Tương tác người - Máy (Human - Computer Interaction)

Mô hình người dùng trong thiết kế Thiết kế hợp tác z Bao gồm cả vòng đời thiết kế z Người sử dụng không chỉ tham gia là người thử hệ thống mà còn là một thành viên của đội thiết kế z Ba đặc điểm của thiết kế hợp tác: – Mục tiêu là nâng cao môi trường làm việc và nhiệm vụ thông qua việc giới thiệu thiết kế - làm cho việc thiết kế và đánh giá đi theo hướng môi trường làm việc hơn hướng hệ thống – Tính hợp tác – Phương pháp lặp: quay đi quay lại thiết kế - đánh giá

pdf28 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tương tác người - Máy (Human - Computer Interaction), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 1 Tương tác người - máy (Human - Computer Interaction) 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 2 Mô hình người dùng trong thiết kế z Nắm bắt được yêu cầu người dùng là một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng một phần mềm. z Mô hình người dùng được đưa ra nhằm giúp đỡ cho việc nắm bắt các yêu cầu. 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 3 Mô hình người dùng trong thiết kế z Mô hình xã hội – kỹ thuật (socio-technical model) z Phương pháp các hệ thống mềm (soft system methodology) z Thiết kế hợp tác (participatory design) 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 4 Mô hình người dùng trong thiết kế Mô hình xã hội – kỹ thuật z Các mô hình xã hội – kỹ thuật quan tâm đến các khía cạnh kỹ thuật, xã hội, tổ chức và con người của thiết kế. z Các mô hình này dựa trên quan điểm là công nghệ không phải được phát triển độc lập, riêng biệt mà được phát trong một môi trường rộng lớn hơn 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 5 Mô hình người dùng trong thiết kế Mô hình xã hội – kỹ thuật z USTM/CUSTOM (User skills and Task Match) z OSTA (Open System Task Analysis) z ETHICS (Effective Technical and Human Implementation of Computer Systems) 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 6 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM z Đây là một mô hình thiết kế giúp cho đội thiết kế hiểu và ghi lại toàn bộ những yêu cầu của người dùng z Sử dụng những mô hình biểu đồ về nhiệm vụ cùng những mô tả chi tiết z USTM được biến đổi thành CUSTOM cho những tổ chức nhỏ hơn 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 7 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM z Mô hình này tập trung vào tất cả những “người liên quan” chứ không chỉ vào người dùng z “Người liên quan” được định nghĩa là bất cứ người nào liên quan đến sự thành công hây thất bại của phần mềm 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 8 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM z Chia “người liên quan” ra làm bốn nhóm: – Chủ yếu (primary): Những người sử dụng hệ thống – Thứ yếu (secondary): Những người không trực tiếp sử dụng hệ thống nhưng nhật được đầu ra của hệ thống (v.d. báo cáo) – Hạng thứ ba (tertiary): Không thuộc hai nhóm trên nhưng bị ảnh hưởng bởi sự thành công hay thất bại của hệ thống (v.d. giám đốc) – Thực hiện (facilitating): Những người tham gia vào quá trình thiết kế, phát triển và bảo trì hệ thống 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 9 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM z Ví dụ trong hệ thống đặt chỗ của hàng không: – Chủ yếu (primary): Nhân viên đại lý – Thứ yếu (secondary): Khách hàng, quản lý hàng không – Hạng thứ ba (tertiary): Cổ đông của công ty – Thực hiện (facilitating): Đội thiết kế, phòng IT 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 10 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM z CUSTOM được áp dụng vào giai đoạn đầu của quá trình thiết kế. Đây là một phương pháp dựa trên form, cung cấp một tập các câu hỏi: 1. Mô tả ngữ cảnh về tổ chức, bao gồm những mục tiêu chủ yếu, đặc trưng vật lý, nền móng chính trị và kinh tế 2. Xác định và mô tả những “người liên quan”. Những người liên quan được chỉ ra, phân nhóm (chủ yếu, thứ yếu, hạng thứ ba, thực hiện) và mô tả về những vấn đề cá nhân, chức năng và nhiệm vụ trong đơn vị 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 11 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM 3. Xác định và mô tả các nhóm làm việc. Một nhóm làm việc là một nhóm những người làm chung một nhiệm vụ. Một nhóm làm việc được mô tả về đặc tính và chức năng trong đơn vị 4. Xác định và mô tả các cặp nhiệm vụ-đối tượng. Đây là những nhiệm vụ phải thực hiện, liên kết với các đối tượng được dùng để thực hiện nhiệm vụ hoặc đối tượng mà nhiệm vụ được áp dụng vào. 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 12 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM 5. Xác định những nhu cầu của “người liên quan”. Các bước 2-4 được mô tả dựa trên hệ thống hiện có và hệ thống định có. Nhu cầu của “người liên quan” được xác định dựa trên sự khác nhau giữa hệ thống hiện có và hệ thống định có. 6. Củng cố và kiểm tra các yêu cầu của “người liên quan”. 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 13 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM z Mô hình rút gọn để phân tích người liên quan trong mô hình CUSTOM: – Người liên quan phải đạt được gì và làm thế nào để đánh giá được sự thành công? – Những yếu tố nào làm hài lòng người liên quan? Những yếu tố nào không làm hài lòng, tạo ra stress? – Người liên quan có những kiến thức và kỹ năng gì? – Quan điểm của người liên quan về công việc và công nghệ thông tin? 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 14 Mô hình người dùng trong thiết kế USTM/CUSTOM – Có thuộc tính nào của nhóm làm việc có ảnh hưởng đến sự chấp nhận sản phẩm của người liên quan – Đặc điểm về nhiệm vụ của người liên quan: tần suất, sự phân chia và sự lựa chọn hành động? – Có người liên quan nào phải quan tâm đến một vấn đề nhất định nào về trách nhiệm, an ninh hay sự riêng tư? – Những điều kiện làm việc vật lý của người liên quan như thế nào? 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 15 Mô hình người dùng trong thiết kế OSTA z OSTA cố gắng mô tả điều gì sẽ xảy ra khi một hệ thống kỹ thuật được đưa vào môi trường làm việc của một đơn vị. z Trong OSTA, những khía cạnh xã hội của hệ thống (v.d. sự tiện lợi và sự chấp nhận) được xác định cùng với các khía cạnh kỹ thuật (v.d. chức năng của hệ thống). 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 16 Mô hình người dùng trong thiết kế OSTA OSTA có tám giai đoạn: 1. Xác định nhiệm vụ chính mà công nghệ phải hỗ trợ cho mục tiêu của của người sự dụng 2. Xác định đầu vào của hệ thống. Những đầu vào này có thể ở những dạng khác nhau – hạn chế thiết kế 3. Mô tả môi trường bên ngoài mà hệ thống sẽ được đưa vào, bao gồm các khía cạnh vật lý, kinh tế và chính trị 4. Mô tả những quá trình chuyển trong hệ thống dưới dạng các hành động được thực hiện trên hoặc với các đối tượng 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 17 Mô hình người dùng trong thiết kế OSTA 5. Phân tích hệ thống xã hội, xét đến các nhóm làm việc hiện có và các mối quan hệ trong và ngoài đơn vị 6. Mô tả hệ thống kỹ thuật dưới dạng cấu hình của nó và sự kết hợp với các hệ thống khác 7. Thiết lập các tiểu chuẩn đánh giá sự hài lòng về hệ thống, chỉ ra các yêu cầu về xã hội và kỹ thuật của hệ thống 8. Chỉ ra hệ thống kỹ thuật mới 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 18 Mô hình người dùng trong thiết kế ETHICS z Khác với OSTA, trong ETHICS, hai đội thiết kế sẽ làm việc độc lập với nhau để tạo ra những yêu cầu về xã hội và kỹ thuật z Kết quả của hai đội thiết kế sẽ được ghép lại để tạo ra phương án tốt nhất phù hợp với cả những yêu cầu xã hội và những yêu cầu kỹ thuật 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 19 Mô hình người dùng trong thiết kế ETHICS Có sáu giai đoạn chính trong ETHICS: 1. Xác định vấn đề và mô tả hệ thống hiện tại. Xác định những mục tiêu và nhiệm vụ. Xác định những yếu tố hạn chế hệ thống, về cả xã hội và kỹ thuật 2. Hai đội thiết kế được thành lập, một đội khảo sát những khía cạnh xã hội, một đội khảo sát những khía cạnh kỹ thuật. Những mục tiêu và nhu cầu trong giai đoạn một được sắp xếp về độ ưu tiên và kiểm tra độ tương thích trước khi đưa ra những quyết định thiết kế về xã hội và kỹ thuật 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 20 Mô hình người dùng trong thiết kế ETHICS 3. Các giải pháp xã hội và kỹ thuật khác nhau được đưa ra và đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn được đặt ra 4. Các giải pháp ở giai đoạn 3 được kiểm tra độ tương thích 5. Các cặp giải pháp xã hội-kỹ thuật tương thích được xếp loại dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá 6. Phát triển thiết kế chi tiết 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 21 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) z Các mô hình xã hội – kỹ thuật tập trung vào việc xác định những yêu cầu từ cả hướng xã hội lẫn kỹ thuật z Phương pháp các hệ thống mềm đưa ra một cái nhìn rộng hơn: đơn vị/ tổ chức như là một hệ thống mà công nghệ và con người là những thành phần z SSM được phát triển để giúp những người thiết kế hiểu được ngữ cảnh của việc phát triển công nghệ: quan trọng là hiểu được tình huống chứ không phải là phát minh ra một giải pháp 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 22 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) z Giai đoạn một: xác định vấn đề và khởi động việc phân tích => một mô tả chi tiết về trạng thái vấn đề: những người liên quan, nhiệm vụ và nhóm làm việc của họ, cấu trúc đơn vị và các quy trình trong đơn vị, và các vấn đề được đưa ra bởi những người liên quan 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 23 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) z Giai đoạn hai: chuyển từ thế giới thực sang thế giới hệ thống. Tạo ra những “định nghĩa gốc” cho hệ thống. Những định nghĩa gốc được mô tả dưới dạng CATWOE: Clients, Actors, Transformations, Weltanschauung, Owner, Environment 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 24 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) z Clients (khách hàng) – là những người nhận đầu ra hay lợi nhuận từ hệ thống z Actors (người thực hiện) – là những người thực hiện những hoạt động trong hệ thống z Transformations (những biến đổi) – là những thay đổi bị ảnh hưởng bởi hệ thống. Đây là một trong những định nghĩa gốc quan trọng vì nó dẫn đến những hoạt động cần được tạo ra trong bước tiếp theo. Để xác định được những biến đổi, cần xem xét đầu vào và đầu ra của hệ thống 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 25 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) z Weltanschauung (quang cảnh thế giới) – tiếng Đức – một hệ thống được cảm nhận như thế nào trong một định nghĩa gốc nhất định z Owner (người chủ) – chủ nhân của hệ thống z Environment (môi trường) – thế giới mà trong đó hệ thống hoạt động và bị ảnh hưởng 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 26 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) Ví dụ - hệ thống đặt chỗ hàng không: z Clients – Khách hàng của hãng z Actors – nhân viên đại lý z Transformations –Từ ý định và yêu cầu của khách hàng chuyển thành việc bán những chỗ trên một chuyến bay và lợi nhuận cho hãng z Weltanschauung – Lợi nhuận có thể được tối ưu bằng các hình thức bán hàng hiệu quả z Owner: Người quản lý hàng không z Environment: Các quy định về quyền hàng không dân dụng và các pháp chế quốc gia về hợp đồng. Các chính sách về đại lý địa phương trên toàn thế giới 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 27 Mô hình người dùng trong thiết kế Phương pháp các hệ thống mềm (SSM) z Giai đoạn ba: tạo ra mô hình khái niệm (conceptual model) – định nghĩa hệ thống phải làm gì để thỏa mãn được các định nghĩa gốc z Giai đoạn bốn: Quay lại với các mô tả về thế giới thực và so sánh hệ thống thực với mô hình khái niệm; tìm ra những sự không nhất quán => chỉ ra sự thay đổi hoặc những vấn đề tiềm ẩn. z Giai đoạn năm: Tạo ra những thay đổi cần thiết cho hệ thống 12/23/2004Bùi Thế Duy - Bộ môn Mạng và TTMT 28 Mô hình người dùng trong thiết kế Thiết kế hợp tác z Bao gồm cả vòng đời thiết kế z Người sử dụng không chỉ tham gia là người thử hệ thống mà còn là một thành viên của đội thiết kế z Ba đặc điểm của thiết kế hợp tác: – Mục tiêu là nâng cao môi trường làm việc và nhiệm vụ thông qua việc giới thiệu thiết kế - làm cho việc thiết kế và đánh giá đi theo hướng môi trường làm việc hơn hướng hệ thống – Tính hợp tác – Phương pháp lặp: quay đi quay lại thiết kế - đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgallery282_bai_giang_hci_tuong_tac_nguoi_may_i_529.pdf
Tài liệu liên quan