Thống kê tài sản lưu động trong bưu chính viễn thông

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ THỐNG KÊ Tài sản lưu động (TSLĐ) là hình thức hiện vật của vốn lưu động được sử dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BCVT. Tài sản lưu động của doanh nghiệp BCVT có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

pdf17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thống kê tài sản lưu động trong bưu chính viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thèng kª BCVT91 1Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = Thời gian sử dụng của tài sản cố định X 100 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t  4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. - Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. - Nếu khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Nguyên giá của tài sản cố địnhMức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Sản lượng theo công suất thiết kế - Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của tài = Số lượng sản phẩm sản xuất x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một 92Thèng kª BCVT sản cố định trong năm đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu giá trị TSCĐ là một chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, thường được xác định vào một ngày nào đó của năm báo cáo. Để tính toán các chỉ tiêu kinh tế (hiệu suất sử dụng TSCĐ) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) phải sử dụng giá trị trung bình của TSCĐ. Giá trị trung bình của TSCĐ được xác định theo công thức số trung bình cộng: 1 22 12 1    n GGGG G n n Trong đó: Gi - Giá trị của TSCĐ tại thời điểm đánh giá thứ i. n - Số thời điểm đánh giá. 3. Quỹ khấu hao Hàng năm doanh nghiệp phải trích nộp vào quỹ khấu hao để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Quỹ khấu hao là quỹ dự trữ đặc biệt bằng tiền để tái sản xuất giản đơn TSCĐ và khôi phục tính năng kỹ thuật ban đầu tài sản cố định. - Quỹ khấu hao là tổng số tiền trích khấu hao đã được tích luỹ đến thời điểm nghiên cứu nào đó. - Việc thống kê quỹ khấu hao nhằm kiểm tra tình hình trích khấu hao và theo dõi việc sử dụng quỹ khấu hao. 4.1.4.4. Thống kê trạng thái (hiện trạng) của TSCĐ Thống kê TSCĐ có nhiệm vụ là phản ánh đúng đắn và kịp thời trạng thái TSCĐ của doanh nghiệp BCVT, số lượng và thành phần TSCĐ thay đổi theo thời gian. Nghiên cứu trạng thái của TSCĐ, thống kê tính những chỉ tiêu sau: - Hệ số hao mòn TSCĐ đầu năm (hay cuối năm): là tỷ số giữa tổng số hao mòn (giá trị TSCĐ) đã bị hao mòn đầu năm (hay cuối năm) với nguyên giá của TSCĐ có vào đầu năm hay cuối năm. Và được xác định theo công thức sau: 0 0 . NG HK ohm  và 1 1 1. NG HKhm  Trong đó: Khm0, Khm1 - Hệ số hao mòn tài sản cố định đầu năm (hay cuối năm). H0, H1 - Tổng số hao mòn đầu năm hay cuối năm (Số tiền khấu hao luỹ kế đầu năm hay cuối năm). Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ ở thời điểm đầu năm (hay cuối năm). - Hệ số còn sử dụng được TSCĐ đầu năm (hay cuối năm): Là tỷ số giữa giá trị còn lại (đã trừ hao mòn) của TSCĐ đầu năm hay cuối năm) với nguyên giá của TSCĐ có vào đầu năm (hay cuối năm). Công thức xác định: Thèng kª BCVT93 0 0. . NG GK clocsd  và 1 1. 1. NG GK clcsd  Trong đó: Kcsd.0 - Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ đầu năm Kcsd.1 - Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ cuối năm. NGcl.0 - Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm; NGcl1 - Giá trị còn lại của TSCĐ cuối năm; NG 0 - Nguyên giá của TSCĐ có đầu năm; NG1 - Nguyên giá của TSCĐ có cuối năm Chỉ tiêu này phản ánh mức độ còn sử dụng được của TSCĐ ở đầu năm (hay cuối năm), và là cơ sở để xác định năng lực sản xuất của các doanh nghiệp BCVT, của ngành BCVT. 4.1.4.5. Thống kê biến động TSCĐ Tài sản cố định của từng doanh nghiệp trong ngành BCVT thường xuyên biến động cả về mặt hiện vật và giá trị do nhiều nguyên nhân: một số TSCĐ mới đưa vào sử dụng, một số TSCĐ phải loại bỏ do các nguyên nhân khác nhau, sửa chữa lớn và nâng cấp mở rộng trong quá trình sử dụng, khấu hao hàng năm. Để nghiên cứu sự biến động đó thống kê TSCĐ sử dụng hai phương pháp: phương pháp cân đối và phương pháp chỉ số. 1. Phương pháp cân đối Áp dụng phương pháp thống kê TSCĐ: lập bảng cân đối TSCĐ theo hình thái hiện vật hoặc theo giá trị. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu bảng cân đối TSCĐ dưới hình thái giá trị được lập theo hai loại giá: Nguyên giá và giá trị còn lại. Nội dung của bảng cân đối gồm 2 phần: - Phần chủ đề (phần chủ từ): phân tổ TSCĐ theo cấu thành hiện vật, kết hợp với công dụng kinh tế. - Phần giải thích (phần tân từ): gồm các chỉ tiêu phản ánh TSCĐ có ở đầu năm, cuối năm và những nguyên nhân tăng giảm TSCĐ trong năm. a. Bảng cân đối TSCĐ theo nguyên giá Bảng cân đối TSCĐ theo nguyên giá, phản ánh cơ cấu và sự biến động về mặt giá trị của TSCĐ, và nguyên nhân của sự biến động đó. Nó cho phép nghiên cứu quá trình tái sản xuất tài sản cố định về mặt giá trị. Qua các số liệu trong bảng cân đối có thể tính được các chỉ tiêu: Mức tăng (hoặc giảm) tài sản cố định, hệ số tăng (hoặc giảm) TSCĐ, hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ tài sản cố định. Sơ đồ mẫu của bảng cân đối TSCĐ theo nguyên giá được trình bày trong bảng 4.2. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO NGUYÊN GIÁ Bảng 4.2 94Thèng kª BCVT Chỉ tiêu Tăng trong năm Giảm trong năm Loại TSCĐ Đ ầu năm M ới đ ưa vàoho ạt đ ộng Nơ i k hác chu y ển đến Ng uyê n n hân khá c T ổng Th anh lý Ch uy ển đinơ i k hác Ng uyê n n hân khá c T ổng Cuối năm A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=1+5-9 Nhà cửa, vật kiến trúc Thiết bị, máy móc A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=1+5-9 Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý TSCĐ khác Tổng TSCĐ Tuy nhiên bảng cân đối TSCĐ theo nguyên giá chưa phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ. Do vậy không xác định được năng lực hiện tại của TSCĐ. b. Bảng cân đối TSCĐ theo giá trị còn lại. Bảng cân đối này phản ánh cơ cấu, sự biến động và quá trình tái sản xuất TSCĐ về mặt giá trị, cho phép xác định được trạng thái của TSCĐ, qua đó giúp nghiên cứu được năng lực hiện tại của TSCĐ. Bảng cân đối TSCĐ theo giá trị còn lại được trình bày trong bảng 4.3 BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN DOANH NGHIỆP BCVT THEO GIÁ TRỊ CÒN LẠI Bảng 4.3 Thèng kª BCVT95 Chỉ tiêu Tăng trong năm Giảm trong năm Loại TSCĐ Đ ầu năm Mu a s ắm m ới Xâ y d ựn g mớ i Nơ i k hác chu y ển đếnNg uyê n nhâ n k hác T ổng Th anh lý Ch uy ển đinơ i k hác Kh ấu hao Ng uyê n nhâ n k hác T ổng Cu ối năm A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12=1+6-11 Nhà cửa, vật kiến trúc Thiết bị, máy móc A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12=1+6-11 Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý TSCĐ khác Tổng TSCĐ Để đánh giá sự biến động của TSCĐ thống kê BCVT dùng các chỉ tiêu sau: 1. Hệ số tăng TSCĐ: Là tỷ số giữa nguyên giá của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong năm, với nguyên giá của TSCĐ có vào cuối năm. Và được xác định theo công thức sau đây: 1NG NGH tt  Trong đó: Ht - Hệ số tăng TSCĐ. NGt - nguyên giá của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong năm. NG1 - nguyên giá của TSCĐ có vào cuối năm. Chỉ tiêu này phản ánh phần TSCĐ hoàn toàn mới trong toàn bộ TSCĐ. 96Thèng kª BCVT Chỉ tiêu này có thể được chi tiết hoá theo các nguyên nhân: tăng do đầu tư XDCB, tăng do mua sắm mới, tăng do nhận điều chuyển, tăng do nguyên nhân khác. 2. Hệ số giảm TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ trong kỳ là tỷ số giữa giá trị TSCĐ giảm trong kỳ với giá trị TSCĐ có đầu kỳ. Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ đầu kỳ Chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị TSCĐ bị giảm trong kỳ do các nguyên nhân khác nhau. 3. Hệ số loại bỏ TSCĐ: Là tỷ số giữa giá trị TSCĐ bị thanh lý do cũ trong năm với nguyên giá của TSCĐ có đầu năm. Hệ số này được xác định theo công thức sau: 0NG GH lblb  Trong đó: Hlb - Hệ số loại bỏ TSCĐ. Glb - Giá trị TSCĐ bị loại bỏ do thanh lý trong năm. NG0 - Nguyên giá của TSCĐ có đầu năm. Chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị TSCĐ bị loại bỏ do thanh lý trong toàn bộ TSCĐ. 4.1.5. THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG BCVT Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp là sử dụng một cách hợp lý vốn cố định và TSCĐ. Doanh nghiệp càng sử dụng vốn cố định và TSCĐ có hiệu quả bao nhiêu, thì càng cần ít hơn số vốn cố định cần thiết để tạo ra cùng một khối lượng sản phẩm. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong BCVT cho phép tăng thêm khối lượng sản phẩm BCVT mà không cần tăng thêm TSCĐ mới, tiết kiệm vốn đầu tư, chi phí khai thác, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp BCVT. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ cần phải được xây dựng sao cho nó có thể đặc trưng cho mức độ tham gia vào quá trình sản xuất của tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, cũng như của từng loại TSCĐ được lắp đặt và đang hoạt động. + TSCĐ hiện có của doanh nghiệp bao gồm tất cả những máy móc, thiết bị của doanh nghiệp có trong bảng cân đối TSCĐ của doanh nghiệp, không phụ thuộc vào trạng thái và vị trí hiện tại của chúng. + TSCĐ lắp đặt - đó là những máy móc, thiết bị, công trình thông tin,.. đã được lắp đặt để đưa vào sử dụng. Thuộc loại này còn bao gồm cả những máy móc, thiết bị đang nằm trong quá trình sửa chữa, nhưng vẫn được ghi trong bảng cân đối TSCĐ của doanh nghiệp. + TSCĐ sử dụng - đó là những máy móc, thiết bị, công trình thông tin,.. đang hoạt động trong thời kỳ báo cáo. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ thường bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết sau: Thèng kª BCVT97 - Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ: Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần: Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. - Sức sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận thuầnSức sinh lời của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết, một đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu tổng hợp có thể sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu (so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ kỳ phân tích so với kỳ gốc) hoặc phương pháp dãy số thời gian (tính tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng). Khi phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BCVT, cần nghiên cứu mức độ thay đổi hiệu quả kinh tế do nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp sẽ tăng thêm được thêm bao nhiêu khối lượng sản phẩm do sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói chung của doanh nghiệp do ảnh hưởng của các nhân tố người ta thường sử dụng phương pháp chỉ số. Ví dụ 4.2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thay đổi hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp BCVT. Chỉ tiêu Viễn thông Bưu chính Tổng Nguyên giá TSCĐ bình quân, triệu đồng Kỳ gốc 410 520 930 Kỳ báo cáo 500 730 1230 Doanh thu thuần, triệu đồng, Kỳ gốc 350 250 600 Kỳ báo cáo 400 400 800 Hiệu suất sử dụng TSCĐ, đ/đ Kỳ gốc 0,854 0,481 0,645 Kỳ báo cáo 0,80 0,548 0,65 Chỉ số phát triển hiệu suất sử dụng TSCĐ 0,94 1,14 1,01 98Thèng kª BCVT Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của TSCĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu trung bình giữa hiệu suất sử dụng của TSCĐ trong bưu chính và hiệu suất sử dụng của TSCĐ trong viễn thông. Để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu này người ta sử dụng phương pháp chỉ số. Chỉ số phát triển chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của TSCĐ của toàn doanh nghiệp BCVT được xác định theo công thức:         n i i n i ii n i i n i ii H NG NGh NG NGh H HI 1 0 1 00 1 1 1 11 0 1 : Trong đó: 1H - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp kỳ báo cáo 0H - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp kỳ gốc NGi1 - Nguyên giá bình quân TSCĐ loại i kỳ báo cáo NGi0 - Nguyên giá bình quân TSCĐ loại i kỳ gốc hi1 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ loại i của doanh nghiệp kỳ báo cáo hi0 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ loại i của doanh nghiệp kỳ gốc Từ ví dụ trên ta có IH = 65/64,5 = 1.01 hay 101%, nghĩa là hiệu suất sử dụng của TSCĐ của toàn doanh nghiệp tăng lên 1%. Chỉ số phát triển của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của TSCĐ phụ thuộc vào sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ trong bưu chính và trong viễn thông, cũng như sự thay đổi kết cấu TSCĐ trong bưu chính và TSCĐ trong viễn thông. Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất được xác định dựa trên cơ sở chỉ số của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của TSCĐ đã loại trừ ảnh hưởng của kết cấu TSCĐ (chỉ số cố định kết cấu), còn ảnh hưởng của nhân tố thứ hai - trên cơ sở chỉ số ảnh hưởng kết cấu TSCĐ. Chỉ số cố định kết cấu được xác định theo công thức sau: 028,1: 1 1 1 10 1 1 1 11          n i i n i ii n i i n i ii cdkc NG NGh NG NGh I hay 102,8% Điều đó có nghĩa là hiệu suất sử dụng trung bình chung của TSCĐ của doanh nghiệp đã tăng lên 2,8%. Chỉ số phát triển hiệu suất sử dụng TSCĐ nhỏ hơn chỉ số cố định kết cấu hiệu suất sử dụng TSCĐ là do có sự thay đổi kết cấu TSCĐ. Trong kỳ báo cáo tỷ trọng TSCĐ của Bưu chính trong tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp đã tăng lên từ 55,9 %(520.100/930) đến 59,3%, sức sản xuất TSCĐ của Bưu chính nhỏ hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ của Viễn thông. Nhân tố này đã làm cho sức sản xuất TSCĐ của toàn doanh nghiệp giảm đi. Chỉ số ảnh hưởng kết cấu TSCĐ đến sự thay đổi của sức sản xuất TSCĐ nói chung được xác định theo công thức: Thèng kª BCVT99 981,0: 1 0 1 00 1 1 1 10 .          n i i n i ii n i i n i ii kcH NG NGh NG NGh I hay 98,1% Từ số liệu trên ta tính được IH.kc = 0,981 hay 98,1 %. Như vậy, tăng tỷ trọng TSCĐ trong Bưu chính với hiệu suất sử dụng nhỏ hơn so với Viễn thông đã làm cho hiệu suất sử dụng trung bình chung TSCĐ của toàn doanh nghiệp giảm đi 1,9 %. Có thể nghiên cứu việc sử dụng TSCĐ chi tiết hơn theo từng loại TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị Bưu điện là nguồn để tăng trưởng khối lượng sản phẩm BCVT mà không cần tăng thêm vốn đầu tư, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Như vậy ý nghĩa kinh tế của các chỉ tiêu sử dụng máy móc, thiết bị là tìm ra những nguồn dự trữ chưa được sử dụng hết. Mức độ sử dụng thiết bị được đánh giá bởi các chỉ tiêu sử dụng thiết bị lắp đặt, thời gian làm việc của chúng, công suất thiết bị, cũng như các chỉ tiêu tổng hợp. Mỗi một chỉ tiêu bao quát một mặt nhất định nào đó của thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó để có thể có nhưng đánh giá tổng hợp đầy đủ việc sử dụng chúng cần phải phân tích toàn diện các chỉ tiêu này. - Hệ số sử dụng thiết bị lắp đặt: Là tỷ số giữa số thiết bị hoạt động và số thiết bị được lắp đặt trong kỳ báo cáo. ld hd ld M NH  Trong đó: Nhd - Số thiết bị hoạt động. Nld - Số thiết bị đã lắp đặt. Hệ số sử dụng thiết bị lắp đặt được tính riêng cho từng loại thiết bị, công trình thông tin cụ thể. Ví dụ 4.4: Dung lượng lắp đặt mạng truyền dẫn mạng điện thoại cố định tỉnh Gia lai năm 2000 là 220 E1 (220x30 kênh thoại), dung lượng sử dụng là 144 E1. Vậy hệ số sử dụng dung lượng mạng truyền dẫn mạng thoại cố định của tỉnh Gia lai là 144/220 = 0,6545 hay 65,45 %. - Hệ số sử dụng thiết bị theo thời gian (Htg) là tỷ số giữa thời gian làm việc thực tế (Ttt) của thiết bị với thời gian làm việc tối đa có thể (Tct) của cùng một thời kỳ(ngày, tháng, năm): ct tt tg T TH  Thời gian làm việc thực tế của thiết bị là thời gian thiết bị hoạt động trực tiếp. Thời gian làm việc tối đa có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau như: thời gian làm việc theo lịch, thời gian làm việc theo chế độ, thời gian làm việc theo kế hoạch. + Thời gian làm việc theo lịch bằng số giờ tính theo lịch trong kỳ phân tích (ví dụ số giờ theo lịch trong tháng sẽ bằng số ngày nhân với 24 giờ). 100Thèng kª BCVT + Thời gian làm việc theo chế độ là thời gian trong đó thiết bị cần phải hoạt động theo chế độ đã được quy định. Quỹ thời gian này phụ thuộc vào chế độ làm việc: số lượng và thời gian của mỗi ca, hoạt động của doanh nghiệp vào ngày lễ, ngày nghỉ. Quỹ thời gian làm việc theo chế độ nhỏ hơn quỹ thời gian theo lịch vì ngày lễ,, ngày nghỉ và thời gian nghỉ giữa các ca. + Thời gian làm việc theo kế hoạch là thời gian mà thiết bị cần phải hoạt động theo kế hoạch. Quỹ thời gian này nhỏ hơn quỹ thời gian theo chế độ một khoản thời gian để làm công việc sửa chữa-bảo dưỡng theo định kỳ. - Hệ số sử dụng công suất thiết bị Htb là tỷ số giữa công suất thực tế của thiết bị Mtt và công suất thiết kế Mtk: tk tt tb M MH  Công suất thực tế của thiết bị được xác định là công suất trung bình của thiết bị trong kỳ phân tích, nghĩa là được xác định bằng cách chia khối lượng sản phẩm của một thiết bị cho số giờ làm việc thực tế. - Hệ số sản xuất sản phẩm của thiết bị là tỷ số giữa khối lượng sản phẩm thực tế mà thiết bị sản xuất ra và khối lượng sản phẩm mà thiết bị có thể sản xuất ra. tk tt sx Q QH  Khi đánh giá việc sử dụng TSCĐ BCVT cần phải tính đến những đặc thù của doanh nghiệp BCVT. Để có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cao, các doanh nghiệp BCVT cần phải trang bị năng lực của máy móc thiết bị, sao cho vào những giờ cao điểm những nhu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách tối đa với thời gian cho phép. Hậu quả của việc này là trong những giờ có ít nhu cầu thì không tránh khỏi hiện tượng thiết bị không đủ tải. Như vậy, sự không đồng đều của tải trọng tạo ra sự không đồng đều trong việc sử dụng thiết bị, và do đó hệ số sử dụng thiết bị theo thời gian, theo công suất và theo khối lượng công việc tính theo ngày sẽ không đủ để đánh giá mức độ sử dụng thiết bị. Vì lý do trên nên trong các doanh nghiệp BCVT thường không tính các chỉ tiêu sử dụng thiết bị theo thời gian, theo công suất và theo khối lượng sản phẩm sản xuất theo ngày, mà tính cho một kỳ nào đó, hoặc tính cho giờ cao điểm, khi có điều kiện sử dụng thiết bị một cách tối đa. 4.2.THỐNG KÊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 4.2.1. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ THỐNG KÊ Tài sản lưu động (TSLĐ) là hình thức hiện vật của vốn lưu động được sử dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BCVT. Tài sản lưu động của doanh nghiệp BCVT có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Thèng kª BCVT101 + Theo trạng thái tồn tại của TSLĐ: - Các khoản tiền tại quỹ, tiền gửi ngân hàng; - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Giá trị các loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà có thu hồi kịp thời trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá 1 năm và các loại đầu tư khác không quá 1 năm. - Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng (tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền), thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, khoản phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, ký cược... - Các khoản tạm ứng: các khoản tạm ứng cho CB-CNVC, cho các bộ phận trong doanh nghiệp. - Chi phí trả trước: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng đến kết quả của nhiều kỳ hạch toán nên chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của một kỳ. Chi phí trả trước gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí thuê nhà xưởng, kho, văn phòng...trả một lần trong năm. + Chi phí mua các loại bảo hiểm: Cháy, nổ, phương tiện... + Công cụ lao động nhỏ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ tham gia từ 2 kỳ hạch toán trở lên. + Giá trị bao bì luân chuyển. + Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, chế thử, cải tiến kỹ thuật phải phân bổ dần vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý. - Hàng tồn kho: Là những tài sản hữu hình thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp được dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hoá để bán hoặc gửi đi trong kỳ kinh doanh: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động, sản phẩm dở dang, thành phẩm... + Theo vai trò của tài sản lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, theo cách phân loại này, tài sản lưu động được chia thành 3 loại: - Tài sản lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ. - Tài sản lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và vốn về chi phí trả trước. - Tài sản lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải thu, tạm ứng,...). + Theo hình thái biểu hiện: TSLĐ trong doanh nghiệp BCVT được chia thành các loại: - Nguyên vật liệu, nhiên liệu,; - Công cụ, dụng cụ lao động; - Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm; - Tiền mặt, ngân phiếu, các chứng khoán và giấy tờ có giá,.. 102Thèng kª BCVT Thống kê TSLĐ có ý nghĩa tác dụng phản ánh quy mô đầu tư TSLĐ, tình hình tài sản lưu động trong các khâu sản xuất kinh doanh, trong đó phản ánh tình hình cung cấp dự trữ vật tư đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vật tư trong SXKD của doanh nghiệp. Thống kê TSLĐ trong doanh nghiệp có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xác định kết cấu tài sản lưu động; + Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê tình hình dự trữ, cung cấp vật tư bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh; + Thống kê tình hình sử dụng vật tư; + Thóng kê hiệu quả sử dụng tài sản lưu động; 4.2.2. THỐNG KÊ KẾT CẤU TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Kết cấu TSLĐ là chỉ tiêu biểu hiện tỷ trọng của từng loại TSLĐ trong toàn bộ TSLĐ của doanh nghiệp BCVT trong kỳ nghiên cứu và được xác định theo công thức sau:    n i i i i V V 1  Trong đó: i - Tỷ trọng TSLĐ loại i; Vi - Giá trị TSLĐ loại i;   n i iV 1 - Tổng giá trị TSLĐ của doanh nghiệp; Thống kê theo dõi kết cấu TSLĐ cho thấy vai trò của từng loại TSLĐ, đặc điểm của các loại hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng TSLĐ, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn ở một số khâu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 4.2.3. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CUNG CẤP, DỰ TRỮ VẬT TƯ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính liên tục đòi hỏi công tác cung cấp vật tư phải đảm bảo đầy đủ kịp thời và đúng hẹn. Vì vậy, thực chất việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện cung cấp vật tư của doanh nghiệp BCVT là kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các yêu cầu trên. Thống kê tình hình hiện kế hoạch cung cấp và dự trữ vật tư theo các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp vật tư: ho¹chkÕtheocÊpcungt­vËtl­îngSè tÕthùccÊpcungt­vËtl­îngSèt­vËtcÊpcungho¹chkÕthµnhhoµnlÖTû  - Mức thời gian đảm bảo vật tư cho hoạt động SXKD: Thèng kª BCVT103    n j vt.1 m M 1j j vt q T Trong đó: Mvt.1- Khối lượng vật tư cung cấp thực tế trong kỳ   n jm 1j jq - Khối lượng vật tư tiêu hao bình quân một ngày đêm; mj - Mức hao phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ; qj - Sản lượng sản phẩm, dịch vụ bình quân một ngày đêm; Tvt - Mức thời gian đảm bảo vật tư cho hoạt động SXKD. Sử dụng tiết kiệm vật tư là một trong những biện pháp tích cực để tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Nhiệm vụ thống kê sử dụng vật tư là nghiên cứu và sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vật tư, phân tích khối lượng vật tư đã tiêu hao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vật tư. Thống kê tình hình sử dụng vật tư sử dụng các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng vật tư: ho¹chkÕt­vËtl­îngKhèi tÕthùcdôngsöt­vËtl­îngKhèit­vËtdôngsöho¹chkÕthµnhhoµnlÖTû  - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối ( M ): KHMMM  1 Trong đó: 1M - Khối lượng vật tư sử dụng thực tế trong kỳ; KHM - Khối lượng vật tư kế hoạch. - Tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư: - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch định mức tiêu hao vật tư ho¹chkÕt­vËthaoutiªmøcÞnh§ tÕthùct­vËthaoutiªmøcÞnh §t­vËthaoutiªmøcdÞnhho¹chkÕthµnhhoµnlÖTû  Mức chênh lệch tuyệt đối KHmmm  1 Trong đó: 1m - Định mức tiêu hao vật tư thực tế cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ trong kỳ; KHm - Định mức tiêu hao vật tư kế hoạch cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ trong kỳ; Nếu m < 0 - Tiết kiệm chi phí vật tư; Nếu m >0 - Lãng phí sử dụng vật tư. 104Thèng kª BCVT Câu hỏi ôn tập Chương 4. Thống kê tài sản cố định và tài sản lưu động trong bưu chính viễn thông 1. Nội dung và phương pháp thống kê số lượng, giá trị và biến động Tài sản cố định trong BCVT? 2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong BCVT? 3. Nội dung và phương pháp thống kê tài sản lưu dộngtrong BCVT? 104Thèng kª BCVT CHƯƠNG 5 THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG 5.1. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG 5.1.1. NHIỆM VỤ THỐNG KÊ LAO ĐỘNG Lao động là một nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, sự phân bố lao động hợp lý là một trong những yếu tố thành công của doanh nghiệp. Bởi vì, nếu sử dụng tiềm năng lao động hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Do đặc thù của ngành Bưu chính viễn thông là quá trình sản xuất mang tính dây chuyền, có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cùng tham gia để tạo ra sản phẩm của ngành, và các doanh nghiệp, đơn vị có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tuy họ xa cách nhau về mặt không gian. Chính vì vậy việc bố trí lao động hợp lý và khoa học là một vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả SXKD, đảm bảo sản phẩm của ngành có chất lượng cao. Ngoài ra, do đặc thù của ngành BCVT là tải trọng không đồng đều theo giờ trong ngày nên việc bố trí lao động vừa phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, vừa phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao. Nhân viên ngành Bưu chính viễn thông vừa là người sản xuất vừa là người bán hàng, họ trực tiếp giao tiếp với khách hàng nên phải có trình độ văn hoá, lịch sự trong giao tiếp. Do đó, nhiệm vụ thống kê lao động là: - Xác định số lượng lao động. - Nghiên cứu cơ cấu lao động. - Nghiên cứu sự biến động về sức lao động. - Xác định hiệu suất sử dụng lao động và nghiên cứu sự biến động về năng suất lao động. - Nghiên cứu thu nhập của người lao động. 5.1.2. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG 5.1.2.1. Thống kê số lượng lao động Số lượng lao động của doanh nghiệp BCVT được sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể được thống kê theo các chỉ tiêu: Số lao động có trong danh sách, số lao động có mặt, và số lao động bình quân. - Số lao động trong danh sách là những người lao động đã được ghi tên trong danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng sức lao động và trả mọi thù lao lao động. Số lượng lao động trong danh sách bao gồm: Số người đang sản xuất, nghỉ phép, nghỉ bù chế độ, nghỉ đẻ hoặc là số người được cử đi công tác, đi học nhưng vẫn hưởng lương tại doanh nghiệp mình. Số lao động trong danh sách của doanh nghiệp có thể được phân thành ba loại: - Lao động quản lý Lql Thèng kª BCVT105 - Lao động công nghệ LCN - Lao động phục vụ Lpv Trong từng loại lại có thể được phân chia ra nhiều loại khác chi tiết hơn như theo khối nghiệp vụ, theo chức danh... Ví dụ, lao động của bưu điện tỉnh, thành phố có thể được phân thành: Cán bộ lãnh đạo, lao động quản lý; lao động phục vụ và phụ trợ; lao động kỹ thuật viễn thông; lao động khai thác bưu điện. Sau đó số lao động trên có thể được phân theo các tiêu thức như giới tính, trình độ chuyên môn, loại hợp đồng, công việc đang làm. Như vậy số lao động trong danh sách (LDS) của doanh nghiệp tại một thời điểm sẽ là: LDS = Lql + LCN + Lpv Các loại lao động trên đây được thống kê theo dõi cho từng ngày của kỳ nghiên cứu (số lao động thời điểm) nhằm phục vụ cho việc lập bảng cân đối sức lao động và tính số lao động bình quân. Việc thống kê lao động trong doanh nghiệp BCVT có thể được thực hiện theo mẫu được trình bày theo biểu LĐ1(Xem phụ lục 5.1). - Số lao động có mặt: Là số người trong danh sách có mặt làm việc, trong đó có kể cả những người đang đi công tác thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp. Số lao động có mặt là cơ sở tính thời gian làm việc thực tế và được xác định theo bảng chấm công. - Số lao động bình quân trong kỳ (L) được xác định như sau: + Trường hợp thống kê theo dõi được liên tục số ngày-người đăng ký ở doanh nghiệp thì sử dụng công thức: kútronglÞchtheongµysèTæng kútrongs¸chdanhtrongcãc«ng-ngµysèTængL Hoặc:     n 1i i n i t L 1i it L Trong đó: Li - Số lao động có trong danh sách tại thời điểm i. ti - Độ dài thời gian có mức độ Li. + Trường hợp chỉ đăng ký được số lao động vào các thời điểm nhất định trong tháng hoặc trong quý(như ngày đầu tháng, đầu quí...) thì sử dụng công thức: 1 2...2 12 1    n LLLL L n n Trong đó: L1, L2,... Ln - Số lao động được đăng ký ở thời điểm thứ nhất, thứ hai,...., thứ n. n - Số thời điểm được đăng ký trong kỳ tính toán. 106Thèng kª BCVT Đối với doanh nghiệp BCVT, việc xác định số lao động bình quân được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu kinh tế như năng suất lao động,... 5.1.2.2. Thống kê cơ cấu lao động Đối với doanh nghiệp BCVT hiệu quả sử dụng lao động phụ thuộc vào việc bố trí lao động đảm nhận các công việc theo trình độ chuyên môn, trình độ thành thạo đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, doanh nghiệp định kỳ cần phải quan sát thống kê cơ cấu lao động để đánh giá chất lượng lao động, tìm ra cơ cấu lao động hợp lý. Cơ cấu lao động theo một tiêu thức i nào đó là tỷ trọng lao động của bộ phận i so với tổng số lao động của doanh nghiệp: 100xL L i i i  Trong đó: i - Cơ cấu (hay tỷ trọng) lao động tổ i (i = 1, 2,..., n); i - là biểu hiện của tiêu thức phân tổ (tiêu thức phân tổ có thể theo chức năng như lao động quản lý, lao động công nghệ, lao động phục vụ và phụ trợ, theo nghiệp vụ như lao động khai thác bưu điện, kỹ thuật viễn thông, khối kinh doanh khác, có thể theo trình độ đào tạo như kỹ sư, trung cấp, sơ cấp...); Li - Số lượng lao động tổ i.  Li - Tổng số lao động trong danh sách của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu cơ cấu lao động để đánh giá chất lượng lao động, tìm ra cơ cấu lao động hợp lý, xem xét loại lao động cần được bổ sung hoặc giảm bớt. + Nghiên cứu cơ cấu lao động theo giới tính nhằm đánh giá việc bố trí lao động có phù hợp với đặc điểm của từng giới hay không? + Nghiên cứu cơ cấu lao động theo độ tuổi nhằm đánh giá chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho việc đào tạo và kế hoạch bổ sung lao động. + Nghiên cứu cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nhằm nghiên cứu chất lượng lao động, nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ chuyên môn đến hiệu quả SXKD, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động. + Nghiên cứu cơ cấu lao động theo thâm niên công tác hoặc thâm niên nghề nghiệp cho phép đánh giá độ ổn định của lao động, đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. + Nghiên cứu cơ cấu lao động theo chức năng và vai trò trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm xem xét tỷ lệ lao động gián tiếp và trực tiếp có hợp lý hay không? Bởi vì, chỉ lao động trực tiếp mới tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt hiện vật, còn lao động gián tiếp là nhân tố không trực tiếp tạo ra kết quả, mà chỉ gián tiếp tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThống kê tài sản lưu động trong bưu chính viễn thông.pdf
Tài liệu liên quan