Xã hội học - Tổng quan nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu

Khá phổ biến, dùng để so sánh giữa hai hay một số bài viết có thể so sánh với nhau được. Bài điểm luận so sánh các điểm giống và khác nhau trên một số lĩnh vực giữa các bài viết. Các lĩnh vực có thể so sánh bao gồm: chủ đề nghiên cứu, cách tiếp cận, lý thuyết, qui trình phân tích, đo lường, mô hình phân tích, các kết quả, cách giải thích và phong cách thể hiện v.v Lựa chọn các tiêu chí và khung so sánh. Trình bày tổng hợp và so sánh.

ppt34 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học - Tổng quan nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN MẪULê Thanh SangHọc viện Khoa học xã hộiCÁC DẠNG PHÂN TÍCH TÀI LIỆUTóm tắt(abstract) Điểm luận(review)Tổng quan(overview)Tính chấtNgắn, đủ ý chính, trung tính, tự diễn đạt, nhưng không đưa ra nhận xét chủ quanNhận xét sâu, có tính phê phán về cách tiếp cận, phương pháp, và kết quảNhư với điểm luận nhưng tổng hợp lại ở phạm vi rộng, ít chi tiết Phạm viMột bài viết, cuốn sáchMột hoặc vài: phạm vi hẹpNhiều tài liệu:phạm vi rộngCấp độThấp, tóm tắt đơn thuầnCao, đòi hỏi kiến thức sâu, phù hợp mục tiêuCao, đòi hỏi kiến thức sâu, rộng, phù hợp mục tiêuMỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TÓM TẮTV ới bản thânNhớ nhanh và nắm vững nội dung chính Lưu trữ tài liệu để tham khảo, trích dẫnHọc được cách lập luận, cấu trúc bài viếtVới người khácNắm được nội dung chính khi chưa đọcĐánh giá khả năng tóm tắt của mìnhYÊU CẦU CỦA BÀI TÓM TẮTNgắn gọn, súc tíchTrung thành với tài liệu gốcSử dụng ngôn ngữ và các diễn đạt riêngKhông đưa ra ý kiến bình luậnCÁC DẠNG TÓM TẮTTóm tắt thành một văn bản khá chi tiết (chẳng hạn 500 từ)Tóm tắt thành một văn bản rất ngắn, khái quát (chẳng hạn, từ 100-150 từ)Chỉ diễn đạt trong một câu phức đối với những nội dung quan trọng nhất.NỘI DUNG CỦA BÀI TÓM TẮTGiới thiệu tài liệu: tác giả, tên tác phẩm, thời gian xuất bản, nội dung chính.Tóm tắt chính: lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp, nguồn dữ liệu, các kết quả và phát hiện chính.QUI TRÌNH ĐỌC VÀ VIẾT TÓM TẮTĐọc lướt để hiểu khái quát nội dung tài liệu.Đọc kỹ để hiểu sâu nội dung tài liệu.Gạch dưới những câu chính và ghi chú thích bên lề.Đọc lại các nội dung đã được đánh dấu và chú thích để viết tóm tắt.KỸ NĂNG ĐỌC NHANH ĐỂ NẮM Ý Không đọc từng chữ mà đọc theo từng khối.Đọc từ trên xuống thay vì từ trái sang phải.Đọc các phần cung cấp thông tin chính: Tựa đề, các từ khóa, tên các chương, mục, bảng, biểu, chương mở đầu và chương kết luận.CÁC BƯỚC ĐỌC KỸ, HIỂU SÂU TÀI LIỆU Các vấn đề cần trả lời?Câu trả lời nằm ở đâu? Bài này nghiên cứu cái gì, bằng cách nào, và trình bày ra sao? Phần giới thiệu: Câu chủ đề, từ khóa, cách tiếp cận, phương pháp, và cấu trúc bài viết. Các chương, mục, và tiểu mục viết cái gì, cách lập luận, bằng chứng, và kết quả là gì? Đoạn mở đầu, kết luận, mô hình phân tích, nguồn, biến số, bảng, biểu và các nhận xét. Cách dùng từ, phong cách trình bày, bố cục có hợp lý, khoa học không? Toàn bộ bài viết: So sánh với các qui ước khoa học và tính hiệu quả đối với dạng vấn đề. Giải quyết hợp lý, nhất quán các vấn đề nghiên cứu chưa? Ưu điểm và hạn chế? Những vấn đề đặt ra là gì? Ghi chú, tổng hợp, so sánh các ghi chú về tất cả các phần trong bài viết viết tóm tắt cũng như các nhận xét.CÁCH VIẾT BÀI ĐIỂM LUẬN Yêu cầu của một bài điểm luận? Điểm luận và điểm luận so sánh? Qui trình thực hiện một bài điểm luận? YÊU CẦU CỦA MỘT BÀI ĐIỂM LUẬNKhông tóm tắt (summary) nội dung mà tập trung chủ yếu vào các lập luận (arguments), các giả thuyết (hypotheses), và cách thức, quá trình mà qua đó các lập luận, các giả thuyết đó được chứng minh như thế nào?Điểm luận do vậy đòi hỏi có sự phê phán: cần chỉ ra đâu là những ưu thế của bài viết về chủ đề nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra những lỗ hổng, những bất hợp lý trong mô hình phân tích, trong sử dụng số liệu, trong giải thích kết quả hoặc mối liên hệ giữa kết quả thực nghiệm với vấn đề nghiên cứu và lý thuyết xã hội. Điểm luận có thể đề cập đến các khía cạnh: cách tiếp cận, lý thuyết, qui trình phân tích, đo lường, giải thích kết quả, hình thức trình bày và phong cách thể hiện v.vTổ chức thông tin và các bình luận đối với các khía cạnh nổi bật trên và nêu lên các vấn đề chưa được giải quyết.ĐIỂM LUẬN SO SÁNHKhá phổ biến, dùng để so sánh giữa hai hay một số bài viết có thể so sánh với nhau được. Bài điểm luận so sánh các điểm giống và khác nhau trên một số lĩnh vực giữa các bài viết. Các lĩnh vực có thể so sánh bao gồm: chủ đề nghiên cứu, cách tiếp cận, lý thuyết, qui trình phân tích, đo lường, mô hình phân tích, các kết quả, cách giải thích và phong cách thể hiện v.vLựa chọn các tiêu chí và khung so sánh.Trình bày tổng hợp và so sánh.QUI TRÌNH ĐIỂM LUẬN Đọc và viết tóm tắt từng bài viết để hiểu nội dung các bài viết. Điểm luận từng bài. Xây dựng khung so sánh và các tiêu chí so sánh.Lắp vào khung so sánh những điểm chung và khác nhau giữa các bài.Tổ chức thông tin một cách hợp lý cùng với các bình luận có tính so sánh và phê phán.Chỉ ra một số vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu.CÁCH VIẾT TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tại sao phải tổng quan trong một bài nghiên cứu? Yêu cầu của tổng quan nghiên cứu là gì? Qui trình thực hiện một tổng quan nghiên cứu? Tổng quan tài liệu nằm ở đâu trong quá trình nghiên cứuXác định vấn đề nghiên cứu: Lý luận và thực tiễnXây dựng khái niệm: Khái niệm hóa Tổng quan nghiên cứu: Phân tích phê phán và kế thừaLựa chọn phương pháp: Phù hợp với vấn đề nghiên cứu Thao tác hóa khái niệm và qui trình phân tíchTổng thể và mẫu nghiên cứu: Tính đại diện Thu thập dữ liệu: Cung cấp bằng chứngXử lý dữ liệu: Tổng hợp và quản lý Phân tích dữ liệu: Các mô hình phân tích Viết báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu TẠI SAO PHẢI TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU?Giúp hiểu sâu và rộng lĩnh vực nghiên cứu liên quan.Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ trước, cả về lý thuyết, phương pháp, và những phát hiện chính. Chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và phần chưa được nghiên cứu.Xây dựng các định hướng nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.Xác định đóng góp mới của nghiên cứu này.YÊU CẦU CỦA TỔNG QUAN NGHIÊN CỨUKHÔNG liệt kê và KHÔNG thuần túy tóm tắt.Mang tính kế thừa có phê phán.Những chỗ được lấp đầy và những khoảng trống.Những điểm phù hợp và những khác biệt, mâu thuẫn.Những vấn đề còn tranh luận.Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.Tổ chức thông tin trên theo một cấu trúc hợp lý và thống nhất.CÁCH TỔ CHỨC THÔNG TINTheo thời gian xuất bản.Theo tác giả.Theo chủ đề/vấn đề nghiên cứu.Kết hợp.QUI TRÌNH THỰC HIỆN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨUTập hợp danh mục tài liệu (thư viện, nguồn khác).Phân loại bước đầu các loại tài liệu.Đọc nhanh, lọc lại các tài liệu tốt và quan trọng.Lập dàn ý điểm luận. Đọc lại, ghi chép, tóm tắt, bổ sung, điều chỉnh.Tập hợp, tổng hợp, và tổ chức lại thông tin.Tổng thể và mẫu nghiên cứuTổng thể (population) là khách thể nghiên cứuMẫu (sample) là một phần trong tổng thể được chọn để tiến hành nghiên cứu, khảo sát.Mẫu phải tiếp cận với tổng thể, phản ảnh các tính chất của tổng thể hoặc đại diện cho tổng thể.Chọn mẫu: điển hình, đại diện, dắt dây, thuận tiện.Trong chọn mẫu đại diện có nhiều cách khác nhau: ngẫu nhiên đơn giản, phân tầng, cụm, khu vực, nhiều giai đoạn và sự kết hợp của các cách trên.CHỌN MẪU ĐIỀU TRA CHỌN MẪU XÁC SUẤTThế nào là chọn mẫu xác suất? Chọn mẫu xác suất là các phương pháp chọn mẫu mà nó cho phép mẫu nghiên cứu được chọn mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu về mặt thống kê. Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tính đại diện phụ thuộc vào qui mô mẫu, tính đa dạng của tổng thể, và phương pháp chọn mẫu. Qui mô mẫu càng lớn thì tính đại diện cho tổng thể càng cao theo qui luật số lớn. Tính chất của tổng thể càng đồng nhất thì tính đại diện của mẫu nghiên cứu cũng càng cao. Ngoài ra, tính đại diện của mẫu còn phụ thuộc vào các phương pháp chọn mẫu xác suất cụ thể được áp dụng, nguồn số liệu hiện có và độ chính xác của số liệu. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU XÁC SUẤTChọn mẫu ngẫu nhiên đơn giảnChọn mẫu ngẫu nhiên hệ thốngChọn mẫu phân tầngChọn mẫu cụmChọn mẫu khu vựcChọn mẫu chỉ tiêu (xác suất)Chọn mẫu nhiều giai đoạnChọn mẫu kết hợp CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢNPhương pháp này cho phép mỗi đơn vị của tổng thể đều có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau. Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản trước hết cần có danh sách toàn bộ các đơn vị của tổng thể. Các bước chọn mẫu như sau: Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các đơn vị của tổng thể. Bước 2: Đánh số thứ tự của các đơn vị. Bước 3: Từ bảng số ngẫu nhiên, chọn ra các số ngẫu nhiên bằng dung lượng mẫu khảo sát và một tỷ lệ dự trữ trong trường hợp cần thay thế.Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, thường được áp dụng cho các nghiên cứu trên qui mô nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẫu nhỏ trong khi tổng thể phức tạp thì có thể không phản ảnh đầy đủ các cấu trúc của tổng thể. CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN HỆ THỐNGPhương pháp này cũng tương tự như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản nhưng chọn mang tính hệ thống với: k = N/n, trong đó: k: bước chọn N: kích thước của tổng thể n: Dung lượng mẫuCác bước thực hiện như sau: Bước 1: Lập danh sách tổng thể, thông thường theo thứ tự a, b. c Bước 2: Căn cứ vào kích thước tổng thể và dung lượng mẫu để tính bước chọn k. Bước 3: Chọn một đơn vị ngẫu nhiên ban đầu, chẳng hạn 9, các đơn vị mẫu tiếp theo sẽ là 9+k, 9+2k, 9+3kPhương pháp chọn mẫu hệ thống đơn giản, dễ thực hiệnđược áp dụng phổ biến cho hầu hết các nghiên cho các nghiên cứu trên qui mô nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẫu nhỏ trong khi tổng thể phức tạp thì có thể không phản ảnh đầy đủ các cấu trúc của tổng thể. CHỌN MẪU PHÂN TẦNGPhương pháp này thường được áp dụng cho những tổng thể phức tạp. Cách thực hiện là chia tổng thể thành những bộ phận khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định. Trong từng bộ phận, sự biến thiên của các biến số sẽ nhỏ hơn vì có tính thuần nhất cao hơn, dựa trên bộ lọc của các tiêu chí phân tầng. Phân tầng theo tỷ lệ và phân tầng không theo tỷ lệ. Phân tầng theo tỷ lệ là tỷ lệ chọn mẫu của các bộ phận được phân loại trong mẫu tương đương với tỷ lệ trong tổng thể. Phân tầng không theo tỷ lệ là tỷ lệ của các bộ phận được phân loại không tương đương với tỷ lệ trong tổng thể. Dạng thứ hai này rất hay được sử dụng trong trường hợp mà một bộ phận nào đó của tổng thể chiếm tỷ lệ nhỏ và nếu được chọn vào mẫu thì sẽ rất nhỏ hoặc là qui mô mẫu sẽ phải rất lớn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường tăng tỷ lệ của bộ phận này và/hoặc giảm tỷ lệ của các bộ phận còn lại trong mẫu nhằm tạo ra một lượng mẫu đủ lớn để phân tích các bộ phận này, đồng thời sử dụng các quyền số để phản ảnh đúng cấu trúc của tổng thể được khảo sát.CHỌN MẪU PHÂN TẦNG (tt)Qui trình chọn mẫu phân tầng như sau: Bước 1: Xác định cấu trúc của tổng thể theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu của cuộc khảo sát như nam/nữ, nông thôn/đô thị, nông nghiệp/phi nông nghiệp. Bước 2: Thiết lập sơ đồ cấu trúc của tổng thể theo các tiêu chí trên. Bước 3: Thiết lập sơ đồ cấu trúc của mẫu tương ứng với cấu trúc của tổng thể. Bước 4: Dựa trên qui mô mẫu mong muốn và sơ đồ cấu trúc để xác định có bao nhiêu người sẽ được lựa chọn cho mỗi phân loại trên. Bước 5: Ở bước này sẽ lựa chọn cách chọn mẫu theo tỷ lệ hay không theo tỷ lệ, tùy thuộc vào qui mô mẫu và cấu trúc của các bộ phận được phân tầng. Dựa trên qui mô mẫu của từng bộ phận này, việc chọn mẫu có thể áp dụng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc mẫu ngẫu nhiên hệ thống.Chọn mẫu phân tầng thích hợp với những tổng thể phức tạp vì cấu trúc mẫu phản ảnh gần sát với cấu trúc tổng thể với một qui mô mẫu vừa phải. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm là (1) đòi hỏi phải hiểu rất rõ cấu trúc của tổng thể và (2) việc xác định các đơn vị khảo sát thuộc các bộ phận nào để chọn vào mẫu đôi khi là một công việc khó khăn trên thực tế.CHỌN MẪU CỤMChọn mẫu cụm được áp dụng trong trường hợp không thể xác lập được một cách đầy đủ và chính xác danh sách của các đơn vị trong tổng thể để tiến hành chọn mẫu vì không có đủ thông tin hoặc các đơn vị được phân bố thành các cụm trên một phạm vi địa lý quá rộng dẫn đến tốn kém trong việc khảo sát, nhà nghiên cứu có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu cụm. Khác với chọn mẫu phân tầng là việc phân chia tổng thể thành các bộ phận tương đối thuần nhất dựa trên các tiêu chí phân loại, chọn mẫu cụm phân tổng thể thành các cụm khác nhau, thường là dựa trên sự phân bố về mặt địa lý, và một số cụm nào đó được lựa chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu. Nếu qui mô của mỗi cụm không quá lớn thì tất cả các đơn vị trong cụm đều được khảo sát. Phương pháp này có thể tiết kiệm rất nhiều về thời gian và tiền bạc.CHỌN MẪU CỤM (tt)Qui trình chọn mẫu như sau: Bước 1: Phân tổng thể thành các cụm khác nhau, thường là theo các phân bố về mặt địa lý. Bước 2: Chọn ra một số cụm để nghiên cứu bằng phương pháp chọn cụm ngẫu nhiên đơn giản hoặc ngẫu nhiên hệ thống. Bước 3: Khảo sát toàn bộ hoặc tiếp tục chọn mẫu cụm nếu qui mô cụm vẫn còn lớn so với yêu cầu của cuộc khảo sát.Mặc dù chọn mẫu cụm phù hợp khi không thể thiết lập danh sách các đơn vị trong tổng thể và giảm được rất nhiều chi phí, phương pháp này tạo ra sai số chọn mẫu lớn vì các cụm có thể phản ảnh những đặc điểm riêng biệt của cụm, làm giảm tính đại diện đối với tổng thể nghiên cứu. CHỌN MẪU KHU VỰCChọn mẫu khu vực là phương pháp chọn mẫu mà các đặc điểm phân bố về mặt địa lý của các bộ phận trong tổng thể được xem xét trong quá trình chọn mẫu. Dựa trên một số tiêu chí nào đó, các bộ phận này sẽ được sắp xếp theo thứ tự kế tiếp trong bản đồ, sau đó chọn mẫu hệ thống từ danh sách được sắp xếp này. Qui trình chọn mẫu khu vực như sau: Bước 1: Xây dựng bản đồ hoặc dựa vào bản đồ có sẵn về phân bố của các bộ phận trong tổng thể cần khảo sát. Bước 2: Xây dựng tiêu chí phân loại phù hợp với vấn đề và mục tiêu khảo sát. Bước 3: Lập danh sách các bộ phận trong tổng thể được sắp xếp theo thứ tự phân bố trên bản đồ theo tiêu chí phân loại. Bước 4: Chọn mẫu hệ thống để tạo ra danh sách các mẫu nền. Bước 5: Tiếp tục chọn các đơn vị nghiên cứu từ các mẫu nền trên.CHỌN MẪU KHU VỰC (tt)Chọn mẫu khu vực là phương pháp chọn mẫu mà các đặc điểm phân bố về mặt địa lý của các bộ phận trong tổng thể được xem xét trong quá trình chọn mẫu. Dựa trên một số tiêu chí nào đó, các bộ phận này sẽ được sắp xếp theo thứ tự kế tiếp trong bản đồ, sau đó chọn mẫu hệ thống từ danh sách được sắp xếp này. CHỌN MẪU KHU VỰC (tt)CHỌN MẪU KHU VỰC (tt)Phương pháp này làm cho đặc điểm mẫu nghiên cứu, dù với qui mô nhỏ, phản ảnh tốt hơn các đặc điểm của tổng thể, với giả định rằng sự phân bổ về mặt địa lý phản ảnh các mức độ khác nhau về phát triển kinh tế, về mức độ đô thị hóa, về sự đa dạng văn hóa xã hội Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có bản đồ và qui trình phân loại phức tạp.Trên thực tế, để phù hợp với các giới hạn về nguồn thông tin, nguồn lực, và yêu cầu cuộc khảo sát, nhà nghiên cứu thường kết hợp một số cách chọn mẫu xác suất trong một qui trình chọn mẫu nhiều giai đoạn. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống nhiều giai đoạn, kết hợp với chọn mẫu phân tầng hoặc chọn mẫu khu vực thường được lựa chọn.4.2. CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤTChọn mẫu phi xác suất là giải pháp cho một số trường hợp khi không có thông tin để thiết lập danh sách mẫu cần chọn, khó tiếp cận, hoặc vấn đề nghiên cứu nhạy cảm, phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của người trả lời. Chọn mẫu phi xác suất không đại diện cho tổng thể nghiên cứu nên không thể suy rộng các kết quả nghiên cứu mẫu cho tổng thể nghiên cứu.Một số phương pháp chọn mẫu phi xác suất thông thường như: Chọn mẫu thuận tiện Chọn mẫu tự nguyện Chọn mẫu dắt dây Chọn mẫu chỉ tiêu phi xác suất4.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRẢ LỜI KHI CHỌN MẪUVấn đề muốn trả lời từ cuộc điều tra định lượng là gì?Tổng thể nghiên cứu là gì?Cấu trúc và phân bố của tổng thể như thế nào?Mức độ thông tin về tổng thể có thể thu thập được cho công tác chọn mẫu?Các yêu cầu về qui mô và tính chất đối với mẫu khảo sát?Các phương án chọn mẫu có thể?Qui trình chọn mẫu như thế nào?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptb2_tong_quan_nghien_cuu_thiet_ke_chon_mau_21may2012_0142.ppt
Tài liệu liên quan