Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí 11 theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Title: DESIGNING AND USING GRADE 11 GEOGRAPHY EXERCISES IN TERMS OF INNOVATION VIEW OF TEACHING METHODS IN SCHOOLS Abstract: This paper presents some basic contents about the concept, classification, position, role, significance and processes, technical design exercise in teaching geography grade 11. At the same time, the authors clarified by applying system design exercises all of Southeast Asia Lesson (No.1- National, population and social) and suggested using positive towards teaching. Keywords: Designing and using of geography exercises in grade 11

pdf10 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí 11 theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2013: tr. 69-78 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LÊ THỊ LÀNH - HBIK KTLA Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Bài báo trình bày một số nội dung cơ bản về quan niệm, phân loại; vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập trong dạy học Địa lí lớp 11; Vận dụng làm rõ qua bài Đông Nam Á (tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội) và đề xuất cách sử dụng theo hướng dạy học tich cực. Từ khóa: Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí lớp 11 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện đổi mới dạy học môn Địa lí, trong đó bài tập Địa lí được xem là một trong những công cụ quan trọng Hiện nay, có nhiều tài liệu về phương pháp dạy học địa lí song rất ít tài liệu trình bày quy trình thiết kế và cách thức sử dụng hệ thống bài tập Địa lí nên không ít giáo viên và sinh viên còn gặp khó khăn trong quá trình vận dụng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một số vấn đề cơ bản về quy trình, cách thức thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập Địa lí làm cơ sở cho giáo viên và sinh viên đổi mới, sáng tạo trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp 11 nói riêng và dạy học môn Địa lí nói chung. 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1. Quan niệm về bài tập Địa lí Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học [2, tr. 35]. Bài tập là một hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp đó không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm bài tập được đặt ra. [2, tr. 234] Xuất phát từ những định nghĩa trên chúng tôi quan niệm, bài tập Địa lí là một tập hợp thông tin bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học Địa lí. Thông qua việc thực hiện các bài tập sẽ giúp học sinh phát hiện, mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhờ đó phát triển tư duy địa lí và bồi dưỡng hứng thú học tập bộ môn. 2.2. Phân loại Trong quá trình nghiên cứu, theo chúng tôi hệ thống bài tập trong dạy học Địa lí 11 hiện nay, gồm: Dựa vào nội dung dạy học: Bài tập có nội dung khái quát nền kinh tế (KT) thế giới; bài tập về xác định và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội của một LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA 70 quốc gia; bài tập về tình hình phát triển KT chung và các ngành KT của một quốc gia; bài tập về sự phân bố dân cư, nông nghiệp, công nghiệp của một quốc gia. Dựa vào mục đích rèn luyện kĩ năng: Bài tập rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ; nhận xét bảng số liệu thống kê; vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ; thu thập và xử lí thông tin địa lí; viết báo cáo; lập và phân tích sơ đồ; nhận xét tranh ảnh. Dựa vào hình thức thể hiện: Bài tập dạng sơ đồ, bài tập dạng bảng kiến thức, bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ Dựa vào tính chất của bài tập: Bài tập tái hiện và bài tập nhận thức. Dựa vào hình thức sử dụng: Bài tập thực hiện tại lớp, bài tập về nhà hoặc bài tập cá nhân và bài tập nhóm. 2.3. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của bài tập trong dạy học Địa lí 11, THPT 2.3.1. Bài tập Địa lí góp phần thực hiện tốt mục tiêu của môn học - Bài tập là phương tiện để phát triển tư duy, tính tích cực và sáng tạo cho học sinh Tư duy của con người chỉ thực sự phát triển khi đứng trước những yêu cầu, những tình huống phải giải quyết. Tính chất của bài tập, đặc biệt các bài tập nhận thức, được giáo viên thiết kế để sử dụng trong dạy bài mới đòi hỏi học sinh phải nỗ lực cá nhân hoặc hợp tác với bạn để giải quyết, qua đó phát triển tư duy và tính sáng tạo cho học sinh. - Bài tập Địa lí là phương tiện để hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh Theo lí thuyết tâm lí hoạt động, chỉ trong hoạt động kĩ năng mới hình thành và phát triển. Lí luận dạy học địa lí chỉ rõ có 3 cách thức để rèn luyện kĩ năng cho học sinh: thông qua việc làm mẫu, qua bài tập và qua bài thực hành. Theo quan điểm dạy học hiện nay, giáo viên không chỉ giao bài tập về nhà cho học sinh mà cần tích cực sử dụng bài tập ngay trong giờ học trên lớp. Việc làm này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ có tác dụng lớn đối với việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh. - Bài tập Địa lí là phương tiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục qua môn học Do đặc điểm nội dung, môn Địa lí lớp 11 có rất nhiều cơ hội cho việc tích hợp các nội dung giáo dục dân số - môi trường, giáo dục phòng tránh thiên tai và biển đổi khí hậu Qua việc thực hiện các bài tập liên quan đến các nội dung giáo dục nói trên, thể hiện quan điểm dạy học mới: giáo viên không thuyết trình một chiều mà tổ chức cho học sinh làm việc độc lập hoặc theo nhóm, qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn. 2.3.2. Bài tập Địa lí góp phần thực hiện tốt định hướng đổi mới quá trình dạy học địa lí Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí hiện nay tập trung vào 3 yếu tố quan trọng của quá trình dạy học: thiết kế bài dạy học, tổ chức bài dạy địa lí và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 11... 71 Trước hết, bài tập Địa lí được xem là hạt nhân trong thiết kế bài dạy học theo quan điểm công nghệ dạy học và dạy học kiến tạo. Thứ hai, bài tập Địa lí là công cụ để giáo viên tiến hành đổi mới cách thức tổ chức bài dạy học địa lí. Việc sử dụng bài tập trong khi dạy bài mới góp phần thay đổi cách dạy của thầy và cách học của trò: giáo viên không phải là người truyền thụ những tri thức đã chuẩn bị sẵn cho học sinh mà là người hướng dẫn, điều khiển các hoạt động của học sinh để thực hiện các bài tập, học sinh không còn thụ động mà tích cực làm việc cá nhân, theo nhóm để giải quyết các bài tập do giáo viên yêu cầu. Cách thức tổ chức bài học như vậy thể hiện được quan điểm thầy thiết kế, trò thi công; quan điểm dạy học hợp tác và phân hóa. Thứ ba, bài tập Địa lí còn là công cụ để đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các bài tập được sử dụng trong khâu học tập ở nhà, dạy bài mới và ôn tập góp phần tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Các bài tập được sử dụng trong kiểm tra bài cũ sẽ hạn chế tình trạng học vẹt. Các bài tập trong kiểm tra viết giúp giáo viên đánh giá học sinh cả ở 3 khía cạnh: kiến thức, kĩ năng và thái độ. 2.4. Quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập Địa lí 11 2.4.1. Yêu cầu và nguyên tắc của việc thiết kế bài tập Địa lí - Bài tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và trình độ học sinh Nội dung các bài tập được biên soạn phải phù hợp với mục tiêu của chương trình, của bài học mới có giá trị thực tiễn; đồng thời, phải bám sát nội dung của chương trình, của từng bài học; đảm bảo có sự phân hóa theo trình độ học sinh, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các bài tập. - Bài tập phải đảm bảo tính khoa học và liên hệ thực tiễn Các bài tập biên soạn phải đảm bảo tính khoa học, nội dung bài tập gắn với nội dung của chương trình, sách giáo khoa, phải đảm bảo tính chính xác. Đồng thời, trong hệ thống bài tập cần có những bài tạo điều kiện cho học sinh luyện tập vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các sự vật, hiện tượng địa lí trong thực tiễn, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. - Hệ thống bài tập cần đảm bảo tính phong phú và đa dạng Các bài tập trong hệ thống phải phong phú và đa dạng, liên quan đến các mảng kiến thức và kĩ năng khác nhau của chương trình, đồng thời hình thức thể hiện đa dạng góp phần tăng hứng thú của học sinh trong quá trình giải các bài tập. - Bài tập phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh khai thác tri thức từ phương tiện dạy học Nội dung của môn Địa lí lớp l1 bao gồm những vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) của các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Phần lớn những nội dung được thể hiện qua bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sơ đồ và bảng kiến thức Do đó, các bài tập LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA 72 xây dựng cần phải tạo điều kiện tối đa cho việc sử dụng các kênh hình trong sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác bao gồm cả việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Bài tập phải tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức dạy học theo hướng tích cực. Bên cạnh việc tạo điều kiện tối đa cho học sinh sử dụng các phương tiện dạy học, việc thiết kế các bài tập cần chú ý tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng các hình thức tổ chức dạy học (trên lớp, ở nhà; hình thức cá nhân, theo nhóm và theo lớp) và các phương pháp dạy học tích cực: đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận, tranh luận, đóng vai 2.4.2. Quy trình thiết kế bài tập - Bước 1. Xác định loại bài tập cần thiết kế Trước hết, giáo viên cần xác định bài tập định thiết kế thuộc loại nào trong hệ thống phân loại trên, trên cơ sở đó xác định mục đích của bài tập. - Bước 2: Xác định nội dung, cách trình bày và hình thức thể hiện của bài tập Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung của bài tập thể hiện khái niệm, mối liên hệ nhân quả hay quy luật địa lí nội dung đó thuộc bài nào, mục nào trong SGK. Trên cơ sở của nội dung, giáo viên xác định cách trình bày và hình thức thể hiện của bài tập. Đối với các bài tập có nội dung về các mối liên hệ địa lí thì sơ đồ đóng vai trò quan trọng; các nội dung có tính chất so sánh, tổng hợp và khái quát hóa thì bài tập làm việc với bảng kiến thức sẽ hợp lí hơn; nội dung là các khái niệm, thuật ngữ thì hình thức thể hiện của bài tập là trắc nghiệm khách quan hoặc trò chơi ô chữ chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý đến các nội dung thực hành để thiết kế các bài tập rèn luyện kĩ năng cho hợp lí. - Bước 3: Thu thập các thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu Nguồn thu thập thông tin để xây dựng hệ thống bài tập Địa lí rất phong phú: sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, niên giám thống kê, Microsoft Encarta World Atlas Sau khi thu thập thông tin, Giáo viên cần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học nhằm thuận lợi cho việc tra cứu thông tin khi biên soạn bài tập. - Bước 4: Xử lí thông tin và biên soạn bài tập Tùy theo mục đích của bài tập, giáo viên chọn lọc và xử lí thông tin cho phù hợp sau đó tiến hành biên soạn các bài tập. Trong đó chú ý các yêu cầu của bài tập phải phù hợp với dữ liệu; các thông tin, dữ liệu trong bài tập phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, không tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau. 2.5. Ví dụ minh họa Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 11... 73 2.5.1. Dạng bài tập sơ đồ hóa mối liên hệ giữa các kiến thức địa lí Bài tập 1. Hoàn thành sơ đồ sau: (Dựa vào bản đồ Hành chính châu Á hoặc hình 11.1 và nội dung mục I.1 xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á Đánh giá thuận lợi và khó khăn của vị trí địa li, lãnh thổ đối với sự phát triển KT-XH của khu vực). Mục tiêu: Qua việc thực hiện bài tập 1, học sinh xác định được vị trí địa lí của ĐNA trên bản đồ, đồng thời phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ĐNA đối với sự phát triển KT-XH của khu vực. Cách thức sử dụng: giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức bản đồ Hành chính châu Á kết hợp với kênh hình trong SGK để hoàn thành. 2.5.2. Dạng bài tập so sánh, khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức (Bài tập dạng bảng kiến thức) Bài tập 2. Hoàn thành bảng sau: 1. Dựa vào lược đồ trang 4 và 5 SGK, xác định các quốc gia thuộc ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo. 2. Dựa vào hình 11.1 và nội dung mục I.2 và I.3 trong SGK, hãy so sánh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa 2 khu vực. 3. Đánh giá ý nghĩa của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của ĐNA. Tự nhiên ĐNA lục địa ĐNA biển đảo Quốc gia Địa hình Đất đai Khí hậu Sông ngòi Khoáng sản Sinh vật * Thuận lợi: * Khó khăn: => Giải pháp: 4. Việc phát triển giao thông theo hướng đông- tây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tê - xã hội của khu vực ĐNA lục địa? 5. Tra cứu thông tin từ Internet, hãy cho biết hành lang kinh tế Đông – Tây: - Thuộc các quốc gia: - Ý nghĩa: Ý nghĩa  Đặc điểm LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA 74 Mục tiêu: Qua việc thực hiện bài tập 2, học sinh so sánh được đặc điểm tự nhiên của ĐNA lục địa và ĐNA hải đảo, đồng thời đánh giá được ý nghĩa của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển KT-XH của khu vực. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh, đánh giá và liên hệ thực tiễn. Nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cách thức sử dụng: Đối với câu 1, sử dụng hình thức làm việc cặp đôi; Câu 2 làm việc nhóm; Câu 3, giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh và đoạn phim ngắn về bão hoặc sóng thần, sử dụng hình thức thảo luận lớp để đánh giá thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển KT-XH của khu vực, đồng thời đưa ra một số biện pháp trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của khu vực; Câu 4 và 5 có thể tổ chức thảo luận lớp hoặc dành để hướng dẫn học sinh làm ở nhà. 2.5.3. Dạng bài tập so sánh, nhận xét bảng số liệu thống kê Bài tập 3: Cho 2 bảng số liệu sau: Bảng 1. Dân số và mật độ dân số các quốc gia Đông Nam Á năm 2011 [4] Dân số Thế giới Đông Nam Á Số dân (triệu người) 6 987,0 601,9 Mật độ dân số (người/ km2) 51 134 Bảng 2. Số dân và mật độ dân số thế giới và Đông Nam Á năm 2011 [4] TT Quốc gia Số dân (triệu người) Mật độ DS (người/km2) TT Quốc gia Số dân (triệu người) Mật độ DS (người/km2) 1. In-đô-nê-xi-a 238,2 125 7.  Cam-pu-chia 14,7 81 2. Phi-lip-pin 95,7 319 8.  Lào 6,3 26 3. Việt Nam 87,8 265 9. Xin- ga-po 5,2 7565 4. Thái Lan 69,5 135 10.  Đông Ti-mo 1,2 80 5. Mi-an-ma 54,0 80 11.  Bru-nei 0,4 71 6. Ma-lai-xi-a 28,9 88 Nguồn: Thống kê nước ngoài, Tổng cục thống kê Dựa vào 2 bảng số liệu trên, kết hợp với mục II.1 (SGK) trình bày những đặc điểm chính về dân cư của Đông Nam Á bằng cách hoàn thành các chỗ trống sau: Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á: - Số dân.. (chiếm % dân số thế giới). - Mật độ dân số.(gấp ..lần mật độ dân số thế giới). Tuy nhiên, có sự.giữa các quốc gia (cao nhất là. thấp nhất là..). - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên..... THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 11... 75 - Cơ cấu dân số. - Nguồn lao động.. - Phân bố dân cư...: + Các nước có mật độ dân số cao (trên 100 người/km2):. ................... + Các nước có mật độ dân số trung bình (50 - 100 người/km2):............... + Nước có mật độ dân số thấp (<50 người/km2):. + Dân cư tập trung đông ở.................. => * Thuận lợi:..................... * Khó khăn:.. Mục tiêu: Qua việc thực hiện bài tập học sinh sẽ trình bày được đặc điểm dân cư ĐNA, đồng thời biết so sánh và nhận xét bảng số liệu thống kê để rút ra kiến thức địa lí. Cách thức sử dụng: giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét bảng số liệu thống kê và tìm hiểu nội dung trong SGK để hoàn thành bài tập 3 theo hình thức cá nhân. 2.5.4. Dạng bài tập so sánh, phân tích mối liên hệ địa lí (bài tập dạng sơ đồ) Bài tập 4: Nghiên cứu mục II.2, hoàn thành sơ đồ sau: Mục tiêu: Qua việc thực hiện bài tập 4 học sinh nêu được đặc điểm cơ bản về xã hội của ĐNA, đồng thời phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm đó đối với sự phát triển KT-XH của khu vực. Cách thức sử dụng: giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, hoặc sử dụng hình thức thảo luận cặp đôi để hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ. - Có nhiều nét tương đồng về: Đặc điểm xã hội Ảnh hưởng đến sự phát triển KT- XH - Tôn giáo: - Dân tộc: - Văn hóa: LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA 76 2.5.5. Dạng bài tập ô chữ Bài tập 5: Trò chơi ô chữ Từ khóa: Luật chơi: Có 4 ô chữ hàng ngang có nội dung liên quan đến từ khóa. Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi (theo tổ hoặc dãy bàn), các đội bốc thăm ô hàng ngang. Sau khi nghe giáo viên đọc gợi ý, học sinh trong đội có tín hiệu trả lời trước sẽ dành quyền trả lời, trả lời đúng được cộng 1 điểm thưởng (hoặc quà), trả lời sai sẽ dành cho các bạn khác trong đội trả lời ở lượt sau. Các đội được quyền trả lời ô chữ từ khóa bất cứ lúc nào, học sinh trả lời đúng được cộng 2 điểm thưởng; trả lời sai giáo viên sẽ đọc gợi ý, trả lời đúng sau gợi ý của giáo viên được cộng 1 điểm thưởng. - Hàng ngang thứ nhất (8 chữ cái): Đây là biển lớn nhất khu vực ĐNA. Biển Đông - Hàng ngang thứ 2 (18 chữ cái): Đây là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay. Châu Á- Thái Bình Dương - Hàng ngang thứ 3 (10 chữ cái): Các quốc gia trong khu vực ĐNA đều có lợi thế phát triển ngành này (trừ Lào). Kinh tế biển - Hàng ngang thứ 4 (14 chữ cái): Phần lớn lãnh thổ ĐNA có kiểu khí hậu này. Nhiệt đới gió mùa Từ khóa: Đây là nhân tố có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đặc điểm tự nhiên của ĐNA. Vị trí địa lí Mục tiêu: Qua việc giải các ô chữ, học sinh sẽ củng cố các kiến thức về vị trí địa lí của ĐNA, đồng thời rèn kĩ năng suy luận và óc phán đoán. Cách thức sử dụng: giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ theo luật chơi như trên hoặc có thể thay đổi cho phù hợp để củng cố kiến thức về vị trí địa lí ĐNA cho học sinh. Tóm lại: Quá trình thực hiện các bài tập trên trong dạy học bài mới đã giúp HS thực hiện được mục tiêu của bài học, cụ thể: - Về kiến thức Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên của khu vực ĐNA. Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí điạ lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển KT-XH của khu vực. Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và xác lập được mối quan hệ của các đặc điểm đó đối với sự phát triển KT-XH của khu vực. - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích số liệu thống kê, bản đồ, kĩ năng so sánh, liên hệ thực tiễn và làm việc nhóm. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 11... 77 - Về thái độ: Tích cực phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. 2.6. Một số khuyến nghị về việc thiết kế và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí lớp 11 2.6.1. Về việc thiết kế các bài tập Giáo viên cần nắm vững một số yêu cầu, nguyên tắc và quy trình của việc thiết kế bài tập. Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học để xác định loại bài tập cần thiết kế cho phù hợp. Đối với các nội dung về xác định vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư và các trung tâm công nghiệp, cây trồng, vật nuôi cần xây dựng bài tập yêu cầu học sinh làm việc với bản đồ; Các nội dung về tình hình phát triển KT-XH của khu vực, quốc gia nên thiết kế các bài tập gắn với bảng số liệu thống kê, biểu đồ; Nội dung có tính chất so sánh, hệ thống hóa nên xây dựng bài tập dạng bảng kiến thức; Nội dung thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức địa lí nên sử dụng bài tập dạng sơ đồ Giáo viên cần nắm vững mối quan hệ giữa yêu cầu và điều kiện thực hiện để biến đổi các bài tập cho phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với mục đích dạy học. 2.6.2. Về việc sử dụng bài tập Các bài tập được biên soạn và sắp xếp thành hệ thống, phù hợp với nội dung từng bài trong SGK thành đề cương bài học và cho học sinh photo. Đề cương bài học được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học theo hướng dạy học tích cực. Trong khâu chuẩn bị bài: giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đề cương bài học kết hợp với SGK để chuẩn bị bài theo các yêu cầu của từng bài tập. Đây là một trong những cách thức bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh rất hiệu quả. Trong khâu giảng bài mới: Tùy theo mục tiêu, nội dung của từng phần trong bài, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh, giáo viên kết hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học để hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập. Các bài tập được sử dụng như công cụ dạy học để học sinh khai thác, khám phá kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí, kĩ năng làm việc độc lập và kĩ năng hoạt động nhóm. Trong khâu củng cố: Việc sử dụng bài tập trong khâu này nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học và là cơ sở để giáo viên đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh, đồng thời còn có tác dụng duy trì hứng thú học tập của học sinh vào thời điểm cuối tiết học. Bên cạnh hình thức trò chơi ô chữ, giáo viên có thể thiết kế các bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan hoặc các trò chơi gắn với bản đồ... đơn giản nhưng phải sinh động để tổ chức vào mỗi cuối tiết học. Ngoài ra, trong kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết, giáo viên lựa chọn một số bài tập cho phù hợp với mục đích, nội dung của kiểm tra, đồng thời biến đổi các bài tập để hạn chế tình trạng học sinh học vẹt hoặc quay cóp. LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA 78 3. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu cơ sở lí luận và vận dụng cơ sở lí luận vào thực tiễn thiết kế và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí lớp 11 có ý nghĩa lớn trong quá trình đổi mới dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Hệ thống bài tập được xem là công cụ hiệu nghiệm để thực hiện quan điểm thầy thiết kế, trò thi công; quan điểm dạy học kiến tạo Thông qua việc thực hiện các bài tập giúp học sinh khám phá, mở rộng, củng cố kiến thức; rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy và tăng hứng thú học tập đối với môn Địa lí. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Sách giáo khoa và Sách giáo viên Địa lí lớp 11, NXB Giáo dục. [2] Hoàng Phê và nnk (2011). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [3] Thái Duy Tuyên (2008). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. [4] Tổng cục Thống kê (2012). Diện tích và dân số của một số nước và vùng lãnh thổ (Theo Áp phích số liệu dân số thế giới của Ủy ban nghiên cứu dân số Hoa Kì), ngày truy cập 1/4/2012. Title: DESIGNING AND USING GRADE 11 GEOGRAPHY EXERCISES IN TERMS OF INNOVATION VIEW OF TEACHING METHODS IN SCHOOLS Abstract: This paper presents some basic contents about the concept, classification, position, role, significance and processes, technical design exercise in teaching geography grade 11. At the same time, the authors clarified by applying system design exercises all of Southeast Asia Lesson (No.1- National, population and social) and suggested using positive towards teaching. Keywords: Designing and using of geography exercises in grade 11 ThS. LÊ THỊ LÀNH Khoa Địa lí, Trường Đại học Quy Nhơn ĐT: 0983.891.780, Email: lanhdhqn@gmail.com HBIK KTLA SV Khoa Địa lí, Trường Đại học Quy Nhơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_358_lethilanh_hibikktla_12_le_thi_lanh_3573_2020421.pdf
Tài liệu liên quan