Upgrade cho phụ kiện Laptop - Phần 1

Mua đế tản nhiệt phải chọn thương hiệu Laptop sử dụng liên tục trong thời gian dài nên dùng đế tản nhiệt, đặc biệt là dòng chuyên về đồ họa sử dụng chip AMD. Tuy nhiên khi mua phải chọn hàng có thương hiệu vì nếu không sẽ phản tác dụng làm máy nóng hơn. Không gian thiết kế của chiếc laptop nhỏ gọn để phù hợp với tính di động nên việc tích hợp các thiết bị tản nhiệt vào ngay bên trong máy rất hạn chế. Do đó, phần lớn những người phải dùng laptop thường xuyên phải trang bị cho mình một chiếc đế tản nhiệt (docking) để đảm bảo hiệu suất của máy. Song song với sự phát triển của thị trường laptop, các loại đế tản nhiệt được bày bán khá nhiều về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và xuất xứ. Phụ kiện này có kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào đường chéo màn hình, 13, 14 hay thậm chí 17 inch. Chúng cũng được chia ra hai loại chính: đế nhựa và có quạt hay đế bằng nhôm. Loại đế nhựa hiện rất phổ biến trên thị trường với mức giá “bình dân” – khoảng 100.000 đến 120.000 đồng một chiếc. Đế nhôm đắt hơn, khoảng 20 USD. Loại đa năng, mở rộng thêm nhiều cổng USB hay khe cắm thẻ nhớ thì khoảng 30 – 40 USD.

pdf8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Upgrade cho phụ kiện Laptop - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mua đế tản nhiệt phải chọn thương hiệu Laptop sử dụng liên tục trong thời gian dài nên dùng đế tản nhiệt, đặc biệt là dòng chuyên về đồ họa sử dụng chip AMD. Tuy nhiên khi mua phải chọn hàng có thương hiệu vì nếu không sẽ phản tác dụng làm máy nóng hơn. Không gian thiết kế của chiếc laptop nhỏ gọn để phù hợp với tính di động nên việc tích hợp các thiết bị tản nhiệt vào ngay bên trong máy rất hạn chế. Do đó, phần lớn những người phải dùng laptop thường xuyên phải trang bị cho mình một chiếc đế tản nhiệt (docking) để đảm bảo hiệu suất của máy. Đế tản nhiệt bằng nhôm Song song với sự phát triển của thị trường laptop, các loại đế tản nhiệt được bày bán khá nhiều về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và xuất xứ. Phụ kiện này có kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào đường chéo màn hình, 13, 14 hay thậm chí 17 inch. Chúng cũng được chia ra hai loại chính: đế nhựa và có quạt hay đế bằng nhôm. Loại đế nhựa hiện rất phổ biến trên thị trường với mức giá “bình dân” – khoảng 100.000 đến 120.000 đồng một chiếc. Đế nhôm đắt hơn, khoảng 20 USD. Loại đa năng, mở rộng thêm nhiều cổng USB hay khe cắm thẻ nhớ thì khoảng 30 – 40 USD. Đế tản nhiệt cho năng suất làm việc của laptop được cao hơn Các loại laptop hiện nay nếu sử dụng liên tục thì cần dùng đến phụ kiện này, nhất là những dòng máy chuyên cho đồ họa AMD có nhiệt độ rất cao. Những máy này chỉ chạy khoảng 10 phút toàn thân có thể nóng hơn 55 độ C. Ngay cả những dòng AMD mới nhất ứng dụng công nghệ 45 hay 55 nanomet (nm) tiêu thụ ít điện năng nhưng nhiệt độ cũng tương đương với mức trên. Các dòng máy phổ biến hiện dùng CPU Core 2 Duo trở lên với công nghệ 45 nm nóng lên cũng khoảng 30 đến 40 độ C. Ngoài ra, các dòng máy cũ khi hoạt động cũng thường có nhiệt độ rất cao bởi CPI dùng công nghệ 95 nm tiêu thụ rất nhiều điện năng. Các loại laptop mini đang là trào lưu mới cũng nên sử dụng thiết bị hỗ trợ này vì nó thiết kế gọn, mỏng nên không gian tản nhiệt hạn chế. Bên cạnh đó, độ nóng còn tùy thuộc vào thiết kế vỏ bọc của máy. Một kỹ thuật viên cho biết những dòng Dell đời cũ thường có thiết kế vỏ dày cứng nên tản nhiệt rất khó, như dòng Dell 1420 hay 1400. Loạt sản phẩm sau này của Dell thì đỡ hơn vì hãng đã đã khắc phục nhược điểm này. Các dòng máy mà được thiết kế thông thoáng cũng không cần thiết phải dùng tản nhiệt, như dòng dv5000 của HP. Ngoài ra, những người thường xuyên ngồi phòng máy lạnh cũng không nhất thiết phải dùng thiết bị hỗ trợ này. Đế tản nhiệt của Belkin. Ảnh: Slipperybrick. Một điểm đáng chú ý khi mua đế tản nhiệt là nên chọn loại có thương hiệu, như Cooler Master hay Colorvis. Tránh mua những nhãn hiệu không có tên tuổi (no-name). Loại này chả những không làm mát được mà còn phản tác dụng – làm máy nóng hơn. Nếu chưa có kinh nghiệm nhiều về các nhãn hiệu đế tản nhiệt thì bạn phải thử qua tốc độ quạt, quay nhanh là được. Đồng thời, nên lựa chọn chất liệu bằng nhôm cho những loại dễ nóng. Loại đế nhựa chỉ nên dùng cho những dòng máy từ Core 2 Duo trở lên. Những lính gác chống trộm laptop Tìm mua và sử dụng khóa, chuông báo động... dành riêng cho máy tính xách tay sẽ giúp giảm bớt nguy cơ mất máy khi lơ đãng. Chiếc khóa Kensington MicroSaver giá 30 USD này thích hợp khi bạn đặt máy ở quán xá nhưng chỉ có thể tránh được trộm "non tay". Khóa mảnh dẻ như Blekim Bulldog (24 USD) ngăn cản những kẻ có lòng tham bất chợt nổi lên nhưng loại "khủng" hơn (500 USD) sẽ cản trộm nhà nghề tốt hơn. Chuông báo trộm Belkin dạng USB giá 55 USD sẽ kêu inh ỏi nếu ai đó dứt cáp ra khỏi máy, nhưng bạn cũng chỉ cứu được laptop khi ở khá gần nó. Chuông báo trộm Doberman theo công nghệ cảm ứng chuyển động giá 30 USD sẽ kêu ầm ĩ nếu thiết bị đính vào nó rời ra. Nếu không may bị mất laptop, các phần mềm theo dõi sẽ giúp bạn lấy lại, ví dụ Lojack của Absolute Software (50 USD/năm), PC PhoneHome của Brigadoon (30 USD), Inspice Trace của Inspice (30 USD/năm), Laptop Tracker của XTool (40 USD/năm), zTrace Gold của zTrace Technologies (50 USD/năm). Những "thám tử" này sẽ kết nối định kỳ với máy chủ trung tâm và khi kẻ trộm dùng laptop để vào mạng, dịch vụ sẽ mau chóng biết được vị trí của nó để báo cảnh sát. Absolute Software cho biết họ làm được điều này cả khi kẻ trộm cài lại hệ điều hành, định dạng lại ổ cứng. Nhiều khi dữ liệu quý giá hơn bản thân chiếc laptop nên hãy dùng mã khóa để bảo vệ thông tin trong trường hợp máy tính rơi vào tay người khác. Hệ điều hành Windows Vista bản Enterprise và Ultimate có tính năng mã khóa ổ cứng BitLocker, ngoài ra mỗi ứng dụng như Word, Excel... đều có tính năng bảo vệ tài liệu bằng mật khẩu. Người sử dụng máy Mac có thể tìm phần mềm FileVault, tương đương với BitLocker của Windows Vista.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUpgrade cho phụ kiện Laptop phần 1.pdf
Tài liệu liên quan