Vận dụng các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông vào bài toán thực tế

Hoạt động 1. Đo gián tiếp chiều cao của vật: - Chia học sinh thành 3 nhóm. - Yêu cầu: Đo chiều cao của cây Xà cừ ở cổng trường - HS tiến hành đo đạc, tính toán và báo cáo trên phiếu thực hành Hoạt động 2. Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được: - Chia học sinh thành 3 nhóm. - Yêu cầu: Đo khoảng cách giữa hai điểm AB trong đó điểm A là cột điện và điểm B là một điểm trên sân trường. - HS tiến hành đo đạc, tính toán và báo cáo trên phiếu thực hành.

docx6 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông vào bài toán thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ TOÁN 8 – NĂM HỌC 2014 - 2015 Chủ đề: “VẬN DỤNG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA HAI TAM GIÁC VUÔNG VÀO BÀI TOÁN THỰC TẾ” (5 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, HS có thể: - Nhận biết được hai tam giác vuông đồng dạng dựa vào các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông; - Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác, hai tam giác vuông đồng dạng vào các bài toán tính toán, chứng minh; - Vận dụng vào giải quyết các bài toán thực tế; - Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập; - Nhận thức được tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác trong các hoạt động cũng như trong công việc. B. Nội dung chính của chủ đề - Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông, định lí về tỉ số đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng; - Các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp, từng tình huống trong các bài toán thực tiễn. C. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên - Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học. - Giấy A0, bút dạ để HS thảo luận. - Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, danh mục tài liệu, Giác kế, thước cuốn, cọc tiêu, tranh ảnh...) - Máy chiếu, máy tính 2. Đối với học sinh - Sách, vở, đồ dùng học tập. - Các tư liệu cần tìm hiểu. D. Gợi ý hình thức tổ chức/ phương pháp/ kĩ thuật dạy học: - Hình thức tổ chức: Do điều kiện cụ thể của nhà trường, năng lực của học sinh nên tôi lựa chọn hình thức dạy học trên lớp, HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV, thực hành trên sân trường. - Phương pháp: như nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, khám phá, trực quan. - Kĩ thuật dạy học: Sử dụng CNTT mô phỏng các bước tiến hành đo đạc, giới thiệu các công cụ đo đạc kĩ thuật tiên tiến trong nước và trên thế giới. Sử dụng các thiết bị nhà trường hiện có để cho học sinh thực hành ngoài trời. E. Gợi ý các hoạt động dạy học DẠY HỌC TRÊN LỚP, HỌC SINH TỰ HỌC DƯỚI SỰ HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN I. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1.Tìm hiểu về các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông(nhóm) - Phân công công việc cho các nhóm 1, 2, 3: - Tài liệu học tập: Ngoài tài liệu trong sách giáo khoa (môn Toán), trong quá trình chuẩn bị bài giảng, giáo viên nên tìm hiểu và cung cấp thêm tài liệu học tập cho học sinh. - Các nhóm báo cáo kết quả: + Đại diện các nhóm 1, 2, 3 báo cáo kết quả thảo luận của nhóm + Các thành viên của nhóm và các nhóm khác bổ sung ý kiến. + GV tập hợp các ý kiến, bổ sung và kết luận nội dung. - Các nhóm kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm mình bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. Các nhóm giữ lại bài thảo luận và có bổ sung để làm tư liệu học tập cho các thành viên của nhóm. Hoạt động 2.Tìm hiểu về việc áp dụng các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông vào nhận biết hai tam giác đồng dạng (cặp) - Nhiệm vụ của các nhóm đôi: + HS đọc sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. + Thảo luận và điền vào Phiếu học tập - Báo cáo kết quả: + GV chọn một số nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả + Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét và kết luận về nội dung - HS sửa chữa và bổ sung vào Phiếu học tập. Hoạt động 3.Tìm hiểu về tỉ số đường cao, tỉ số diện tích của hai tam giác đồng dạng (nhóm nhỏ) a) Giáo viên: - Cung cấp tài liệu cho học sinh và các tài liệu liên quan. - Chia thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc và làm bài toán sau: + Hai tam giác ABC và A’B’C’ đồng dạng theo tỉ số k, hai đường cao tương ứng là AH và A’H’. Tính tỉ số AHA'H'. Tính tỉ số diện tích của hai tam giác . Qua bài toán rút ra các định lí? b) HS đọc thông tin bài học trong SGK, thảo luận và ghi vào vở câu trả lời. c) Kết luận nội dung - Các nhóm HS trình bày câu trả lời. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến. - GV bổ sung, tổng kết nội dung Hoạt động 4.Tìm hiểu về các bước tiến hành đo đạc và tính toán đo gián tiếp chiều cao của vật và đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được (cá nhân) a) Giáo viên: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa (Toán lớp 6, 7, 8) GV cung cấp thêm tài liệu cho HS tham khảo và yêu cầu HS trả lời cho các câu hỏi: - Nêu các bước tiến hành đo đạc - Nêu cách tính chiều cao của vật hoặc khoảng cách giữa hai điểm b) HS tham khảo sách giáo khoa, tài liệu và trả lời câu hỏi. c) Trình bày kết quả - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi - HS khác bổ sung. - GV bổ sung, kết luận về nội dung. II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGOÀI SÂN TRƯỜNG Hoạt động 1. Đo gián tiếp chiều cao của vật: - Chia học sinh thành 3 nhóm. - Yêu cầu: Đo chiều cao của cây Xà cừ ở cổng trường - HS tiến hành đo đạc, tính toán và báo cáo trên phiếu thực hành Hoạt động 2. Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được: - Chia học sinh thành 3 nhóm. - Yêu cầu: Đo khoảng cách giữa hai điểm AB trong đó điểm A là cột điện và điểm B là một điểm trên sân trường. - HS tiến hành đo đạc, tính toán và báo cáo trên phiếu thực hành. III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Đo chiều cao của cây, tháp, ngôi nhà cao tầng mà HS muốn biết. 2. Đo cao độ trong làm đường... PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan: Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau: - Môn Toán: + Bài 4 (Hình học 6). Thực hành trồng cây thẳng hàng + Bài 7 ( Hình học 6) Độ dài đoạn thẳng + Bài 9 (Hình học 7). Thực hành ngoài trời 2. Phiếu thực hành Phiếu thực hành: Đo chiều cao của vật Tên học sinh:...................................... Lớp:............... ....................................... Kết quả đo đạc: AC = AB = A’B = B . Tính chiều cao của vật Phiếu thực hành: Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được. Tên học sinh:...................................... Lớp:............... ....................................... Kết quả đo đạc: BC = α = β = B . Tính khoảng cách giữa hai điểm AB Vẽ trên phiếu ∆A'B'C' với B’C’ = B' = α C' = β 3. Tư liệu sử dụng trong bài - SGK, SGV 4. Giới thiệu tài liệu tham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchu_de_toan_8_le_tuan_7203.docx