Ưu đãi xã hội và vai trò của ưu đãi xã hội - Tình huống và bài tập học kỳ luật an sinh xã hội

Theo khoản 1 điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định : " Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động.". Do đó, chị A thuộc đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 điều 12 Luật bảo hiểm y tế vì chị A làm việc cho công ty X theo hợp đồng không xác đinh thời hạnvà không nằm trong trường hợp quy định tại điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008. Do đó, chị A được hưởng những quyền lợi sau : Chị A sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh ( khoản 1 điều 21 luật bảo hiểm xã hội 2008 ).Mức hưởng bảo hiểm ý tế của chị A là 80% chi phí khám chữa bệnh ( điểm d khoản 1 điều 22 Luật bảo hiểm y tế ).

doc16 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4760 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ưu đãi xã hội và vai trò của ưu đãi xã hội - Tình huống và bài tập học kỳ luật an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Ưu đãi xã hội và vai trò của ưu đãi xã hội 1. Ưu đãi xã hội - Khái niệm : Ưu đãi xã hội được hiểu là sự đãi ngộ của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với những người có công và gia đình họ. - Mục tiêu của ưu đãi xã hội : Ghi nhận, đầu tư, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, nó thể hiện ở việc : + Ghi nhận và tri ân những cá nhân, tập thể có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng xã hội. + Tạo công bằng xã hội ( người cống hiến được hưởng theo những gì mình đóng góp ). + Tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp, giữ gìn truyền thống của dân tộc ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đền ơn đáp nghĩa + Đảm bảo ổn định cho thể chế chính trị đất nước. Có chính sách thích hợp, mọi người mới có thể an tâm về gia đình của mình và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp đất nước. - Quan điểm ưu đãi xã hội : + Ưu đãi xã hội là hệ thống chính sách quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách an sinh xã hội, trong việc tái sản xuất giá trị tinh thần của thế hệ sau, giữ gìn chính trị và truyền thống đạo đức. + Ưu đãi xã hội là một chính sách tái sản xuất ra giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc : giúp thế hệ trẻ thấy được công lao của thế hệ đi trước, tự hào về dân tộc và cố gắng phát huy truyền thống ấy. Gia đình có công yên tâm sản xuất tin tưởng hơn vào thể chế chính trị. Giáo dục trách nhiệm của mội công dân đối với xã hội và đất nước, bồi dưỡng sự kính trọng đối với xã hội và đất nước. - Đối tượng : Có hai đối tượng chính : + Đối tượng là những người có công hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc : Liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ. Liệt sỹ là những người đã hy sinh cho sự nghiệp gải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước của nhân dân được tằng bằng tổ quốc ghi công thuộc một trong các trường hợp sau : chiến đấu trực tiếp từ cuộc chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, binh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt tra tấn không khuất phục hoặc trực tiếp chủ trương vượt ngục, vượt tù bị chết; làm nhiệm vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; thực hiện nhiệm vụ cấp bách phục vụ an ninh quốc phòng : cứu người,cứu tài sản Nhà nước hoặc công dân; ốm đau tai nạn chết khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn; thương binh , người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát. Thương binh, bệnh binh : Thương binh thuộc lực lượng vũ trang bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu; bệnh binh thuộc quân nhân , mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do chiến đấu hay hoạt động trong điều kiện thiếu thốn. Những người hoạt động cách mạng : những người lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc làm mục tiê lý tưởng của cả đời mình. Tham gia giúp đỡ cách mạng nhưng không thoát ly làm chiến sỹ. Những người tham gia hoạt dộng cách mạng bị địch bắt nhưng không khai, không làm ảnh hưởng đến cách mạng. Tham gia chiến đấu trong điều kiện gian khổ làm sức khỏe suy kiệt, sinh con dị dạng. + Đối tượng là những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước như : giáo sư, bác sỹ, anh hùng lao động, các vị lãnh đạo nhà nước... - Các hình thức ưu đãi xã hội : + Bằng tiền mặt vật chất : Tiền có thể hưởng trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, mai táng phí khi chết, chi phí y tế; hiện vật là xây dựng các nhà tình nghĩa hay tặng quà vào dịp lề tết... + Bằng hình thức khác nhau nhu : Hỗ trợ học phí cho con em họ, nghỉ dưỡng, miễn giảm thuế. Tất cả những hình thức này đảm bảo đời sống vật chất cho người có công. + bằng tinh thần : Bằng khen, huân huy chương, dựng tượng đài, ưu tiên con em gia đình tròn vấn đề việc làm. 2. Vai trò của ưu đãi xã hội Là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, ưu đãi xã hội có vai trò hết sức quan trọng. Cungd với bào hiểm xã hội, cứu trợ xã hộ, ưu đãi xã hội thực hiện sứ mệnh bảo vệ một số thành viên đặc thù của xã hội. Không những thế, nó còn thể hiện thái độ, tình cảm của đất nước, của dân tộc, của thế hệ con cháu đối với những người đã cống hiến hy sinh cho đất nước. Chính vì vậy, ưu đãi xã hội có vai trò trên mọi bình diện của đời sống xã hội : kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý. - Về mặt chính trị Sự ưu đãi với những người có công sẽ không chỉ là sự hỗ trợ về mặt đời sống vật chất cũng như tinh thần cho họ nó còn tạo sự tin tưởng vào chế độ xã hội tốt đẹp, là nguồn động viên khích lệ đối với thành viên khác trong xã hội sẵn sàng xả thân vì nước khi đất nước gặp hoàn cảnh khó khăn. Do đó, làm tốt chính sách đối với những người có công sẽ góp phần làm ổn định xã hội, giữ vững thể chế, tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước trong chế độ ổn định vững vàng. Ngược lại, nếu không có chính sách ưu đãi sẽ làm mất lòng tin của một thế hệ đã từng cống hiến, hy sinh mà còn của cả thế hệ sau. - Về mặt xã hội và nhân văn Ưu đãi xã hội là sự thể hiện truyền thống " đền ơn đáp nghĩa ", là sự sự báo đáp công ơn những người xả thân vì đất nước vì dân tộc. Chế độ ưu đãi xã hội không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất cho những người có công mà còn giúp họ hòa đồng vào xã hội. Những ưu tiên, ưu đãi về giáo dục đâò tạo, ưu đãi về việc làm, chăm sóc sức khỏe...đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của cộng đồng, của toàn xã hội đến mọi mặt đời sống của người có công.Chế độ ưu đãi xã hội còn giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, tạo cơ hội để mỗi công dân nhận thức sâu sắc và phát huy tốt hơn truyền thống uống nước nhớ nguồn. Nó khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hòa dân tộc, lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với người đi trước. - Về mặt kinh tế Chế độ ưu đãi xã hội ( đặt biệt là chế độ ưu đãi trợ cấp ) có vai trò hết sức quan trọng nhằm bảo đảm và nâng cao đời sống cho người có công. Đặc biệt, đối với những người không còn khả năng lao động cũng như không còn ai để nương tựa thì các khoản trợ cấp từ chế độ ưu đãi có thể được coi là nguồn thu nhập chủ yếu từ đời sống của họ.Không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm đời sống, trợ cấp ưu đãi còn giúp người có công có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất. Bên cạnh đó, những ưu tiên, ưu đãi trong lĩnh vực khác như việc làm, nhà ở, giáo dục đào tạo đã phát huy tác dụng to lớn trên thục tế và thật sự đã nâng cao đời sống kinh tế cho người có công và gia đình họ. - Về mặt pháp lý Sự kính trọng, biết ơn, những ưu tiên, ưu đãi đối với những người có công không chỉ là tấm lòng của những người dân mà còn được Nhà nước và toàn xã hội chính thức công nhận. Đây không chỉ đơn thuần là sự thể chế các chính sách về ưu đãi mà còn là sự đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền ưu đãi của người có công được thực hiện trên thực tế. Những thân nhân liệt sỹ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, họ có những nỗi đau mất mát về thân nhân đã hy sinh. Những thương binh, bệnh binh có sự thiệt thòi mất mát về thể chất, sức lực. Việc quan tâm giúp đỡ họ không chỉ dựa vào lòng hảo tâm của mọi người, của xã hội, của cộng đồng mà còn phải được chính thức quy định trong các văn bản pháp luật. Nó trở thành trách nhiệm của Nhà nước và các cấp chính quyền đông thời là quyền của những người có công - quyền được hưởng các chế độ ưu đãi. Khi đã trở thành quyền pháp lý, người có công có thể tự hào khi hưởng các quyền đó, nó không tạo ra tâm lý cho người ban ơn và kẻ được ban ơn cũng như không tạo ra cơ chế - cho trong thực hiện. Đảm bảo quyền được ưu đãi cho người có công là nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, các công chức nhà nước. Họ phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người có công. II. Giải quyết tình huống 1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội a. Khái niệm bảo hiểm xã hội Tại khoản 1 điều 3 Luật BHXH thì bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau : " Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ". b. Chế độ bảo hiểm xã hội Là sự cụ thể hóa chính sách bảo hiểm xã hội, quy định cụ thể và chi tiết để thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Đó là hệ thống các quy định hợp pháp luật hóa về đối tượng, điều kiện hưởng, thời hạn để hưởng, mức hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp trong từng trường hợp bảo hiểm xã hội cụ thể. Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các chế độ : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Trong đó bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ : hưu trí, tử tuất . Bảo hiểm thất nghiệp gồm : trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm. c. Các điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội c1. Chế độ ốm đau Có hai trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do ốm đau quy định tại điều 22 Luật bảo hiểm xã hội : - Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. - Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.   c2. Chế độ thai sản Điều kiện hưởng chế độ thai sản là người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên rong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi ( điều 28 luật bảo hiểm xã hội ) c3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đủ các điều kiện sau đây : + Tai nạn tại nơi làm việc và trong thời gian làm việc. + Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sư dụng lao động. + Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý . - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp trên. Người lao động sẽ được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau : - Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp. c4. Chế độ hưu trí Về điều kiện hưởng chế độ hưu trí quy định cụ thể tại điều 50 luật bảo hiểm xã hội theo đó : Người lao động phải có 20 năm đóng góp bảo hiểm xã hội trở lên thuộc các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội và đồng thời : - Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; - Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định. - Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi : Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác; Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.  c5. Chế độ tử tuất Có hai trường hợp hưởng chế độ tử tuất đó là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất theo đó : - Đối với trợ cấp mai táng thì điều kiện hưởng trợ cấp được quy định tại khoản 1 điều 63 cụ thể như sau : + Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội đang đóng bảo hiểm xã hội + Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; + Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc. - Đối với chế độ trợ cấp tuất điều kiện hưởng trợ cấp được quy định tại khoản 1 điều 64 Luật bảo hiểm xã hội như sau : + Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần. + Đang hưởng lương hưu. + Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Đồng thời tại khoản 2 điều 64 Luật bảo hiểm xã hội cũng quy định điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của người lao động bị chết là : Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên;...và điều 66 luật bảo hiểm xã hội cũng quy định điều kiện để thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp một lần. c6. Chế độ thất nghiệp Người thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi đủ các điều kiện sau : - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; - Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội; - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. d. Quyền và trách nhiệm của người lao động Tại điều 15 quy định quyền của người lao động khi tham gia vào bảo hiểm xã hội theo đó người lao động có các quyền như : được cấp sổ bảo hiểm xã hội, nhận sổ bảo hiểm khi không còn làm việc, nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời...Bên cạnh đó quyền của người lao động thì luật cuãng quy định rõ ràng trách nhiệm của họ tại điều 15. Theo đó, người lao động có các nghĩa vụ sau : đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo quản sổ đúng quy định,... e. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại điều 17 thì quyền của người sử dụng lao động bao gồm : từ chối việc thực hiện yêu cầu không đúng quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội; khiếu nại tố cáo về bảo hiểm xã hội... Trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại điều 18 theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm : đóng bảo hiểm xã hội vag hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động; bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động... f. Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội Điều 19 Luật bảo hiểm xã hội quy định : Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật; Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định; Khiếu nại về bảo hiểm xã hội; Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội...Bên cạnh các quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan bảo hiểm. Luật còn quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn ( điều 11 ), của đại diện người sử dụng lao động ( điều 12 )... cùng một số chủ thể khác có liên quan. 2. Quyền lợi của chị A theo quy định của luật an sinh xã hội hiện hành. Khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội quy định những đối tượng người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm : " a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.". Trong tình huống này chị A vào làm việc tại công ty X theo HĐLĐ không xác định thời hạn, do đó thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo điểm a khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội Để xác định các chế độ bảo hiểm xã hội mà chị A được hưởng thì cần xác định chị A đáp ứng đầy đủ các chế độ bảo hiểm nào. Theo đề bài thì chị A vào làm việc tại công ty X từ ngày 12/4/2007 theo HĐLĐ không xác định thời hạn. Tháng 8 năm 2007 chị sinh con thứ 3. Tháng 6 năm 2009 chị bị tai nạn lao động phải vào viện điều trị mất 1 tháng. Sau khi ra viện chị được xác định suy giảm 40% khả năng lao động. a. Chế độ thai sản. Về đối tượng áp dụng chế độ thai sản Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này ". Theo đề bài thì chị A vào làm việc tại công ty X theo HĐLĐ không xác định thời hạn thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội nên chi là đối tượng áp dụng chế độ thai sản theo điều 27 Luật bảo hiểm xã hội. Về điều kiện hưởng chế độ thai sản Khoản 1 điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 quy định : " Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi " . Chị A vào làm việc tại công ty X từ ngày 12/4/2007, đến tháng 8 năm 2007 chị sinh con thứ 3. Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2007 đến tháng 8/2007 thì chị A mới đóng được 4 tháng bảo hiểm trước khi sinh con. Theo khoản 1 điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều Luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chị A không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Do đó, trong trường hợp này chị A không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. b. Quyền lợi của chị A được hưởng khi bị tai nạn lao động vào tháng 6 năm 2009 Về đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này ".Ở đây ta thấy chị A vào làm việc tại công ty X theo HĐLĐ không xác định thời hạn, thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội nên chị A là đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động theo điều 38 Luật bảo hiểm xã hội. Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Theo đề bài đã xác định việc chị A vào tháng 6 năm 2009 phải vào viện điều trị mất 1 tháng và được xác định suy giảm 40% khả năng lao động là do tai nạn lao động. Vậy, chị A đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo dữ kiện đề bài đã ra. Chế độ hưởng Khoản 1 điều 43 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng ". Ở đây chị A sau khi ra viện chị được xác định suy giảm 40% khả năng lao động, do đó chị A được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo khoản 1 điều 42 Luật bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào điểm a,b khoản 2 điều 43 Luật bảo hiểm xã hội quy định về trợ cấp hàng tháng cho tai nạn lao động như sau : ". a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị ". Theo đó mức trợ cấp chị A được hưởng được tính theo ccoong thức sau : Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng góp bảo hiểm Mức trợ cấp hằng tháng = [30% + ( 9 x 2% )] mức lương tối thiểu chung+ [0,5% + (0,3% x 1)] mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị = 48% mức lương tối thiểu chung và 0,8% )] mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị Thời điểm hưởng trợ cấp Theo khoản 1 điều 44 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện ". Như vậy chị A được hưởng trợ cấp tai nạn lao động tháng chị A điều trị xong vết thương lần đầu, ra viện và sau khi điều trị xong vết thương tái phát, ra viện. Trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe quy định tại điều 48 luật bảo hiểm xã hội và điều 24 nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006. Theo đó chị A được nghỉ dưỡng sức 7 ngày theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 24 nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006, nếu chị A có thể nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe ở nhà thì được hưởng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là : 7 x 25% mức lương tối thiểu chung = 160 mức lương tối thiểu chung hoặc nếu chị A nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập chung thì được hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là : 7 x 40% mức lương tối thiểu chung = 280% mức lương tối thiểu chung. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình như : trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi người lao động bị tổn thương hoạt động của chân tay,răng, tai, mắt, cột sống... Được người sử dụng lao động là công ty X nơi chị A làm việc trả đủ lương trong một tháng điều trị và toàn bộ chi phí trong một tháng nằm viện từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong theo quy định tại khoản 1 điều 43 bộ luật lao động : "trong thời gian lao động nghỉ việc để điều trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí cho người lao động theo quy định tại khoản 2 điều 107 của bộ luật này " Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động Đầu tiên Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điều 114 Luật bảo hiểm xã hội.Tiếp theo đó gửi hồ sơ đến tổ chức bảo hiểm xã hội để giải quyết, tổ chức bảo hiểm xã hội xét duyệt và chi trả chế độ ( điều 118 luật bảo hiểm xã hội ). c. Quyền lợi của chị A được hưởng khi vết thương TNLĐ tái phát vào tháng 6/2010 Tháng 6/2010 vết thương tái phát, chị phải vào viện điều trị mất 15 ngày. Sau khi ra viện chị được xác định mức suy giảm 53% khả năng lao động. Tái phát ở đây không được coi là tai nạn lao động, nên chị A phải đi giám định lại theo quy định tại điều 41 Luật bảo hiểm xã hội và điều 20 Nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006. Theo đó sau khi giám định lại vết thương chi chị A thì mức suy giảm mới của chị được xác định là 53% , tương tự như trên chị A được hưởng trợ cấp hàng tháng với công thức hưởng như sau : Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng góp bảo hiểm Mức trợ cấp hàng tháng của chị A = [30% + ( 22 x 2% )] mức lương tối thiểu chung + (0,5% + 0,3) mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi chị A nghỉ việc và điều trị = 74% mức lương tối thiểu chung và 0,8% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi chị A nghỉ việc và điều trị Thời điểm hưởng trợ cấp : được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động sau khi bệnh nghề nghiệp tái phát (khoản 2 Điều 44 Luật BHXH). Về Trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe, Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình như và trách nhiệm của người sử dụng lao động , thủ tục hưởng trợ cấp tương tự như giải quyết quyền lợi chị A đã được hưởng vào tháng 6/2009 khi bị tai nạn lao động. Ngoài ra chị A còn được hưởng chế độ ốm đau và bảo hiểm y tế khi vết thương tái phát do tai nạn lao động. * Chế độ ốm đau Về đối tượng áp dụng chế độ ốm đau Theo điều 21 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này ".   Chị A thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội nên thuộc đối tượng áp dụng chế độ ốm đau. Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau Theo Khoản 1 điều 22 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế ". Chị A sau khi điều trị vết thương lần đầu do tai nạn lao động vào tháng 6/2009. Đến tháng 6/2010 vết thương của chị tái phát và phải vào viện điều trị mất 15 ngày. Trong trường hợp này chị thỏa mãn điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 điều 22 Luật bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ ốm đau Chị A có thể được hưởng 30 ngày nếu như chị A làm việc trong điều kiện bình thường và có thể được nghỉ 40 ngày nếu như chị A làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên ( Khoản 1 điều 23 Luật bảo hiểm xã hội ). Mức hưởng chế độ ốm đau Theo khoản 1 điều 25 Luật bảo hiểm xã hội quy định : " Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc ". Như phân tích ở trên thì chị A được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 điều 23 Luật bảo hiểm xã hội. Do đó, mức hưởng chế độ ốm đau với chị A bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau Sau khi điều trị xong mà sức khỏe của chị A còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. Theo quy định tại điều 26 Luật bảo hiểm xã hội và điều 12 Nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 thì chị A có thể được nghỉ từ 5 đến 7 ngày tùy thuộc vào sức khỏe còn yếu do phải phẫu thuật hoặc các trường hợp khác. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu * Bảo hiểm y tế Theo khoản 1 điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 quy định : " Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động...". Do đó, chị A thuộc đối tượng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 điều 12 Luật bảo hiểm y tế vì chị A làm việc cho công ty X theo hợp đồng không xác đinh thời hạnvà không nằm trong trường hợp quy định tại điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2008. Do đó, chị A được hưởng những quyền lợi sau : Chị A sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh ( khoản 1 điều 21 luật bảo hiểm xã hội 2008 ).Mức hưởng bảo hiểm ý tế của chị A là 80% chi phí khám chữa bệnh ( điểm d khoản 1 điều 22 Luật bảo hiểm y tế ). d. Quyền lợi của chị A khi bị mất việc làm vào năm 2011 Theo quy định của Bộ luật lao động thì việc công ty X cắt giảm lao động khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh là việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp khi có lý do nằm trong quy định của pháp luật. trong trường hợp công ty có những thay dổi về cơ cấu hay công nghệ; sáp nhập; hợp nhất; chia; tách doanh nghiệp; chuyển quyền sở hữu; quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp; công ty không sử dụng hết số lao động thì phải cho lao động thôi việc; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và được trợ cấp mất việc. Ngoài ra, công ty cũng chỉ cắt giảm lao động bằng cách đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo các khaon tại điều 38 Bộ luật ao động. Ngoài những trường hợp này ra thì những lý do công tu X cắt giảm lao động là không hợp lý. Trong trường hợp này công ty X cắt giảm lao động thuộc các trường hợp pháp luật cho phép. Theo quy định của Bộ luật lao động chị A được hưởng trợ cấp thôi việc Theo đó tại điều 42 BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2007 quy định về số tiền trợ cấp thôi việc thì " ...cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, công với phụ cấp lương ,nếu có ".. Ngoài ra, chị A còn được hưởng các quyền lợi khác như : được chốt sổ bảo hiểm, được thanh toán nợ ( nếu có ), được trả lại hồ sơ, giấy tờ ... người lao động ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động và có trách nhiệm trả lại cho người lao động. Người sử dụng lao động không được nhận xét thêm điều gì làm trở ngại cho người lao động tìm việc mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docƯu đãi xã hội và vai trò của ưu đãi xã hội + tình huống Bài tập học kỳ luật an sinh xã hội.doc