nuôi thuần dưỡng hải sâm của chúng tôi được ghi là 8,5 - 9, giá trị này nằm ở mức cao hơn so với giá trị thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của hải sâm [7]. Vậy, trong quá trình nuôi thuần dưỡng hải sâm, các yếu tố môi trường được ghi nhận, nhiệt độ là 24,5 - 29oC, độ mặn là 31 - 34‰, nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của hải sâm, pH là 8,5 - 9, cao hơn giá trị thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của hải sâm. 2. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của hải sâm Tỷ lệ sống Tỷ lệ sống của hải sâm vú, hải sâm lựu trong thời gian thuần dưỡng được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu trong thời gian nuôi thuần dưỡng Ngày Hải sâm vú Hải sâm lựu Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 0 20 100,0 8 1000 15 20 100,0 8 100,0 30 18 90,0 8 100,0 45 18 90,0 8 100,0 60 18 90,0 7 87,5 70 18 90,0 7 87,5 Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ sống của hải sâm vú đạt 90%, hải sâm lựu đạt 87,5% sau 70 ngày nuôi thuần dưỡng. Tỷ lệ sống của hải sâm vú cao hơn hải sâm lựu 2,5%. Tỷ lệ sống của hải sâm vú, hải sâm lựu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thùy và ctv (2016) (100%) [6]. Tỷ lệ sống của hải sâm có xu hướng giảm dần theo thời gian nuôi giữ. Nguyên nhân có thể giải thích như sau: khi thu thập hải sâm từ Phú Quý và vận chuyển về nơi nuôi giữ, điều kiện môi trường nuôi có sự thay đổi so với điều kiện môi trường sống ngoài tự nhiên tại Phú Quý. Mặc dù trước khi chuyển, hải sâm được lưu giữ và thuần dưỡng ở độ sâu giảm dần từ 20m đến 3m trong 1 tháng tại Phú Quý. Trong thời đó, sức khỏe một số con hải sâm bị suy giảm và thường mắc bệnh lở loét nên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú, hải sâm lựu trong thời gian nuôi thuần dưỡng được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú lớn hơn hải sâm lựu. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của hải sâm vú có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi và 70 ngày nuôi đạt giá trị 0,82 g/ngày. Trái lại, hải sâm lựu nuôi được 70 ngày có tốc độ tăng trưởng âm (-0,82 g/ngày). Điều này có thể là do vận chuyển và do chúng chưa thích nghi với điều kiện nuôi so với môi trường sống của chúng ở đảo Phú Quý. Do đó, một số con hải Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 21 sâm bị bệnh lở loét dẫn đến khối lượng cơ thể giảm và một số cá thể bị chết. Trong thời gian nuôi, một số cá thể hải sâm vú bị bệnh, khối lượng thân giảm, một vài cá thể thải nội tạng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của chúng. Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng của hải sâm vú, hải sâm lựu trong thời gian nuôi thuần dưỡng Ngày Hải sâm vú Hải sâm lựu Khối lượng (g) Tăng trưởng khối lượng (g/ngày) Khối lượng (g) Tăng trưởng khối lượng (g/ngày) 0 355,6 - 562,3 - 15 356,6 ± 168,27 0,07 566,3 ± 189,68 0,26 30 380,9 ± 170,33 1,62 530,8 ± 75,52 -2,36 45 391,1± 179,57 0,68 517,7 ± 54,50 -0,88 60 390,9 ± 157,35 -0,01 461,9 ± 78,76 -3,72 70 413,3 ± 176,81 2,24 504,6 ± 34,07 4,28 70 ngày nuôi 0,82 -0,82 * Giá trị được trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) Vậy, sau 70 ngày nuôi thuần dưỡng, tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu lần lượt là 90 và 87,5%; tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,82 g/ngày và -0,82 g/ngày. 3. Bệnh lỡ loét ở hải sâm lựu Nguyên nhân: Có thể do hải sâm bị ảnh hưởng bởi vận chuyển từ đảo Phú Quý về Nha Trang với thời gian dài hay trong quá trình nuôi, chúng chưa thích nghi với điều kiện nuôi nhốt hoặc có thể do giá trị pH môi trường nuôi cao (8,5 - 9) nên chúng dễ nhiễm bệnh. Dấu hiệu bệnh lý: Hải sâm lựu bị bệnh lở loét (Hình 3) với biểu hiện xuất hiện các vết lở loét màu trắng sữa trên thân. Sau đó, các vết loét nhanh chóng lan rộng ra xung quanh tạo thành từng mảng lớn. Từ những mảng loét này, dịch nhớt màu trắng sữa tiết ra rất nhiều, rồi vết loét ăn sâu vào da và nội tạng. Khi bị bệnh, hải sâm ít hoạt động, cơ thể mềm yếu. Tỷ lệ hải sâm lựu bị bệnh chiếm khoảng 12,5%. Biện pháp trị bệnh: Hải sâm cần được phát hiện kịp thời khi có biểu hiện tiết nhiều dịch trắng do bị lở loét. Cá thể bị bệnh được tách riêng và được ngâm kháng sinh Oxytetracyline 50 ppm/6 giờ/ngày và đồng thời bôi thuốc Oxytetracyline trực tiếp lên phần bị loét. Sau đó, chúng được thay nước sạch và cho ăn. Sau khi điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày thì các vết loét lành lại và hải sâm ăn lại bình thường. Hình 3. Hình dạng ngoài của hải sâm lựu bị bệnh lỡ loét 22 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi thuần dưỡng hải sâm vú và hải sâm lựu được ghi nhận: nhiệt độ là 24,5 - 290C, độ mặn 31 - 34‰, pH 8,5 - 9. Sau 70 ngày nuôi thuần dưỡng, tỷ lệ sống của hải sâm vú và hải sâm lựu lần lượt là 90 và 87,5%, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,82 g/ngày và -0,82 g/ngày. Trong quá trình nuôi thuần dưỡng, có 12,5% số lượng cá thể hải sâm lựu bị bệnh lở loét. 2. Kiến nghị Cần tiếp tục nghiên cứu phương pháp nuôi thuần dưỡng hải sâm để tìm ra phương pháp nuôi tốt hơn, hướng tới nghiên cứu sinh sản nhân tạo để tạo ra con giống nhằm góp phần bảo tồn 2 loài hải sâm này. Hình 4. Chậu dung dịch thuốc kháng sinh Oxytetracyline để ngâm hải sâm bị bệnh lở loét TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011. Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 02 năm 2011. 2. Nguyễn Chính, Nguyễn Thị Xuân Thu, Trần Hà Phương, 1995. Nghiên cứu quy trình xản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm điệp (Chlamys nobilis Reeve, 1852), hải sâm (Holothuria scabra Jaeger, 1883; Actinopyga echinites Jaeger, 1883). Báo cáo khoa học đề tài KN04-08. Bộ Thủy sản. 3. Nguyễn Đình Quang Duy, 2003. Công nghệ sản xuất giống hải sâm Holothuria scabra. Tạp chí Thủy sản. 4. Phạm Xuân Hiệu, 2012. Nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng (Holothuria scabra) tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết đề tài. 5. Đào Tấn Hỗ, 2006. Đặc điểm hình thái các loài hải sâm có giá trị thương mại ở biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 2, 70-89. 6. Nguyễn Thị Thanh Thùy, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thoa, Dương Thị Phượng, 2016. Báo cáo tổng kết Quỹ gen 2016. Tiếng Anh 7. Lavitra, T. Fohy, N., Pierre - Gildas G., Rasolofonirina, R. and Eeckhaut, I., 2010. Effect of water temperature on the survival and growth of endobenthic Holothuria scabra (Echinodermata: Holothuroidea) juveniles reared in outdoor ponds. SPC Beche - de - mer Information Bulletin, 30, 25 - 28.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_nuoi_thuan_duong_trong_dieu_kien_luu_giu_n.pdf