Tổng hợp câu hỏi về bảo vệ rơ le

Dòng điện phía sơ cấp khi khởi động biến áp, như vậy rất lớn, trong khi dòng bên phía thứ cấp = 0. Anh sẽ thấy rơ le sẽ tác động ngay, vì tưởng rằng có ngắn mạch bên trong máy biến áp. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa dòng khởi động máy biến áp và dòng ngắn mạch là: Dòng khởi động có thời gian tồn tại ngắn, và giảm dần. Dòng khởi động có họa tần bậc 2 rất lớn. Dòng ngắn mạch thì không. Như vậy bộ lọc họa tần 2 để giúp cho rơ le phân biệt dòng nào là dòng ngắn mạch, và dòng nào là dòng khởi động, và tránh tác động sai khi đóng điện máy biến áp.

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp câu hỏi về bảo vệ rơ le, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ BẢO VỆ RƠ LE Danh mục tài liệu rơ le mọi người có thể tải vệ theo các link sau: Tại sao trong tính toán ngắn mạch lại chia ra chế độ max, min. Chế độ max để tính được dòng ngắn mạch cực đại chạy qua các BI. Dùng để: - Chỉnh định cài đặt thông số cho rle - Kiểm tra độ an toàn không tác động khi có sự cố bên ngoài vùng bo vệ Chế độ min dùng để tính được dòng ngắn mạch nhỏ nhất qua các BI. Dùng để: - Kiểm tra độ nhạy của bo vệ khi sự cố có dòng nhỏ nhất. 2.Tại sao trong tính toán ngắn mạch dùng đơn vị tương đối: Dùng đơn vị tương đối sẽ được kết quả ngắn mạch mà không quan tâm đến những hưởng của điện áp của các cấp điện áp. Nếu tính trực tiếp trên đơn vị có tên cũng được, song sẽ phức tạp và sẽ đơn giản hơn khi dùng đơn vị tương đối rồi chuyển sang có tên. 3. Tại sao phía 35 kV không tính toán các sự cố chạm đất. Phía 35 kV là lưới trung tính cách đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang. Do đó dòng chạm đất có trị số rất nhỏ, nhỏ hơn cả dòng làm việc rất nhiều. Do đó không dùng để chỉnh định bảo vệ. 4. Các cơ sở để lựa chọn s đồ phưng thức bảo vệ cho MBA: - Do cấu tạo, chủng loại máy biến áp, công suất, điện áp - Do chế độ vận hành, chế độ trung tính - Do kinh nghiệm vận hành và các hư hỏng thường có của MBA. - .v.v. 5. Bảo vệ quá trình hoạt động theo nguyên lý nào: Bảo vệ quá trình sử dụng dòng điện các phía qua máy biến áp. Khi bảo vệ quá trình hoạt động: - Cảnh báo để sa thải phụ tải - Cắt máy biến áp - v.v 6. Bảo vệ theo nhiệt độ hoạt động: - Khởi động hệ thống làm mát - Phát tín hiệu cảnh báo - Cắt máy biến áp 7. Tại sao phía 35 kV không đặt các bảo vệ chống chạm đất như phía 22 và 110 kV: Phía 35 kV là lưới trung tính cách đất, do đó dòng chạm đất chỉ là dòng điện dung có trị số nhỏ, còn nhỏ hơn dòng tải rất nhiều. Còn lưới 22, 110 kV là lưới trung tính trực tiếp nối đất, dòng chạm đất chính là dòng ngắn mạch, có trị số lớn, nguy hiểm cho tiết bị. Bảo vệ quá điện áp thứ tự không Uo> nếu hoạt động: - Phát tính hiện cnh báo có sự cố chạm đất trên lưới cho người vận hành tìm và loại trừ đúng lộ đường dây sự cố - Cắt nguồn sau một khong thời gian nếu như sự cố không được loại trừ. 8. Bo vệ quá dòng cắt nhanh 50 có thể dùng làm bo vệ chính cho MBA (hoặc các đối tuợng khác được không): Không thể dùng bảo vệ quá dòng cắt nhanh làm bảo vệ chính. Bảo vệ 50 được chỉnh định bằng kat.INngmax (dòng ngắn mạch cuối vùng bảo vệ nhân với hệ số an toàn) nhằm đảm bảo chọn lọc khi sự cố ở phần từ cuối nguồn. Do đó sẽ có một vùng không được bảo vệ. Mặt khác khi sự cố trong chế độ min vùng không được bảo vệ còn lớn hơn nữa thậm chí không được bảo vệ. 9. Khi ngắn mạch một số vòng dây trong máy biến áp thì bo vệ nào sẽ tác động. - Nếu ngắn mạch trong cuộn dây, dòng lệch giữa các pha rất nhỏ do đó các rơle quá dòng sẽ không tác động - Khi có chạm một số vòng dây, vì cuộn dây có điện kháng nhỏ, dòng cân bằng trong đó có trị số lớn, phát sinh nhiệt cục bộ trong cuộn dây và dầu máy biến áp, dầu bốc hơi tạo nên bọt khí, rơle hơi sẽ tác động - Khi có phát sinh hồ quang, dầu cũng sẽ bốc hơi, rơle hơi tác động. Bằng việc phân tích hơi có khí cháy hay không có thể xác định được nguyên nhân sự cố - Khi có sự cố có thể gây ra nhiệt độ cao trong cuộn dây, dầu đối lưu mạnh, rơle dòng dầu sẽ tác động. 10. Nhiệm vụ rle khí trong MBA: Phát hiện các sự cố bên trong máy biến áp. Chạm chập vòng dây, xô lệch cuộn dây do dòng ngắn mạch v.v… 11. Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt hoạt động theo nguyên tắc nào: Khi rơle bo vệ chính tác động cắt máy cắt, chức năng 50 BF kiểm tra dòng điện sự cố, nếu sau một khỏang thời gian mà không loại trừ được dòng sự cố, chức năng 50 BF sẽ tác động. Khỏang thời gian kiểm tra của 50 BF phải lớn hơn thời gian cắt của máy cắt. Ví dụ, nếu MC phía 22 kV bị hỏng, chức năng 50 BF sẽ tác động: Nếu là máy cắt đường dây: Cắt máy cắt nguồn cấp cho thanh cái 22 kV Nếu là máy cắt đầu cực MBA: Cắt máy cắt cấp nguồn cho MBA. 12. Tại sao sử dụng bảo vệ so lệch làm bảo vệ chính cho MBA. Bảo vệ so lệch loại trừ chính xác tức thời phần tử bị sự cố. Là bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối. Với máy biến áp quan trọng vào lớn dùng 2 bảo vệ so lệch để dự phòng cho nhau và sử dụng bởi 2 h•ãng khác nhau để hạn chế nhược điểm của mỗi nhà sn xuất. Sử dụng tín hiệu cung cấp từ 2 cuộn dây khác khác nhau của biến dòng. 13. Giải thích về ý nghĩa của từng đoạn đặc tính làm việc của rle so lệch có h•ãm. Giá trị cài đặt dựa theo yếu tố gì: 14.Nếu tăng hay giảm độ dốc đặc tính rơe thì ảnh hưởng gì: (trả lời như câu 13). 15. Các yếu tố gây nên dòng điện không cân bằng lớn khi dùng bảo vệ so lệch cho MBA: - Sai lệch về tỷ số biến của BI các phía - Sự bã•o hòa của BI khi có sự cố bên ngoài - B•ão hòa mạch từ khi đóng máy biến áp không tải (Inrush) - Tổ đấu dây của máy biến áp - V.v… 16. Khi đóng máy biến áp không tải thì rơle so lệch có tác động hay không? Tại sao rơle có thể đảm bảo làm việc đúng. Khi đóng máy biến áp không tải, dòng từ hóa xung kích có trị số lớn và chỉ có từ phía nguồn đến MBA, các phía khác không có. Do đó rơle sẽ cảm nhận là dòng so lệch. Để rơle không tác động, người thấy dòng từ hóa xung kích thấy hài bậc hai chiểm khỏang 70% so với hài cơ bản. Tách thành phần bậc 2 này dùng để h•ãm bổ xung trong bộ so sánh. 17. Khi có sự cố tại một điểm nào đó trên thanh góp 22 kV hoặc 35 kV thì bảo vệ nào tác động. Khi có sự cố trên thanh góp, bảo vệ quá dòng của MBA phía 22, 35 sẽ tác động cắt máy cắt cấp nguồn cho thanh góp. Đồng thời bảo vệ MC phân đoạn tác động cắt MC phân đoạn thanh góp. 18. Trong trường hợp độ nhạy của các bảo vệ quá dòng 51 không đảm bảo thì giải pháp khắc phục như thế nào: Sử dụng bảo vệ quá dòng thành phần thứ tự nghịch (I2, 46). Vì bảo vệ này có thể đặt với ngưỡng rất thấp. 19. Tại sao các bảo vệ quá dòng thứ tự không (I0>) thường được chỉnh định với dòng khởi động rất nhỏ (?0,3 IdđBI). Trong chế độ vận hành bình thường, dòng thứ tự không rất nhỏ, chỉ một lượng do ti không cân bằng. Do đó có thể đặt ngưỡng rất thấp mà vẫn đm bo bo vệ hoạt động an toàn khi không có sự cố. 20. Tại sao phi phối hợp thời gian làm việc của các bo vệ: Phối hợp thời gian của các báo vệ nhằm loại trừ chính xác phần tử sự cố mà phần tử phía nguồn không tác động. Phần từ đầu nguồn phải tác động sau, dự phòng cho phía cuối nguồn điện khi có sự cố ở cuối nguồn. 21. Tại sao trong các bảo vệ so lệch (ví dụ 7UT6**) thường có đầy đủ tính năng bảo vệ quá dòng điện rồi mà ta vẫn cần sử dụng riêng các rơle quá dòng? Sử dụng các rơle quá dòng độc lập với rơle so lệch nhằm dự phòng cho trường hợp rơle so lệch không tác động hoặc sự cố bên trong rơle. Nếu chỉ sử dụng rơle so lệch thì khi rơle có không hoạt động, lúc có sợ cố sẽ không có phần tử bảo vệ mà phải bảo vệ đầu nguồn tác động gây sự cố lan tràn. 22. Nếu rơle so lệch được sử dụng với đặc tính chỉ 2 đoạn gấp khúc thôi thì có ảnh hưởng gì đến sự làm việc của hệ thống bảo vệ không? (Hỏi thể này thì chẳng hiểu hỏi cái gì) Bảo vệ so lệch chống chạm đất hạn chế có đặc tính gồm 1 đoạn. 23. Tại sao không sử dụng rơle của 2 h•ướng khác nhau mà chỉ sử dụng rơle của một h•ướng: Nhằm phối hợp được bảo vệ, đơn giản trong thiết kế, bảo hành v.v… (mà dùng cũng chẳng sao, he he) 24. Sơ đồ thay thế thứ tự không khi tính toán ngắn mạch được thành lập như thế nào? 25. Thế nào là bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập và phụ thuộc. Thời gian độc lập. (Ikđ + tkđ). Khi dòng điện vượt ngường khởi động, sau một khoảng thời gian cố định, rơle tác động. Thời gian phụ thuộc: thời gian tác động phụ thuộc giá trị dòng điện. Nếu dòng điện lớn, thời gian tác động nhanh, dòng điện nhỏ, thời gian tác động lớn. 26. Nguyên tắc của BV so lệch: (Đọc sách, dài lắm) 27. Tại sao ngày nay sử dụng phổ biến loại bảo vệ so lệch h•ãm mà không dùng bảo vệ so lệch không có h•ãm: (Chẳng phải ngày nay mà ngày xưa cũng v•ẫn dùng có hã•m, đ•ã so lệch là phải có hã•m) 28. Tại sao phải loại bỏ thành phần dòng điện thứ tự không khi thực hiện bảo vệ so lệch MBA. Khi có các sự cố ngắn mạch chạm đất ngoài đường dây, có dòng thứ tự không qua điểm trung tính của MBA. Nếu không loại trừ dòng thứ tự không, bảo vệ so lệch vẫn mang dòng thứ tự không này so sánh và sẽ tác động cắt MC. Trong khi đây là sự cố đường dây chứ không phải của MBA. Loại trừ dòng thứ tự không sẽ đảm bảo MBA tác động chính xác, không tác động với các sự cố ngoài vùng bảo vệ. Với các rơle điện cơ, loại trừ dòng thứ tự không bằng các cách đấu BI. Với các rơle số, loại trừ dòng thứ tự không được thực hiện bằng các thuật toán trong rle. 29. Tại sao bảo vệ 87N lại có tên là bảo vệ so lệch chống chạm đất hạn chế. Sự cố chạm đất có dòng điện thành phần thứ tự không từ tất cả các điểm trung tính nối đất, do đó các bảo vệ quá dòng chạm đất đều có thể cảm nhận được. Tuy nhiên bảo vệ 87N chỉ tác động khi sự cố chạm đất trong vùng bảo vệ của nó mà không tác động với các sự cố chạm đất bên ngoài mặc dù vẫn có dòng thứ tự không chạy qua. 30. Tại sao không cần kiểm tra độ nhạy hã•m (an toàn h•ãm) đối với trường hợp ngắn mạch ngoài vùng phía 110kV (điểm N1). Điểm N1 là điểm đầu nguồn, khi có sự cố ở N1 chỉ có dòng thứ tự không qua điểm trung tính MBA, nhưng thành phần thứ tự không đ•ã được loại trừ nên hoàn toàn không có dòng điện qua các BI, nên không cần kiểm tra. 31. BV quá dòng điện thứ tự không (I0>) hoạt động dựa trên dòng điện pha hay là là tổng các dòng điện pha.? Dòng thứ tự không chạy trên các pha có cùng một hướng. Bảo vệ sẽ sử dụng dòng thứ tự không trên cả 3 pha. Dòng thứ tự không sẽ bằng 3.Iof. 32. Một số vấn đề đặc thù của bảo vệ so lệch MBA máy biến áp có những đặc trưng riêng, nên về mặt chi tiết sơ đồ bảo vệ có các khác biệt sau: Điện áp phía cao áp và phía hạ áp khác nhau. Do đó dòng sẽ khác nhau. Mà ta lại muốn so sánh 2 dòng đó với nhau. Vì thế, người ta phải chọn các biến dòng sao cho dòng ra của bộ biến dòng 2 đầu sẽ gần bằng nhau nhất. Những sai biệt còn lại sẽ được hiệu chỉnh khi cài đặt rơ le. Đối với rơ le cơ và rơ le điện tử, thì chọn các tap trên cuộn dòng. Với rơ le số, thì cài đặt thông số khai báo. Do kết cấu tổ đấu dây của máy biến áp, thường dòng 2 đầu sẽ bị lệch đi 1 góc. Do đó tín hiệu đưa vào rơ le cũng phải làm lệch ngược lại để đồng pha với nhau, mới so sánh được. Đối với rơ le cơ, người ta thay đổi sơ đồ đấu dây biến dòng bên ngoài rơ le. Đới với rơ le điện tử, người ta chọn các vị trí góc trên mặt rơ le. Với các rơ le số, người ta cài đặt, khai báo thông số. Trong quá trình quá độ, tỷ lệ dòng hai phía có thể thay đổi. Rơ le có thể tác động sai. Vì thế phải có bộ phận phát hiện quá trình quá độ, ngăn ngừa không cho rơ le tác động. Thông thường, người ta phát hiện quá trình này bằng cách đo lường dòng điện họa tần bậc 2. nếu dòng bậc 2 cao, nó sẽ hãm không cho rơ le tác động. Giải thích kỹ hơn về từ trường của MBA: Ban đầu, từ trường của máy biến áp = 0. Khi đóng điện vào, ứng với điện áp tức thời u = 0), thì nó sẽ phải ứng với -90 ° của từ thông tức là - Φ max. Tuy nhiên từ thông không thể thay đổi đột biến từ 0 xuống - Φ max được. Vì thế lúc ấy xem như có thêm một từ thông phụ, bằng và ngược dấu ( + Φ max). Từ thông phụ này là từ thông quá độ. Từ thông quá độ này sẽ giảm dần theo thời gian với hàm mũ -t. Như vậy, khi điện áp thay đổi thì từ thông cũng thay đổi theo, và ở +90 ° của Φ,đáng nhẽ từ thông bằng Φ max thì do có cộng thêm từ thông phụ, nên nó sẽ bằng 2 Φ max. Vì máy biến áp làm việc ở đoạn thẳng của đường cong từ hóa, nên khi từ thông bắt đầu lớn hơn Φ max thì dòng sẽ tăng vọt rất cao, có thể đến 7 hoặc 8 lần dòng định mức. Quan hệ giữa Φ và I là quan hệ không tuyến tính (đường cong từ hóa B-H) do đó dòng điện không có dạng sin, mà sẽ có dạng giống như điện chỉnh lưu 1/2 chu kỳ. Dạng không sin này có rất nhiều họa tần bậc 2. Hình trên cùng vẽ dạng sóng của v, Φ và I ở trạng thái xác lập. Hình giữa, Φ của máy biến áp = Φ xác lập + Φ quá độ. Hình dưới, diễn tả I theo Φ. Dòng điện phía sơ cấp khi khởi động biến áp, như vậy rất lớn, trong khi dòng bên phía thứ cấp = 0. Anh sẽ thấy rơ le sẽ tác động ngay, vì tưởng rằng có ngắn mạch bên trong máy biến áp. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa dòng khởi động máy biến áp và dòng ngắn mạch là: Dòng khởi động có thời gian tồn tại ngắn, và giảm dần. Dòng khởi động có họa tần bậc 2 rất lớn. Dòng ngắn mạch thì không. Như vậy bộ lọc họa tần 2 để giúp cho rơ le phân biệt dòng nào là dòng ngắn mạch, và dòng nào là dòng khởi động, và tránh tác động sai khi đóng điện máy biến áp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccauhoibaove_9986.doc
Tài liệu liên quan