Cách thể hiện phép lịch sự bằng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các bài thuyết trình tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

Nói chung, sinh viên khi đã chuẩn bị thuyết trình đều có ý thức tìm hiểu hoặc được hướng dẫn những cách thức diễn đạt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đảm bảo cho bài thuyết trình của mình đạt được những chuẩn mực cần thiết về mức độ trang trọng và lịch sự. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thể chuyển từ ý thức đó thành biểu hiện cụ thể để đạt được sự hoàn mỹ cho chính bài thuyết trình của mình. Những biểu hiện thiếu trang trọng lịch sự không phải là do sinh viên cố ý gây ra để làm mất thể diện mình và người đối diện. Kết quả khảo sát chung và phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên cho thấy vì thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập chưa thấu đáo đã dẫn đến các biểu hiện nêu trên một cách vô thức. Chính vì thế, để có thể giúp sinh viên tiến đến đạt chuẩn trong các bài diễn thuyết, cần nhấn mạnh yếu tố tiếp thu ngôn ngữ và việc thường xuyên luyện tập có góp ý để sinh viên có thể dần dần sở hữu những chiến lược hữu ích. Bài thuyết trình thành công tại lớp chỉ mới là tiền đề cho những bài thuyết trình, báo cáo khác quan trọng hơn trong toàn khóa học như đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp Các giáo viên giảng dạy môn diễn thuyết cũng nên quan tâm giới thiệu những yếu tố ngôn ngữ lồng ghép trong ngữ cảnh các chuẩn mực văn hóa, xã hội để sinh viên có thể tiếp cận cũng như có cái nhìn khách quan, tích cực hơn với việc thể hiện phép lịch sự trong những bài thuyết trình của mình; để vừa gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc và vừa tiếp cận các chuẩn mực văn hóa các nước nói tiếng Anh.

pdf11 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thể hiện phép lịch sự bằng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các bài thuyết trình tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 142-152 CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ VÀ PHI NGÔN NGỮ TRONG CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐH HUẾ ĐỖ THỊ XUÂN DUNG Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập khái niệm lịch sự (politeness) thể hiện qua hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Lịch sự là một quan niệm có tính văn hóa nên cách thức thể hiện nó trong ngôn ngữ cũng khác nhau trong những hoàn cảnh địa lý, xã hội khác nhau. Trong khi người Anh-Mỹ quan niệm một hành động hoặc một câu nói nào đó là lịch sự thì đối với người châu Á, có thể xuất hiện quan niệm hoàn toàn ngược lại. Dựa trên những lý thuyết về quan niệm lịch sự, tác giả đã khảo sát các bài thuyết trình của sinh viên tiếng Anh - trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế để tìm ra những cách thể hiện phép lịch sự của sinh viên khi thuyết trình cũng như đối chiếu chúng với cách mà người Anh - Mỹ thường hay thể hiện trong những hoàn cảnh tương tự. Những kết quả này có thể là tài liệu tham khảo cho những sinh viên tiếng Anh trong việc hướng đến các bài thuyết trình tiếng Anh vừa đạt được những chuẩn mực ngôn ngữ và những yêu cầu văn phong, vừa thể hiện đặc tính văn hóa của những nước nói tiếng Anh. 1. QUAN NIỆM VỀ PHÉP LỊCH SỰ (POLITENESS) Phép lịch sự có thể được xem là các ứng dụng thực tiễn của cách cư xử và phép xã giao. Đây là một hiện tượng có tính văn hóa vì quan niệm về lịch sự ở một quốc gia hay ngôn ngữ này có thể giống hoặc khác hoàn toàn với một quốc gia hay một ngôn ngữ khác. Lịch sự không chỉ diễn ra bên trong suy nghĩ của bản thân người giao tiếp. Muốn thể hiện lịch sự, người ta còn phải dùng những phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Xuất phát từ khái niệm “thể diện” (face concept) của Goffman [7], Brown và Levinson [4] đã đưa ra lý thuyết về phép lịch sự. Để hiểu được sâu hơn về phép lịch sự, cần tìm hiểu về khái niệm “thể diện” (face). Theo Goffman [7], [8]; Brown và Levinson [4], thể diện là “giá trị tích cực về mặt xã hội mà một người muốn người khác nhìn nhận về mình trong một mối quan hệ cụ thể; hoặc Thể diện chính là hình ảnh của mình mà mỗi cá nhân muốn đưa ra trước công chúng. Những khái niệm liên quan đến thể diện bao gồm : “mất thể diện/mất mặt” (losing face/be in wrong face/out of face), “giữ thể diện” (maintaining face/saving face/keeping face), “hành vi có nguy cơ mất thể diện” (face- threatening acts), hoặc “giữ thể diện cho người khác” (giving face) bởi theo Goffman [8], mỗi người nên vừa giữ thể diện cho chính mình, đồng thời cũng giữ thể diện cho những người khác đang cùng giao tiếp với mình. Từ đây, khái niệm “Lịch sự” (politeness) trong giao tiếp hàng ngày chính là một ứng dụng của ngữ dụng học vào cuộc sống. Giữ thể diện cho mình và cho người đối diện cũng chính là một thể hiện của CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ... 143 phép lịch sự. Leech [9], Brown và Levinson [4], Mao [11] và một số tác giả khác cho rằng với tư cách là một hiện tượng của ngữ dụng học, “phép lịch sự” được xem như là một nghệ thuật, một phương sách được người nói dùng để đạt được những mục đích khác nhau khi giao tiếp; ví dụ như để thúc đẩy và gìn giữ mối quan hệ hài hoà với những người xung quanh. 2. NHỮNG KIỂU THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ VÀ PHI NGÔN 2.1. Các kiểu thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói Theo Brown và Levinson [4], những cách thể hiện phép lịch sự được sử dụng khi người phát ngôn muốn giữ thể diện cho người đối diện trong trường hợp có nguy cơ xảy ra những hành vi làm mất thể diện. Brown và Levinson [4] đã thống kê 4 kiểu thể hiện sau đây: lối nói trực tiếp (bald on-record), lối nói khẳng định (positive politeness), lối nói phủ định (negative politeness) và lối nói gián tiếp (indirectness) * Lối nói trực tiếp: Để tránh những phát ngôn hoặc hành động phi ngôn có thể gây mất thể diện, hoặc để sửa chữa những tình huống đã lỡ xảy ra, người tham gia giao tiếp có xu hướng dùng lối nói trực tiếp. Cách dùng này có thể gây sốc cho người đối diện đặc biệt là trong ngữ cảnh văn hóa Đông phương, nên thường được dùng trong những tình huống thật sự thân quen. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp, cần thông báo cho người khác để tránh những hành vi gây nguy hiểm: “Watch out!” (Coi chừng!); đề nghị được giúp đỡ hoặc ra lệnh: “Pass me the book” (Đưa quyển sách cho tôi!); đưa ra đề nghị “Leave it. I’ll clean up later” (Để đó, tôi dọn sau). Cũng cần phải nói thêm rằng đối với văn hóa các nước phương Tây, lối nói trực tiếp, không vòng vo cũng chính là một cách thể hiện phép lịch sự; trong khi quan niệm Á đông thì ngược lại, đề cập vấn đề đường đột và trực tiếp quá sẽ gây mất thể diện, mất lịch sự đối với cả người nói lẫn người nghe. * Lối nói khẳng định: Không sử dụng các yếu tố trực tiếp như trên, lịch sự theo kiểu này là cách tạo ra các mối quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp; tôn trọng và đáp ứng nhu cầu phát ngôn của người đối diện bằng những phát ngôn đảm bảo không gây mất thể diện. Kiểu lịch sự này thường có khuynh hướng làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, thể hiện sự quan tâm của người nói đến họ và thường được dùng trong những tình huống mà người nói và người nghe biết nhau khá kỹ. Một số cách thể hiện là những câu nói biểu hiện sự quan tâm, sự thân mật, tình đoàn kết, ngợi khen như: “You look sad. Can I do anything? (trông anh buồn thế? Tôi giúp được gì chăng?); “If you wash the dishes, I’ll vacuum the floor” (nếu em rửa chén, thì anh chùi nhà”; “That’s a nice haircut you got; where did you get it?” (Chà, chị có mái tóc cắt đẹp đấy! Cắt ở đâu vậy?). * Lối nói phủ định: Đây là cách người phát ngôn đưa ra những yêu cầu lịch sự có chứa yếu tố phủ định như: "If you don't mind..." (nếu bạn không phiền) hoặc "If it isn't too much trouble..." (nếu không phiền) hoặc rào đón như “Perhaps, this is a little bit trouble, but I” (Có lẽ, hơi phiền một chút nhưng ) và sau đó hoàn toàn tôn trọng tự do trả lời của người đối diện. Vì thế, cách nói này thường không áp đặt người nghe phải làm một việc gì theo ý người nói cả. Ví dụ: “Perhaps, he might have taken it, maybe. ĐỖ THỊ XUÂN DUNG 144 Could you please pass the folder” (Có lẽ ông ấy đã lấy đi rồi. Xin anh vui lòng đưa cho tôi cái tập hồ sơ); hoặc “You couldn’t find your way to lending me a thousand dollars, could you? (Anh có thể cho tôi mượn một nghìn đô la được không?) * Lối nói gián tiếp: Bằng cách nói gián tiếp này, người phát ngôn có thể tránh những nguy cơ mà họ có thể làm mất thể diện của người nghe và của cả chính họ. Không dùng những mẫu câu mang ý nghĩa trực tiếp, người nói thường vòng vo hoặc ẩn ý trong những câu như: “wow, it’s getting cold in here” (Chà, ở trong này lạnh quá) để hàm ý rằng người nghe có thể giúp bật máy sưởi lên cho ấm, tuy rằng trong câu nói của họ không đề xuất một đề nghị nào liên quan đến việc bật máy sưởi. 2.2. Những kiểu thể hiện phép lịch sự trong hành động giao tiếp phi ngôn Thông thường khi quan sát, chúng ta có cảm giác rằng hành động giao tiếp bằng lời thường chiếm ưu thế so với những hình thức giao tiếp phi ngôn. Nhưng có nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ngôn ngữ lời nói chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể mối quan hệ giao tiếp. Chính những cử chỉ, nét mặt, dáng đi đứng mới là yếu tố giúp hình thành nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước (Eryilmaz và cộng sự [6]). Hình thức giao tiếp phi ngôn là một hệ thống bao gồm các yếu tố (không thành lời nói - non-verbal) mà con người sử dụng kèm với phát ngôn để gia tăng cách thể hiện ý tưởng của mình. Các yếu tố đó là ngôn ngữ cơ thể (body language) như cử chỉ, nét mặt, dáng đi đứng, ánh mắt, sự tiếp cận người đối diện (physical proximity), giọng nói, sự di chuyển hay đôi khi còn là sự im lặng, tiếng càu nhàu và một số hành động khác (Hurley, 1992; Eryilmaz và cộng sự [6]). Việc sử dụng phương thức giao tiếp phi ngôn có đặc tính văn hóa và vùng miền. Xem xét cách dùng các phương thức giao tiếp này để thể hiện phép lịch sự lại càng phải được đặt trong bối cảnh giao thoa văn hóa. Một cử chỉ, hành động phi ngôn được xem là lịch sự ở một nền văn hóa này có thể là một sự thô lỗ, mất lịch sự khi xem xét ở góc cạnh một nền văn hóa khác. Một số ví dụ về sự khác biệt giữa cách thể hiện phép lịch sự thông qua hành động giao tiếp phi ngôn của người phương Tây (đại diện là người Mỹ) và người phương Đông (đại diện là người Việt nam) là: - Người Mỹ cho rằng nụ cười thường xuyên trên nét mặt là cách thể hiện sự thân thiện và xã giao thông thường. Người Mỹ có thể mỉm cười với cả những người không quen biết trên sân ga, bến tàu hay ở những nơi công cộng khác. Người Việt nam thường không mỉm cười với người lạ, vì cho rằng như vậy là thể hiện sự bất thường, hoặc nhìn nhầm người quen. - Người Mỹ quan niệm nhìn trực tiếp vào người đối diện khi giao tiếp và duy trì ánh mắt thường xuyên là cách thể hiện lịch sự. Ngược lại, người Việt nam trong những ngữ cảnh trang trọng thường tránh nhìn trực tiếp vào người khác, bởi ánh mắt lưu lại hơi lâu sẽ có thể làm cho người đối diện nghĩ rằng họ đang “xoi mói”, “có ý”. - Giáo viên ở Mỹ có thể ngồi trên bàn để giảng bài, ăn mặc hơi tuyền toàng khi đến lớp trong khi sinh viên Mỹ có thể đội mũ trong lớp học, gác chân lên bàn phía trước khi thầy đang giảng bài, và ngắt lời thầy để tranh luận hoặc nêu câu hỏi. Ở Việt nam, tất cả những cử chỉ, hành động trên đều không được chấp thuận. Sinh CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ... 145 viên có thể nêu câu hỏi với thầy trong một ngữ cảnh trang trọng, hoặc đợi đến hết bài giảng và Thầy mời đặt câu hỏi thì mới nêu, và càng không nên tranh luận gay gắt với Thầy trong lớp học vì có nguy cơ làm cả hai mất thể diện. - Người Mỹ có thể dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, nét mặt) hơn người Việt bởi trong quan niệm về lịch sự và trong những tình huống trang trọng, người Việt cố gắng dùng lời trau chuốt hơn là bổ khuyết bằng ngôn ngữ cơ thể, vì có một số cử chỉ hành động dễ có nguy cơ bị hiểu nhầm là không trang trọng. (Theo Hurley, 1992; Levine và Adelman, 1993; Aswill, 2000) 2.3. Một số biện pháp cụ thể để thể hiện lịch sự và giảm nguy cơ làm mất thể diện: Từ những gợi ý của Brown và Levinson [4], Beeching [3], Watts [12] và Cupach [5], có thể tóm tắt những biện pháp cụ thể để thể hiện lịch sự là: - Dùng biện pháp tránh né (avoidance): tránh nhắc đến những chủ đề, những từ nhạy cảm, tránh nói thẳng, giữ im lặng khi có thể - Dùng biện pháp gián tiếp (indirectness) và ngôn ngữ rào đón (hedging): nói vòng vo, mượn câu trích dẫn để nói lên ý của mình, nói mẹo, xã giao bông đùa, nói rào trước... để tránh đề cập đường đột, gây mất thể diện - Dùng biện pháp ẩn ý (polite lying-implications): nói một câu này nhưng hàm ý một ý khác, để không phải đưa vấn đề ra một cách thiếu lịch sự, sợ người nghe phật ý. - Dùng biện pháp uyển ngữ (eupheumism): dùng từ, ngữ thay thế cho giảm bớt sự xung khắc, đường đột, sự đau thương trong từng tình huống cụ thể. - Dùng biện pháp sửa chữa (correction): khi các hành vi làm mất thể diện đã lỡ được phát ra, người ta thường phải viện đến biện pháp này để sửa chữa những gì mình đã nói. - Dùng câu hỏi đuôi (tag question) hoặc tình thái giả định (conditional - would, should, could) để giảm bớt sự chắc chắn - một cách phỏng đoán lịch sự. Với cách dùng này, hàm ý của người phát ngôn là họ chỉ nêu lên một giả thuyết, và họ cũng không chắc chắn lắm về phát biểu của mình. Đây được cho là cách đặt vấn đề lịch sự trong tiếng Anh. - Ngoài ra, các nhà ngôn ngữ học khác cũng đã khảo sát các phương tiện ngôn ngữ dùng để thể hiện phép lịch sự trong nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ khác nhau. Người ta có thể dùng những phương tiện từ loại (lexicon) và cấu tạo từ (morphology) để hàm ý lịch sự trong câu nói của mình. Ví dụ: dùng một từ ngữ đặc biệt nào đó trong những trường hợp trang trọng (beloved, respectful, kindly, highly appreciated trong tiếng Anh; kính, thưa, xin, thứ lỗi, hân hạnh trong tiếng Việt). 3. CÁC YÊU CẦU CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH Theo Beebe (1995), thuyết trình (presentation- public speaking) là một bài nói có chuẩn bị trước của một diễn giả đối với một nhóm đối tượng khán giả. Chủ đề có thể là bất kỳ ĐỖ THỊ XUÂN DUNG 146 nhưng có 3 mục đích cơ bản là: thông báo/thông tin (inform), thuyết phục (persuade) và tiêu khiển (entertain). Ngữ cảnh của một bài thuyết trình thông thường có tính hàn lâm, học thuật hoặc trang trọng; vì đối tượng lắng nghe thường là sinh viên đại học, đồng nghiệp tại trường Đại học, các nhà khoa học trong một hội nghị, cộng sự trong một cuộc họp công ty cho nên ngôn ngữ sử dụng để chuyển tải ý tưởng và dẫn dắt trong bài thuyết trình cũng phải đạt chuẩn về độ trang trọng; cách dùng từ phải mang tính học thuật. Tóm lại văn phong của người báo cáo, thuyết trình trong những tình huống vừa nêu phải đảm bảo lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn trọng khán giả; và bằng cách đó, tôn trọng chính bản thân người thuyết trình. Cách thức thể hiện tính trang trọng trong mỗi bài thuyết trình cũng có nhiều khía cạnh và tùy vào từng giai đoạn của bài nói mà người thuyết trình sử dụng hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn một cách phù hợp. 4. CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG NGÔN NGỮ HOẶC HÀNH ĐỘNG PHI NGÔN CỦA SINH VIÊN TIẾNG ANH TRONG CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH TẠI LỚP Thông qua môn học Diễn thuyết tiếng Anh (Public Speaking) mà người nghiên cứu trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 60 bài thuyết trình của 20 nhóm sinh viên tiếng Anh chính quy (80 sinh viên Anh K4SP, K4 PD) và 40 sinh viên thuộc hệ đào tạo bằng 2 (2004-2006). Các bài thuyết trình được quan sát, ghi chép và ghi âm, thu hình một số mẫu, cũng như dựa vào kết quả phân tích bài nhận xét của khán giả (là sinh viên cùng lớp) về cách sử dụng ngôn ngữ để vừa chuyển tải được ý tưởng, vừa thể hiện tính chất của một bài thuyết trình là trang trọng, lịch sự. Để có thể trình bày một bài thuyết trình theo quan điểm “quá trình” (process approach), người thuyết trình phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị ý tưởng, điều tra khán giả, viết đề cương (trong đó xác định rõ mục tiêu), thu thập thông tin, tìm tư liệu minh chứng, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bài thuyết trình, tìm hiểu nơi thuyết trình kỹ lưỡng, tập dượt bài thuyết trình nhiều lần, chuẩn bị ứng phó với các câu hỏi người tham dự có thể đặt ra. Đây là những bước bắt buộc trong “quá trình” nói trên. Văn phong, ngôn ngữ lời nói hoặc hành động phi ngôn cũng phải đảm bảo tính trang trọng và lịch sự. Đây là tính chất của một bài diễn thuyết hay thuyết trình. Do có thời gian chuẩn bị, được giáo viên hướng dẫn và chỉnh sửa ở mỗi giai đoạn, nên đa số sinh viên ít có tâm lý sợ hãi, lo lắng, áp lực lớn. Thế nhưng do những khác biệt về văn hoá, phương thức họ thể hiện phép lịch sự hoặc văn phong trang trọng - một yêu cầu của phép lịch sự - đã có một số điểm tương đồng và khác biệt đối với người bản xứ nói tiếng Anh. 4.1. Phần chào hỏi, giới thiệu bài thuyết trình và bạn thuyết trình Đa số sinh viên (hơn 88%) có cách chào hỏi, và giới thiệu bài thuyết trình của mình một cách bài bản, trang trọng với văn phong và cử chỉ lịch sự: Bảng 1. Những diễn đạt ngôn ngữ để thể hiện lịch sự trong phần mở đầu của bài thuyết trình Tiếng Anh Dịch nghĩa Tần số sử dụng Biện pháp “Ladies and gentlemen” Kính thưa quý Ông, quý Bà 20% Những biện CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ... 147 “Good morning, sir and madam” Xin kính chào quý ông bà 23% pháp thể hiện phép lịch sự chính là: - Dùng từ ngữ trang trọng - Dùng văn phong trang trọng - Ngôn ngữ rào đón - Nêu ý trực tiếp - Dùng câu phủ định để giới thiệu ý khẳng định “Good morning, everybody” Xin chào mọi người” 48% (Others) Cách khác 9% “I would like to present...” Tôi xin được trình bày... 25% “I am going to talk about” 18% ‘The purpose of my presentation today is... 14% “May I present to you the topic...” Cho phép tôi được trình bày 14% “I do not know if the following topic would be of your interest” 6% “I have an honor to be here today...” Tôi lấy làm vinh hạnh để ... 12% “I would have not been here if there hadn’t been the important event five years ago...” Tôi sẽ không đứng đây đề hầu chuyện quý vị nếu không có sự kiện quan trọng ấy xảy ra... 4% Others Cách khác 7% “May I introduce my friends/ partners?” Cho phép tôi giới thiệu các bạn cùng trình bày... 53% “My name’s Trang, and these are my group members: Le, Thu, Minh” Tôi tên là Trang, còn đây là các thành viên của nhóm 42% Others Cách khác 5% Thông thường thì phép lịch sự được thể hiện rất rõ ở phần mở đầu của bài thuyết trình bởi vì đa số sinh viên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước và ở phần mở đầu, cũng chưa có nhiều yếu tố bất ngờ nên tính chủ động của người nói vẫn rất cao. Đây chính là giai đoạn mà các yếu tố có nguy cơ làm mất thể diện chưa có nhiều, và tình huống cũng chưa gay cấn đến mức phải nỗ lực nhiều để thể hiện lịch sự. Nhìn chung, sinh viên tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHH đã có nhiều vận dụng để có thể đáp ứng những chuẩn mực văn phong của một bài thuyết trình. Tuy nhiên, bên cạnh cách mở đề trực tiếp như ở bảng 1 (một cách thể hiện lịch sự) thì vẫn còn một số sinh viên thích cách nhập lòng vòng, tránh đi vào vấn đề chính. Đây là một quan niệm mang tính Á đông. Người ta cho rằng khi muốn phát biểu điều gì thì cần phải có sự chuẩn bị và dùng những kiểu ngôn ngữ gián tiếp giới thiệu vấn đề muốn nói. Ví dụ: “There are many reasons why people learn a language. They may find that learning languages benefit them in some way. However, not all people own a proper method of learning languages. They may feel distract or misled if they do not practice for themselves a suitable method. There are many methods for one’s choice. That’s why I am here to discuss one of those methods: the communicative English language learning”. Sau một hồi giới thiệu “dài dòng” về học ngoại ngữ và phương pháp học ngoại ngữ, người thuyết trình mới đi vào vấn đề chính là mô tả một phương pháp học ngoại ngữ. Một số cách mở đầu khác mà số ít sinh viên (12%) sử dụng là “Our topic today is...” (trực tiếp), “Hello, I am here today to talk about” (từ ngữ thiếu trang trọng), “Do you know anything about AIDS? Today I will tell you...” (câu hỏi dẫn nhập không phù hợp với văn cảnh)... Như vậy, những cách mở đầu bài thuyết trình như thế này đều được đánh giá không cao, do người nói chưa thể hiện tính trang trọng, hay nói cách khác phép lịch sự cần có trong một bài diễn thuyết trước một nhóm đối tượng có học thức. ĐỖ THỊ XUÂN DUNG 148 Để thể hiện phép lịch sự tối thiểu trong phần mở đầu bài thuyết trình, sinh viên còn sử dụng các hình thức giao tiếp phi ngôn khác như: cúi đầu chào “khán giả” (khoảng 20%) (thay vì chỉ cần dùng ngôn từ lịch sự như người Mỹ là được); cười tươi hoặc dùng tay chỉ vào những người cộng sự trong nhóm khi giới thiệu họ (35%). Tuy nhiên, cách thể hiện này không thường xuyên như cách dùng ngôn ngữ, bởi đa số sinh viên đã thực hành hoặc diễn tập thuyết trình theo những hình mẫu do giáo viên cung cấp, trong đó sinh viên được xem người bản xứ nói tiếng Anh thuyết trình. 4.2. Phần trình bày các nội dung chính và minh họa cho bài thuyết trình Khi bắt đầu trình bày các nội dung chính của bài thuyết trình, sinh viên đã phải sử dụng nhiều phương cách khác nhau để thể hiện tính trang trọng, và qua đó thể hiện phép lịch sự. Tuy không phải toàn bộ sinh viên đều ý thức được điều đó trong bài thuyết trình của mình, nhưng phần đông vẫn có những cách phát ngôn và hành động phi ngôn phù hợp (hơn 90%), bởi vì đây chính là phần cốt lõi của bài diễn thuyết, và họ cũng đã có cơ hội luyện tập khá kỹ trước khi trình bày với sự góp ý của giáo viên và bạn cùng nhóm. Sau đây là một số cách thể hiện phép lịch sự của sinh viên trong bài diễn thuyết ở phần nội dung chính, đặc biệt là phần chuyển ý, giới thiệu ý mới và tiểu kết từng ý. Bảng 2. Những diễn đạt ngôn ngữ để thể hiện lịch sự trong phần nội dung của bài thuyết trình Giai đoạn Tiếng Anh Dịch nghĩa Tần số sử dụng Biện pháp Giới thiệu ý đầu tiên The first issue Vần đề đầu tiên là... 15% Những biện pháp thể hiện phép lịch sự chính là: - cảnh báo trước tình huống bằng ngôn ngữ dùng để giới thiệu và để tóm tắt - đi trực tiếp vào vấn đề - ngôn ngữ rào đón - Từ ngữ trang trọng I’d like to start by Tôi xin được bắt đầu bằng 43% Let’s begin by Xin được bắt đầu bằng 10% First of all, I’ll Đầu tiên, 12% I’ll begin by... Tôi xin được bắt đầu bằng 8% Kết thúc ý 1 Well, I’ve told you about Vừa rồi tôi đã trình bày 28% That’s all I have to say Đó là những gì tôi muốn nói 27% I’ve just finished Tôi vừa mới trình bày xong 21% I’ll summarise the first points Tôi xin tóm tắt những điểm chính đầu tiên 11% Giới thiệu ý thứ 2 Now, we move on to Bây giờ, chúng ta sẽ nói sang 12% Let me now turn to Cho phép tôi chuyển sang 9% Next/ secondly Tiếp theo, thứ 2 là 45% The second point is Ý thứ 2 là 34% Chuyển sang một ý mới khác I’d like now to discuss Tôi muốn chuyển sang thảo luận một vấn đề khác 14% Another point to make is... Thêm một ý nữa là 10% Let’s now look at Bây giờ chúng ta hãy cùng bàn về 13% Turning to Chuyển sang 6% Phân tích một ý Let’s consider this in more details Hãy cùng xem xét vấn đề này kỹ hơn 17% Cho ví dụ minh họa For example, to take an example, for instance Để minh họa, xin lấy một ví dụ 68% Let’s have a look at the pictures, posters, handouts Xin mời quý vị nhìn vào những bức tranh, tài liệu sau đây 56% CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ... 149 Trên đây là những cách dùng ngôn ngữ trang trọng để giới thiệu các phần chính cũng như minh họa cho bài thuyết trình. Ngoài những yếu tố ngôn ngữ cụ thể, sinh viên còn sử dụng hành động phi ngôn như cúi chào, biểu hiện thái độ lịch sự thông qua biểu cảm trên nét mặt (tươi tỉnh), duy trì ánh mắt nhìn bao quát về khán giả (eye contact); cách dùng tay chỉ trỏ hoặc hỗ trợ bài nói. Những sinh viên thành công trong việc dùng ngôn ngữ bằng lời và phi ngôn để thể hiện sự trang trọng, lịch sự trong bài thuyết trình đều được đánh giá cao, thường được xếp ở mức độ xuất sắc (9-10) hoặc giỏi (8-9) (số này chiếm khoảng 75% đối tượng được nghiên cứu). Những sinh viên không thể hiện được những cách dùng từ, diễn đạt câu và hành động phi ngôn như yêu cầu thường chỉ đạt mức xếp loại khá (20- 25%). Một số ví dụ về biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của sinh viên chưa đạt được yêu cầu về mức độ trang trọng và lịch sự ở phần nội dung thuyết trình này là: (1) Không dùng hoặc rất hiếm dùng các từ ngữ chuyển tiếp và giới thiệu phần nói tiếp theo trong bài thuyết trình, không tạo cho người nghe cảm giác được báo trước về nội dung cũng như cấu trúc bài nói và để khán giả rơi vào tình trạng căng thẳng vì bất ngờ với những nội dung mới liên tục được thảo luận. Đây là một trong những yếu tố không đạt chuẩn về yêu cầu của bài thuyết trình; (2) Ngôn ngữ sử dụng chưa được chuẩn xác về mặt trang trọng, dùng nhiều từ địa phương, dùng sai từ, cách đặt vấn đề quá đường đột, dễ gây mất lịch sự, gây sự hiểu nhầm hoặc khó được người nghe chấp nhận; (3) Hành động phi ngôn không đảm bảo chuyển tải được tính lịch sự hoặc gây hiểu nhầm trong một vài trường hợp (Ví dụ: khoát tay quá mạnh, liên tục, không trực tiếp nhìn khán giả, dáng người đứng không phù hợp, chỉ tay vô tình vào một khán giả bất kỳ). 4.3. Phần kết luận và tóm tắt các nội dung đã trình bày trong bài thuyết trình Ở giai đoạn này, đa số sinh viên đã không còn bỡ ngỡ và cũng đã vượt qua cảm giác lo lắng, mất tự tin, nên nảy sinh hai hướng diễn đạt trái ngược nhau: (a) Cảm giác quen thuộc, tự tin làm cho sinh viên dễ dàng dùng những lối diễn đạt trang trọng để kết thúc phần nói chuyện của mình; và qua đó thể hiện kiên định những yếu tố lịch sự mà ngay từ đầu bài thuyết trình mình đã sử dụng. Các ví dụ bao gồm: “Ladies and Gentlemen, I have just presented.” (Kính thưa quý vị, tôi vừa trình bày xong), “The main points that I have made in my presentation are” (những điểm chính mà tôi đã đề cập trong bài thuyết trình là), “That brings an end to my presentation today” (Đến đây tôi xin kết thúc bài trình bày của mình) . Sau khi thông báo kết thúc bài thuyết trình, người nói cảm ơn người nghe “Thank you for your attention” (Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị), “May I thank you for being such an attentive audience?), “Thank you for joining me today” (Xin cám ơn quý vị đã tham dự ngày hôm nay). Những kiểu diễn đạt như thế ở cuối bài được xem là phù hợp, đạt chuẩn, trang trọng và lịch sự. Bài thuyết trình của sinh viên đến đây xem như đạt được độ hoàn hảo, chuyên nghiệp và thống nhất. Tuy nhiên: (b) Cảm giác gần kết thúc bài và sự tự tin hơi thái quá có thể dẫn đến sự chủ quan và làm gây ra nguy cơ mất thể diện hoặc nói cách khác, phá vỡ phép lịch sự cần có của một số ít sinh viên khác. Có sinh viên nói “That’s all for today” (Tất cả là thế đó/ hôm nay như vậy là đủ, hết rồi đấy”; hoặc “That’s all” (Chỉ có thế thôi!)”. Có sinh viên thậm chí còn không ĐỖ THỊ XUÂN DUNG 150 nói gì khi kết thúc bài, để mặc cho người nghe tự suy đoán! Nguyên nhân khác nữa là do các sinh viên này không có sự chuẩn bị kỹ về mặt ngôn từ và cách diễn đạt cho bài thuyết trình, nên nghĩ rằng giai đoạn kết bài thường không quan trọng và không để ý đến lời phát ngôn của mình; hoặc sinh viên không thể nghĩ ra một phương cách kết thúc bài lịch sự, dẫn đến làm mất đi hiệu quả toàn bài thuyết trình mà mình đã chuẩn bị trước đó. Hành động phi ngôn trong giai đoạn này có thể là sinh viên giữ im lặng, mỉm cười hoặc tiếp tục duy trì ánh mắt nhìn khán giả. Có sinh viên làm một cử chỉ kết thúc bằng tay nhưng vẫn đảm bảo tính trang trọng lịch sự cho bài thuyết trình của mình. Nhiều nhà khoa học (Beebe-1995, Mandel-1987, Payne và cộng sự-1990) đã chứng minh rằng bài thuyết trình là một thể thống nhất, và tuân theo một qui trình. Việc thể hiện thành công một bài thuyết trình nhất thiết phải bao hàm sự chuyên nghiệp, tính trang trọng, lịch sự trong ngôn từ và cách thức diễn đạt, hành động phi ngôn ngữ suốt từ giai đoạn mở bài cho đến khi kết thúc. Đánh giá thành công của buổi thuyết trình từ phía giáo viên và bạn cùng lớp cũng phải căn cứ vào việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp ngữ cảnh hay không, cụ thể trong trường hợp này là phép lịch sự. 4.4. Phần bảo vệ bài thuyết trình Mời đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, giải thích lại những khái niệm chưa rõ, định hướng cho những vấn đề mở rộng đề tài, tranh luận về những kết quả nêu trong bài thuyết trình là những yêu cầu bắt buộc đặt ra cho người thuyết trình ngay sau khi kết thúc bài nói. Ở giai đoạn này, vì tâm lý lo lắng không thể bảo vệ những kết quả mà mình đã thuyết trình trước đó, đa số sinh viên bỏ qua hoặc quên sử dụng các phương cách dùng ngôn ngữ để thể hiện phép lịch sự. Một số ít sinh viên (khoảng 25%) tỏ ra bình tĩnh mời mọi người đặt câu hỏi, tích cực phân tích câu hỏi, và trả lời đúng, đủ những yêu cầu trong câu hỏi từ phía người tham dự. Số khác sinh viên (khoảng 40%) rất lúng túng khi nghe câu hỏi và không thể trả lời hoặc trả lời rất sơ sài, tránh né và đặc biệt là vì quá chú trọng đến nội dung câu trả lời nên đã không thể tập trung dùng những diễn đạt ngôn ngữ trang trọng lịch sự như đã được hướng dẫn. Nhiều sinh viên có phản ứng mạnh mẽ với khán giả như đỏ mặt, cười nhếch mép, phủ định câu hỏi hoặc thẳng thắn từ chối không trả lời. Nhiều sinh viên còn đứng ngây người như không nghe được gì và không nói được gì nữa. Sự lúng túng còn thể hiện trong cách dùng từ ngữ thiếu trang trọng như “It’s not what I aimed to talk about” (điều anh hỏi không phải nằm trong mục đích nói chuyện của tôi), “I don’t know. It’s up to you” (tôi không biết, tùy anh hiểu). Tuy nhiên, cách thể hiện này rất hiếm gặp (dưới 10%). Đa số những trường hợp lúng túng đều vội vã trả lời cho qua chuyện hoặc dùng biểu hiện nét mặt và mong chờ sự thông cảm từ phía người nghe. Từ đó, dù sinh viên đã đạt được nhiều thành tích cao trong những phần trình bày trước đó, nhưng nếu mất điểm trong phần bảo vệ này thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung. Ở phần này, sự khác biệt về văn hóa được thể hiện rõ nét trong cách ứng xử ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của các sinh viên. Đối với nền văn hóa Anh-Mỹ, việc thể hiện ý tưởng cá nhân rất được tôn trọng nên tạo ra sự tự tin cho người nói. Từ đó, việc dùng ngôn ngữ để phát biểu quan điểm là không khó khăn và với họ việc phát biểu sai không hẳn đã làm mất thể diện, mà đôi khi còn thể hiện sự tìm tòi, dám nghĩ dám làm. Ngược lại, CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ... 151 sinh viên Việt Nam với lối tư duy kiểu phương Đông, quan niệm mất thể diện còn bị ảnh hưởng và có chiều hướng ảnh hưởng tiêu cực, thì họ dễ dàng phản ứng lúng túng hoặc không thể dùng ngôn ngữ đã học để thể hiện sự vững vàng của mình. Có trường hợp sinh viên quá lúng túng khi không thể trả lời câu hỏi phản biện, dẫn đến im lặng một hồi lâu và “sa sầm” nét mặt, bật khóc hoặc chạy về chỗ ngồi trong cảm giác của người thua cuộc (2 sinh viên). So sánh cách bảo vệ đề tài thuyết trình của sinh viên Anh-Mỹ và của sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ Huế, có thể nhận thấy một số nét khác biệt như sau: Phạm trù SV Anh-Mỹ SV Việt nam Cách mời đặt câu hỏi Rất tích cực, cách mời tự nhiên, ngôn ngữ mang tính chào đón Được làm như một thủ tục cần phải có, đôi khi gượng ép, ngôn ngữ thể hiện tính bó buộc, khuôn phép Cách phản ứng với câu hỏi Bình tĩnh, tích cực, chào đón, tự tin với khả năng ứng xử, biết dùng ngôn ngữ để trì hoãn hoặc dẫn dắt vấn đề sang hướng có lợi Đôi khi mất bình tĩnh, lảng tránh, mất tự tin với khả năng, lúng túng và có cảm giác sợ mất mặt trong trường hợp không trả lời được hoặc trả lời sai câu hỏi Cách thảo luận câu trả lời Sẵn sàng tranh luận cho đến khi hai bên thống nhất câu trả lời. Sẵn sàng tiếp tục mở rộng vấn đề tranh luận Đôi khi phản ứng tiêu cực với người nghe, từ chối trả lời hoặc phủ định ý hỏi, có khi tìm kiếm sự chấm dứt thảo luận để tránh mở rộng vấn đề. (Nguồn: tham khảo bài phát biểu, thuyết trình của SV Úc (ĐH Sydney), Anh (ĐH St. Mark and St. John) và Hoa kỳ (ĐH Augustana)- Bài thuyết trình của SV ĐHNN Huế) Kết quả này cho thấy chuẩn bị cho bất kỳ phần nào của bài thuyết trình cũng quan trọng. Những sinh viên bỏ ra nhiều công sức tìm hiểu khán giả, tìm hiểu kỹ đề tài mình trình bày và nhất là có những chuẩn bị công phu về ngôn ngữ biểu đạt cũng như ngôn ngữ cơ thể thông qua những hành động phi ngôn thì có thể vượt qua những trở ngại nói trên một cách dễ dàng và đồng thời mang lại hiệu quả cao cho bài thuyết trình. 5. KẾT LUẬN Nói chung, sinh viên khi đã chuẩn bị thuyết trình đều có ý thức tìm hiểu hoặc được hướng dẫn những cách thức diễn đạt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đảm bảo cho bài thuyết trình của mình đạt được những chuẩn mực cần thiết về mức độ trang trọng và lịch sự. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thể chuyển từ ý thức đó thành biểu hiện cụ thể để đạt được sự hoàn mỹ cho chính bài thuyết trình của mình. Những biểu hiện thiếu trang trọng lịch sự không phải là do sinh viên cố ý gây ra để làm mất thể diện mình và người đối diện. Kết quả khảo sát chung và phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên cho thấy vì thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập chưa thấu đáo đã dẫn đến các biểu hiện nêu trên một cách vô thức. Chính vì thế, để có thể giúp sinh viên tiến đến đạt chuẩn trong các bài diễn thuyết, cần nhấn mạnh yếu tố tiếp thu ngôn ngữ và việc thường xuyên luyện tập có góp ý để sinh viên có thể dần dần sở hữu những chiến lược hữu ích. Bài thuyết trình thành công tại lớp chỉ mới là tiền đề cho những bài thuyết trình, báo cáo khác quan trọng hơn trong toàn khóa học như đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp Các giáo viên giảng dạy môn diễn thuyết cũng nên quan tâm giới thiệu những ĐỖ THỊ XUÂN DUNG 152 yếu tố ngôn ngữ lồng ghép trong ngữ cảnh các chuẩn mực văn hóa, xã hội để sinh viên có thể tiếp cận cũng như có cái nhìn khách quan, tích cực hơn với việc thể hiện phép lịch sự trong những bài thuyết trình của mình; để vừa gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc và vừa tiếp cận các chuẩn mực văn hóa các nước nói tiếng Anh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aswill, M.A. (2005). Vietnam Today, A Guide to a Nation at the Crossroads. Intercultural Press. Online version, retrieved on October, 2010 [2] Beebe S.A & S.J. Beebe (1995). Public Speaking- An Audience-centred Approach. Prentice Hall. [3] Beeching, K. (2002). Gender, Politeness and Pragmatic Particles in French. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. [4] Brown, P. and S. Levinson (1987). Politeness: Some universals in Language Usage. Cambridge: CUP. [5] Cupach, W. R. & S. Metts (1994). Facework. Thousand Oaks: SAGE Publications. [6] Eryilmaz, D. and S. Darn (2005). Non-verbal communication. [7] Goffman, E. (1955). On Face-work: An Analysis of Ritual Elements in Social Interaction. In “Language, Culture and Society. A Book of readings.”_Ben G. Glount. 1974. Cambridge: Winthrop Publishers. [8] Goffman, E. (1967). Interaction Ritual: Essays on Face-to-face Behaviour. New York: Pantheon. [9] Leech. G.(1983). Principles of Pragmatics. London: Longman. [10] Levine, D. R and M. B. Adelman (1993). Beyond Language: Cross Cultural Communication. Prentice Hall. [11] Mao, L. R. (1994). Beyond Politeness Theory: “Face” revisited and renewed. Journal of Pragmatics 21, 451-486. [12] Watts, R. J. (2003). Politeness. Cambridge: Cambridge University Press. Title: POLITENESS STRATEGIES EMPLOYED BY HUCFL STUDENTS OF ENGLISH IN THEIR PRESENTATIONS THROUGH VERBAL AND NON-VERBAL COMMUNICATION Abstract: The article proposes and discusses the concept of politeness as shown in language acts and non-verbal communication. Politeness is a cultural-bound concept. Its significance and interpretation, therefore, differ from one culture to another, one language to another. An utterance or another speech act is seen as a politeness strategy in this culture; however it may offend the hearers in another country. After summarizing some key issues of the face and politeness concepts, speech acts, and its strategies, the article claims different uses of verbal and non-verbal communication acts employed by students of 4th year-English major and second- degree-English major in their public speaking classes, especially in the presentation in front of a big audience. It is hoped that these are references for those who wish to reach not only a standard in their professional presentation, but to meet the demand of adaptation into the English- speaking cultures. ThS. ĐỖ THỊ XUÂN DUNG, Phòng KHCN - HTQT, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcach_the_hien_phep_lich_su_bang_phuong_tien_giao_tiep_ngon_n.pdf
Tài liệu liên quan