Tổng quan về tiếp xúc cử tri

4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐBDC Những yếu tố cần thiết để cho buổi TXCT hấp dẫn, đạt hiệu quả mong muốn? Cần có “Kỹ năng”! Rèn luyện “Kỹ năng” cần có những yếu tố nào? 1. Đề cao tinh thần trách nhiệm 2. Không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ 3. Thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt

ppt12 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về tiếp xúc cử tri, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ông Ngô Tự NamPhó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hộiTỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC CỬ TRI1. ĐBQH – ĐB HĐND và công tác tiếp xúc cử tri (TXCT)ĐBQH: Được bầu bằng tổng tuyển cử tự do; Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước;Thay mặt cho nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Là cầu nối quan trọng giữa chính quyền, nhà nước với nhân dân; ĐBQH vừa chịu trách nhiệm trước cử tri, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất(ĐBQH là chủ thể của Quốc hội – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)Công tác tiếp xúc cử tri của ĐBQH (điều 51-52, Luật tổ chức Quốc hội):ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên TXCT, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan; mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình;ĐBQH có trách nhiệm tiếp công dân; khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, ĐBQH có trách nhiệm chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biếtĐBQH – ĐB HĐND và công tác TXCT (tiếp)- ĐBHĐND (điều 36, LTC HĐND & UBND)- Công tác tiếp xúc cử tri của ĐB HĐND (điều 39, LTC HĐND & UBND): + ĐBHĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình; chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; + Sau mỗi kỳ họp HĐND, ĐBHĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đóĐBQH – ĐB HĐND và công tác TXCT (tiếp)2. MỘT SỐ HÌNH THỨC TXCT CỦA ĐBQH VÀ ĐBHĐNDTXCT theo đơn vị bầu cử và theo các cụm, phường, xã:TXCT theo giới, ngành;TXCT là các chuyên gia về thu thập ý kiến xây dựng luật;Đảm bảo duy trì đều đặn tiếp xúc cử tri là cán bộ công nhân viên của cơ quan nơi các ĐBQH, ĐB HĐND công tác;Hoạt động TXCT của ĐB HĐND3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NẢY SINH TRONG CÔNG TÁC TXCT CỦA ĐBQH VÀ ĐBHĐND3.1. Những khó khăn, vướng mắc từ nguyên nhân pháp lý:Điều 51, luật TCQH quy định “Mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình”, vậy chỉ bắt buộc “1 năm một lần” thực hiện nhiệm vụ báo cáo trước cử tri, quy định này dẫn đến một số trường hợp => thiếu sự liên hệ chặt chẽ với cử tri; “Liên hệ chặt chẽ với cử tri” – cơ chế để đảm bảo?;Chưa có văn bản pháp lý quy định cụ thể thời lượng của một lần TXCT, cũng như quy trình thống nhất tiến hành buổi TXCT của ĐBQH;3.1. Những khó khăn, vướng mắc từ nguyên nhân pháp lý (tiếp)TXCT thường mang tính đại diện; cử tri được tham dự Hội nghị tiếp xúc thường thì chỉ phát biểu cùng một vấn đề; trong khi đó có ý kiến đóng góp thì không có giấy mời tham dự;Trong công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước ở địa phương được đoàn ĐBQH chuyền đến các cơ quan chức năng thì tỷ lệ trả lời chưa cao; và cũng do đa số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm nên việc đôn đốc, theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri còn hạn chếThứ nhất, UBTVQH sớm ban hành quy chế về TXCT, xác định rõ cơ chế, nội dung, hình thức tiếp xúc cử tri, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong tổ chức TXCT, tạo hành lang pháp lý để các cuộc TXCT đi vào thực chất, giảm tính hình thức, khắc phục tình trạng đại biểu “kiêm nhiệm” – cử tri “chuyên nghiệp”;Thứ hai, xây dựng văn bản pháp lý về thời lượng một lần TXCT của ĐBQH và xây dựng một quy trình thống nhất cho các lần TXCT của ĐBQH;3.2. Giải pháp pháp lý để nâng cao chất lượng công tác TXCTThứ ba, để đảm bảo tính rộng rãi, bình đẳng, dân chủ, công khai trong TXCT, cần có văn bản pháp lý quy định rõ cử tri nào muốn tham dự thì liên hệ và đăng ký với UBMTTQ để được nhận giấy mời. Đồng thời, cần quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của cử tri khi tham gia dự buổi tiếp xúc;Thứ tư, trong công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, cần có văn bản pháp lý để cụ thể hóa các vấn đề: Quy định cụ thể cơ chế phối hợp với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước trong giải quyết kiến nghị cử tri; Tạo thêm kênh liên hệ để thông tin đến với cử tri nhanh hơn; 3.2. Giải pháp pháp lý để nâng cao chất lượng công tác TXCT (tiếp)4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐBDCNhững yếu tố cần thiết để cho buổi TXCT hấp dẫn, đạt hiệu quả mong muốn?Cần có “Kỹ năng”!Rèn luyện “Kỹ năng” cần có những yếu tố nào?1. Đề cao tinh thần trách nhiệm2. Không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ3. Thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền đạt “Đổi mới cách thức tiếp xúc cử tri, bảo đảm để ĐBQH liên hệ chặt chẽ, thường xuyên, nắm bắt và phản ánh đầy đủ nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, theo dõi việc giải quyết và báo cáo kết quả với cử tri” (Một trong những kết luận của UBTVQH về việc xây dựng Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội)Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị đại biểu!Chúc quý vị một năm mới Vạn sự như ý, An khang thịnh vượng!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt2_ntnam_tong_quan_ve_txct_0254.ppt
Tài liệu liên quan