Tình trạng ê buốt răng ở người trưởng thành và một số yếu tố về thói quen ăn uống và dinh dưỡng liên quan

Tỷ lệ người có ê buốt răng là 73,6%, trong đó, phần lớn ê buốt răng ở mức độ nhẹ và trung bình; khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi và giữa các nhóm nghề nghiệp, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê khi xét theo giới hay trình độ học vấn khác nhau. Tỷ lệ ê buốt ở răng sau cao hơn răng trước, hàm dưới cao hơn hàm trên, bên trái cao hơn bên phải, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Yếu tố khởi phát ê buốt răng thường gặp nhất là kích thích lạnh.

pdf8 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng ê buốt răng ở người trưởng thành và một số yếu tố về thói quen ăn uống và dinh dưỡng liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÌNH TRẠNG Ê BUỐT RĂNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ THÓI QUEN ĂN UỐNG VÀ DINH DƯỠNG LIÊN QUAN Phạm Kim Anh1, Trần Ngọc Phương Thảo2, Hoàng ðạo Bảo Trâm3 1Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh; 2Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh; 3ðại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Tình trạng ê buốt răng tại các vị trí không có tổn thương sâu răng, nứt vỡ răng, xuất hiện ngày càng phổ biến và ngày càng sớm hơn ở lứa tuổi còn trẻ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ñược thực hiện trên 871 người trưởng thành ở thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát tình trạng ê buốt răng và một số yếu tố liên quan về thói quen ăn uống và dinh dưỡng bằng bảng câu hỏi. 73,6% người ñược khảo sát cho biết có ê buốt răng, trong ñó phần lớn ở mức ñộ nhẹ và trung bình, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p < 0,001), giữa các nhóm nghề nghiệp (p < 0,05), không có khác biệt có ý nghĩa khi xét theo giới hay theo trình ñộ học vấn. Tỷ lệ ê buốt ở răng sau cao hơn răng trước, hàm dưới cao hơn hàm trên, bên trái cao hơn bên phải. Yếu tố khởi phát ê buốt răng thường gặp nhất là kích thích lạnh. Tỷ lệ người có ê buốt răng cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm thường xuyên sử dụng nước có ga/nước trái cây/trái cây, hút thuốc lá, phụ nữ ñã sinh con, thấp hơn ở nhóm ñược bổ sung can-xi thường xuyên (p < 0,05); tuy nhiên, không thấy khác biệt khi xét chế ñộ sử dụng sữa/sản phẩm từ sữa, nuôi con bằng sữa mẹ. Từ khóa: ê buốt răng, tỷ lệ, mức ñộ, phân bố, yếu tố khởi phát, thói quen ăn uống I. ðẶT VẤN ðỀ Nhạy cảm ngà ñược ñịnh nghĩa là cơn ñau nhói diễn ra rất nhanh tại những vùng ngà bị lộ, dưới tác ñộng của các dạng kích thích như: áp lực, nhiệt, bay hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất; mà không do bệnh lý nào khác của răng. Trong ñời sống, tình trạng nhạy cảm ngà ñược hiểu là cảm giác ê buốt răng mà mỗi người tự cảm nhận. ðây là một tình trạng phổ biến. Các khảo sát dịch tễ về t ình trạng nhay cảm ngà trên thế giới từ năm 1964 ñến năm 2003 cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà chiếm từ 4 - 74% dân số [1; 2]. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thay ñổi tùy thuộc vào mẫu nghiên cứu và phương pháp khảo sát. Tình trạng ê buốt răng tại các vị trí không có tổn thương sâu răng, nứt vỡ răng, xuất hiện ngày càng phổ biến và ngày càng sớm hơn ở lứa tuổi còn trẻ. Liên quan ñến tình t rạng này, có thể có sự tham gia của nhiều yếu tố tại chỗ, toàn thân, cũng như thói quen ăn uống, chế ñộ dinh dưỡng, thói quen vệ sinh răng miệng. Tính chất chủ quan về cảm nhận ê buốt răng, cũng như sự khác biệt về ñáp ứng ñau của cá thể là những yếu tố ảnh hưởng ñến việc ñánh giá chính xác tình trạng nhạy cảm ngà. Các nghiên cứu trên thế giới ñưa ra các số liệu rất ña dạng về t ình trạng nhạy cảm ngà, trong ñó, phần lớn các nghiên cứu ñược khảo sát tại các bệnh viện, phòng nha khoa, trong quân ñội, hoặc trên một nhóm bệnh nhân có bệnh nha chu. Tại Việt Nam, ê buốt răng và nhạy cảm ngà răng là một ñề tài ngày càng ñược ñược quan tâm. Trong những năm gần ñây, ñã có một số nghiên cứu khảo sát tình t rạng nhạy cảm ngà răng ñược báo cáo, ðịa chỉ liên hệ: Hoàng ðạo Bảo Trâm, ðại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Email: hoangdaobaotram@gmail.com Ngày nhận: 09/01/2015 Ngày ñược chấp thuận: 18/5/2015 TCNCYH 93 (1) - 2015 17 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 như nghiên cứu của Tống Minh Sơn thực hiện trên 2392 cán bộ, công nhân công ty than Thống Nhất, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và một nghiên cứu khác của cùng tác giả trên 155 nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội [3; 4]. Nghiên cứu ñược thực hiện nhằm: Khảo sát tình trạng ê buốt răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh và mô tả một số yếu tố về thói quen ăn uống và dinh dưỡng liên quan. II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. ðối tượng Dân số chọn mẫu: Người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống tại nội thành/ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí chọn mẫu: người từ 18 tuổi cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh liên tục từ 24 tháng trở lên, sức khỏe toàn thân và tâm thần ổn ñịnh, ñồng ý tham gia nghiên cứu, còn từ 20 răng trở lên. Tiêu chí loại ra: người không có khả năng tự trả lời câu hỏi hoặc ñang ñiều trị tâm lý, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. 2. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều cụm, lấy mẫu xác suất tỷ lệ với kích thước. Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = [z2(1-α/2) p (1 - p)]/d2 z: trị số từ phân phối chuẩn α = 0,05. d: sai số cho phép (0,05) p = 0,5. Ta có: n = 385 Áp dụng hệ số thiết kế mẫu bằng 2; cộng thêm 10% dự phòng mất mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu xác ñịnh bằng: 385 x 2 x 110% = 847 người. Xét theo tỷ lệ và mật ñộ dân số ở nội thành và ngoại thành, chọn ngẫu nhiên 30 cụm ở nội thành và 8 cụm ở ngoại thành; với kích thước mỗi cụm là 20 ± 5. Các số liệu ñược khảo sát và ghi nhận bằng phương pháp phỏng vấn t rực tiếp từng ñối tượng nghiên cứu, sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn. Tình trạng ê buốt răng ñược ghi nhận khi ñối tượng ñược khảo sát trả lời ñã từng ê buốt răng mà không phải do sâu răng hoặc bệnh lý nào khác như nứt, bể/vỡ răng. Một số ñặc ñiểm về tình trạng ê buốt cũng ñược ghi nhận như mức ñộ, thời gian, phân bố vị trí ê buốt trên các phân ñoạn của hai hàm. Về thói quen ăn uống, ñối tượng ñược xếp vào nhóm sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm khảo sát khi tần suất sử dụng ở mức 2 lần trở lên trong một tuần. Về chế ñộ bổ sung can-xi, ñối tượng ñược xếp vào nhóm thường xuyên khi sử dụng hàng ngày hoặc hàng tuần. Một số yếu tố khác ñược khảo sát là hút thuốc lá, tần suất sinh con, tần suất nuôi con bằng sữa mẹ. 3. Xử lý số liệu: Số liệu ñược thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng câu hỏi và ñược xử lý bằng phần mềm Stata 10. 4. ðạo ñức nghiên cứu ðề tài ñược chứng nhận chấp thuận của Hội ñồng ñạo ñức trong nghiên cứu y sinh học, ðại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 10/Hððð, ngày 16/5/2012. III. KẾT QUẢ Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ ê buốt răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện từ tháng 6 năm 2013 ñến tháng 6 năm 2014. Mẫu nghiên cứu gồm 871 người (nam: 39,7%; nữ: 60,3%), tuổi từ 18 ñến 79, trong ñó 96,8% người thuận tay phải. Tình tr(ng ê bu-t răng Kết quả khảo sát ghi nhận trong 871 người, có 641 người cho biết ñã từng có cảm 18 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC giác ê buốt răng, chiếm 73,6% (nam: 72,8%; nữ: 74,1%; không có khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0,05). Hầu hết các ñối tượng ghi nhận ê buốt ở mức ñộ nhẹ và trung bình, không có trường hợp nào có cảm giác ê buốt rất nhiều ở răng lành mạnh, không sâu, không bể vỡ (biểu ñồ 1); 89,1% ghi nhận ñợt ê buốt chỉ kéo dài trong vòng một ngày, 7,8% ghi nhận ñợt ê buốt kéo dài trong vòng một tuần, 3,1% có ñợt ê buốt kéo dài hơn một tuần. Không ê buốt 26,4 Ê buốt nhẹ 30,0 Ê buốt trung bình 37,8 Ê buốt nhiều 5,9 Biểu ñồ 1. Tỷ lệ các mức ñộ ê buốt răng (%) Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ê buốt răng giữa các nhóm ñối tượng có trình ñộ học vấn khác nhau (p > 0,05). Khi xét tỷ lệ ê buốt răng ở các nhóm tuổi 18 - 29, 30 - 39, 40 - 49, 50 - 79, tỷ lệ ê buốt răng thấp nhất ở nhóm ñối tượng 18 ñến 29 tuổi (60,8%), tăng dần theo tuổi, và cao nhất ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên (88%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Khi xét các nhóm nghề nghiệp, tỷ lệ ê buốt răng cao nhất ở nhóm ñối tượng không ñi làm, hưu trí và nội trợ, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghề nghiệp (p < 0,05). Xét phân bố trên hai cung răng, răng trước hàm trên có tỷ lệ ê buốt thấp nhất (20%), răng sau hàm dưới trái có tỷ lệ ê buốt cao nhất (61,9%). Tỷ lệ ê buốt ở răng sau cao hơn răng trước, bên t rái cao hơn bên phải, hàm dưới cao hơn hàm trên; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 1. Phân bố tỷ lệ ê buốt răng (%) ở các phần hàm Răng sau hàm trên phải Răng trước hàm trên Răng sau hàm trên trái 48 20 55,6 55,5 29 61,9 Khi khảo sát về các yếu tố khởi phát ê buốt răng, kết quả cho thấy kích thích gây ê buốt thường gặp nhất là kích thích lạnh (ăn lạnh: 54,1%; uống lạnh: 62,4%), tiếp theo là ăn ñồ chua (35,4%), ñể tự nhiên (29,8) và uống ñồ chua (20,9). Ăn nóng (6,9%) và uống nóng (3,9%) ít ñược ghi nhận là yếu tố khởi phát ê buốt răng (biểu ñồ 2). TCNCYH 93 (1) - 2015 19 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Tự nhiên Ăn lạnh Uống lạnh Ăn nóng Uống nóng Ăn ñồ ngọt Uống ñồ ngọt Ăn ñồ chua Uống ñồ chua Chải răng Yếu tố khác 0 10 20 30 40 50 60 70 % Biểu ñồ 2. Tỷ lệ các yếu tố khởi phát ê buốt răng M0t s- y3u t- v5 thói quen ăn u-ng và dinh d<=ng liên quan Bảng 2. Tỷ lệ ê buốt răng (%) ở các nhóm ñối tượng có và không thường xuyên sử dụng thực phẩm a-xít, sữa/sản phẩm sữa, can-xi Sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Ê buốt Không ê buốt Ê buốt Không ê buốt Nước có ga/nước trái cây/trái cây 75 25 56,3 43,7 Sữa/sản phẩm sữa 50,1 49,9 49,9 50,1 Can-xi 86 14 72,7 27,3 Tỷ lệ người có ê buốt răng cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm thường xuyên sử dụng nước có ga/nước trái cây/trái cây (p < 0,01), và thấp hơn ở nhóm có bổ sung can-xi thường xuyên (p < 0,05), tuy nhiên không thấy khác biệt khi xét chế ñộ sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa (p > 0,05). Khi xét thói quen hút thuốc lá, tỷ lệ người có ê buốt răng ở nhóm có hút thuốc là 81,2%, cao hơn so với nhóm người không hút thuốc (70,7%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở ñối tượng nam có hút thuốc, tỷ lệ ê buốt răng là 80,3%, cao hơn so với nhóm nam không hút thuốc (69,9%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001); trong khi ñó, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ê buốt răng giữa nhóm ñối tượng nữ có hút thuốc và nữ không hút thuốc (p > 0,05). Khi xét tình trạng ê buốt răng ở ñối tượng nữ, tỷ lệ ê buốt răng ở nhóm nữ chưa sinh con là 64,6%, thấp hơn so với nhóm ñã sinh 1 ñến 2 con (80,2%) và sinh 3 ñến 5 con (82,9%); khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ người có ê buốt răng cũng thấp nhất ở nhóm phụ nữ sinh con nhưng không nuôi con bằng sữa mẹ (66,7%), so với các nhóm có nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 20 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC IV. BÀN LUẬN Tình trạng ê buốt răng: Khảo sát tình trạng ê buốt răng ở người trưởng thành, kết quả cho thấy trong 871 người, có 641 người ghi nhận ñã từng có cảm giác ê buốt răng, chiếm 73,6%. Kết quả này cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên thế giới. Theo kết quả các nghiên cứu của Murray và Roberts, khảo sát bằng bảng câu hỏi, thực hiện tại 6 quốc gia trên các châu lục khác nhau, với cỡ mẫu của mỗi nghiên cứu là 1000 người, báo cáo năm 1994, tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ghi nhận ñược từ 13 ñến 27% [2]. Trong khi ñó, nghiên cứu của Irwin và McCusker, báo cáo năm 1997, ghi nhận tỷ lệ nhạy cảm ngà khảo sát thông qua bảng câu hỏi là 57%; nghiên cứu thực hiện tại cơ sở y tế ở Anh, trên mẫu gồm 250 người [2]. Một nghiên cứu khác do Clayton và cộng sự, ghi nhận tỷ lệ nhạy cảm ngà bằng bảng câu hỏi là 50%, trên mẫu gồm 228 người trong ngành hàng không tại Anh, năm 2002 [5]. Nhìn chung, tỷ lệ nhạy cảm ngà ñược xác ñịnh theo ñịnh nghĩa thấp hơn nhiều so với tỷ lệ người than phiền có răng nhạy cảm; bên cạnh ñó, lại có một số lượng người bị nhạy cảm ngà thực sự bị bỏ qua không ñược phát hiện. Trong nghiên cứu này, tình trạng ê buốt răng ñược ghi nhận bao gồm cả cảm giác ê buốt ở thời ñiểm hiện tại và trong tiền sử. Do ñó, tỷ lệ này khá cao, và tăng lên theo lứa tuổi. Khi xét ñặc ñiểm giới của mẫu nghiên cứu, tỷ lệ buốt răng ở nữ cao hơn ở nam, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới [6]. ða số người ñược khảo sát ghi nhận ñã có cảm giác ê buốt răng ở mức ñộ nhẹ hoặc trung bình, chỉ có 51 người (5,9%) cho biết ñã từng có cảm giác ê buốt răng nhiều. Số người ê buốt răng nhiều phân bố ñều ở các nhóm tuổi, tuy nhiên tập trung nhiều ở nữ (74,5%), và có một tỷ lệ lớn sử dụng thường xuyên thực phẩm nhiều acid (84,3%). Về phân bố, tỷ lệ ê buốt ở răng sau cao hơn răng trước, hàm dưới cao hơn hàm trên, bên trái cao hơn bên phải. Khảo sát lâm sàng có thể giúp chẩn ñoán xác ñịnh tình trạng ê buốt của các răng trên cung hàm cũng như ñánh giá tình trạng mô răng và nha chu tại chỗ liên quan. Khi xét theo trình ñộ học vấn, số liệu thu thập cho thấy không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ê buốt răng giữa các nhóm ñối tượng có trình ñộ học vấn khác nhau. Tuy nhiên, có khác biệt về tỷ lệ này khi so sánh giữa các nhóm nghề nghiệp, trong ñó, nhóm ñối tượng hưu trí và nội trợ có tỷ lệ ê buốt răng cao nhất. Dựa trên các yếu tố nguy cơ ñối với nhạy cảm ngà răng, có thể xét một số yếu tố liên quan như thói quen ăn vặt, hay ñiều kiện quan tâm và ghi nhớ hơn về các tình trạng sức khỏe, trong ñó bao gồm cả tình trạng ê buốt răng. Trong nhóm ñối tượng hưu trí - nội trợ, có 91,3% là nữ, 49,7% từ 50 tuổi trở lên, 94% người có thói quen thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều acid, và 79,2% người chải răng 2 lần mỗi ngày. Các yếu tố về tuổi, tần suất sử dụng thực phẩm nhiều acid và tần suất chải răng có thể là những yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ ê buốt răng ở nhóm này. Yếu tố khởi phát ê buốt răng có thể khác biệt giữa các cá thể. Bên cạnh ñó, một số yếu tố khác như ngưỡng ñau, tình trạng cảm xúc, môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng ñến ñáp ứng của mỗi người. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người trả lời có ê buốt răng khi gặp kích thích lạnh cao hơn so với kích thích nóng, và chua cao hơn so với ngọt. Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu khác trên thế giới [5; 7; 8]. Một số yếu tố về thói quen ăn uống và dinh dưỡng liên quan: Môi trường miệng có ảnh TCNCYH 93 (1) - 2015 21 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 hưởng thường xuyên và lâu dài ñối với sức khỏe răng miệng. Cân bằng thành phần khoáng của răng ở bề mặt tiếp xúc với môi trường miệng có thể bị tác ñộng khi có sự tiếp xúc tái diễn với các chất có tính a-xít vượt quá khả năng ñệm của nước bọt và ngưỡng hồi phục hoàn nguyên của mô răng. Trong nghiên cứu của chúng tôi khảo sát một số thói quen và chế ñộ ăn uống có thể liên quan ñến t ình trạng ê buốt răng. Tỷ lệ người có ê buốt răng ghi nhận ñược cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm thường xuyên sử dụng nước có ga/nước trái cây/trái cây (p < 0,01), thấp hơn ở nhóm có bổ sung can-xi thường xuyên (p < 0,05), tuy nhiên không thấy khác biệt khi xét chế ñộ sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa (p > 0,05) (bảng 2). Như vậy, có thể thấy, các yếu tố tại chỗ tác ñộng ñến môi trường miệng có ảnh hưởng rõ ràng ñến tình trạng nhạy cảm ngà răng; bên cạnh ñó, bổ sung can-xi thường xuyên cũng có thể là một yếu tố tác ñộng có ý nghĩa với vai trò cung cấp nguồn chất khoáng theo ñường toàn thân ở người trưởng thành ñã qua giai ñoạn hình thành răng. Hút thuốc cũng là một yếu tố ñược cho là có liên quan ñến tình trạng sức khỏe của răng và nha chu. Tỷ lệ ê buốt răng ở nhóm hút thuốc, và nam hút thuốc cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm không hút thuốc (p < 0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu ñã báo cáo, như nghiên cứu của Rees và cộng sự [8]. Bên cạnh một số ảnh hưởng như làm giảm lưu lượng nước bọt, tăng tính a-xít của môi trường miệng, hút thuốc lá có thể có những tác ñộng tại chỗ và toàn thân khác, trong ñó có một số yếu tố liên quan ñến t ình t rạng viêm nha chu và tụt nướu. Ngoài nguồn acid từ thực phẩm, một số nguồn khác cũng có thể có tác ñộng ñến môi trường miệng như sử dụng thuốc, nguồn nước, môi trường không khí. Tuy nhiên, các yếu tố này thường thể hiện trong những ñiều kiện ñặc thù như ñối tượng có bệnh toàn thân, mãn t ính, phơi nhiễm liên quan ñến nghề nghiệp, và do ñó không nằm trong mục tiêu và ñối tượng ñược khảo sát trong nghiên cứu. Khi xét ở ñối tượng phụ nữ, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ê buốt răng thấp nhất ở phụ nữ chưa sinh con (64,6%), và tăng dần theo tần suất sinh con, cao nhất ở nóm ñối tượng phụ nữ sinh 3 - 5 con (82,9%); khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong giai ñoạn thai nghén và sau khi sinh con, sinh hoạt và thể trạng của người phụ nữ có nhiều thay ñổi, như các yếu tố về dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng, t ình trạng răng và nha chu. Một trong các yếu tố có thể kể ñến là biểu hiện buồn nôn và nôn. Nôn tự phát hoặc có nguyên nhân, như tình trạng thai nghén, có thể tác ñộng ñến quá trình ăn mòn răng. Trong ñó, cường ñộ, tần suất, và nhất là thời gian t ích lũy tiếp xúc với a-x ít là những yếu tố ảnh hưởng ñến tiến triển mòn răng. Bên cạnh ñó, tuổi cũng có thể là một yếu tố liên quan ñến tỷ lệ ê buốt răng cao ở phụ nữ sinh nhiều con. Ở phụ nữ ñã sinh con, tỷ lệ ê buốt răng thấp nhất ở nhóm phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ (66,7%) so với các nhóm có nuôi con bằng sữa mẹ, tỷ lệ này cao nhất ở nhóm phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ 3 - 5 lần (84,6%), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cần có những nghiên cứu sâu hơn ñể khảo sát các yếu tố tại chỗ và toàn thân có thể ảnh hưởng ñến t ình trạng ê buốt răng ở phụ nữ sinh con, và phụ nữ sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Kết quả nghiên cứu ñã cho biết tỷ lệ ê buốt răng người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận một số ñặc ñiểm như mức ñộ ê buốt, thời gian kéo dài của ñợt ê buốt, sự 22 TCNCYH 93 (1) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC phân bố tần suất ê buốt trên các phần của hai cung răng hàm trên và hàm dưới. Bên cạnh ñó, nghiên cứu cũng mô tả ñược mối liên quan của một số thói quen ăn uống và chế ñộ dinh dưỡng và toàn thân ñối với tình trạng ê buốt răng. ðánh giá lâm sàng về tình trạng nhạy cảm ngà, cũng như các yếu tố tại chỗ về răng và nha chu sẽ tiếp tục ñược phân t ích trong những phần tiếp theo của nghiên cứu. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ ê buốt răng ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho phép ñưa ra các kết luận: - Tỷ lệ người có ê buốt răng là 73,6%, trong ñó, phần lớn ê buốt răng ở mức ñộ nhẹ và trung bình; khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi và giữa các nhóm nghề nghiệp, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê khi xét theo giới hay trình ñộ học vấn khác nhau. Tỷ lệ ê buốt ở răng sau cao hơn răng trước, hàm dưới cao hơn hàm trên, bên trái cao hơn bên phải, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Yếu tố khởi phát ê buốt răng thường gặp nhất là kích thích lạnh. - Tỷ lệ ê buốt răng cao ở người thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều acid, hút thuốc lá, thấp ở phụ nữ chưa sinh con và ñối tượng bổ sung can-xi thường xuyên, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê khi xét tần suất sử dụng sữa và/hoặc các sản phẩm từ sữa, và tần suất nuôi con bằng sữa mẹ. Lời cám ơn Nghiên cứu thuộc ñề tài cấp Bộ Y tế, lĩnh vực Y học dự phòng, “Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ mắc chứng nhạy cảm ngà răng ở một vùng sinh thái (thành phố và nông thôn)” (2012 - 2014). Trân t rọng cám ơn ðại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và các ñơn vị y tế và cơ sở tại ñịa phương ñã hỗ trợ, phối hợp và tạo ñiều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình triển khai ñề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Canadian Advisory Board on Dentin Hypersensitivi ty (2003). Consensus-Based Recommendations for the Diagnosis and Man- agement of Dentin Hypersensitivity. J Can Dent Assoc, 69(4), 221 - 226. 2. Bartold PM (2006). Dentinal hypersensitivity: a review. Australian Dental Journal, 51(3), 212 - 218. 3. Tống Minh Sơn (2012). Nhạy cảm ngà răng ở cán bộ Công ty Than Thống Nhất, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 80(4), 77 - 80. 4. Tống Minh Sơn (2013). Tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 85(5), 31 - 36. 5. Clayton DR, McCarthy D, Gillam DG (2002). A study of the prevalence and distribu- tion of dentine sensitivity in a population of 17 ± 58 years old serving personnel on an RAF base in the Midlands. Journal of Oral Rehabili- tation, 29, 14 - 23. 6. Orchardson R, Gillam DG (2006). Managing dentin hypersensitivity. JADA 137, 990 - 998. 7. Gillam DG, Aris A, Bulman JS et al (2002). Dentine hypersensitivity in subjects recruited for clinical trials: clinical evaluation, prevalence and intra-oral distribution. Journal of Oral Rehabilitation, 29, 226 - 231. TCNCYH 93 (1) - 2015 23 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 8. Rees JS, Jin LJ, Lam S et al (2003). The prevalence of dentine hypersensitivity in a hospi- tal clinic population in Hong Kong. Journal of Dentistry, 31, 453 - 461. Summary SELF-REPORTED DENTAL SENSITIVITY IN ADULTS AND RELATED ALIMENTATION HABITS Dentine sensitivity on non-carious and non-cracked dental areas are more common in younger population. A cross-sectional survey was conducted on 871 adults at Hochiminh city to evaluate dental sensitivity and related alimentation habits. There were 73.6% of the subjects reported to have light to moderate degree of sensitivity. The difference was significant by age (p < 0.001) and by profession groups (p < 0.05), but not significant by gender or by education level. Regarding the dental arch distribution, dentine sensitivity frequency was significantly higher on the posterior, mandibular, and the left side. Coldness was reported as the most common stimulus. The dentine sensitivity prevalence was significantly higher in group with high frequency of acidic alimentation, smokers, and significantly lower in group with calcium supplementation and women with children (p < 0.05); there was no significant difference related to milk/milk product consuming, and breast- feeding frequency. Keywords: self-reported dental sensitivity, prevalence, intensity, distribution, initiating factor, alimentation habit

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf136_346_1_sm_8644.pdf
Tài liệu liên quan