Ý tưởng mới từ các kinh tế giá tiền bối karl mark

ý tưởng mới từ các kinh tế giá tiền bối karl mark ền bối (Hướng tới những tư tưởng kinh tế hiện đại). Hiếm khi chúng ta có thể tìm thấy một tổng thuật các lý thuyết kinh tế học và thị trường thế giới hiện đại được trình bày một cách rõ ràng, chặt chẽ và lôi cuốn đến như vậy. Tuy nhiên, bản dịch đã được xuất bản tại Việt Nam lại thiếu sót một chương quan trọng nói về Karl Marx. Đây là một chương hết sức thú vị thể hiện quan điểm của một học giả phương Tây đối với người thày của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx. Nay tôi xin phép ra mắt bạn đọc bản dịch tiếng Việt toàn bộ chương VI của nguyên bản tiếng Anh tái bản có chỉnh sửa lần 2 vào năm 2007 tại Mỹ. Bản dịch này do tôi hiệu đính lại từ một bản dịch của một dịch giả vô danh trên mạng. Bản hiệu đính này đã có sự tham khảo và bổ sung các thuật ngữ kinh tế chính trị Marx-Lenin. Tôi đã quyết định trích lại bằng tiếng Việt toàn bộ những đoạn trích của Marx mà tác giả sử dụng từ bộ Toàn tập Mác - Ăngghen do NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành. Đọc chương VI về Karl Marx, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về các lý thuyết kinh tế của Marx cũng như chủ nghĩa Marx mà hiếm một tác phẩm nào ở Việt Nam có được. Với văn phong trong sáng, ngắn gọn nhưng rõ ràng, tác giả đã làm cho những tư tưởng của Marx trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều với bạn đọc Việt Nam. Tôi hy vọng đây là một tác phẩm có thể giải đáp được cho bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ những câu hỏi về Marx và chủ nghĩa cộng sản trong thời đại ngày nay. Mời các bạn đón đọc.

pdf26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ý tưởng mới từ các kinh tế giá tiền bối karl mark, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân, chỗ kia thì bọn trẻ chơi đùa và họ chuẩn bị cơm nƣớc trên một cái ghế có vẻ còn nguyên vẹn. Đối với bản thân Marx, "ông là một ngƣời cực kỳ bừa bãi, hay chỉ trích ngƣời khác cay độc, một chủ nhà nghèo khổ. Ông sống giống kiểu dân gipsy. Hiếm khi thấy ông tắm, chải chuốt và thay đồ lót. Ông còn thƣờng xuyên say bí tỉ. Ông thƣờng tiêu phí thời gian của ngày một cách vô ích, nhƣng nếu ông phải làm việc thì ông làm việc cả ngày đêm không mệt mỏi". Jenny mặc dù lớn lên trong gia đình quý tộc "nhƣng cũng chịu đƣợc cảnh nhà cửa bần cùng nhƣ thế này".19 Gia đình Marx mất ba đứa trẻ vì bệnh viêm phổi, viêm phế quản và bệnh lao trong năm năm bất hạnh ở London. Điều khủng khiếp nhất là những ngƣời làm dịch vụ tang lễ lại không cho nợ. Jenny trở nên vô cùng phiền muộn. Đã có lần bà phải đi ăn xin 2 bảng để mua quan tài cho đứa con. Mặc dù Marx thƣờng hay thô lỗ với những ngƣời xung quanh, nhƣng ông vẫn còn chút lòng thƣơng xót với những đứa con của mình. Bản thân ông cũng suy sụp khi chúng qua đời: Bacon nói rằng những ngƣời thực sự quan trọng có rất nhiều mối liên hệ với thiên nhiên và với thế giới. Họ có rất nhiều thứ để quan tâm nên họ dễ dàng vƣợt qua những mất mát. Tôi không thuộc về những ngƣời quan trọng nhƣ vậy. Cái chết của những đứa con đã hủy hoại sâu sắc trái tim và khối óc của tôi và tôi cảm thấy sự mất mát chỉ nhƣ mới ngày hôm qua thôi.20 Marx cố nhiên quy cảnh ngộ tuyệt vọng của mình cho giai cấp tƣ sản và hứa là sẽ bắt họ phải trả giá cho những tai họa của gia đình ông và sự ốm đau của chính ông, kể cả những đám mụn đỏ trên mặt ông. Marx hiếm khi tự trách mình. Lẽ ra ông phải làm nhƣ vậy. Marx còn ý thức rất trẻ con về kinh tế gia đình. Có ngƣời đã mô tả điều đó giống nhƣ việc một đứa trẻ cứ hét to ở đầu con kênh này và chẳng có trách nhiệm gì ở đầu kia. Nếu tính những món quà từ gia đình Jenny và Engels gửi cho và những khoản nhuận bút cho những bài báo trong tờ New York Daily Tribune thì gia đình Marx phải "kiếm" đƣợc một khoản tƣơng đƣơng với thu nhập của một gia đình trung lƣu cấp thấp. Trong những năm tháng khốn khó nhất của họ, họ chỉ kiếm đƣợc một khoản thu nhập gấp ba lần thu nhập của một công nhân không có kỹ năng. Một nhà thơ cấp tiến ngƣời Đức cũng bị trục xuất khỏi quê hƣơng, viết rằng một khoản thu nhập tƣơng tự nhƣ của Marx lúc nào cũng có thể mua đƣợc cho ông "một miếng bò bít tết thơm ngon mang hƣơng vị tha phƣơng".21 Nhƣng thay vì thƣờng xuyên chăm lo gia đình mình, Marx đầu tƣ tiền vào những tờ báo chính trị và đàn piano, âm nhạc, những bài tập khiêu vũ cho những đứa con của mình! Mặc dù là vợ của một nhà cách mạng nhƣng Jenny vẫn cứ in những giấy viết xa xỉ ghi tên mình là "Nữ Nam tƣớc Von Westphanlen". Vấn đề trở nên tồi tệ thêm khi Marx làm cho ngƣời hầu gái mang thai (cô ta là một món quà từ nhà Von Westphanlen). Một lần nữa Marx chối bỏ trách nhiệm của mình. Ông nói với Jenny rằng Engels là cha đứa bé. Ngƣời hầu gái bỏ đi một thời gian, rồi sau đó quay trở về với một đứa trẻ tóc rậm, da hơi ngăm đen. Đứa bé sau này đƣợc đem cho ngƣời khác làm con nuôi. Với tình cảnh gia đình nhƣ vậy, không ngạc nhiên gì khi biết rằng trong suốt những năm 1850 và 1851, Marx ở trong Bảo tàng Anh quốc nhiều hơn là ở nhà. Ông đọc hầu hết tất cả những gì liên quan đến kinh tế học. Ông bỏ ra hàng tháng trời để ghi chép những đoạn trích dài của khoảng 80 tác giả. Engels thúc giục ông làm nhanh hơn nhƣng Marx chậm rãi một cách khó hiểu và quá câu nệ các tiểu tiết. Marx cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm một nhà xuất bản chấp nhận xuất bản cuốn Tư Bản theo nguyên mẫu của ông. Engels quở trách nhà cộng sản ƣơng ngạnh: "Thể hiện một chút đầu óc kinh doanh xem nào."22 Mãi đến năm 1867, Marx mới hoàn thành việc nghiên cứu, viết lách, biên tập của mình và bình phục sau vài lần ốm đau. Tập I cuối cùng cũng ra đời. Ba tập tiếp theo đƣợc xuất bản sau khi tác giả qua đời. Để miêu tả cuốn Tư Bản, ta có thể chọn một trang bất kỳ trong cuốn Từ điển Đồng nghĩa và Dị nghĩa của Roget và đọc thật to bất kỳ tính từ nào. Cuốn sách đó có tất cả 2500 trang bao gồm toàn bộ trích dẫn từ hơn 1500 tác phẩm khác. Một vài trang thực sự là những kiệt tác văn chƣơng. Một số trang toát ra logic sáng sủa. Và một số trang lại mang nặng tính chuyên môn, tầm thƣờng và chán ngắt làm ngƣời ta nhớ đến lời phê phán kịch liệt của Truman Capote dành cho nhà văn Jack Kerouac: "Đây không phải là viết mà chỉ là đánh máy thôi." Chúng ta hãy nghiên cứu tác phẩm Tư Bản theo ba bƣớc. Thứ nhất, chúng ta sẽ khám phá điều cốt lõi của chủ nghĩa tƣ bản, tƣ tƣởng của Marx về sự bóc lột lao động. Thứ hai, chúng ta sẽ xem xét những quy luật vận động của chủ nghĩa tƣ bản, những quy luật tất yếu sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nó. Thứ ba, chúng ta sẽ xem xét những thiệt hại tâm lý của chủ nghĩa tƣ bản. Marx không chọn con đƣờng dễ đi. Ông không chỉ thẳng vào những doanh nghiệp lũng đoạn thị trƣờng mà tuyên bố rằng kỷ nguyên của những doanh nhân mạo hiểm và sự cạnh tranh hoàn hảo kiểu Smith đã hết thời rồi. Hãy nhớ rằng ông là một ngƣời theo phái Hegel trẻ; ông muốn cho thế giới thấy rằng ngay cả những mô thức lý tƣởng của chủ nghĩa tƣ bản nhất định phải tự sụp đổ. Ông bắt đầu với những công cụ kinh điển. Giống nhƣ Smith và đặc biệt là Ricardo, Marx "chứng minh" rằng giá trị của một sản phẩm đƣợc quyết định bởi lƣợng lao động cần thiết để sản xuất ra nó. Máy móc chỉ là lao động quá khứ đƣợc tích lũy lại dƣới dạng sắt thép. Một bộ dàn nghe stereo tiêu tốn hết mƣời giờ lao động thì nó có giá trị gấp đôi so với giá trị của một cái khác chỉ mất có năm giờ lao động. Nếu điều đó là đúng, thì không thể có lợi nhuận trừ khi công nhân bị bóc lột lao động. Chúng ta có tam đoạn luận nhƣ dƣới đây: 1. Giá trị của một sản phẩm (giá cả của nó) đƣợc quyết định bởi lƣợng lao động. 2. Những ngƣời công nhân nhận đƣợc đầy đủ giá trị của cái mà họ đóng góp vào để sản xuất ra sản phẩm đó. 3. Do đó, giá trị của một sản phẩm bằng với lƣợng giá trị mà ngƣời công nhân nhận đƣợc. Nhƣng giá bán của sản phẩm lại không chỉ chia cho công nhân. Ngƣời chủ giữ một phần là lợi nhuận. Hãy quên đi bàn tay vô hình. Bàn tay hữu hình và thô bạo của nhà tƣ bản mới thực sự hoạt động. Lợi nhuận từ đâu mà ra? Tiền đề thứ 2 chắc chắn là sai. Công nhân không thể nhận đƣợc đầy đủ giá trị mà họ đóng góp vào sản phẩm. Họ phải bị bóc lột. (Những ngƣời phê phán Marx tất nhiên lập luận rằng tiền đề thứ 1 không đúng) Nhà tƣ bản lừa công nhân nhƣ thế nào? Thay vì trả cho họ một khoản bằng với giá trị đƣợc cộng thêm vào việc kinh doanh của nhà tƣ bản, nhà tƣ bản chỉ trả sao cho họ tồn tại, tiền lƣơng chỉ đủ để họ sống và làm việc. Nhà tƣ bản mua sức lao động y nhƣ một thứ hàng hóa. Sau đó anh ta bắt nó phải làm việc X giờ mỗi ngày. Chúng ta hãy sử dụng những thuật ngữ của Marx. Marx miêu tả việc nhà tƣ bản cung cấp các công xƣởng và thiết bị đƣợc gọi là tư bản bất biến. Họ cũng trả công cho lao động. Công này đƣợc gọi là tư bản khả biến. Khi tiến hành sản xuất, nhà tƣ bản chắc chắn phải đảm bảo rằng giá trị cuối cùng của sản phẩm phải cao hơn tổng tư bản bất biến và khả biến. Giá trị tăng thêm (lợi nhuận) có đƣợc khi họ trả cho công nhân ít hơn giá trị mà công nhân sản xuất ra. Nói cách khác, giá trị của ngƣời công nhân thêm vào giá trị sản phẩm vƣợt quá tư bản khả biến mà họ đƣợc trả. Marx gọi đây là sự ăn cƣớp giá trị thặng dư của ngƣời lao động. Ví dụ, Jasmine là một thợ may làm việc cho chƣơng trình sân khấu Radio City Music Hall. Khán giả thƣờng không thích những bộ trang phục rách nát. Vì thế công việc may vá của cô làm tăng thêm giá trị của một buổi biểu diễn khoảng 10 đô la. Nhƣng cô chỉ đƣợc trả 6 đô la thôi. Các ông chủ bóp nặn 4 đô la thặng dƣ của Jasmine cho mỗi buổi biểu diễn hằng ngày. Tỷ lệ giữa giá trị thặng dƣ đối với tiền lƣơng (4/6) là tỷ suất giá trị thặng dư. Tại sao Jasmine lại không đòi 10 đô la cho công sức của mình? Chủ nghĩa tƣ bản dẫn đến thất nghiệp và một đội quân dự bị sẵn sàng thế chỗ của Jasmine nếu cô đòi lƣơng cao hơn. Cô không sở hữu máy may, trang phục hay sân khấu. Các ông chủ mới là ngƣời sở hữu. Bằng cách kiểm soát những phƣơng tiện sản xuất, họ thống trị thị trƣờng lao động. Các ông chủ đặt ra mức lƣơng 6 đô la cho Jasmine nhƣ thế nào? Các ông chủ chỉ cần trả lƣơng cho những ngƣời công nhân đủ để họ sống. Jasmine nhận 6 đô la bởi vì 6 đô la sẽ giúp cô sống đƣợc. Cô ta nhận đƣợc một đồng lương đủ sống. Nếu cô ta kiếm đƣợc 1 đô la cho mỗi giờ làm việc thì sáu giờ làm việc sẽ giúp cô đủ sống. Nhƣng các ông chủ không để cô làm việc đúng sáu giờ. Họ buộc cô phải làm việc nhiều hơn trong một ngày, vá chữa nhiều bộ trang phục rách hơn. Chẳng hạn họ kéo 6 đô la tiền lƣơng của cô ra hơn mƣời giờ làm việc. Kết quả là: Cô ta làm việc sáu giờ cho chính mình và thêm bốn giờ cho ông chủ. Khoản thặng dƣ bốn giờ đi ngay vào túi ông chủ. Họ chẳng cần phải đụng đến một cái đê nào cả. Tại sao ngƣời công nhân chỉ đƣợc trả lƣơng đủ sống? Chúng ta đã nói rằng giá trị của một hàng hóa đƣợc quyết định bởi lƣợng lao động kết tinh vào hàng hóa đó. Nguồn cung lao động cũng là một loại hàng hóa. Do vậy, giá cả của lao động là khoản tiền cần thiết để sản xuất và duy trì sự tồn tại của một con ngƣời. Nói chung, các ông chủ không trả đủ cho công nhân để mua cái mà họ sản xuất ra. Những ngƣời công nhân vật lộn chỉ để có đƣợc một phần thôi. Trong ví dụ của chúng ta, Jasmine không thể mua nổi một chiếc vé 10 đô la cho buổi biểu diễn mặc dù chính cô đóng góp 10 đô la giá trị vào đó. Có lẽ các ông chủ sẽ để cho cô mua một chiếc vé 5 đô la nếu cô hứa chỉ xem các diễn viên từ phần thắt lƣng họ trở lên. Nếu lợi nhuận có đƣợc nhờ bóc lột lao động, chúng ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ lệ phần thặng dƣ trên tổng tƣ bản bất biến và khả biến (s/[v + c]). Nhà tƣ bản có thể tăng lợi nhuận nếu ông ta ép buộc những ngƣời làm thuê cho mình làm việc nhiều hơn trong một ngày. Hoặc ông ta có thể tăng đƣợc lợi nhuận bằng cách bóc lột thêm lao động của phụ nữ và trẻ em. Trong thời đại mà Marx viết, giờ làm kéo dài ra và ngày càng có nhiều lao động nữ và trẻ em đã gia nhập vào lực lƣợng lao động công nghiệp. Đến đây chúng ta hiểu lợi nhuận có đƣợc nhờ bóc lột nhƣ thế nào. Nhƣng tại sao lại không thể duy trì đƣợc điều này? Những quy luật nào của chủ nghĩa tƣ bản rốt cuộc sẽ giải thoát ngƣời công nhân khỏi sự tuyệt vọng và buộc các nhà tƣ bản phải quỳ gối? Marx không chỉ tuyên bố rằng một cuộc cách mạng xã hội sẽ nổ ra. Ông mô tả một cách cẩn thận những mâu thuẫn kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản. Chúng ta sẽ khảo sát năm “quy luật” hoặc “khuynh hƣớng” dẫn tới sự tự sụp đổ từ bên trong của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Chẳng những không hoan nghênh chủ nghĩa tƣ bản, bàn tay vô hình rút cục lại phá tan nó. 1. Tỷ suất lợi nhuận giảm xuống và sự tích lũy tư bản. Cũng nhƣ Adam Smith, Marx nhận thấy nhà tƣ bản đƣơng đầu với sự cạnh tranh. Nếu một công ty mở rộng quy mô sản xuất của mình, nó có thể sản xuất hiệu quả hơn. Công ty nào có khả năng đổi mới sẽ ép buộc các đối thủ cạnh tranh của nó phải phát triển hơn. Các công ty thuê mƣớn nhiều công nhân hơn. Nhƣng điều đó lại làm tăng tiền lƣơng lên vƣợt mức đủ sống. Các ông chủ làm gì? Họ sẽ thay thế lao động bằng máy móc. Nếu họ không làm điều đó, lợi nhuận của họ sẽ giảm xuống. Bởi vì trả cao hơn sẽ tạm thời chấm dứt sự bóc lột của họ đối với công nhân. Sự cạnh tranh bắt buộc họ phải thay thế nhƣ vậy. Nhƣng ở đây các ông chủ khôn ngoan hơn và họ bị rơi vào thế tiến thoái lƣỡng nan. Các khoản thặng dƣ chỉ có thể bóp nặn đƣợc từ con ngƣời. Những nhà tƣ bản bán máy móc có thể đòi trả giá đúng và đủ cho các sản phẩm của họ. (Nếu một thiết bị in tráng phim tốc độ cao tăng doanh thu cho công ty vì nó có thể in tráng nhiều ảnh hơn trong một giờ thì nhà sản xuất thiết bị đó có thể tính một mức giá mới cho công ty làm ảnh) Hãy nhìn lại công thức về tỷ suất lợi nhuận s/[c + v] của Marx. Bằng cách cộng thêm máy móc [c], các nhà tƣ bản làm giảm lợi nhuận của mình. Mặt khác của tình thế khó xử này là nếu họ chống lại việc đƣa thêm máy móc vào sử dụng, không ai sẽ mua những sản phẩm không cạnh tranh của họ: Ngoài ra, sự phát triển của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa làm cho sự tăng thêm không ngừng của số tƣ bản bỏ vào một xí nghiệp công nghiệp trở thành một sự tất yếu, và cạnh tranh làm cho những quy luật bên trong của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa trở thành những quy luật bên ngoài có tính chất cƣỡng chế đối với mỗi một nhà tƣ bản cá biệt. Cạnh tranh buộc nhà tƣ bản không ngừng mở rộng tƣ bản để giữ đƣợc tƣ bản, và hắn chỉ có thể mở rộng tƣ bản của mình bằng cách tích lũy ngày càng nhiều hơn mà thôi… Hãy tích lũy đi, hãy tích lũy đi! Đó chính là Moses và các nhà tiên tri ... Cho nên, hãy để dành đi, hãy để dành đi, nghĩa là hãy biến một phần thật nhiều giá trị thặng dƣ hay sản phẩm thặng dƣ trở lại thành tƣ bản! 23 Một kết cục tƣơng tự xảy ra nếu một nhà tƣ bản nâng cấp một cái máy. Ngƣời chủ nào tạo ra đƣợc một chiếc máy may tốt hơn có thể đƣa ra giá thấp hơn cho sản phẩm của mình. Bởi vì các ông chủ phải ganh đua với nhau nên các đối thủ cạnh tranh phải dành dụm những khoảng thặng dƣ moi đƣợc từ lao động và đầu tƣ vào máy may mới. "Lòng tham không đáy" của nhà tƣ bản buộc họ phải bị hủy diệt. Để tránh thua lỗ, các ông chủ cố gắng bóc lột lao động thậm tệ hơn nữa. Bằng cách nào? Họ sẽ tăng tốc độ làm việc. Và họ sẽ kéo dài ngày lao động hơn nữa. Tất nhiên, những chiến thuật này chỉ kéo dài hơn sự chịu đựng của ngƣời lao động một cách nguy hiểm. 2. Sự tập trung cao độ quyền lực kinh tế. Khi các nhà tƣ bản buộc phải mở rộng và phát triển thì cuộc chiến sẽ diễn ra ngày càng ác liệt. Những công ty lớn nhất, những công ty có giá thành sản xuất rẻ hơn sẽ chiến thắng. Cuộc chiến đẫm máu "bao giờ cũng chấm dứt bằng sự phá sản của nhiều nhà tƣ bản nhỏ, tƣ bản của họ một phần lọt vào tay những kẻ chiến thắng, một phần bị tiêu vong".24 Những kẻ sống sót sẽ nhanh chóng hạ gục kẻ bại trận. 3. Khủng hoảng và suy thoái sâu sắc. "Những lời nhảm nhí con nít … rác rƣởi … vô lý bịp bợm." Marx dùng những từ này để mô tả lập luận của Say về tính ổn định của chủ nghĩa tƣ bản. Khi các nhà tƣ bản sử dụng máy móc thay thế cho lao động, nạn thất nghiệp tăng lên. Ai mua hàng hóa khi các ông chủ mở rộng sản xuất? Không ai cả. Hàng hóa không bán đƣợc. Nạn phá sản tăng vọt. Sự hoảng loạn xuất hiện khắp mọi nơi. Các nhà tài phiệt bán tống bán tháo những cổ phần họ nắm giữ. Đầu tƣ tụt xuống. Các nhà đầu tƣ nhảy lầu. Dĩ nhiên, chu kỳ sẽ bắt đầu một chu trình mới sau khi giá cả tụt xuống. Những kẻ sống sót sẽ lại thu gom những doanh nghiệp phá sản và thuê mƣớn lại những ngƣời công nhân tuyệt vọng. Các khoản thặng dƣ và lợi nhuận xuất hiện trở lại. Nhƣng chỉ để suy thoái nhanh hơn và sâu hơn nữa ở lần kế tiếp. 4. Đội quân dự bị công nghiệp. Nhờ sử dụng máy móc thay thế lao động và suy thoái, các nhà tƣ bản càng ngày càng ném nhiều ngƣời hơn ra đƣờng. "Đội quân" này không mang tính chiến đấu hơn Đội quân Cứu tế lúc ban đầu. Chừng nào mà đội quân này còn bình tĩnh thì nó vẫn còn là một nguồn lao động giá rẻ. Sự thừa thãi công nhân giúp các nhà tƣ bản kiểm soát đƣợc tình hình lúc ban đầu. 5. Bần cùng hóa giai cấp vô sản. "Con số những tên trùm tƣ bản tiếm đoạt và nắm độc quyền tất cả những cái lợi của quá trình chuyển hóa đó ngày càng giảm đi không ngừng … thì nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, thoái hóa, bóc lột càng tăng thêm"25. Ngày làm việc dài hơn và ít kỳ nghỉ hơn chỉ đem lại sự bần cùng hơn cho những ngƣời lao động bị chà đạp. Những tác phẩm trƣớc đó của Marx lập luận rằng mức sống tuyệt đối của họ tụt xuống. Nhƣng trong cuốn Tư Bản, đƣợc viết khi ông vấp phải những bằng chứng cho thấy mức sống tuyệt đối của công nhân tăng hơn trƣớc thì ông rút lại, thừa nhận rằng những ngƣời công nhân chỉ có một phần nhỏ hơn của sự thịnh vƣợng so với trƣớc. Cuối cùng, sau nạn thất nghiệp, sa sút lợi nhuận, sự tuyệt vọng vô nhân đạo và sự bần cùng, giai cấp vô sản sẽ nhìn thấy ánh sáng ở cuối đƣờng hầm. Cái mặt nạ của thƣợng tầng kiến trúc sẽ bị lột bỏ. Con quái vật xấu xa mà ngƣời ta gọi là chủ nghĩa tƣ bản sẽ lộ rõ. Quần chúng bị áp bức sẽ vùng lên: "Giờ tận số của chế độ tƣ hữu tƣ bản chủ nghĩa đã điểm. Những kẻ đi tƣớc đoạt bị tƣớc đoạt lại."26 Giai cấp vô sản sẽ giành đƣợc nhiều thứ hơn là các công xƣởng. Họ giành lại đƣợc con ngƣời thật của họ. Các nhà tƣ bản không chỉ cƣớp đoạt túi tiền của ngƣời vô sản. Họ còn cƣớp đi cả trái tim và khối óc. Đối với Marx, lao động đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con ngƣời. Con ngƣời bị ép buộc phải tạo nên và nâng cao cuộc sống của mình thông qua tự nhiên và các mối quan hệ với ngƣời khác. Nhân cách của con ngƣời không thể phát triển nếu không làm việc sáng tạo. Dƣới chủ nghĩa tƣ bản, lao động chỉ là một loại hàng hóa mà thôi. Con ngƣời bị buộc ép buộc phải chấp nhận những công việc thƣờng lệ và tẻ nhạt. Họ trở thành những công cụ sống. Họ cảm thấy lạc lõng với chính họ, với thế giới và với ngƣời khác. Sự lạc lõng trở thành một chủ đề nổi bật của những nhà Marxist và những chỉ trích của những ngƣời theo thuyết hiện sinh đối với xã hội hiện đại. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Marx và Engels hối thúc những ngƣời vô sản nắm lấy nền kinh tế và giải phóng chính mình: Những ngƣời cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt đƣợc bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trƣớc một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những ngƣời vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành đƣợc cả thế giới. Vô sản tất cả các nƣớc, đoàn kết lại! 27 Gần 20 năm sau sự ra đời của cuốn Tư Bản, những ngƣời vô sản mới có thể hậu thuẫn cho những khẩu hiệu súc tích của mình bằng những phân tích sắc sảo. Nhƣng điều gì xảy ra sau cách mạng? Có phải tất cả mọi ngƣời đều vui vẻ và hƣởng thụ trong xã hội mới hình thành? Có phải tất cả mọi ngƣời đều ngồi xung quanh đống lửa trại, tay nắm tay và hát "Cum-Ba-Ya"? Một vài nhà Marxist đƣơng thời có lẽ làm cho ngƣời ta nghĩ vậy. Rõ ràng là Marx coi khinh chủ nghĩa xã hội không tƣởng và cƣời khinh bỉ sự đơn giản quê mùa của nó. Ông ta là một ngƣời vô cảm. Ông khinh bỉ niềm khát khao mong mỏi sự phân phối thu nhập "công bằng" hay sự tái phân phối tài sản quy mô lớn. Những ngƣời công nhân, ngay cả dƣới chủ nghĩa xã hội, cũng không đƣợc hƣởng "đủ giá trị" lao động của mình. Tuy nhiên, khoản thặng dƣ sẽ tới tay "nhân dân" thông qua những dịch vụ tập thể. Vậy chủ nghĩa cộng sản thực sự có nghĩa gì? Chúng ta không biết đƣợc. Marx đã cố ý né tránh việc để lại "công thức chế biến" cho những "tiệm ăn tƣơng lai"28. Nếu không có công thức cụ thể, chủ nghĩa Marx với tƣ cách là một hệ thống cai trị trở thành một món xúc xích của chính trị: một cách thức rẻ tiền để biến hội đồng lãnh đạo trở thành công cụ phục vụ cho một nhóm thiểu số. Marx cho rằng cuối cùng thì nhà nƣớc sẽ "tiêu vong". Đồng thời nền chuyên chính của giai cấp vô sản sẽ thống trị. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bao gồm một kế hoạch mƣời điểm để thực thi "sự xâm phạm một cách chuyên chế vào quyền sở hữu": 1. Tƣớc đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp địa tô vào quỹ chi tiêu của nhà nƣớc. 2. Áp dụng thuế lũy tiến cao. 3. Xóa bỏ quyền thừa kế. 4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lƣu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn. 5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nƣớc thông qua một ngân hàng quốc gia với tƣ bản của nhà nƣớc và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn. 6. Tập trung tất cả các phƣơng tiện vận tải vào trong tay nhà nƣớc. 7. Tăng thêm số công xƣởng nhà nƣớc và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cầy cấy và cải tạo ruộng đất theo một kế hoạch chung. 8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi ngƣời, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là cho nông nghiệp. 9. Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm dần dần xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bằng cách phân bố dân cƣ một cách đồng đều hơn trong cả nƣớc. 10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xóa bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các công xƣởng nhƣ hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất, v.v.. 29 Những ngƣời Marxist sau này sẽ phải tự suy nghĩ xem làm thế nào để thực hiện đƣợc kế hoạch đó. Không quá lạc quan về những phong trào xã hội chủ nghĩa bị vỡ vụn ở châu Âu, Marx đã có lần tuyên bố rằng ông không còn là một nhà Marxist nữa. Trong Kinh Thánh, Chúa ngăn cho Moses không vào Miền Đất hứa. Nhƣng những ngƣời Marxist không giống nhƣ những ngƣời Israel, không có Joshua dẫn đƣờng khi Marx chết vào năm 1883. Đánh giá Marx Làm thế nào mà chúng ta có thể phê phán một cách toàn diện những phân tích thiên tài của Marx? Nhiệm vụ này thật là đáng sợ. Trong suốt thế kỷ qua, giới trí thức đã viết hàng triệu trang giấy để ngợi ca, lăng mạ và ba hoa, bốc phét về Marx. Một dàn ý đơn giản để đánh giá Marx là nhƣ thế này: (1) Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx bẻ cong khái niệm lao động thặng dƣ nhƣ thế nào? (2) Những điều tiên đoán về sự bần cùng hóa, nạn thất nghiệp và sự sụp đổ của chủ nghĩa tƣ bản có chính xác không? (3) Ông đóng góp cho kinh tế học hiện đại những gì? (4) Ông đóng góp gì cho chính trị học hiện đại? 1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx bẻ cong khái niệm lao động thặng dư như thế nào: Trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo, Jean Valjean thƣờng xuyên phải đối diện với kẻ báo oán: Thanh tra Javert. Và cuộc đời cứ luôn kéo Javert về đối diện với Valjean. Tính biện chứng văn chƣơng tạo ra một cuộc tranh đấu kịch tính cho mỗi bên. Nếu không có nhân vật kia, cuộc đời sẽ trở nên quá đơn giản đối với họ. Vấn đề trong chủ nghĩa lịch sử của Marx là ở chỗ nhà biện chứng bậc thầy này lại bỏ qua sự biện chứng kịch tính nhất: giữa những nguyên nhân ý thức và những nguyên nhân vật chất. Về cơ bản, Marx miêu tả những yếu tố vật chất là nguyên nhân cho mọi sự thay đổi. Chúng thiết lập và thay đổi ý thức hay thƣợng tầng kiến trúc của xã hội một cách định kỳ. Mặc dù thừa nhận mối quan hệ này nhƣng Marx lại luôn coi thƣờng những tác động của ý thức. Và sai lầm này lan sang hủy hoại lý thuyết kinh tế của ông. Khái niệm về lao động thặng dƣ là cơ sở cho toàn bộ học thuyết Marx về chủ nghĩa tƣ bản. Hãy nhớ lại phép tam đoạn luận đơn giản. Tại sao lao động phải bị bóc lột? Bởi vì Marx nắm chặt lấy "học thuyết giá trị lao động" để giải thích việc nhà tƣ bản thu đƣợc lợi nhuận. Theo Marx, "không một nguyên tử" giá trị nào bắt nguồn từ nhà tƣ bản.30 Không chút đắn đo, Marx cho rằng cô thợ may Jasmine hay ngƣời thợ rèn đang đập thình thịch vào cái đe mới tạo ra giá trị. Marx đã quên mất điều gì? Ông không để ý tới khả năng sáng tạo và tài kinh doanh. Để tạo ra của cải đòi hỏi phải có những thứ hơn cả nguyên liệu hữu hình. Việc chế tạo ra các đầu máy video (VCR) không cần những loại vật liệu thô mới hay những phƣơng thức bóc lột lao động tàn nhẫn hơn. Ngành công nghiệp video đòi hỏi hai điều: phát minh và bản lĩnh kinh doanh - sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong đầu tƣ. Tại sao ngƣời Nga sống dƣới chế độ cộng sản lại phải xin những chiếc quần bò vải bông chéo do ngƣời Mỹ làm ra? Không phải vì Liên Xô thiếu bông hay thiếu công nhân để sản xuất quần áo chất lƣợng cao, mà bởi vì họ thiếu năng lực sáng tạo, động cơ làm việc và kỷ luật. Chính những cái vô hình này phân biệt những công ty và quốc gia thành công với số còn lại. Chủ nghĩa duy vật của Marx không may lại làm ông phớt lờ tất cả các loại vốn, nhƣ vốn nhân lực tức là tri thức, tài khéo léo hay kỹ năng quản lý đều rất quan trọng đối với lợi nhuận. Làm thế nào mà học thuyết giá trị lao động có thể giải thích đƣợc những giây phút lóe sáng hay sự sáng suốt nhƣ ví dụ dƣới đây? Vài năm trƣớc, khi một ngƣời bƣớc qua một khu rừng, một bông gai nhỏ bắt chặt lên chiếc tất len của anh ta. Tài khoản ngân hàng của anh ta giờ đây đầy ắp tiền. Anh ta phát minh ra khóa dán Velcro. Liệu tất cả lợi nhuận của anh ta có đƣợc là do đánh cắp của công nhân? Trong chƣơng sau, chúng ta sẽ thấy Alfred Marshall tấn công Marx vì đã bỏ qua giá trị của việc chấp nhận rủi ro và "chờ đợi" đối với xã hội. Bằng cách đầu tƣ, nhà tƣ bản từ bỏ sự thỏa mãn tức thời của việc mua hàng hóa. Những khoản kiếm đƣợc nhờ đầu tƣ trả cho sự chờ đợi và trì hoãn thỏa mãn của anh ta. Nếu mọi ngƣời đều tiêu thụ tất cả mọi thứ bây giờ, xã hội sẽ chẳng tạo ra đƣợc cái gì mới. Do vậy, lợi nhuận đóng một vai trò cốt yếu và hoàn toàn hợp lý. (Thật tình cờ, cuộc "cách mạng" của những ngƣời theo phái cận biên mà Marshall là ngƣời đi đầu, chứng minh rằng giá trị bắt nguồn từ cầu, cũng nhƣ từ sản xuất hay cung. Vào thời điểm tập II của Tư Bản xuất bản sau khi tác giả đã chết, những ngƣời theo phái cận biên đã tấn công dữ dội cách tiếp cận trọng cung của Marx và những nhà kinh điển) Bằng việc thừa nhận học thuyết giá trị lao động, Marx coi thƣờng quá nhiều yếu tố động và yếu tố ý thức. Ricardo không mắc phải sai lầm này, bởi vì ông nhìn nhận học thuyết giá trị lao động chỉ là một công cụ tính toán tiệm cận thôi, chứ không phải là nguyên nhân quyết định giá trị. Khi Marx cố chứng minh lý thuyết bằng toán học, ông rơi vào một đống bông gai. Thật ngạc nhiên là ông lại không khám phá ra khóa dán Velcro hồi thế kỷ XIX. 2. Những điều tiên đoán về sự bần cùng hóa, nạn thất nghiệp và sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản có chính xác không? Marx không có ý định đƣa ra lời tiên đoán. Ông nhằm vào sự tiên đoán khoa học, dự báo tiến trình lịch sử dựa trên những khuynh hƣớng có thể nhận biết đƣợc. Nhƣng khi lịch sử đi chệch khỏi những dự báo của ông, thì những hậu duệ của ông sau khi ông chết đã tạo ra một thứ giả-tôn giáo từ những công trình của ông. Thật vậy, những "quy luật" của ông tuân theo lịch sử. Sau khi mô hình hóa những quy luật, những học trò của ông có thể công bố tính chính xác của những điều tiên đoán. Mặc dù có xuất phát điểm là khoa học vô thần, chủ nghĩa Marx trong thế kỷ XX lại giống nhƣ một cửa sổ kính màu cho ánh sáng Mặt trời đi qua nó một cách chọn lọc và hiếm khi thừa nhận sai lầm. Một khi những quy luật trở thành kinh sách tôn giáo, thì những nỗ lực nhằm kiểm chứng tính khoa học của chủ nghĩa Marx đều thất bại. Marx sống đủ lâu để trông thấy một vài ngƣời ủng hộ mình tung hô và tán tụng những quy luật của ông, dựng lên những bục giảng đạo và ban phát bánh thánh. Nhà chủ trƣơng học thuyết vô chính phủ Proudhon đã cảnh báo Marx đừng có tạo ra một cuốn giáo lý vấn đáp: Vì sự nghiệp của Chúa, sau khi chúng ta bãi bỏ tất cả chủ nghĩa giáo điều suy diễn, chúng ta hãy chấm dứt tiêm nhiễm một loại giáo điều khác vào đầu dân chúng vì bất kỳ lý do gì đi nữa… Chúng ta hãy luận chiến với nhau một cách lịch sự và chân thành … Vì chúng là ngƣời đi đầu của phong trào, chúng ta hãy đừng biến mình trở thành lãnh tụ của sự tin tƣởng mù quáng mới, chúng ta đừng thể hiện nhƣ là tông đồ của một tôn giáo mới ‐ ngay cả khi tôn giáo này là tôn giáo của logic, tôn giáo của lý trí.31 Ngay cả khi chúng ta không thể bác bỏ đƣợc những dự đoán của Marx, chúng ta vẫn có thể quan sát một số phát triển trong các nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa kể từ thời đại của ông. Thứ nhất, mức sống của công nhân đã đƣợc nâng lên rất đáng kể trong suốt 100 năm qua. Tỉ lệ ngƣời sở hữu nhà và ôtô tăng lên cực kỳ nhanh. Theo định nghĩa về sự nghèo đói hiện nay, giai cấp tƣ sản mới nổi ở thời của Marx đã bị nghèo đi và bị "bần cùng hóa" theo thuật ngữ của Marx. Và nếu chiểu theo định nghĩa ở thời của Marx, thì giai cấp công nhân ngày nay là giàu có một cách phô trƣơng. Không ai có thể bác bỏ sự tăng lên trong mức sống "tuyệt đối" của ngƣời công nhân. Tuy tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã cảnh báo trƣớc những ngƣời công nhân rằng "ngƣời công nhân hiện đại… đã không vƣơn lên đƣợc cùng sự tiến bộ của công nghiệp mà còn luôn luôn rơi xuống thấp hơn, dƣới cả những điều kiện sinh sống của chính giai cấp họ. Ngƣời lao động trở thành một ngƣời nghèo khổ". Nhƣng Marx sớm nhận ra rằng ví tiền của công nhân đã trở nên dày hơn. Ông thậm chí cũng phải thừa nhận rằng mƣời năm sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời, tiền lƣơng của công nhân đã tăng lên 40%.32 Vì lý do này nên Marx đã sửa đổi những định nghĩa và cảnh báo rằng công nhân sẽ trở nên ngày càng nghèo hơn so với nhà tƣ bản. Cảnh khải huyền của ngƣời lao động cứ mờ nhạt dần đi: Ngƣời giàu sẽ giàu hơn và ngƣời nghèo cũng trở nên giàu hơn. Nhƣng ngƣời giàu sẽ giàu nhanh hơn.33 Marx ép định nghĩa mới vào cuốn Tư Bản bằng cách tuyên bố rằng "sự tồn tại" là một thuật ngữ tƣơng đối, tùy thuộc vào lối sống đƣơng thời. Có lẽ là trong thế kỷ XX, sự sinh tồn tối thiểu cần có máy truyền hình màu vì những ngƣời "nô lệ ăn lƣơng" trung bình trong lĩnh vực chế tạo đều có thể mua đƣợc. Bằng cách lùi vào lập luận mang tính chất tƣơng đối nhƣ vậy, Marx từ bỏ sự giận dữ và cảm giác tuyệt vọng về cảnh ngộ của ngƣời công nhân. Chừng nào mà ngƣời nghèo vẫn trở nên giàu có hơn, thì viễn cảnh đó thậm chí còn vƣợt qua đƣợc phép kiểm định công bằng xã hội của nhà triết học John Rawls (cho phép ngƣời giàu kiếm đƣợc chỉ khi nào ngƣời nghèo cũng có lợi).34 Cho nên những ngƣời Marxist hiện đại nhấn mạnh đến tâm lý khổ sở và sự lạc lõng. Họ có lẽ đúng; những ngƣời công nhân vẫn thƣờng cảm thấy buồn chán và phẫn nộ. Nhƣng Marx không nói với chúng ta về cách thức mà chủ nghĩa xã hội làm cho việc nhặt rác trở nên thú vị. Nếu những ngƣời lao động hạnh phúc làm việc tốt hơn thì ít nhất dƣới chủ nghĩa tƣ bản, những ngƣời chủ cũng có động cơ thuyết phục để làm hài lòng nhân viên của mình. Hơn nữa, làm thế nào để chúng ta có thể định nghĩa đƣợc hạnh phúc của những ngƣời lao động? Nếu tiền lƣơng chỉ là tƣơng đối, tại sao đó không phải là hạnh phúc? Liệu chúng ta có phải đƣa ra câu hỏi tuyệt đối: Những ngƣời công nhân hiện tại có hạnh phúc hơn những ngƣời công nhân 100 năm trƣớc không? Hay chúng ta phải đặt ra câu hỏi tƣơng đối: Mức độ gia tăng hạnh phúc của họ có nhanh hơn mức gia tăng hạnh phúc của các nhà tƣ bản không? Hãy xem xét điều này: Ngƣời giàu trở nên hạnh phúc hơn, và ngƣời nghèo cũng trở nên hạnh phúc hơn. Nhƣng ngƣời giàu trở nên hạnh phúc hơn nhanh hơn. Một khi chúng ta bắt đầu diễn giải sự hạnh phúc sao cho chúng ta có thể kiểm định đƣợc “tính khoa học” của chủ nghĩa Marx, thì đó là một ngày đáng buồn cho những ngƣời Marxist cũng nhƣ những ngƣời không phải là Marxist. Marx cũng tiên đoán sự sụp đổ của chủ nghĩa tƣ bản, một hệ thống tự tạo ra những "ngƣời đào mồ chôn" chính mình. Nhƣng chủ nghĩa tƣ bản lại có vẻ chƣa chết. Nạn thất nghiệp có cao hơn một chút so với hồi đầu những năm 1900. Nhƣng nếu chúng ta xét đến tỷ lệ phần trăm dân số lao động và đặc biệt sự gia nhập của phụ nữ vào lực lƣợng lao động thì tỷ lệ có việc làm lại cao hơn. Hơn thế nữa, chủ nghĩa tƣ bản thƣờng sản sinh ra tầng lớp trung lƣu gián tiếp sở hữu một số phƣơng tiện sản xuất thông qua thị trƣờng chứng khoán. Trong những năm cuối của thập niên 1980, hàng triệu ngƣời Anh thuộc tầng lớp trung lƣu dƣới mua cổ phiếu của những công ty đƣợc "cổ phần hóa" nhƣ British Telecom, British Steel và British Airways. Hầu hết các quỹ hƣu trí nghiệp đoàn ở Mỹ đều đầu tƣ nhiều vào cổ phiếu các tập đoàn. Một số ngƣời bảo vệ Marx chỉ ra sự gia tăng vai trò của chính phủ trong các quốc gia tƣ bản chủ nghĩa nhƣ là vị cứu tinh bất ngờ của chủ nghĩa tƣ bản. Các khoản chi tiêu phúc lợi xã hội bảo vệ các nhà tƣ bản khỏi suy thoái sâu hơn và cách mạng. Những ngƣời bảo vệ Marx có lẽ đúng. Nhƣng hãy nhớ rằng, Marx tiên đoán rằng hệ thống chính trị và thƣợng tầng kiến trúc sẽ giữ bất động, chống lại sự thay đổi. Sự cứng nhắc sẽ phá hủy nó. Nếu xét về quá khứ, thƣợng tầng kiến trúc đã nhƣợng bộ để cứu chủ nghĩa tƣ bản, thì Marx tiếp tục sai thêm một lần nữa. Cuối cùng, những ngƣời Marxist giải thích sự thành công ngạc nhiên của chủ nghĩa tƣ bản bằng cách viện dẫn những quốc gia bên ngoài. Họ nói rằng các nhà tƣ bản bắt đầu bóc lột những những công nhân nƣớc ngoài ở những nƣớc kém phát triển hơn và những ngƣời công nhân bị bóc lột ở nƣớc ngoài này đã chống đỡ cho nền kinh tế trong nƣớc. Một lần nữa, ngay cả khi lập luận này có giá trị, thì nó cũng đƣa chúng ta chệch xa khỏi sự phân tích của Marx về sự hủy hoại biện chứng nằm trong lòng chủ nghĩa tƣ bản. Nói tóm lại, Marx đã nghĩ ra một hệ thống khoa học trong tác phẩm Tư Bản. Ông tự tin tiên đoán quỹ đạo của chủ nghĩa tƣ bản. Với lối diễn giải phóng khoáng và láu cá, có lẽ thỉnh thoảng ông mới đúng. Nhƣng có một điều chắc chắn là Marx rất khinh thƣờng những ngƣời mộ đạo đầy cảm tính. Ông sẽ giận dữ bác bỏ những nỗ lực giành chiến thắng trong lập luận bằng lòng khoan dung của trí tuệ. 3. Marx đóng góp cho kinh tế học hiện đại những gì? Khi mỉa mai tính thiết thực của một lý thuyết nào đó của đồng nghiệp, nhà kinh tế học Joan Robinson thƣờng nói: "Hãy tƣởng tƣợng một con chó chạy qua cánh đồng đuổi bắt một con cáo. Con chó đi theo mùi của con cáo. Lý thuyết của đồng nghiệp tôi là con bọ chét trên lƣng con chó đó." Đối với hầu hết các nhà kinh tế chính thống ở Mỹ và Anh, các lý thuyết kinh tế của Marx là những con bọ chét đó. Trong phạm vi lý thuyết kinh tế chính thống, sự thách thức của Marx chỉ là thùng rỗng kêu to. Paul Samuelson mô tả học thuyết giá trị lao động là sự ngụy biện siêu hình hay sự ngụy biện định nghĩa. Trong cuộc Đại Suy thoái, George Bernard Shaw đã cố thuyết phục John Maynard Keynes về những ƣu điểm của Marx. Keynes đã phủ định lại: Cảm nghĩ của tôi về cuốn Tư Bản cũng giống nhƣ cảm nghĩ của tôi về kinh Koran. Tôi biết rằng nó quan trọng về mặt lịch sử. Và tôi biết có nhiều ngƣời, mặc dù không phải là dốt nát nhƣng lại coi nó là Hòn đá tảng của mọi Thời đại và chứa nhiều nguồn cảm hứng. Tuy nhiên khi tôi xem kỹ nó, tôi cảm thấy không thể giải thích đƣợc là tại sao nó lại có đƣợc những tác động nhƣ vậy. Cách bút chiến khoa học lỗi thời và tồi tàn của nó dƣờng nhƣ hoàn toàn không phù hợp với mục đích này. Nhƣng nhƣ tôi đã nói, tôi chỉ cảm thấy nó giống hệt với kinh Koran thôi. Làm thế nào mà hai cuốn sách này lại có thể đem cảnh nƣớc sôi lửa bỏng đến một nửa thế giới? Tôi không thể hiểu nổi. Rõ ràng có nhƣợc điểm gì đó trong sự hiểu biết của tôi. Ngài có tin vào cuốn Tư Bản cũng nhƣ kinh Koran không? Hay chỉ có cuốn Tư Bản thôi? Cho dù có bất cứ giá trị nào về xã hội học gần đây của cuốn Tư Bản, tôi dám chắc rằng giá trị kinh tế đƣơng thời của nó (ngoài một vài điểm lóe sáng nhƣng không liên tục và không có tính xây dựng ra) là bằng không. Ngài hứa sẽ đọc lại nó một lần nữa chứ, nếu tôi cũng làm vậy? Shaw đọc lại. Keynes đọc lại. Keynes có nhìn thấy ánh sáng hay Thánh địa Mecca không? Ông không thấy gì: ʺTôi ƣa thích Engels hơn cả. Tôi có thể thấy rằng họ đã tạo ra một phƣơng pháp tiến hành nào đó và một lối viết rất rẻ tiền. Còn những ngƣời kế tục họ đã duy trì lòng trung thành đối với họ. Nhƣng nếu ngài bảo tôi rằng họ đã phát hiện ra một đầu mối của một bí ẩn kinh tế nào đó, thì tôi xin đầu hàng ʺ.35 Kể từ khi Keynes thiên tài nhƣ vậy đầu hàng thì hầu hết các nhà kinh tế học hiện đại đã từ bỏ các cuộc luận chiến và ngừng nghiên cứu Marx. Theo Frank Hahn, một nhà phê bình xuất sắc chủ nghĩa tƣ bản tự do kinh tế thì: "Hầu hết những ngƣời Marxist chƣa bao giờ đọc Marx cả. Thế nên, bạn không thể trách họ." Tuy vậy, Marx vẫn còn núp đằng sau những lập luận của hàng nghìn nhà kinh tế học cấp tiến xuất bản Tạp chí Kinh tế Chính trị cấp tiến. Họ có một tiếng nói mạnh mẽ ở Đại học Massachusetts ở Amherst. Từ nguyên của từ "cấp tiến" (radical) là từ "radic" tức là gốc rễ, giống với (radish) củ cải vậy. Y nhƣ Marx, các nhà kinh tế học cấp tiến tin rằng cái gốc của lý thuyết kinh tế học hiện đại bị mục nát trong sự phân tích của nó về chủ nghĩa tƣ bản. Dù sao những ngƣời cấp tiến không muốn chịu trách nhiệm cho tất cả những câu mà Marx thốt ra hoặc mọi lời tiên đoán mà ông ta công bố. Một vài ngƣời cấp tiến vẫn còn ôm lấy học thuyết giá trị lao động của Marx. Tuy nhiên, tất cả bọn họ đều nhấn mạnh đến vấn đề kiểm soát trong chủ nghĩa tƣ bản. Các ông chủ tìm mọi cách "chia để trị", và duy trì sự kiểm soát ở nơi làm việc và trong phòng bỏ phiếu. Nhà Marxist ngƣời Ba Lan Michal Kalecki đã lập luận rằng hồi những năm 1940, chính phủ cố ý tạo ra những đợt lạm phát và suy thoái để bóp chết cầu của công nhân. Nhà cấp tiến hiện đại Stephen Marglin thì cho rằng các doanh nghiệp thƣờng hoan nghênh những cuộc suy thoái. Nếu Marglin đúng thì đang có rất nhiều ngƣời hoạt động theo "ý thức sai lầm" của Marx. Chúng ta hãy xem xét bài viết của Marglin về cuộc bầu cử tổng thống năm 1980: Ronald Reagan hứa hẹn tỉ lệ lạm phát thấp hơn mà không có suy thoái. Thật là ngốc nghếch, ông ta nghĩ rằng các ông chủ không thích suy thoái. Nhƣng các ông chủ lại bầu cho Reagan. Tại sao vậy? Họ biết là ông ta sẽ thất bại và vô tình gây ra suy thoái. Đúng là ông ta đã thất bại và theo nhƣ luận thuyết của Marglin thì các ông chủ rất vui sƣớng khi nhìn thấy giá cổ phiếu của họ giảm xuống.36 Các nhà cấp tiến hiện đại tiến hành nhiều cuộc chiến - chống lại những mô hình của những nhà kinh tế đồng nghiệp của họ, chống lại chính phủ, chống lại các nhà tƣ bản, và đôi khi chống lại chính ký ức của thày họ, Karl Marx. Cho đến nay ngƣời ta khó lòng mà đếm đƣợc những lần chiến thắng của họ. 4. Marx đóng góp gì cho chính trị học hiện đại? Tiếng than khóc to nhất trong bất kỳ một cuộc tranh luận nào về chủ nghĩa cộng sản ngày nay đều xuất phát từ những ngƣời Marxist, những ngƣời chỉ trích gắt gao nền chính trị Liên Xô cũ và những nƣớc đồng minh của nó. Họ hét to lên rằng đây không phải là chủ nghĩa cộng sản của Marx. Tất nhiên là họ đúng. Ngay từ đầu, Marx chỉ giới hạn chủ nghĩa cộng sản ở những nƣớc đã đƣợc công nghiệp hóa (mặc dù trong những năm cuối đời, ông cẩn thận xem xét một cuộc cách mạng có thể xảy ra ở nƣớc Nga). Stalin có một nhiệm vụ khó khăn là tăng tốc, đƣa nƣớc Nga nông nghiệp tiến vào kỷ nguyên công nghiệp. Dựa vào điểm (1) và (9) trong bản kế hoạch của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Stalin đã buộc nông dân phải gia nhập các nông trang tập thể và nhà nƣớc. Vào mùa đông những năm 1932-1933, ông cố tình gây ra nạn đói làm chết hàng triệu ngƣời để bẻ gãy sự kháng cự của họ, đặc biệt là ở Ukraina.37 Trƣớc Stalin, Lenin đã gặp phải những rắc rối chính trị tƣơng tự khi định hình lại tƣ duy của ngƣời Nga. Trong thời kỳ ông cầm quyền, nền chuyên chính vô sản là nền chuyên chính của Đảng - một chế độ độc tài sẽ không nhanh chóng tự tiêu vong đƣợc. Đến cuối thập niên 1980, Mikhail Gorbachev cố gắng cứu chữa một nền kinh tế bị xơ cứng. Nhƣ những ngƣời bảo vệ nó thƣờng nói, nền kinh tế của họ bị quặt què trong suốt 70 năm xấu trời. Vào thời điểm đó Gorbachev dƣờng nhƣ đã sẵn sàng vứt bỏ Marx và chấp nhận một vài cơ chế thị trƣờng tự do, kể cả việc cho thuê dài hạn đất đai nông trang và các phân xƣởng sản xuất nhằm kiếm lợi nhuận và tạo ra những hợp tác xã tƣ nhân. Mặc dù vậy, Gorbachev lại không thể duy trì đƣợc tình thế khi những lực lƣợng thị trƣờng làm bỏng những bày tay cộng sản đã quen nắm chặt nền kinh tế. Có thể nói rằng chiếc máy fax đóng một vai trò to lớn trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh giống nhƣ một công nghệ quân sự, bằng cách cho phép các tổ chức dân chủ có thể truyền bá những thông điệp của mình. Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã vật lộn để thúc đẩy nền kinh tế Nga tiến lên, nhƣng lại bị cản trở bởi tham nhũng, thế lực mafia mới nổi lên và dân số già cỗi cảm thấy có quá ít lợi thế cho họ trong một nền kinh tế mới. Đối với những ngƣời hƣu trí, chủ nghĩa cộng sản đảm bảo cho họ một số tiền - một số tiền không đáng kể nhƣng ít nhất là một khẩu phần chắc chắn. Chủ nghĩa tƣ bản chẳng bảo đảm cho họ cái gì ngoài sự hỗn loạn. Trái lại, những ngƣời Nga trẻ tuổi đã chớp lấy cơ hội xây dựng nên những doanh nghiệp mới để đi lại tự do và cố gắng bắt tay vào kinh doanh. Đây là một sự phân hóa xã hội nguy hiểm gần nhƣ không thể hàn gắn đƣợc. Một sự phân ly còn sâu sắc hơn cả sự bất hòa giữa "nhà tƣ bản và công nhân" mà Marx và Lenin đã lợi dụng. Tháng Bảy năm 1998, Yeltsin tham gia nghi lễ an táng dành cho Nga hoàng Nicholas và gia đình ông ta ở St. Petersburg; những ngƣời mà hài cốt của họ đã bị thiêu đốt và để mặc trong quên lãng hàng thập kỷ. Yeltsin lên án hành động giết Nga hoàng một cách man rợ của những ngƣời Leninist, hy vọng tìm ra một vấn đề mà những ngƣời già và trẻ có thể đồng ý với nhau. Ngƣời Trung Quốc tôn thờ Marx sau cuộc cách mạng năm 1949 của họ. Ngay sau đó họ trở thành ngƣời đa thần giáo bằng cách đặt Mao Trạch Đông lên cùng bàn thờ. Nhƣng đến cuối những năm 1970, dƣới thời Đặng Tiểu Bình, ngƣời Trung Quốc bắt đầu nhanh chóng chuyển hƣớng sang tự do kinh doanh trong nhiều khu vực kinh tế. Điều này thực sự là sự quở trách Marx và chửi rủa Mao. Đặng, ngƣời đã bị Mao tống vào tù hồi Cách mạng Văn hóa đẫm máu trong những năm 1960, là một ngƣời thực dụng. Ông phát biểu rằng "mèo trắng hay mèo đen không thành vấn đề miễn là bắt đƣợc chuột".38 Ông cho phép các chủ hiệu đƣợc giữ lại lợi nhuận và nông dân đƣợc tự do bán lƣơng thực của mình. Họ gọi xu hƣớng này là gì? Họ đã chuyển chữ thuật ngữ "thị trƣờng tự do". Hàng triệu ngƣời Trung Quốc tƣởng rằng "thị trƣờng tự do" là một thuật ngữ gốc Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khoảng mƣời năm tự do hóa, những lực lƣợng bảo thủ khẳng định lại vị thế của họ vào năm 1987 (mặc dù họ không chấm dứt việc kinh doanh của nhà hàng Gà Rán Kentucky - KFC nằm ở phía đối diện của lăng Mao Trạch Đông). Mặc dù vậy, sự thụt lùi chỉ là tạm thời. Sau khi Đặng chết, thủ tƣớng mới Chu Dung Cơ và chủ tịch Giang Trạch Dân cam kết thúc đẩy hơn nữa kinh tế tƣ nhân và cắt giảm phạm vi hoạt động của các công ty đại chúng. Năm 1998, Giang thậm chí còn nắm cả quân đội. Những ngón tay của ông ta có thể sờ đến tất cả các khu vực kinh doanh từ khách sạn, các nhà máy sản xuất tủ lạnh, đến các quầy bar karaoke. Các doanh nhân Trung Quốc đã len lỏi vào nền kinh tế thế giới. Hầu hết đồ chơi tại các cửa hàng đồ chơi Toys "R" Us ở địa phƣơng nơi bạn ở đều đƣợc chế tạo tại Trung Quốc. Trong khi đó, ngày càng nhiều ngƣời Trung Quốc gội đầu bằng dầu gội đầu Procter & Gamble hơn bất kỳ nhãn hiệu nào! Điều kỳ quặc trong sự thành công của Chu và Giang là trong khi thúc đẩy hơn nữa tự do kinh doanh, họ vẫn duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản để dọa dẫm. Mặc dù vẫn còn một số hồ nghi nhƣng đó không còn là Đảng Cộng sản của cha ông họ nữa. Liên Xô và Trung Quốc là những quốc gia cuối cùng trong số các quốc gia cộng sản lớn nhất tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Marx. Khi Bức Màn Sắt tan chảy dọc theo đƣờng biên giới của Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Hungary và Rumani, ngày càng có nhiều công nhân giành đƣợc tự do để đoàn kết; chống lại những tƣ tƣởng của Marx. Cho tới nay, không còn một nƣớc nào tuân theo chủ nghĩa Marx đúng nhƣ trong mƣờng tƣợng của những ngƣời ngƣỡng mộ ông ta nữa. Ngay cả khu định cƣ của Israel dƣờng nhƣ cũng đang chuyển đổi từ những dự án xã hội chủ nghĩa thành những dự án tƣ bản chủ nghĩa. Có lẽ sẽ không còn nƣớc nào thực hiện giấc mơ của Marx nữa. Giấc mơ hứa hẹn hơn cả thế giới thực tại, một thế giới đầy rẫy sự khan hiếm, sự ích kỷ và xấu xa. Đó là một giấc mơ giống kiểu một thiên đàng đã bị mất, phù hợp hơn đối với những thiên thần hơn là với những ngƣời vô sản. Thật không may, lòng mong mỏi khát khao trở nên mạnh mẽ tới mức những ngƣời tốt đã bị mê hoặc. Họ ủng hộ những chế độ đồi bại chuyên giảng đạo, nhƣng lại không thực hiện giáo lý của chủ nghĩa Marx. George Bernard Shaw đã bắt tay Stalin và quan sát sự đàn áp của chế độ Xô viết trong một thời gian dài trƣớc khi ông tỉnh ngộ. Đối với nhân loại ngày nay, Marx nhắc nhở chúng ta rằng thay đổi về kinh tế có thể gây ra đau đớn, rằng quyền lực có thể chuyển thành sự áp bức và bộ phận dân cƣ tầng lớp dƣới phải đƣợc bảo vệ khỏi sự bóc lột. Những chế độ cộng sản đã cho thấy những cảnh báo trên là hoàn toàn chính xác. Những ngƣời ngƣỡng mộ Marx tán dƣơng Marx thời trẻ và Marx ít khoa học hơn. Không phải là một nhà kinh tế lý thuyết có sức thuyết phục hay một nhà lãnh đạo chính trị uy tín, Marx trở thành một tiếng nói hiện thời cho sự công bằng xã hội mang tính nhân văn. Ông trở nên giống nhƣ Tom Joad trong tác phẩm Chùm nho uất hận của John Steinbeck: Bao giờ con cũng có mặt trong bóng tối, khắp nơi. Khắp nơi nào mẹ nhìn. Khắp nơi nào mà có một cuộc đánh lộn để con ngƣời đói khát có thể giành giật nhau miếng ăn, nơi đó sẽ có con. Khắp nơi nào có một tên cảnh sát đang đánh đập một con ngƣời, sẽ có con.… nơi nào có tiếng kêu thét của những ngƣời đang nổi giận vì họ đói khát, con sẽ ở đấy … Và khi nào những ngƣời cùng cảnh với chúng ta đang ngồi trƣớc bàn ăn có đủ những thứ họ trồng trọt và gặt hái khi nào họ ăn ở trong những ngôi nhà mà họ xây dựng ở đây, sẽ có con. Mẹ hiểu không, mẹ? 39 Đặt sự lạm dụng và tàn bạo dƣới cái tên của Marx, đây có lẽ là chỗ tốt nhất dành cho ông ta. Ghi chú Chƣơng VI Karl Marx – nhà tiên tri giận dữ 1. David McLellan, Karl Marx: His Life and Thought (New York: Harper & Row, 1973), tr.4. Xem Karl Marx, “On the Jewish Question”, trong The Marx-Engels Reader (New York: W. W. Norton, 1978) do Robert C. Tucker biên soạn, tr.26-52; Gertrude Himmelfarb, “The Real Marx”, trong Commentary (tháng Tƣ năm 1985), tr.37-43 và “Letters” (tháng Tám năm 1985). 2. McLellan, tr.6-7. 3. Sđd, tr.33. 4. Robert Payne, Karl Marx (New York: Simon and Schuster, 1968), tr.77. 5. McLellan, tr.53. 6. Saul K. Padover, Karl Marx: An Intimate Biography (New York: McGraw-Hill, 1978), tr. 179. 7. McLellan, tr.99. 8. Karl Marx và Friedrich Engels, Collected Works (New York: International Publishers, 1982), tập 38, tr.115. 9. Karl Marx, “Introduction to A Critique of Hegel's Philosophy of Right”, trong K. Marx, The Early Texts, D. McLellan biên soạn (Oxford: Oxford University Press, 1971), tr.116. 10. Karl Marx, The German Ideology, do Tucker biên soạn, tr.155-56. 11. Karl Marx, A Contribution to the Critique of Political Economy, N. I. Stone dịch (Chicago: Charles Kerr, 1904), Lời tựa. 12. Karl Marx, The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte, do Tucker biên soạn, tr.595. 13. Karl Marx và Friedrich Engels, The Communist Manifesto, Samuel Beer biên soạn. (Arlington Heights: Harlan Davidson, 1955), tr.9. 14. Marx, A Contribution to the Critique of Political Economy, lời tựa. 15. Karl Marx, Capital, tập 1 (Chicago: Charles Kerr, 1906), tr.13. 16. Marx và Engels, The Communist Manifesto, tr.13-14. 17. Sđd. 18. McLellan, tr.98. 19. Sandover, tr.291-293. 20. Payne, tr.295. 21. McLellan, tr.264, 357. 22. Sđd, tr.284. 23. Karl Marx, Capital, tập 1, tr.649, 652. 24. Sđd, tr.687. 25. Sđd, tr.836. 26. Sđd, tr.837. 27. Marx và Engels, The Communist Manifesto, tr.46. 28. Marx, Capital, tập 1, tr.21. 29. Marx và Engels, The Communist Manifesto, tr.31-32. 30. Marx, Capital, tập 1, tr.637. 31. Payne, tr.143. 32. Marx và Engels, The Communist Manifesto, tr.22; Thomas Sowell, Marxism: Philosophy and Economics (New York: William Morrow, 1985), tr.138. 33. Vấn đề nghèo khổ tƣơng đối là rất khó đánh giá. Thứ nhất, bởi vì có một khoảng cách về thu nhập giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, thậm chí ngay cả khi ngƣời nghèo kiếm đƣợc thu nhập với tốc độ nhanh hơn, thì chênh lệch tuyệt đối về đồng đô la vẫn có thể tăng lên. Hãy so sánh một ngƣời là A khởi đầu với 10.000 đô la và kiếm thêm đƣợc 10% mỗi năm với ngƣời B khởi nghiệp với 100.000 đô la và chỉ kiếm đƣợc thêm 5% mỗi năm. Trong khoảng bảy năm, A kiếm đƣợc khoảng 20.000 đô la, trong B kiếm đƣợc hơn 140.000 đô la. Thứ hai, ở nƣớc Mỹ, trải qua mỗi thế hệ lại có sự dao động lên xuống đáng kể. Một nghiên cứu quan trọng cho thấy rằng khoảng một phần ba số con cái có cha mẹ là những ngƣời giàu có trong nƣớc nhận đƣợc thu nhập dƣới mức trung bình của quốc gia. Hơn thế nữa, khoảng một phần ba số con cái có cha mẹ là những ngƣời nghèo nhất lại vƣơn lên và vƣợt mức trung bình của quốc gia. Xem Christopher Jencks và cộng sự, Inequality: A Reassessment of the Effect of Family and Schooling in America (New York: Basic Books, 1972), tr.209-216. Để tham khảo cách tiếp cận quốc tế đối với sự dao động, hãy xem W. W. Rostow, Why the Poor Get Richer and the Rich Slow Down (Austin: University of Texas Press, 1980). Chúng ta có thể tự tin mà nói rằng trong phần lớn thế kỷ XX, tất cả mọi tầng lớp xã hội ở Mỹ đều đạt đƣợc sự tiến bộ tuyệt đối. Mặc dù vậy, trong thời kỳ lạm phát đình đốn từ năm 1974 đến năm 1982, tất cả các tầng lớp xã hội đều bị suy giảm thu nhập. Ngƣời nghèo đặc biệt phải chịu đựng cả những gánh nặng kinh tế lẫn tâm lý khi số các hộ gia đình mà phụ nữ làm chủ hộ tăng vọt lên khoảng 40%. Trong thời kỳ giữa và cuối thập kỷ 1980, nƣớc Mỹ lại đạt đƣợc và vƣợt mức bình ổn của năm 1973. 34. John Rawls, A Theory of Justice (Cambridge: Harvard University Press, 1971). 35. John Maynard Keynes, The Collected Writings of John Maynard Keynes, tập 28 (London and New York: Macmillan/St. Martin's Press, 1973), tr.38, 42. 36. Xem Stephen A. Marglin, “Radical Macroeconomics” (Cambridge: Harvard Institute of Economics Research, 1982), Discussion Paper số 902, tr.1-26. 37. Xem Robert Conquest, The Harvest of Sorrow (New York: Oxford University Press, 1987). 38. David S. G. Goodman, Deng Xiaoping and the Chinese Revolution: A Political Biography (London: Routledge, 1994), tr.3. 39. John Steinbeck, The Grapes of Wrath (New York: Penguin Books, 1986), tr.537.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfÝ tưởng mới từ các kinh tế giá tiền bối karl mark.pdf