Tiểu luận Vai trò và tác động của công cụ chính sách trong việc quản lý tài nguyên môi trường

5) Chính sách liên quan đến việc khai thác tài nguyên chưa phát huy vai trò cũng như chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể:  Hiện trạng thực tiễn khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản nói chung và vùng ven biển, biển và hải đảo nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều tác động bất lợi về môi trường trên diện rộng và ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh ổn định xã hội.  Giấy phép khai thác khoáng sản trên toàn Việt Nam đã gia tăng đột biến gần 3.500 giấy phép trong ba năm gần đây. Tại Hà Tĩnh, tình trạng khai thác cát trắng đã thực hiện gần 20 năm nay nhưng vẫn chưa có quy hoạch, thực tế cát đã sắp hết.  Việc cấp phép và khai thác khoáng sản tại vùng ven biển, biển và hải đảo vẫn còn một số bất cập và chồng chéo. Có nhiều loại giấy phép tuân theo các luật chuyên ngành Luật đầu tư, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ Môi trường. Luật khoáng sản cũng qui định Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên&Môi trường, và Bộ Xây dựng cùng quản lý tài nguyên khoáng sản dẫn đến sự chồng chéo theo hàng ngang, và sự phân cấp chưa cụ thể theo ngành dọc từ trên trung ương xuống địa phương (trong quy hoạch , kế hoạch).

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò và tác động của công cụ chính sách trong việc quản lý tài nguyên môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong hệ thống các công cụ quản lý được nhà nước dùng để điều hành các hoạt động kinh tế-xã hội nói chung, Tài nguyên-Môi trường nói riêng, chính sách được coi là nền tảng cho các công cụ khác. Chính sách chính là sự thể hiện ý chí, quan điểm, thái độ của nhà nước đối với đối tượng quản lý. Việt Nam là một đất nước có tài nguyên dồi dào, thiên nhiên nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chính sự khai thác thiếu đồng bộ, không có quy hoạch, chúng ta đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Quá trình hội nhập quốc tế, tham gia vào sân chơi toàn cầu càng đặt ra cho Việt Nam yêu cầu bảo vệ tài nguyên môi trường. “Hội chứng Hà Lan” những năm 1970 (mải mê phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ tài nguyên môi trường) chính là một bài học quý cho những nước đang phát triển như chúng ta. Do vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu dành sự quan tâm đúng mức cho vấn đề quản lý TNMT. Để hiểu rõ vấn đề này, trước hết, chúng ta phải tìm hiểu vai trò cũng như tác động của công cụ chính sách trong việc quản lý TNMT. I/ Khái niệm chung: Tài nguyên: là tất cả nguồn nguyên liệu, năng lượng thong tin trên trái đất và trông không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho hệ thống của con người. Môi trường: là tổng hợp các điều kiện vật lý-hóa học-sinh học xung quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sốngcòn, sự phát triển của từng cá thể cũng như cộng đồng con người. Quản lý nhà nước về TNMT: là tổng hợp các giải pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỉ luật,… nhằm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế đến TNMT. Chính sách TNMT: là công cụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động bảo vệ TNMT trong phạm vi lãnh thổ rộng lớn như một vùng, một quốc gia, trong một thời gian dài, nói lên mục tiêu, định hướng để thực hiện mục tiêu. II/ Vai trò và tác động của chính sách trong quản lý TNMT: Trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng đưa tin: Việt Nam bị xếp vào một trong số các nhóm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự nóng lên của Trái đất. Vấn đề tài nguyên môi trường không phải là vấn đề của một cá nhân, một nhóm xã hội, mà sự ảnh hưởng của nó mang tính quốc gia, toàn cầu. Do vậy, cần có sự tác động mạnh mẽ từ những công cụ đủ mạnh, nhằm giải quyết vấn đề theo đúng phạm vi của nó. Chính sách, với tư cách là một phương tiện quản lý của nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, sẽ có những tác động cũng như ảnh hưởng to lớn đến vấn đề quản lý TNMT. Đặc biệt, với một quốc gia xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, công cụ này càng đóng vai trò quan trọng,khi mà nó cũng chính là sự thể hiện ý chí của toàn dân, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, mang lại sự tác động mang tính đồng bộ, mọi mặt, dẫn đến hiệ quả cao nhất trong việc giải quyết vấn đề quốc gia này. Nói một cách tổng quát nhất, việc sử dụng các chính sách này mang lại những vai trò, tác động sau: Định hướng để xây dựng hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường phù hợp: Điều này không có nghĩa chính sách có giá trị cao hơn luật, mà chính sách chính là sự định hướng trong việc xây dựng các văn bản pháp luật đối với vấn đề tài nguyên môi trường. Ví dụ: Luật Biển Việt Nam được thông qua trong kì họp quốc hội khóa XII vừa qua, nhưng trên thực tế, trong thời gian qua chúng ta vẫn ban hành những chính sách liên quan đến vấn đề biển cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Không thể nào một đất nước với hơn 3.200km đương biển với hầu hết các trung tâm chiến lược kinh tế xã hội nằm ngay sát bờ biển Đông lại thả nổi vấn đề này. Tuy nhiên, sự ra đời của Luật Biển chính là một công cụ hữu hiệu cho việc thực hiện chính sách về biển của VN. 23/6/1994 Quốc hội thông qua Công ước Luật biển 1982, từ đó đến nay, các chính sách liên quan vấn đề biển đều phải đảm bảo phù hợp với các điều khoản của Công ước. Khi xây dựng luật, các nhà làm luật cũng phải căn cứ vào các chính sách đã ban hành nhằm đảm bảo tốt nhất tính đồng bộ, nhất quán. Giúp dẫn dắt hỗ trợ các cơ quan nhà nước cũng như xã hội đi theo đúng định hướng bảo vệ TNMT: Như chúng ta đã biết, chính sách là một công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý điều hành nền kinh tế-xã hội theo định hướng. Điều 26-Hiền pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân theo luật pháp, kế hoạch, chính sách”. Tuy nhiên, nếu như với các công cụ quản lý thông thường, cơ quan quản lý nhà nước các cấp các ngành có toàn quyền điều khiển trực tiếp theo ý mình nhằm đạt mục tiêu cụ thể. Không những thế, các tổ chức cá nhân thuộc cơ quan này có thể quyết định việc thay thế, hủy bỏ hay tăng cường quy mô các công cụ vật chất theo yêu cầu quản lý. Còn chính sách được nhà nước dùng để định hướng cho các chủ thể trong xã hội cùng hành động vì mục tiêu chung và bày tỏ thái độ chính trị của mình đối với các biến cố xảy ra trong từng giai đoạn phát triển. Hoạch định chính sách không phải là hành động hướng đến cái trước mắt mà đó là sự đầu tư trong thời gian dài, vì mục tiêu mang tính rộng lớn, tầm cỡ quốc gia. Ví dụ: trong thời gian vừa qua, vấn đề khai thác quặng boxit tại Tây Nguyên thu hút sự quan tâm của nhiều người dân cũng như các cấp ban ngành. Tác động kinh tế xã hội mang lại đối với Tây Nguyên là rất rõ ràng, tuy nhiên, đứng từ góc độ môi trường, xét về tính chất lâu dài, đây là một vấn đề càn được xem xét kĩ. Nguy cơ về môi trường là rất lớn, do vậy, 5-8 vừa qua, đích thân bộ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã dẫn đầu đoàn kiểm tra và làm việc với Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản VN, và quyết định thành lập Đội đặc nhiệm giám sát môi trường. Điều này thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với môi trường, luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách và quan điểm chỉ đạo về vấn đề TNMT Các chính sách về TNMT giúp cho việc quản lý mang tính đồng bộ nhất quán, từ đó mang lại hiệu quả toàn diện cho công tác khai thác cũng như bảo vệ TNMT: Chính sách TNMT sẽ là cơ sở cho các cơ quan, ban ngành cũng như các thành viên trong xã hội điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng bảo vệ TNMT. Việc thực hiện chính sách TNMT không chỉ gói gọn trong các hoạt động của Bộ Tài nguyên-Môi trường, do vậy, khi chính sách được ban hành ra, các bộ, các hoạt động trên những lĩnh vực khác cũng sẽ phải tuân thủ, từ đó, mạng lại một tác động mang tính tổng hợp, mang tính toàn diện. Ví dụ: tại Cà Mau, hiện đang tồn tại mỏ than bùn lớn nhất ĐBSCL với trữ lượng khoảng 13triệu tấn, nếu khai thác, sẽ đem lại cho nhà nước khoảng 1500 tỉ đồng. Lợi ích kinh tế là rõ ràng vậy, tuy nhiên, tuân thủ nghiêm ngặt chính sách môi trường của Nhà nước, các cơ quan cũng như các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu vì sự khai thác này có thể ảnh hưởng nặng nề đến cả vùng U Minh hạ. Như vậy, trong hoạt động này đã có sự xem xét kết hợp, sao cho vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Giúp cho hoạt động bảo vệ khai thác TNMT mang tính hiệu quả cao, chấm dứt được tình trạng manh mún nhỏ lẻ, hạn chế thất thoát cho nhà nước cũng như nâng cao đời sống cho người dân. Ví dụ: Nghệ An là một khu vực có trữ lượng khoáng sản lớn của Việt Nam, chủng loại khá đa dạng và phong phú, nổi bật hiện nay là việc khai thác thiếc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay do sự khai thác còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu là do các công cụ thô sơ mà người dân tự có, cho nên sự thất thoát là rất lớn. Đặc biệt, vấn đề môi trường không hề được coi trọng. Mỗi người dân, ai cũng chỉ mong đạt được sản lượng cao nhất, thu được lợi nhiều nhất chứ chẳng ai quan tâm đến việc càn áp dụng công nghệ gì, phương án gì để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng về mặt môi trường. Đây chính là lúc mà Chính phủ, với khả năng về tài chính cũng như công nghệ vào cuộc. Nhắc đến Quảng Ninh là người ta nghĩ ngay đến những mỏ than với trữ lượng khổng lồ, hàng năm mang lại cho Nhà nước nguồn thu hàng chục tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, khi mà trữ lượng than đã đến hồi cạn kiệt, vấn đề đặt ra là phải trả lại cho người dân QN một môi trường trong lành. Môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong - TP Hạ Long. Hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác than, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ); hàm lượng bụi tại các khu dân cư lân cận các khu vực sản xuất, chế biến than tại Quảng Ninh vượt 3,3 lần. Bụi than chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh phổi thuộc nhóm cao nhất nước. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, không khí, hoạt động khai thác than còn làm biến đổi địa hình và cảnh quan ở một địa phương ven vịnh vốn có rất nhiều thắng cảnh rất đẹp. Để cải thiện được vấn đề này, không một công cụ nào có thể thay thế được chính sách quản lý của nhà nước. Sự tác động đồng bộ, lâu dài mà nó mang lại sẽ giúp cho môi trường ở đây cải thiện đáng kể. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề môi sinh môi trường cho người dân ở đây. Chính sách của nhà nước sẽ tác động đến ý thức của người dân, giúp người dân nhận thức rõ hơn về vấn đề TNMT: Việc tuyên truyền giáo dục cũng như đưa những kiến thức về bảo vệ TNMT đến với người dân là giải pháp lâu dài để giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược. Chính sách về TNMT sẽ đưa lại cho người dân nhận thức về thái độ của nhà nước đối với môi trường, từ đó tác động vào hành vi ứng xử của công dân, giúp họ có những hành động phù hợp với mục tiêu nhất quán của nhà nước. Ví dụ: Nhà nước dùng chính sách để thúc đẩy việc bảo vệ rừng, tái tạo tài nguyên rừng. Các hoạt động khai thác rừng bất hợp pháp đều có những hình thức răn đe tùy theo mức độ. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng. Chính điều này đã làm thay đổi quan điểm của người dân, ngăn chặn phần nào nạn khai thác rừng bừa bãi, đưa người dân trở thành người trực tiếp bảo vệ và trồng rừng, thay vì là người khai thác rừng như trước đây. Việc người dân khai thác rừng bừa bãi, xuất phát một phần từ như cầu trang trải cuộc sống, không có tay nghề, công ăn việc làm ổn định, không ít người dân đành chặt phá rừng đem bán hoặc phát làm nương rẫy, bất chấp sự ngăn cấm của nhà nước. Chính sách bảo vệ TNMT ngoài những tác động trực tiếp, bằng cách tạo công ăn việc làm cũng như gắn lợi ích bảo vệ rừng với lợi ích của người dân sẽ tạo cơ hội cho người dân góp phần vào việc bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo cuộc sống hằng ngày. Kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển: Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên theo hướng ổn định, bền vững, nhà nước dùng chính sách để khai thác, sử dụng tài nguyên theo định hướng. Việt Nam là một đất nước có lượng khoáng sản phong phú về chủng loại, tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Tuy nhiên, tài nguyên đa số ở dạng không tái tạo, do vậy, nếu khai thác một cách ồ ạt, sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt, và đến một lúc nào đó, ta sẽ không còn gì để khai thác. Do vậy, chính sách TNMT nhằm đưa việc khai thác vào một chu trình bền vững, vừa tận dụng những gì thiên nhiên ưu đãi, vừa đảm bảo cho tương lai lâu dài. Ví dụ: Trong những năm vừa qua, việc khai thác tiềm năng biển đã mang lại cho nước ta nhiều lợi ích kinh tế xã hội và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, với mức khai thác ồ ạt không có kiểm soát như hiện nay, sinh thái biển đang bị tổn hại nghiêm trọng. Hiện nay, các hệ sinh thái biển đang bị suy thoái nhanh. Tại Việt Nam, diện tích rừng ngập mặn giảm mạnh trong vòng 30 năm qua. Đặc biệt, chỉ hơn 15 năm trở lại đây, diện tích các rạn san hô giảm tới gần 20%. Các thảm cỏ biển cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều nơi mất hẳn. Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm nặng. Cùng với dầu tràn, ô nhiễm từ các hoạt động vận tải trên biển, các nguồn thải từ đất liền đang đe dọa nhiều vùng biển nước ta. Để giải quyết vấn đề này, sáng 24/3 vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam – Bộ Tài Nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á  tổ chức Hội thảo Quản lý tổng hợp vùng bờ tại Việt Nam. Hội thảo đã đưa ra vấn đề cần xây dựng một hệ thống pháp luật, chính sách đủ mạnh để nhằm quản lý tổng hợp dải ven bờ biển. III/ Một số tồn tại trong chính sách trong lĩnh vực quản lý TNMT: Việc quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo, xử lý chưa nghiêm, có nhiều khe hở cho các doanh nghiệp lợi dụng, không tuân thủ các chính sách của Nhà nước gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề hiện nay cho thấy công tác bảo vệ môi trường của nước ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường còn chưa kiên quyết và triệt để, các biện pháp khắc phục môi trường, trả lại tình trạng ban đầu trước khi bị ô nhiễm không được chấp hành nghiêm. Chưa có vụ xử lý hình sự nào được thực hiện đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bộ máy điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi gây ô nhiễm ở mức là tội phạm hình sự hầu như chưa được khởi động trong thực tế. Ví dụ: trong thời gian vừa qua, việc công ty Vedan “đầu độc” sông Thị Vải thu hút nhiều sự quan tâm của người dân. Hành động trái pháp luật này không phải diễn ra trong thời gian ngắn, mà là có sự lặp đi lặp lại một cách hệ thống trong thời gian dài, 14 năm. Câu hỏi đặt ra là tại sao trong 14 năm qua, hành động này vẫn qua mặt được các cơ quan chức năng, liệu do Vedan “tinh vi” hay là do cơ quan thẩm quyền bị che mắt. Quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 6/10/2008 của Bộ TN-MT về việc đình chỉ hiệu lực giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Vedan VN trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký quyết định. Tuy nhiên, Vedan vẫn chưa thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của cơ quan chức năng, mặc dù trên danh nghĩa đã giảm công suất của tất cả các nhà máy thuộc Vedan VN xuống còn 30- 40%; tạm ngưng hoạt động 3 nhà máy: nhà máy tinh bột, nhà máy Lysin, nhà máy phát điện….Điều này cho thấy, cơ chế xử lý của chúng ta vẫn chưa đủ nghiêm, mức xử lý chưa đủ mạnh so với lợi ích kinh tế mà hành động trái pháp luật này mang lại. Hệ thống pháp luật và chính sách về bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa cụ thể, nhiều văn bản sau một thời gian áp dụng đã không còn phù hợp với thực tế, bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cụ thể: Theo thống kê của Thanh tra Tổng cục Môi trường, năm 2009, lượng văn bản về lĩnh vực môi trường được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành mới chiếm khoảng 40% tổng số các văn bản thuộc 7 lĩnh vực quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc xử lý hình sự về tội phạm môi trường còn gặp nhiều khó khăn như: Luật hình sự quy định chỉ xử lý hình sự (đưa ra tòa) đối với cá nhân, nhưng trong thực tế, gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam chủ yếu do tổ chức; một số cá nhân bị xử phạt nhưng không khắc phục và xử lý ô nhiễm; mức độ gây hậu quả nghiêm trọng chưa quy định cụ thể trong luật hình sự... Dù đã ban hành từ năm 1994, đến nay Luật Bảo vệ Môi trường đã trải qua 17 năm thi hành và có bổ sung, sửa đổi, cùng nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai, nhưng so với các nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn khá mới và chỉ được quan tâm đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây do yêu cầu quản lý môi trường trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Bởi vậy, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa điều chỉnh hết các mối quan hệ trong xã hội, một số văn bản còn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng không sát với thực tế, thiếu tính khả thi, không thể thi hành được. Nước ta chưa có một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường để thu vào hàng hoá khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế sản xuất và tiêu dùng hàng hóa loại này Chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa chính sách bảo vệ TNMT và phát triển kinh tế, còn đặt nặng lợi ích kinh tế: Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái như sự gia tăng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ cả quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, nước và trong không khí. Việc ban hành và thực thi chính sách về bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cụ thể: Các quy định về nghĩa vụ tài chính đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được xác định đầy đủ, bao quát, tính hiệu lực chưa cao, dẫn đến ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của nhiều tổ chức, cá nhân còn rất thấp. Hiện tại, trong hệ thống pháp luật chỉ có một số quy định về phí môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, phí xăng dầu... Một số quy định gián tiếp điều chỉnh đến công tác bảo vệ môi trường lại chưa được pháp điển hóa, nằm rải rác, lồng ghép trong một số đạo luật khác nhau; Mức thu từ phí bảo vệ môi trường rất hạn chế, không đủ sức ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm, dẫn đến nhiều hành vi gây tác động nghiêm trọng đến môi trường không được xử lý nghiêm minh; Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chính sách MT vẫn chưa đáp ứng được vấn đề này Chính sách liên quan đến việc khai thác tài nguyên chưa phát huy vai trò cũng như chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể: Hiện trạng thực tiễn khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản nói chung và vùng ven biển, biển và hải đảo nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều tác động bất lợi về môi trường trên diện rộng và ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh ổn định xã hội. Giấy phép khai thác khoáng sản trên toàn Việt Nam đã gia tăng đột biến gần 3.500 giấy phép trong ba năm gần đây. Tại Hà Tĩnh, tình trạng khai thác cát trắng đã thực hiện gần 20 năm nay nhưng vẫn chưa có quy hoạch, thực tế cát đã sắp hết. Việc cấp phép và khai thác khoáng sản tại vùng ven biển, biển và hải đảo vẫn còn một số bất cập và chồng chéo. Có nhiều loại giấy phép tuân theo các luật chuyên ngành Luật đầu tư, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ Môi trường. Luật khoáng sản cũng qui định Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên&Môi trường, và Bộ Xây dựng cùng quản lý tài nguyên khoáng sản dẫn đến sự chồng chéo theo hàng ngang, và sự phân cấp chưa cụ thể theo ngành dọc từ trên trung ương xuống địa phương (trong quy hoạch , kế hoạch). TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình QLNN về TNMT. Giáo trình Hoạch định và Phân tích Chính sách công-NXB Giáo dục. Nghị quyết Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật biển 1912, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X của Đảng. Các trang web: isponre.gov.vn, Baomoi.com, Vietnam.vn, Vietbao.vn, …; báo: Tài nguyên Môi trường, Giáo dục và Thời đại, Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong… Luật Bảo vệ Môi trường, các văn bản pháp luật về xử phạt hành chính trong vấn đề Tài nguyên Môi trường… MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I/ Khái niệm chung 2 II/ Vai trò và tác động của chính sách trong quản lý TNMT 2 III/ Một số tồn tại trong chính sách trong lĩnh vực quản lý TNMT 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl_chinh_sach_ve_tnmt_55.doc
Tài liệu liên quan