Đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Tiền Giang

- Năng suất khai thác trung bình của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang là 371,3kg/ngày và có xu hướng giảm theo sự tăng công suất máy tàu. - Năng suất lao động trung bình của đội tàu là 5,29 tấn/người/năm và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không rõ ràng. - Thu nhập trung bình của một lao động trên tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang khoảng 14,44 tr.đ/ người/năm. - Tổng doanh thu trung bình của đội tàu là 1.650 tr.đ/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. - Tổng chi phí trung bình của đội tàu là 1.538 tr.đ/tàu/năm và cũng có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. - Lợi nhuận trung bình của đội tàu là 112,7 tr.đ/ tàu/năm, tương ứng với 7% tổng doanh thu

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 118 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA ĐỘI TÀU LƯỚI VÂY ÁNH SÁNG TỈNH TIỀN GIANG ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY OF LURING PURSE SEINE VESSEL IN TIEN GIANG PROVINCE Phan Đăng Liêm1, Nguyễn Đức Sĩ2 Ngày nhận bài: 26/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 13/3/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Kết quả phân tích số liệu của 80 mẫu tàu lưới vây ánh sáng đã điều tra tại tỉnh Tiền Giang cho thấy, năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây ánh sáng hiện nay ở Tiền Giang đang có xu hướng giảm so với trước đây. Năng suất khai thác trung bình là 371,3kg/ngày/tàu, năng suất lao động trung bình là 5,29 tấn/người/năm, thu nhập trung bình của một lao động khoảng 14,44 tr.đ/người/năm. Lợi nhuận trung bình của đội tàu lưới vây Tiền Giang là 112,7 tr.đ/tàu/năm, tương ứng khoảng 7% tổng doanh thu và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất máy không rõ ràng. Doanh lợi theo chi phí, theo vốn đầu tư và theo doanh thu trung bình lần lượt là 7,33%, 9,91% và 6,83%; Doanh lợi của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thấp hơn so với các nghề khác ở khu vực Đông Nam Bộ [2]. Từ khóa: Nghề lưới vây ánh sáng, Tiền Giang, lợi nhuận ABSTRACT The results of data analysis of 80 survey samples for luring purse seine vessels in Tien Giang province show that, fi shing productivity and economic effects of luring purse seine presently tend to decrease. The average fi shing productivity was 371.3 kg /day/vessel, average labor productivity was 5.29 tons/ person/year, average income of a person was about 14.44 million VND/person/year . The average profi t of luring purse seine vessels in Tien Giang was 112.7 million VND/ vessel/year, equivalent to 7% of total turnover; downward and upward trend among capacity groups is unclear. Profi ts according to costs, investment capital and revenue were caculated at 7.33%, 9.91% and 6.83% respectively. Profi t of luring purse seine in Tien Giang was lower than that of the other fi shing gear in the Southeast region [2]. Key words: Luring purse seine, Tien Giang, profi t 1 Phan Đăng Liêm: Cao học Khai thác thuỷ sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Đức Sĩ: Viện Khoa học và công nghệ khai thác thuỷ sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiền Giang là một trong những tỉnh có đội tàu nghề lưới vây ánh sáng phát triển của nước ta. Tính đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 138 chiếc, trong đó đội tàu có công suất máy chính trên 90 CV khai thác ở vùng biển xa bờ chiếm 100% (Chi cục KT & BVNL Tiền Giang). Hiện nay hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ở Tiền Giang đang ngày càng giảm sút. Tuy nhiên, việc giảm sút về hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây ở đây là do đâu, yếu tố nào ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và ngư dân, nhà quản lý nên tác động vào yếu tố nào thì có thể tăng được hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, nghề lưới vây ở Tiền Giang so với các nghề khai thác hải sản khác và so với gửi tiền ngân hàng thì hiệu quả như thế nào?. Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang nhằm giúp cho ngư dân, các nhà quản lý địa phương có được định hướng phát triển nghề trong tương lai. Xuất phát từ các vấn đề trên, cần thiết phải thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây ánh sáng ở tỉnh Tiền Giang”. Kết quả của đề tài sẽ xác định được hiệu quả kinh tế và các nhân Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 119 tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của đội tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang phân theo nhóm công suất. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang. - Phân nhóm đội tàu khảo sát: phân thành 3 nhóm theo công suất máy chính: nhóm 1: 150 - < 250 CV, nhóm 2: 250 - < 400 CV, nhóm 3: ≥ 400 CV (theo hệ thống phân loại của Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản) [1] - Số lượng mẫu khảo sát đối với mỗi nhóm công suất được dựa vào số lượng tàu lưới vây ánh sáng hiện có tại Tiền Giang, được ước tính theo phương pháp ước lượng mẫu của FAO [8]. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Điều tra số liệ u thứ cấp: điều tra, thu thập số liệu về cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất, theo nghề khai thác hải sản và tình hình kinh tế - xã hội nghề cá của Tiền Giang tại cơ quan quản lý. - Điều tra số liệ u sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu/thuyền trưởng tại các phường/xã, bến cá, gồm: Thông số kỹ thuật, ngư cụ, chỉ số hoạt động, doanh thu, chi phí,... của đội tàu lưới vây ánh sáng. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu - Năng suất khai thác trung bình được xác định theo công thức: Trong đó: : là năng suất khai thác trung bình; n: là số mẫu thu thập; CPUEi: là năng suất khai thác của tàu thứ i (mẫu thứ i) - Tổng doanh thu của tàu (DT): Được xác định bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm: DT= DTcb * t - Tổng thu nhập của tàu (TN): Được xác định bằng tổng doanh thu (DTtb) trừ đi chi phí biến đổi CPbd (không bao gồm chi phí lao động): TN = DT - CPbd Trong đó: CPbd: Chi phí biến đổi (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực,...). - Lợi nhuận (LN): Được tính bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí cố định: LN= TN - CPcd - CPld Trong đó: CPcd: Chi phí cố định (gồm khấu hao tàu thuyền, lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn). Khấu hao phương tiện được tính ở đây là 10 năm: CPld: chi phí lương lao động - Năng suất lao động (tấn/người, đ/người): Đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất Trong đó: SL: Sản lượng khai thác được; LN: Lợi nhuận thu được; N: Số lượng lao động - Doanh lợi (DL, %): Đánh giá hiệu quả sản xuất (DL1, DL2, DL3; %) Trong đó: LN: Lợi nhuận thu được; DT: Tổng doanh thu; C: Chi phí sản xuất (khấu hao, cố định và biến đổi); V: Vốn đầu tư (tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Năng suất khai thác và năng suất lao động của đội tàu 1.1. Năng suất khai thác Năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang đang có xu hướng giảm so với trước đây [2,3,4,5,6]. Chi tiết thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Năng suất khai thác tí nh theo nhóm công suất TT Nhóm côngsuất (CV) Số mẫu khảo sá t Năng suất khai thác (kg/ngày/tàu) Mùa chính Mùa phụ Giá trị TB Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị TB Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 150 - < 250 11 479,98 55,23 298,20 620,50 319,98 51,32 204,00 500,00 2 250 - < 400 50 457,69 47,40 320,00 650,80 305,13 35,06 232,80 532,50 3 ≥ 400 19 432,54 40,67 320,76 660,00 296,04 45,50 256,80 530,00 Năng suất khai thác trung bình của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang vào mùa chính là 456,7 kg/ngày/tàu và vào mùa phụ là 307,1 kg/ngày/tàu và đều có xu hướng giảm theo sự tăng công suất máy tàu, điều này có thể giải thích là do các tàu công suất lớn khai thác các đối tượng có giá trị Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG kinh tế cao (như cá ngừ), còn các tàu công suất nhỏ đối tượng khai thác chủ yếu là cá nục, bạc má cho nên để xem xét cỡ tàu và mùa vụ nào cao hơn hơn cần xem xét hiệu quả kinh tế. Năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thấp hơn so với các nghề khác ở khu vực Đông Nam Bộ như: nghề lưới kéo đôi 797,3 kg/ngày và lưới rê thu ngừ 429,7kg/ngày nhưng lại cao hơn nghề lưới rê tầng đáy 231,3kg/ngày [2,3]. So với năm 1997 và năm 2004 thì năng suất khai thác của nghề lưới vây ánh sáng đang có xu hướng giảm mạnh [4,5,6]. Đặc biệt, là giá trị sản phẩm khai thác, điều đó chứng tỏ chất lượng nguồn lợi đang bị suy giảm [6]. 1.2. Năng suất lao động của đội tàu Đánh giá năng suất lao động cho biết việc sử dụng hợp lý, áp dụng các yếu tố kỹ thuật công nghệ khai thác phù hợp đối với tiềm năng sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động tối ưu nhất. Chi tiết về năng suất lao động thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Năng suất lao động của đội tàu Công suất (cv) Số mẫu khảo sát Số lao động Nld (tấn/người/năm) N’ld (tr.đ/người/năm) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất 150 - < 250 11 20 5,23 0,64 6,15 3,44 15,19 6,11 39,03 6,33 250 - < 400 50 20 5,40 0,51 6,18 3,72 15,36 5,87 35,67 6,98 ≥ 400 19 21 5,25 0,63 5,46 3,43 12,77 5,22 26,16 7,19 Năng suất lao động trung bình của đội tàu lưới vây ánh ở Tiền Giang là 5,29 tấn/người/năm, thấp hơn đội tàu lưới vây ánh sáng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nam Bộ [2,3] và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không rõ ràng. Thu nhập trung bình của một lao động trên tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang khoảng 14,44 tr.đ/ người/năm, thấp hơn so với các nghề khai thác khác trong khu vực như lưới rê tầng đáy, lưới rê thu ngừ và lưới kéo đôi [2,4]. Như vậy, thu nhập bình quân một ngư dân trên tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang là thấp. Tuy nhiên, hiện nay nghề này vẫn thu hút được nhiều lao động tham gia vì ngoài tiền thu nhập được ăn chia từ chủ tàu thì lao động còn câu thêm mực (khoảng 10 - 15 tr.đ/người/năm). 2. Lợi nhuận trung bình của đội tàu Lợi nhuận của đội tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang được xác định bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí (bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và lương lao động). Thu nhập của đội tàu được xác định bằng doanh thu trừ chi phí biến đổi. Chi tiết thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu Công suất (cv) Tổng doanh thu (Tr.đ/tàu/năm) Chi phí (Tr.đ/tàu/năm) Tổng thu nhập (Tr.đ/tàu/năm) Tổng lợi nhuận (Tr.đ/ tàu/năm) Cố định Biến đổi Lương lao động Tổng 150 - < 250 1.590,4 203,0 974,6 307,9 1.485,5 615,9 105,0 250 - < 400 1.680,6 173,9 1.066,4 307,1 1.547,3 614,2 133,2 ≥ 400 1.681,3 173,3 1.134,7 273,3 1.581,3 546,6 100,0 Tổng doanh thu trung bình của đội tàu là 1.650 tr.đ/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu (hình 1). Đây là mức doanh thu cao hơn so với nghiên cứu của tá c giả Đào Mạnh Sơn năm 2004 là 821 triệu đồng [6], điều này có thể giải thích là do giá cá tăng. Doanh thu trung bình của một tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang cao hơn so vớ i tàu lưới rê thu ngừ 1.022 triệu đồ ng, nghề chụp mực 643 triệu đồ ng, nhưng thấp hơn nghề lưới kéo đôi 2.217 triệu đồ ng [2]. Tổng chi phí trung bình của đội tàu là 1.538 tr.đ/ tàu/năm và cũng có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. Mặc dù doanh thu cao nhưng chi phí cũng rất cao, chi phí sản xuất cho một chuyến biển (bao gồm dầu, nhớt, nước đá, thực phẩm,...) chiếm tới 63,8% tổng doanh thu. Điều này có thể được giải thích do ngư trường chính của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang khá xa so với đất liền, do vậy thời gian tàu di chuyển nhiều làm tăng chi phí chạy tàu. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu cho máy điện thắp sáng đèn dụ cá cũng rất cao; giá nhiên liệu tăng cao. Ngoài ra, chi phí trả lương cho lao động trung bình chiếm khoảng 18% tổng doanh thu. Phương thức trả lương cho ngư dân của đội tàu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121 lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thường là hình thức ăn chia 50-50, nghĩa là 50% tổng thu nhập của tàu mỗi chuyến sẽ được dùng để trả công lao động. Bên cạnh đó, tổng chi phí cố định trung bình của đội tàu lưới vây ánh sáng chiếm khoảng 16% tổng doanh thu (chủ yếu là khấu hao phương tiện). Thu nhập trung bình của đội tàu là 592 tr.đ/tàu/ năm và có xu hướng giảm dần theo sự tăng công suất máy tàu. Lợi nhuận trung bình của đội tàu là 112,7 tr.đ/ tàu/năm, tương ứng khoảng 7% tổng doanh thu. Kết quả này thấp hơn so với điều tra nghề lưới vây ở Tiền Giang năm 2006; các nhóm công suất 150 - 300 cv và >300 cv lần lượt là 22,6% và 16,8% [3,4] và thấp hơn đội tàu lưới vây ánh sáng ở tỉnh Cà Mau, Bình Thuận nhưng cao hơn đội tàu lưới vây ánh sáng của Bà Rịa - Vũng Tàu [2]. 3. Doanh lợi của đội tàu Việc xác định doanh lợi nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của đội tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang. Doanh lợi 1 (DL1) là tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí, nếu DL1 cao thì chứng tỏ nghề có hiệu quả kinh tế và ngược lại. Doanh lợ i 2 (DL2) là tỷ số giữa lợi nhuận và vốn đầu tư, nếu DL2 cao thì chứng tỏ nghề có hiệu quả kinh tế (nên đầu tư) và ngược lại (không nên đầu tư). Doanh lợi 3 (DL3) là tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu, nếu DL3 cao thì chứng tỏ nghề có hiệu quả kinh tế và ngược lại. Chi tiết thể hiện ở hình 1. Hình 1. Doanh lợi của đội tàu Doanh lợi theo chi phí của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang trung bình là 7,33% và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không rõ ràng (hình 1); nhóm tàu công suất từ 250 - < 400 CV có doanh lợi theo chi phí sản xuất cao nhất, tiếp đến là nhóm tàu công suất từ 150 - < 250 CV và thấp nhất là nhóm tàu công suất ≥ 400 CV. Sở dĩ doanh lợi theo chi phí thấp là do giá nhiên liệu (dầu, nhớt), nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm tăng cao, trong khi đó giá cá tăng chậm. Doanh lợi theo chi phí của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thấp hơn so với nghề khác ở khu vực Đông Nam Bộ như: lưới kéo đơn 8,62%, lưới kéo đôi 10,61%, vây tự do 10,86% và lưới rê thu ngừ 16,41% [2]. Doanh lợi theo vốn đầu tư trung bình là 9,91%, đây là mức thấp và cũng có xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không thực sự rõ ràng (hình 1). Như vậy, nếu đầu tư vào nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thì thời gian hoàn vốn phải hơn 10 năm. Nếu so với thời điểm hiện nay, với mức lãi suất ngân hàng là 14% thì gửi ngân hàng tốt hơn so với đầu tư vào nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn, vì thế để có thể đánh giá được một cách chính xác hơn cần phải tiến hành nghiên cứu trong thời gian dài. Doanh lợi theo vốn đầu tư của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thấp hơn so với nghề khác trong cùng khu vực như: lưới kéo đơn 18,56%, lưới kéo đôi 32,87% và lưới rê thu ngừ 10,65% nhưng cao hơn nghề lưới vây tự do 8,66% [2]. Doanh lợi theo doanh thu trung bình là 6,83%, đây cũng là mức thấp và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất cũng không rõ ràng. Doanh lợi theo doanh thu của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang thấp hơn so với các nghề khác ở khu vực Đông Nam Bộ như: lưới kéo đơn 7,93%, lưới kéo đôi 9,59%, vây tự do 9,79% và lưới rê thu ngừ 14,10% [2]. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Năng suất khai thác trung bình của nghề lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang là 371,3kg/ngày và có xu hướng giảm theo sự tăng công suất máy tàu. - Năng suất lao động trung bình của đội tàu là 5,29 tấn/người/năm và xu hướng tăng giảm giữa các nhóm công suất không rõ ràng. - Thu nhập trung bình của một lao động trên tàu lưới vây ánh sáng ở Tiền Giang khoảng 14,44 tr.đ/ người/năm. - Tổng doanh thu trung bình của đội tàu là 1.650 tr.đ/tàu/năm và có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. - Tổng chi phí trung bình của đội tàu là 1.538 tr.đ/tàu/năm và cũng có xu hướng tăng dần theo sự tăng công suất máy tàu. - Lợi nhuận trung bình của đội tàu là 112,7 tr.đ/ tàu/năm, tương ứng với 7% tổng doanh thu. 2. Kiến nghị - Nghề cá nước ta vẫn trong tình trạng khai thác tự do, thiếu kiểm soát. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần phải xây dựng chiến lược phát triển đội Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG tàu khai thác hải sản xa bờ nói chung và lưới vây ánh sáng nói riêng dài hạn. - Nhằm tối đa hóa lợi nhuận, các chủ tàu sẽ thuê nhiều lao động làm việc trên tàu. Để đảm bảo quyền lợi thu nhập của ngư dân lao động trên tàu lưới vây ánh sáng, cơ quan quản lý nghề cá cần có quy định số lao động tối đa trên từng cỡ tàu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2011. Tổng hợp cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản, Hà Nội. 2. Vũ Duyên Hả i, 2008. Đá nh giá trì nh độ công nghệ khai thá c hả i sả n xa bờ . Bá o cá o tổ ng kế t đề tà i, Trung tâm Khuyế n nông - Khuyế n ngư Quố c gia. 3. Nguyễn Văn Kháng, 2011. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 4. Nguyễn Long, 1997. Đánh giá hiện trạng, trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 5. Nguyễn Long, 1999. Xác định các nghề có năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 6. Đào Mạnh Sơn, 2003. Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản. 7. Tổng cục Thống kê, 2011. Số liệu thống kê nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Hà Nội. 8. Sparre P., 1992. Introduction for assessment of tropical fi sheries resources, Part I. - Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho nghề lưới vây ánh sáng nhằm tăng hiệu quả sản xuất và an toàn hơn khi hoạt động trên biển. - Cần tổ chức các lớp tập huấn để tuyên truyền cho bà con ngư dân về việc sử dụng nguồn sáng trên tàu phù hợp với công suất máy tàu, tránh hiện trạng cạnh tranh nhau về công suất phát sáng làm tăng chi phí sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_doi_tau_luoi_vay_anh_sang_tinh.pdf
Tài liệu liên quan