Tổng quan về kỹ năng quản trị

Là các kỹ năng có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học. Là kỹ năng có tính nền tảng Thời gian tích lũy dài Có liên kết logic chặt chẽ, hệ thống và xây dựng tuần tự Xuất hiện dưới dạng bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp

ppt31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về kỹ năng quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN HỌC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ Giảng viên: ThS. Đặng Thị Kim Thoa GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ NGHỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sự tách biệt giữa nhà quản trị và chủ sở hữu Nhiều tổ chức đào tạo nhà quản trị chuyên nghiệp Nghề quản trị - Nghề lãnh đạo doanh nghiệp ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỀ QUẢN TRỊ Là nghề ra quyết định Môi trường làm việc năng động và luôn thay đổi Là nghề “vất vả” Là nghề vượt thời gian và nhân bản Là nghề rất hấp dẫn NHÀ QUẢN TRỊ Quan niệm Nhà quản trị là những người tham gia chỉ huy trong bộ máy điều hành doanh nghiệp Phân loại Phân loại dựa vào lĩnh vực quản trị Phân loại dựa vào cấp quản trị Phân loại dựa theo góc độ pháp lý Phân loại dựa theo tính chất và nội dung hoạt động NHÀ QUẢN TRỊ Phân loại nhà quản trị theo cấp quản trị Họ là ai? Nhiệm vụ chung? Nhiệm vụ cụ thể? Yêu cầu, tiêu chuẩn NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CAO ♦ Là ai? ♦ Nhiệm vụ chung ♦ Nhiệm vụ cụ thể • Xác định chiến lược chung • Tạo dựng bộ máy • Phối hợp hoạt động • Phân phối tài nguyên, nguồn lực • Đề ra biện pháp kiểm soát, chế độ báo cáo ♦ Yêu cầu, tiêu chuẩn: • Tầm nhìn quản trị • Khả năng lãnh đạo • Khả năng nhân sự NHÀ QUẢN TRỊ CẤP TRUNG ♦ Là ai? ♦ Nhiệm vụ chung ♦ Nhiệm vụ cụ thể • Nghiên cứu nắm vững nhiệm vụ • Đề ra phương hướng của bộ phận • Tổ chức, sắp xếp, giao việc • Dự trù kinh phí • Đề ra biện pháp kiểm soát, chế độ báo cáo • Chịu trách nhiệm ♦ Yêu cầu, tiêu chuẩn • Hiểu nhiệm vụ • Hiểu mối quan hệ • Hiểu nhân viên NHÀ QUẢN TRỊ CẤP CƠ SỞ ♦ Là ai? ♦ Nhiệm vụ cụ thể • Hiểu và phấn đấu hoàn thành công việc • Phương pháp, tác phong làm việc, kỷ luật LĐ • Báo cáo công việc và xin hỗ trợ kịp thời • Quan hệ đồng nghiệp và văn hoá DN ♦ Yêu cầu, tiêu chuẩn: • Kiến thức, kỹ năng • Tích cực, cầu tiến • Hợp tác, làm việc nhóm CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ MỚI MÔ HÌNH THÁP QUẢN TRỊ MỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ Thực sự NQT làm gì? Việc nhà quản trị thực sự làm là thực hiện đầy đủ 10 vai trò - G.S. Henry Mintzbezg - Nhóm vai trò quan hệ với con người Nhóm vai trò thông tin Nhóm vai trò quyết định QUAN HỆ VỚI CON NGƯỜI ♦ Vai trò ĐẠI DIỆN ♦ Vai trò LÃNH ĐẠO ♦ Vai trò LIÊN LẠC THÔNG TIN Vai trò người NHẬN thông tin Vai trò người TRUYỀN ĐẠT thông tin Vai trò nguời PHÁT NGÔN RA QUYẾT ĐỊNH Vai trò DOANH NHÂN Vai trò PHỐI HỢP Vai trò PHÂN PHỐI TÀI NGUYÊN Vai trò THƯƠNG THUYẾT Tình huống Honda là 1 thương hiệu nổi tiếng về chất lượng, uy tín trên thị trường ôtô, môtô . Tháng 3/2009, có 1 sự cố xảy ra với sản phẩm xe máy của hãng. Vận dụng các vai trò của nhà quản trị để giải quyết sự việc trên KỸ NĂNG NGHỀ Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống hay trong công việc. Kỹ năng bao gồm những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo trong việc thực hiện một công việc nhất định, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. KỸ NĂNG LÀ BẨM SINH??? Là khả năng có thể phát triển được Bộc lộ trong quá trình thực hiện công việc 98% do đào tạo, 2% do bẩm sinh Các kỹ năng cơ bản ở Mỹ 1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn) 2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills) 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills) 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem) 7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills) 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills) 9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills) 10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness) 13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills) (Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ) Các kỹ năng cơ bản ở Úc 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills) 2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills) 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills) 5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills) 6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills) 7. Kỹ năng học tập (Learning skills) 8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills) Các kỹ năng cơ bản ở Canada 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication) 2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving) 3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours) 4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability) 5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others) 6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills) Các kỹ năng cơ bản ở Việt Nam 1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn) 2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding) 3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills) 4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills) 5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills) 7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills) 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) KỸ NĂNG QUẢN TRỊ Kỹ năng quản trị là những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo trong việc thực hiện một công việc trong lĩnh vực, chức năng quản trị doanh nghiệp, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ Kỹ năng cơ bản: tập trung vào khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo một cách tích hợp trong các tình huống quản trị thực tế. Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng hoạch định Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng thông tin Kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động Kỹ năng hợp tác 3 kỹ năng quản trị cơ bản Kỹ năng chuyên môn (Technical skills) Kỹ năng quan hệ con người (Human skills) Kỹ năng tư duy (Conceptional skills) KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN Là trình độ chuyên môn nghiệp vụ Là sự hiểu biết và thành thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến các phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật của lĩnh vực, chức năng của nhà quản trị. KỸ NĂNG QUAN HỆ CON NGƯỜI Là khả năng của nhà quản trị có thể điều hành một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà nhà quản trị lãnh đạo Là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập thể trong doanh nghiệp, dù đó là thuộc cấp, đồng nghiệp hay cấp trên. KỸ NĂNG TƯ DUY Là khả năng tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề một cách logic. Là khả năng hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống mức có thể đối phó được. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤP VÀ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ Kỹ năng cứng Là các kỹ năng có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học. Là kỹ năng có tính nền tảng Thời gian tích lũy dài Có liên kết logic chặt chẽ, hệ thống và xây dựng tuần tự Xuất hiện dưới dạng bằng cấp, chứng chỉ nghề nghiệp Kỹ năng mềm Thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Có được từ thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp Gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp với nhau Khó có thể đo lường được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttổng quan về kỹ năng quản trị.ppt