Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp

Vi phạm trong việc hỏi cung trẻ em vị thành niên không có mặt của người giám hộ. Theo qui định của Bộ Luật Tố tụng hình sự: “Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.” Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ án đã vi phạm nghiêm trọng qui định này. Cụ thể là có nhiều vụ các điều tra viên đã tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung mà không thông báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng về thần kinh, có dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Việc này dẫn đến hậu quả ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý trẻ. Nhiều trẻ quá sợ nên đã khai không chính xác. Dưới đây là một trong những vi phạm nêu trên đã được những cơ quan chức năng công khai nhận lỗi10:

pdf10 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  1 Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân  và các giải pháp.                                                         TS. Ngô Hoàng Oanh Giảng viên Khoa đào tạo luật sư Học viện Tư pháp Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, là một những vấn đề nóng bỏng và là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Ngày 1/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 1408/CT-TTG về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTG, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dự thảo Chương trình hành động quốc gia (CTHĐQG) vì trẻ em giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu của Chương trình là tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) một cách tốt nhất. Một trong 6 hoạt động chủ yếu của chương trình là hoàn thiện hệ thống phát lý có liên quan đến việc thực hiện Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, nhất là Luật Bảo BVCSGD trẻ em. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các cấp xây dựng và thực hiện các kế hoạch đấu tranh quyết liệt, liên tục với tội phạm lứa tuổi chưa thành niên bằng nhiều hình thức khác nhau. Bài viết này phản ánh thực trạng về tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội và một số địa bàn trên cả nước, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em chưa thành niên phạm tội. 1. Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thành niên trong thời gian gần đây Báo động về số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm1. Năm qua, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Thống kê từ Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm 2010 đã có gần 60 vụ giết người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra2. Dưới đây là con số thống kê tình hình tội phạm vị thành niên ở một số tỉnh: 1. Thống kê số lượng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà nội năm 20093: Năm 2009 tại Hà nội công an đã bắt giữ số 416 tội phạm vị thành niên, trong đó: • Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 53% percent (223 vụ). • Phạm tội ít nghiêm trọng là 47% (193 vụ) 1 Theo Phó Cục trưởng Cục cảnh sát Hình sự Bộ công an Nguyễn Chí Việt (Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8).  2  3 Thống kê hàng năm của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà nội    2 Transferred2 10,145 4.6% P etitions Filed 112,383 50.9 THỐNG KÊ VỀ GIỚI TÍNH Trong số 416 người vị thành niên bị bắt giam có: • Nữ chiếm 5% (25 trẻ) • Nam chiếm 95% (391 trẻ) CƠ CẤU TỘI PHẠM THEO GIỚI TÍNH   3 Có 391 trẻ vị thành niên là nam phạm tội, trong đó - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 77% (245 vụ) - Phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 33% (74 vụ). Có 25 trẻ là nữ phạm tội, trong đó: - Phạm tội đực biệt nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là 40% (10 vụ) - Phạm tội ít nghiêm trọng là 60% (15 vụ) . ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ PHẠM TỘi Trong số 73 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 14 đến chưa đủ 16 tuổi có - 53 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 72,6% . - 20 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 27,4% Trong số 343 trẻ phạm tội có độ tuổi từ 16 đến chưa đủ 18 tuổi, có: - 191 vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng chiếm 56% - 151 vụ phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 44%   4 Riêng từ đầu năm đến nay (tháng 10/2010), thành phố Hà Nội xảy ra 79 vụ trộm cắp, cướp và cưỡng đoạt tài sản..., trong đó có 181 đối tượng gây án là trẻ chưa thành niên4. Tại một số tỉnh thành phố khác như Quảng nam, con số tội phạm vị thành niên cũng tăng mạnh. Năm 2009 trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra 396 vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi chưa thành niên; trong số 587 đối tượng vi phạm thì có đến 278 trẻ dưới 16 tuổi.5 Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xẩy ra 197 vụ vị thành niên phạm tội với 310 đối tượng. Số vụ việc trẻ vị thành niên phạm tội tăng nhiều. Nếu năm 2000 toàn tỉnh có 9 vụ với 16 đối tượng gây án thì đến năm 2003 là 19 vụ - 38 đối tượng; năm 2004 xẩy ra 152 vụ với 179 đối tượng6. 2. Cơ cấu tội phạm: Theo con số thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, trẻ em dễ mắc phải những tội như: cướp của, giết người, vận chuyển ma túy. Tuy nhiên Đại tá Hồ Thanh Đình, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ Tư pháp (TCVIII) tội phạm vị thành niên đã nhúng tay vào hầu như tất cả hình thức phạm tội của người lớn. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) - Công an Quảng Nam, gần đây tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng với các tội danh như cướp giật, trộm cắp, đánh nhau; cá biệt có một số trường hợp giết người. Đặc biệt về hình thức tham gia phạm tội, nếu như trước đây vị thành niên thường phạm một số ít những loại tội như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích với tính chất đơn lẻ, thủ đoạn đơn giản thì hiện nay xu hướng phạm nhiều loại tội với tính chất ổ nhóm, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp và manh động hơn. Trẻ vị thành niên đã nhúng tay vào các loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như cướp tài sản, giết người, hiếp dâm. Đáng chú ý là tính chất, hành vi vi phạm ngày càng táo bạo và nghiêm trọng hơn. Tuổi của các đối tượng phạm tội có nguy cơ trẻ hoá (tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 11%). Năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7 nghìn vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Công an các địa phương đã khởi tố điều tra 8.531 vụ với 11.732 đối tượng ở tất cả các tội danh này. 3. Nguyên nhân tình trạng tội phạm vị thành niên gia tăng. 4 ‐dong‐tinh‐trang‐tre‐em‐pham‐ toi/2040067.epi  5  6     5 Có rất nhiều nguyên nhân nhân gây nên tình trạng phạm tội vị thành niên nhưng có thể thấy nổi bật là ba nhóm nguyên nhân chính sau: Hoàn cảnh gia đình Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc trẻ vị thành niên phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm của trẻ. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi  pháp; 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2%  trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bố  mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức,  28% bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản  lý7 Tại trường giáo dưỡng số 2 - Bộ Công an có 60 – 70% em vi phạm pháp luật là do gia đình không giáo dục nghiêm khắc; ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiện hút, cờ bạc Những em thiếu sự quan tâm của bố mẹ sẽ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp. Hoặc các em sẽ dễ tái phạm tội nếu sau khi hết thời gian giáo dục cải tạo về địa phương mà không được quan tâm, quản lý. Từ những yếu tố tiêu cực trong gia đình đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Cha mẹ các em chỉ thấy con mình hư hỏng, có mắng chửi thì trẻ hoặc cãi lại, hoặc càng tái phạm tội với mức độ cao hơn. Bố mẹ trẻ cho rằng đưa các em vào những Trung tâm giáo dưỡng với suy nghĩ gia đình không giáo dục được trẻ thì để các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đó chính là những hành động 7     6 như giọt nước làm tràn ly, chỉ khiến những tư tưởng phá phách của trẻ phát triển với cường độ mạnh hơn, tính chất cũng phức tạp hơn rất nhiều. Khi trẻ không còn thấy sức hấp dẫn của gia đình, lại bị tấn công từ nhiều phía, các em rơi vào cảm giác bị xúc phạm nhiều dẫn đến mất tự chủ, có nhiều phản ứng không kìm chế được. Việc trẻ bỏ nhà ra đi là dấu hiệu sớm báo trẻ chuẩn bị phạm tội. Phần lớn trẻ đều hoạt động theo băng nhóm vì đó là thế giới riêng của trẻ mà chúng không tìm thấy khi sống ở gia đình. Vì vậy theo các nhà nghiên cứu về trẻ vị thành niên thì khi trẻ đã phạm tội, cách hiệu quả hơn cả không phải là đòn roi trừng phạt, mà trẻ cần điều trị về tâm lý, đồng thời các gia đình cũng nên mở rộng lòng đón nhận các em quay trở lại cộng đồng, giúp trẻ lấy lại thăng bằng và sự tự tin. Đó mới là phương pháp tốt nhất và có tác dụng nhất. Xuất phát từ quan điểm này các chuyên gia nghiên cứu về trẻ vị thành niên cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng trẻ em hư là là tác động vào chính gia đình chứ không phải là tác động vào đứa trẻ. Khi phát hiện thấy trẻ có biểu hiện xấu gia đình phải tự xem xét về cách thức giáo dục trẻ và môi trường xung quanh đứa trẻ, từ đó phát hiện các  nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Ở nhiều nước phát triển, do có hệ thống an sinh xã  hội tốt, chính phủ đã xây dựng và phát triển đội ngũ các cơ quan chuyên làm công tác  xã hội. Các nhân viên công tác xã hội này, khi được nhà trường, cha mẹ, cảnh sát, hàng  xóm hoặc bất cứ người nào thông báo về các biểu hiện trẻ em hư hoặc trẻ em bị bỏ bê  không  ai  chăm  sóc,  họ  có  nhiệm vụ nghiên cứu gia đình đứa trẻ và môi trường xung quanh đứa trẻ để có các biện pháp kịp thời. Hiện nay ở Việt nam không có cơ quan nào đảm trách việc này.   Sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự phát triển các tệ nạn xã hội Sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng, tâm lý trẻ trong giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu, trong khi đó người lớn dần ít quan tâm hơn đến đời sống con cái mà chạy theo sự chuyển biến của xã hội. Nếu không kịp uốn nắn, đó chính là căn nguyên tội phạm. Một thực tế không thể phủ nhận là việc bùng nổ công nghệ thông tin. Nhiều học sinh,  sinh viên bỏ học, bị các quán net lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng. Bên cạnh đó các  trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích động mạnh lại được phô trương  tràn lan, phù hợp với tâm lý thích nổi  loạn của trẻ vị  thành niên. Đó chính là nguyên  nhân gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi điện tử, thiếu tiền tiêu xài, hút chích thì  lập thành những nhóm cướp nhí để cùng nhau đi cướp giật tài sản.   Tâm lý trẻ em giai đoạn vị thành niên Trẻ em vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và thích khẳng định mình. Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu của trẻ. Vì vậy nếu chúng ta không kịp uốn nắn, đó là nguyên nhân dẫn đến tới tội phạm. Rất ít các công trình nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên của Việt Nam để ý tới nghiên cứu đánh giá những hành vi kém thích nghi, hành vi rối nhiễu và sự thiếu hụt các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề ở tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý những xung đột với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trường (nhất là bạn khác giới) có thể bỏ nhà đi lang thang, có thể bỏ lớp, bỏ trường gia nhập vào các nhóm bạn xấu rồi trở thành tội phạm. Những nghiên cứu trẻ em vị thành niên bỏ nhà đi qua đêm hoặc bỏ nhà gia nhập vào nhóm trẻ lang thang cho thấy các em này thường bày tỏ sự thất vọng, chán nản về gia đình. Đứa trẻ bỏ nhà thường là muốn thoát khỏi môi trường thù nghịch, nơi trẻ không cảm nhận được sự yêu thương, hoặc nơi làm trầm trọng những xung đột xung quanh một nhiệm vụ phát   7 triển. Chẳng hạn, như trẻ có nhu cầu được độc lập, muốn được tôn trọng trong khi cha mẹ không tin trẻ, gia tăng sự kiểm soát, hay xúc phạm trẻ và khi trẻ cảm thấy không còn khả năng thay đổi quan hệ với mẹ, trẻ có thể bỏ nhà đi lang thang. Phần lớn những trẻ bỏ nhà đi lang thang có sự thiếu hụt nhận thức và không có kỹ năng giải quyết xung đột. Những nghiên cứu về mưu toan tự tử ở tuổi vị thành niên cho thấy rất nhiều vụ mưu toan tự tử có liên quan đến các nhiệm vụ phát triển như trẻ cảm thấy bị “sỉ nhục”, bị mất mát qua nhiều, cô đơn, khổ tâm, chán nản đến tuyệt vọng, bị chìm ngập bởi các nhiệm vụ phát triển mà trẻ không giải quyết được, rồi những xung đột không có cách gì khắc phục Trẻ tìm đến cái chết như là một sự giải thoát hay “trả thù”. Lứa tuổi vị thành niên đòi hỏi các em phải đương đầu với những khó khăn do những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển đang đặt ra cho chúng (như tăng cường các hoạt động nhóm bạn, giảm sự kiểm soát của người lớn, tăng tính độc lập tự quyết định). Những nghiên cứu trên trẻ vị thành niên gặp thất bại học đường, có hành vi quậy phá, rối nhiễu tâm lý (tỷ lệ này chiếm từ 10-12%) cho thấy các kỹ năng hợp tác, kiểm soát xung tính, kiềm chế xúc cảm, kỹ năng tự đánh giá, giải quyết các tình huống có vấn đề và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới ở các em này rất nghèo nàn. Chẳng hạn, khi nghiên cứu trên hai nhóm vị thành niên là học sinh bình thường (218 em) và những học sinh có vấn đề – cá biệt (168 em) từ lớp 8 đến 12 (14-19 tuổi), các nhà nghiên cứu đã so sánh kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề của hai nhóm này với các tình huống khó khăn, xung đột trong quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ; quan hệ với bạn cùng giới, khác giới; quan hệ với người lớn khác, quan hệ với trẻ ít tuổi hơn). Mức độ đánh giá các kỹ năng chia thành 5 loại: tích cực, hợp lý, tiêu cực, xung tính và lảng tránh. Kết quả cho thấy nhóm trẻ cá biệt có các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hợp lý thấp hơn hẳn nhóm trẻ bình thường, trong khi nhóm trẻ cá biệt sử dụng các giải pháp tiêu cực, xung tính hay lảng tránh cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường. Kết luận của công trình nghiên cứu này cho thấy ở nhóm trẻ có vấn đề – cá biệt, thiếu hụt không chỉ ở nhận thức tình cảm mà thiếu hụt cả các kỹ năng (ví dụ: thiếu kỹ năng tự kiềm chế xung tính, kỹ năng đánh giá hậu quả, kỹ năng phân tích chọn lựa các giải pháp hợp lý). 4. Hình thức xử lý tội phạm vị thành niên. (đăng tiếp) Mục đích xử lý tội phạm chưa thành niên là nhằm giáo dục, giúp đỡ các em có cơ hội sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân tốt cho xã hội. Vì vậy đối với trẻ vị thành niên phạm tội có thể miễn trách nhiệm hình sự và đưa về gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục nếu người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nếu trẻ thực hiện các hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, tái phạm hoặc trẻ không có nơi cư trú nhất định có thể xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với trẻ đủ từ 14 tuổi đến 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trẻ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mội tội phạm. Thực tế cho thấy số trẻ chịu trách nhiệm hình sự không nhiều. Số này sẽ được giam giữ riêng trong khu vực dành riêng cho tội phạm vị thành niên. Mỗi trại giam chỉ có từ 10-15,   8 nhiều lắm cũng chỉ vài ba chục đối tượng8. Số còn lại chủ yếu được xử lý hành chính bằng cách đưa vào trường giáo dưỡng. Xử lý hành chính lên tới 35.463 vụ với 48.187 đối tượng; trong đó giao cho gia đình giáo dục 21.484 đối tượng, xã phường quản lý, giáo dục 8.892 đối tượng, lập hồ sơ đưa đi trường giáo dục 5.616 đối tượng, áp dụng các biện pháp khác 11.677 đối tượng9. Các trẻ vi phạm pháp luật này nếu đã được gia đình, địa phương giáo dục nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì trẻ vị thành niên phạm tội buộc phải chịu xử lý hành chính bằng cách đưa vào các trường giáo dưỡng. Đây là những ngôi trường đặc biệt với những học sinh cũng hết sức đặc biệt. Chính sách nhân đạo được đặt lên hàng đầu nên nội dung hoạt động của các trường giáo dưỡng chủ yếu là giáo dục, từ văn hoá, ý thức cho đến dạy nghề cho các cháu chứ không phải là giam giữ hay trừng phạt. Thời khoá biểu chung cho các trường là buổi sáng, các cháu được học văn hoá, từ phổ cập đến hết bậc Trung học cơ sở, buổi chiều học nghề. Kết quả thực tế cho thấy, đối với tội phạm vị thành niên, đưa vào các trường giáo dưỡng để quản lý sẽ hiệu quả hơn nhiều. Nhiều học viên trường giáo dưỡng sau này đã thành người tốt, có người trở thành công nhân, bộ đội, đảng viên. Dạy văn hoá, dạy nghề tức là trang bị kỹ năng sống, điều kiện lao động kiếm sống cho trẻ để khi rời trường, chúng có thể lo được cho tương lai của mình mà không phạm tội. Xét theo nghĩa đó thì mục đích cách ly với cộng đồng và môi trường cũ chỉ là thứ yếu. Nói tóm lại, đưa vào trường giáo dưỡng là tạo cho các cháu một cơ hội có thể thay đổi tương lai tốt hơn cho chính bản thân chứ không phải là hình thức trừng phạt. 5. Một số vấn đề tồn tại trong việc xử lý tội phạm vị thành niên. Việt nam là một trong các nước tham gia vào ký kết Công ước Bảo vệ quyền trẻ em đầu tiên ở Châu Á. Tuy nhiên, việc thực hiện các qui định của công ước này vẫn chưa được triệt để. Các tồn tại này biểu hiện ở các điểm sau: Vi phạm trong việc hỏi cung trẻ em vị thành niên không có mặt của người giám hộ. Theo qui định của Bộ Luật Tố tụng hình sự: “Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.” Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ án đã vi phạm nghiêm trọng qui định này. Cụ thể là có nhiều vụ các điều tra viên đã tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung mà không thông báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng về thần kinh, có dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Việc này dẫn đến hậu quả ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý trẻ. Nhiều trẻ quá sợ nên đã khai không chính xác. Dưới đây là một trong những vi phạm nêu trên đã được những cơ quan chức năng công khai nhận lỗi10: Vụ thứ nhất: Báo Tuổi trẻ ngày 8-9-2009 đưa tin thượng tá Nguyễn Thanh Tiền - phó Công an TP Sóc Trăng đã trực tiếp nhận lỗi với gia đình em T..Tại buổi xin lỗi, thượng tá 8  v-ai.html 9 v-ai.html 10   9 Tiền thừa nhận sai sót, để xảy ra sự việc đáng tiếc khi nghe con trai kêu mất điện thoại đã đưa cả nhóm thanh niên chơi chung với con mình về trụ sở Công an TP Sóc Trăng bằng xe jeep để ghi lời khai, trong đó có em T.. Đối với cán bộ lấy lời khai em T. mà không có cha mẹ em là sai nguyên tắc, nên xem đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc. Vụ thứ 2: Ngày 22-1-2008, từ việc nghi ngờ 5 thanh thiếu niên (ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên và phường 10, TP Sóc Trăng ) trộm xe máy, công an phường 10 cũng đã "mời" các em về lấy lời khai và sau đó tiếp tục đưa về Công an TP Sóc Trăng để tiếp tục làm rõ. Tất cả quá trình trên đều không có người giám hộ của các em tham dự. Sau đó ngày 7-3-2009, phía công an cũng đã phải xin lỗi công khai. Vụ thứ ba: Tháng 2-2008, một nữ sinh lớp 9 cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Vì nghi ngờ em Trần Thị Thanh Thủy, học sinh lớp 9 Trường THCS An Khánh (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), lấy cắp tang vật vụ án là chiếc ĐTDĐ, Công an xã Phú Túc, huyện Châu Thành đưa Thủy về xã hỏi cung mà không có người giám hộ. Sau đó, em Thủy có dấu hiệu rối loạn tâm lý. Vụ thứ tư: Tháng 4-2008, một vụ như vậy cũng đã xảy ra ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tối ngày 3 và sáng ngày 4 tháng 4-2008, từ việc nghi ngờ lấy cắp một chiếc điện thoại di động, công an xã Tân Lý Đông đã cách ly em Thanh để "hỏi cung", khi công an xã đưa em Thanh, một học sinh mới 11 tuổi đi một số nơi để xác minh tối 3-4 và sáng 4-4 mà không thông báo cũng như không cho người thân của Thanh đi cùng. Vụ này, phía công an sau đó cũng đã phải xin lỗi. Một thực trạng đáng chê trách hơn là trên thực tế, nhiều luật sư đã được Tòa án và Viện  Kiểm sát mời  tham gia bào chữa chỉ định cho trẻ nhưng họ đã không  làm tròn trách  nhiệm của luật sư, thậm chí không đến tham gia bất kỳ một buổi lấy cung nào đối với  trẻ phạm tội.   Vi phạm trong việc bắt giữ, tạm giam người chưa thành niên.   Theo qui định của luật tố tụng hình sự cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam. Các vụ việc kể trên là điển hình trong việc bắt giữ, tạm giam người chưa thành niên khi không thông báo cho đại diện hợp pháp của trẻ. Trên thực tế, nhiều vụ khi được nghe thông báo về các hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các điều tra viên đã bắt và đưa trẻ về trụ sở để hỏi cung, lấy lời khai mà không báo cho gia đình, có vụ đưa các em đi xác minh, thậm chí chuyển lên công an thành phố mà cũng không thông báo cho người thân. Vi phạm trong việc giam giữ trẻ em Theo qui định của luật, trẻ em phạm tội phải được giam riêng, cách ly với các phạm nhân khác. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trại giam đã không thực hiện đúng qui định này. Giải thích việc giam giữ trẻ em chung với người lớn, các cán bộ trong các trại giam đưa ra lý do là nếu giam riêng một nhóm trẻ với nhau rất dễ dẫn đến việc trẻ tái phạm, khó giáo dục. Việc giam kèm người lớn có mục đích để trẻ được các phạm nhân lớn tuổi kèm cặp, giáo dục dạy bảo kịp thời. Mặt khác chúng ta cũng chưa có điều kiện về mặt vật chất để giam giữ riêng. Việc làm này được xem là một sáng kiến của các trại giam trong việc giam giữ trẻ em và người lớn, tuy nhiên đây là việc làm trái với các qui định của pháp luật về   10 giam giữ và cải tạo trẻ em. Chắc chắn bên cạnh những mặt tích cực nhìn thấy trong việc giam giữ trẻ em sẽ tồn tại nhiều tiêu cực và chính vì vậy mà pháp luật đã phải qui định các chế độ giam giữ riêng và đặc biệt cho trẻ em. Trước các số liệu về tình trạng trẻ em phạm tội tăng nhanh đột xuất và cơ cấu tội phạm, lứa tuổi tội phạm vị thành niên, các tồn tại trong việc xử lý tội phạm vị thành niên như đã được nêu trên chúng ta thấy việc đấu tranh với tội phạm chưa thành niên đòi hỏi sự tham gia của cả xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng đặc biệt, vì chỉ có cha mẹ là người gần gũi với trẻ và biết hơn ai hết trẻ cần điều gì. Khi trẻ phạm tội có nghĩa là các điều kiện nuôi dạy đang áp dụng với trẻ chưa hợp lý và gia đình cần thiết nhận biết các dấu hiệu, thay đổi kịp thời để giúp trẻ đi đúng hướng. Các cơ quan cũng cần thiết phối hợp với gia đình kịp thời để ngăn chặn các hành vi phạm tội. Đặc biệt khi trẻ đã phạm tội cần có sự phối kết hợp từ phía cơ quan công an, luật sư, Tòa án và các nơi giam giữ trẻ để giáo dục, tạo điều kiện để trẻ quay trở về với xã hội thành các công dân tốt của xã hội. Các vi phạm trong xử lý tội phạm vị thành niên không những đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em, của gia đình các em mà thậm chí còn có thể để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của các em.  Với  vai  trò  và  trách  nhiệm nghề nghiệp trong xã hội, các luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cần  thể hiện trách nhiệm của mình, ngăn chặn kịp thời các hành vi trái pháp luật của những người có thẩm quyền, từ việc giam giữ, hỏi cung đến việc kiên trì, vận dụng các tình tiết vụ việc để thuyết phục các cơ quan chức năng tìm biện pháp giáo dục phù hợp nhất cho trẻ phạm tội, vì “mặc dù có phạm tội đi chăng nữa chúng vấn tiếp tục là trẻ em”. Đặc biệt cần thiết phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật trong việc giam giữ trẻ em trong các trại cải tạo, nhà tù.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_5_2010_2652.pdf