Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới

Đảng ta kiên trì đường lối phát triển giáo dục theo triết lý giáo dục Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân ta, về mặt kinh tế đã đạt được tiến bộ đáng kể, Đảng và Nhà nước đã đề ra triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã vượt qua bao khó khăn, với nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày nay nhân dân ta có một hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến sau đại học, hiện thực hóa được các tính chất rất tiến bộ của một nền giáo dục trong thế giới hiện đại, trường mẫu giáo, tiểu học về đến thôn bản, trung học cơ sở và trung tâm giáo dục cộng đồng về đến tận xã, phường, từ năm 1996, hằng năm thu hút được trên 20 triệu người học, có năm lên tới 23 - 24 triệu (dân số trong những năm gần đây từ 80 - 86 triệu). Đấy là thành tựu to lớn cần được ghi nhận. Tất nhiên, bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục của chúng ta đang đứng trước những thử thách rất gay go trong bối cảnh kinh tế khó khăn, suy thoái, tình hình xã hội rất phức tạp, nhất thiết chúng ta phải khắc phục. Trước mắt phải chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc, tiêu cực , trong đó có mấy thách thức lớn: - Tâm lý dạy và học từ chương, sách vở, cốt đi thi, chạy theo mảnh bằng; - Thương mại hóa giáo dục và đào tạo; - Chạy theo số lượng, bệnh thành tích.

docx10 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC THỜI KỲ ĐỔI MỚI Hai mươi lăm năm đổi mới, giáo dục và đào tạo nước nhà từng bước phát triển vững chắc, làm nền tảng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hai mươi lăm năm đổi mới, giáo dục và đào tạo nước nhà từng bước phát triển vững chắc, làm nền tảng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để giáo dục và đào tạo phát triển chúng ta đã có triết lý giáo dục ở tầng bậc quốc gia, các quan điểm, tư tưởng, đường lối phát triển giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thành sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực, phát triển tự do và toàn diện con người, đưa đất nước từng bước phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm năm đầu sau Đại hội VI (1986 - 1991) Sau 30 năm chiến tranh cực kỳ khốc liệt, đất nước lại lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, trường lớp xuống cấp, giáo viên bỏ trường, học sinh bỏ lớp. Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) quyết định đường lối đổi mới, bắt đầu bằng đổi mới tư duy, từ bỏ cơ chế hành chính quan liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Tháng 7-1987 Hội nghị giám đốc sở giáo dục toàn quốc họp ở Vũng Tàu đã thảo luận sôi nổi Báo cáo dự thảo do lãnh đạo Bộ trình bày. Hội nghị nhất trí những tư tưởng, quan điểm sau đây để chỉ đạo giáo dục nước nhà: Về khẩu hiệu hành động: Khôi phục, giữ vững, củng cố, phát triển. Khôi phục các trường, lớp bị tan vỡ. Giữ vững (duy trì) các trường lớp đã có và mới khôi phục được. Củng cố những thành tựu đã giành được. Nơi có điều kiện thì phát triển. Về đổi mới tư duy giáo dục: Khắc phục những quan điểm và cách làm cũ thời bao cấp về giáo dục. Thứ nhất, khắc phục quan điểm coi giáo dục chỉ thuộc phạm vi “cách mạng tư tưởng - văn hóa”. Trong công cuộc đổi mới cần đưa vào cuộc sống quan niệm giáo dục có vai trò trọng yếu đối với toàn bộ công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Đại hội VI. Thứ hai, khắc phục cách đầu tư cho giáo dục như một thứ phúc lợi, có đến đâu hay đến đó, cần “cắt xén” thì “cắt xén” giáo dục đầu tiên. Trong công cuộc đổi mới cần phát triển giáo dục theo quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Thứ ba, khắc phục cách chỉ đạo giáo dục cũ, chỉ dừng ở đường lối quá chung chung, như thực hiện giáo dục toàn diện, nên chẳng mấy thành công. Khâu đột phá đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ trường học, phải đổi mới tính chất trường phổ thông, tức là đổi mới hoạt động dạy và học trong nhà trường. Không phải chỉ dạy kiến thức phổ thông, mà phải sớm hướng nghiệp, kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề. Thứ tư, khắc phục cách dạy học đơn thuần (nay gọi là “hành chính hóa” việc lên lớp, việc giáo dục) chỉ cốt truyền đạt cho xong bài giảng. Nhà trường, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp luôn luôn phải bám sát mục tiêu giáo dục. Về 10 tư tưởng chỉ đạo: Quán triệt đường lối đổi mới, vận dụng vào giáo dục, trước hết là đổi mới tư duy giáo dục, cụ thể hóa thành các tư tưởng chỉ đạo sau đây: Một là, xác định rõ vai trò, vị trí của giáo dục trong công cuộc đổi mới; hai là, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng; ba là, kế hoạch phát triển giáo dục là bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trước mắt, duy trì, củng cố, ổn định trường, lớp, dạy và học, nền nếp, kỷ cương; bốn là, chất lượng và hiệu quả, trước mắt và lâu dài, kịp thời và đón đầu; năm là, phát triển theo vùng, phổ cập và nâng cao, đại trà và mũi nhọn; sáu là, giáo dục toàn diện, trò ra trò, học ra học; bảy là, hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt; tám là, thầy ra thầy, dạy ra dạy, trường ra trường, lớp ra lớp; chín là, tăng cuờng nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm giáo dục tiên tiến; mười là, đổi mới quản lý giáo dục. Có thể coi đây là một minh chứng cho thấy cả một thời kỳ dài giáo dục nước ta chủ yếu theo triết lý giáo dục xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội là mục tiêu gần như duy nhất, vận dụng vào các công việc chuyên môn của ngành, chẳng hạn như xác định nội dung, làm chương trình, hầu như chỉ theo một phương pháp tiếp cận mục tiêu. Thực hiện nhiệm vụ đó là sứ mệnh và chức năng số một của giáo dục trong mọi thời đại, nhất là trong thời chiến. Nhưng khi chuyển sang hòa bình mà vẫn thế, như Đại hội VI đã nhận định, cứ duy ý chí mãi, thì giáo dục không thể phát triển được. Đến khi chuyển sang thời đổi mới, mâu thuẫn và bất cập bộc lộ quá rõ, đòi hỏi phải có đường lối thích hợp với tình hình mới. Nhờ vậy, đến cuối kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) tình hình giáo dục đã dần dần ổn định, trở lại phát triển, trong một chừng mực nhất định, đã bắt nhịp với phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm kỳ thứ hai (1991 - 1996) của thời kỳ đổi mới đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - là thời gian chấm dứt cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo đà mới cho sự nghiệp giáo dục. Từ năm 1991 và những năm tiếp theo Đến nay công cuộc đổi mới đã được 25 năm (1986 - 2011), đưa nền giáo dục nước nhà phát triển lên một giai đoạn mới, đạt được nhiều thành tựu có tác dụng tích cực cho công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Phải khẳng định, đó là kết quả thực hiện đường lối giáo dục mà Đảng ta đã định ra trong Cương lĩnh 1991, trong các nghị quyết các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, các nghị quyết của một số hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương), như Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX, một số nghị quyết của Quốc hội, các chiến lược phát triển đất nước do Chính phủ ban hành. Đường lối, quan điểm, chính sách phát triển giáo dục thời đổi mới đã tiếp thu tinh hoa của triết lý giáo dục thế giới, như giáo dục nhân văn (coi trọng con người, quan hệ người - người tốt đẹp, giáo dục vì sự phát triển bền vững con người); triết lý giáo dục mác-xít: giáo dục kỹ thuật tổng hợp; triết lý học suốt đời, xây dựng xã hội học tập; 4 cột trụ giáo dục thế kỷ XXI do Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để tồn tại; giáo dục kỹ thuật - công nghệ: tay nghề và lương tâm nghề, đạo đức nghề. Nền giáo dục của chúng ta phải kế thừa và phát triển các giá trị của dân tộc: tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, hiếu học, cần cù lao động (chăm học, chăm làm), tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, Tổ quốc. Đặc biệt, triết lý giáo dục Việt Nam thời đổi mới phải đưa triết lý giáo dục Hồ Chí Minh vào thời kỳ phát triển mới. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu (1991 - 2010) Đường lối, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo vạch ra trong các văn kiện vừa nêu nói lên triết lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới có thể tóm tắt vào mấy điểm như sau: Thứ nhất, đường lối chung: coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đảng ta khẳng định: muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Trong thời đại ngày nay đặc biệt nhấn mạnh đến “nguồn lực con người”. Thứ hai, sứ mệnh chung của giáo dục và đào tạo: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thứ ba, mục tiêu tổng quát: con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đây, quan tâm nhiều đến phương pháp tiếp cận phát triển (giáo dục làm cho phát triển người - sự phát triển bền vững, lâu dài), vận dụng vào giáo dục và đào tạo là dạy và học không phải là nhồi nhét kiến thức. Thứ tư, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư cơ bản, như là làm đường sá, điện, bưu chính... Thứ năm, phát huy ảnh hưởng tích cực (vận dụng đúng quy luật giá trị, quy luật lợi ích, quy luật cạnh tranh, đào tạo gắn liền với sử dụng theo yêu cầu của thị trường lao động), hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục và đào tạo: chống khuynh hướng thương mại hóa. Thứ sáu, học suốt đời. Mọi người làm giáo dục. Mọi người đi học. Thực hiện công bằng trong giáo dục, có chính sách giúp người nghèo đi học, người học giỏi phát triển tài năng. Thứ bảy, phương châm phát triển giáo dục: chuẩn hóa (ví dụ: số học sinh/lớp), xã hội hóa (giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, có đóng góp của các thành phần kinh tế), đa dạng hóa (trường công, trường tư), sau Đại hội XI của Đảng, thêm dân chủ hóa (phổ cập giáo dục, giáo dục chính quy và không chính quy, dân chủ hóa quản lý giáo dục, công khai, minh bạch tài chính). Bảy điểm vừa nêu là tư tưởng, quan điểm, đường lối phát triển giáo dục - triết lý giáo dục của quốc gia - dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Nhìn chung, triết lý giáo dục chủ yếu ở tầm vĩ mô, phần nhiều còn nói chung chung, không quán triệt đầy đủ tới các cấp, chưa thực hiện tốt. Ví dụ, kiểm điểm 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, ngày 15-4-2008, Bộ Chính trị đã kết luận: chưa nơi nào thực hiện phát triển giáo dục và đào tạo như là quốc sách hàng đầu, thực sự chưa ưu tiên cho giáo dục cả về chính sách, cán bộ, các nguồn lực khác. Tuy đã tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục từ hơn 5% (1987 - 1988) lên 20% (năm 2008), nhưng nhiều nơi đã sử dụng không đúng mục đích; nhiều năm đã có chính sách phụ cấp đứng lớp, khu vực, và năm nay có chính sách thâm niên cho nhà giáo, nhưng nói chung đời sống của nhà giáo chưa bảo đảm cho việc dạy học và giáo dục thật chu toàn, chưa coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản. Đấy là chưa nói tới chuyện đời sống tinh thần, đạo đức, công tác quản lý còn nhiều tiêu cực, văn hóa học đường rất phức tạp, bị xã hội kêu ca nhiều, nhiều chỗ để mất lòng tin vào nhà trường. Chúng ta đã xác định đúng sứ mệnh của giáo dục (có cả đào tạo), nhưng nhìn nhận lại, trình độ dân trí có phát triển (hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập tiểu học năm 2000, phổ cập trung học cơ sở năm 2010, đang phổ cập trung học phổ thông, chuyên nghiệp, dạy nghề), nhưng nhân lực nhìn vào đâu cũng thiếu, việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài còn chưa đạt so với yêu cầu. Vấn đề bao trùm ở đây là mục tiêu tổng quát, là coi trọng con người, phát triển bền vững con người, chưa thành một quan điểm cần quán triệt. Một nguy cơ lớn đối với giáo dục và đào tạo nước nhà là nạn thương mại hóa bộc lộ ngày càng rõ, nhất là trong mùa tuyển sinh năm nay (năm 2011) tình trạng thương mại hóa gần như đã lên đỉnh điểm. Chế độ học phí luôn là một mối đe dọa, nhất là đối với người nghèo. Mấy năm nay xuất hiện nạn “bằng giả”, “mua bằng (mua tận nước ngoài), bán điểm”, “viết luận văn, luận án thuê” Nhìn xa hơn một chút, tình trạng này có phần bắt nguồn từ tệ “mua quan, bán chức”, chính sách cán bộ từ “lý lịch chủ nghĩa” sang “bằng cấp chủ nghĩa”, đã làm cho thước đo giá trị không còn chuẩn mực, nhiều trường hợp không lấy thực tài và hiệu quả làm tiêu chuẩn chủ đạo, tính toán cá nhân gây bao hệ lụy, làm xáo trộn đạo đức xã hội. Từ đó, phát triển giáo dục không theo đúng các phương châm Đảng đã đề ra. Có triết lý đúng mà thực hiện không tốt thì triết lý ấy cũng chưa đem lại những giá trị đích thực cho xã hội. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2011) Chỉ còn 10 năm nữa chúng ta phải thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo kinh nghiệm thế giới, không phát triển tương ứng giáo dục và đào tạo thì khó đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, Đại hội XI của Đảng đã rất quan tâm đến sự nghiệp này. Nghiên cứu Nghị quyết Đại hội, cần chú ý 3 mệnh đề sau: a - Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. b - Một trong các quan điểm phát triển: phát huy tối đa nhân tố con người, con người là trung tâm của chiến lược phát triển. c - Lấy đào tạo nhân lực trình độ cao là một khâu đột phá chiến lược. Đảng ta kiên trì đường lối phát triển giáo dục theo triết lý giáo dục Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân ta, về mặt kinh tế đã đạt được tiến bộ đáng kể, Đảng và Nhà nước đã đề ra triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã vượt qua bao khó khăn, với nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngày nay nhân dân ta có một hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến sau đại học, hiện thực hóa được các tính chất rất tiến bộ của một nền giáo dục trong thế giới hiện đại, trường mẫu giáo, tiểu học về đến thôn bản, trung học cơ sở và trung tâm giáo dục cộng đồng về đến tận xã, phường, từ năm 1996, hằng năm thu hút được trên 20 triệu người học, có năm lên tới 23 - 24 triệu (dân số trong những năm gần đây từ 80 - 86 triệu). Đấy là thành tựu to lớn cần được ghi nhận. Tất nhiên, bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục của chúng ta đang đứng trước những thử thách rất gay go trong bối cảnh kinh tế khó khăn, suy thoái, tình hình xã hội rất phức tạp, nhất thiết chúng ta phải khắc phục. Trước mắt phải chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc, tiêu cực, trong đó có mấy thách thức lớn: - Tâm lý dạy và học từ chương, sách vở, cốt đi thi, chạy theo mảnh bằng; - Thương mại hóa giáo dục và đào tạo; - Chạy theo số lượng, bệnh thành tích. Đây là 3 “chướng ngại vật” lớn nhất cản trở thực hiện đường lối giáo dục của Đảng ta, làm méo mó hệ thống giáo dục quốc dân, thậm chí làm chệch hướng. Tinh thần cốt lõi của triết lý giáo dục ở tầm vĩ mô hiện nay (thập niên thứ 2 thế kỷ XXI) là: - Giữ gìn được nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ (bao gồm cả lãnh hải, không phận). - Kiến thiết được nước nhà. Vào thập niên thứ 2, mục tiêu này được Đại hội XI quyết định là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - đó là nội dung xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định. Mục tiêu chung ấy là tinh thần cốt lõi xuyên suốt triết lý giáo dục hiện nay của nền giáo dục nước nhà. Phương hướng phát triển của giáo dục, đào tạo nước ta là: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực các phương hướng lớn phát triển đất nước: - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; - Hội nhập quốc tế. Một lần nữa Đại hội XI của Đảng khẳng định triết lý giáo dục theo đường lối đổi mới: Thứ nhất, sứ mệnh của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Thứ hai, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Thứ ba, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Thứ tư, phương châm phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa. Thứ năm, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học suốt đời. Triết lý giáo dục được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội XI kế thừa là một bước phát triển mới triết lý giáo dục Hồ Chí Minh và các đại hội trước của Đảng; đồng thời tiếp thu tinh hoa của triết lý giáo dục thế giới, cả xưa và nay. Nói chung, triết lý giáo dục Việt Nam ngày nay mang đậm triết lý giáo dục nhân văn - nhân bản và công nghệ, lấy các giá trị nhân văn của dân tộc và nhân loại, các giá trị của nền công nghiệp hiện đại vừa làm xuất phát điểm, vừa làm mục tiêu của giáo dục, để tạo lập và phát triển, phát huy “giá trị bản thân” ở thế hệ trẻ, lực lượng quan trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./. Phạm Minh Hạc GS,VS, Viện Nghiên cứu con người (Theo TCCS)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTRIẾT LÝ GIÁO DỤC THỜI KỲ ĐỔI MỚI.docx