Thị trường chứng khoán - Th.S Trần Thị Xuân Mai

Chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của chứng khoán. Vì vậy trong quá trình tính toán chỉ số, người ta phải loại bỏ những yếu tố làm thay đổi giá trị của chỉ số mà không phải do giá cả thay đổi, ví dụ như: có cổ phiếu mới niêm yết, tách, gộp cổ phiếu.

ppt201 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường chứng khoán - Th.S Trần Thị Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp hàng hóa chứng khoán. Ngược lại, thị trường thứ cấp là động lực, điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp. Bởi vì thị trường thứ cấp có phát triển, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán thì mới thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường sơ cấp. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 3. Phân loại thị trường chứng khoán: Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: Sở giao dịch chứng khoán: các giao dịch được tập trung tại một địa điểm. Chỉ có các chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch tại đây. Thị trường OTC: là thị trường phi tập trung có tổ chức dành cho những chứng khoán không niêm yết. 3. Phân loại thị trường chứng khoán: Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh 4. Bản chất, chức năng của thị trường chứng khoán: Bản chất của thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp Thị trường chứng khoán là quá trình vận động của tư bản tiền tệ Thị trường chứng khoán cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn 4. Bản chất, chức năng của thị trường chứng khoán: Chức năng của thị trường: Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp. 5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn trên thị trường sơ cấp. Nhà đầu tư: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường. 5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: Cơ quan quản lý Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán…. Chương 2: CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN PHẦN I: CHỨNG KHOÁN Khái niệm Phân loại chứng khoán Chứng khoán nợ - Trái phiếu Chứng khoán vốn - Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi Chứng chỉ quỹ Chứng khoán phái sinh 1. Khái niệm chứng khoán Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, gồm: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh. 2. Phân loại chứng khoán Căn cứ vào nội dung: + Chứng khoán nợ + Chứng khoán vốn Căn cứ vào hình thức: + Chứng khoán vô danh + Chứng khoán ký danh Căn cứ vào lợi tức chứng khoán: + Chứng khoán có lợi tức ổn định + Chứng khoán có lợi tức không ổn định Chứng khoán nợ - Trái phiếu Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi Chứng chỉ quỹ Một số chứng khoán cơ bản 3. Chứng khoán nợ - Trái phiếu Khái niệm Những đặc trưng của trái phiếu Các loại trái phiếu Lợi tức và rủi ro của trái phiếu Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu Khái niệm trái phiếu Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu. Những đặc trưng của trái phiếu Mệnh giá Tỷ suất lãi trái phiếu (coupon) Giá mua Thời hạn Quyền mua lại Các loại trái phiếu Căn cứ vào chủ thể phát hành: + Trái phiếu Chính phủ + Trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của các nhà đầu tư như: Các loại trái phiếu Trái phiếu có thế chấp Trái phiếu không có thế chấp Trái phiếu có lãi suất ổn định Trái phiếu có lãi suất thả nổi Trái phiếu chiết khấu Trái phiếu quốc tế Trái phiếu có thể chuyển đổi Trái phiếu có thể chuộc lại Trái phiếu thu nhập Lợi tức của trái phiếu Trái chủ được hưởng lợi tức từ các nguồn sau: Tiền lãi định kỳ Chênh lệch giá Lãi của lãi: tiền lãi định kỳ được trái chủ mang đi tái đầu tư sẽ sinh ra lãi, gọi là lãi của lãi. Rủi ro của trái phiếu Rủi ro lãi suất Rủi ro tái đầu tư Rủi ro thanh toán Rủi ro lạm phát Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro thanh khoản Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu Thời gian đáo hạn Dự kiến về lạm phát Biến động lãi suất thị trường Thay đổi tỷ giá hối đoái 4. Cổ phiếu thường Khái niệm Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông thường Các loại giá cổ phiếu Cổ tức Lợi tức và rủi ro Khái niệm cổ phiếu thường Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) là giấy chứng nhận cổ phần, xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu là một trong những người chủ sở hữu của doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh. Đặc điểm cổ phiếu thường Cổ phiếu không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản. Giá của cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy trên thị trường thứ cấp Quyền lợi của cổ đông thường Quyền có thu nhập Quyền được chia tài sản thanh lý Quyền bỏ phiếu Quyền mua cổ phần mới Nghĩa vụ của cổ đông thường Không được rút lại phần vốn góp vào công ty. Trách nhiệm của cổ đông đối với việc làm ăn thua lỗ hay phá sản của công ty chỉ giới hạn trên phần vốn góp của cổ phiếu. Các loại giá cổ phiếu Mệnh giá Thư giá (giá trị sổ sách) = Vốn chủ sở hữu/ Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành Giá trị nội tại (giá trị thực) Thị giá (giá thị trường) Cổ tức Cổ tức là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cổ tức Cổ phiếu thường = (Lợi nhuận ròng – Lãi cổ tức CPƯĐ – Trích quỹ tích lũy)/Số cổ phiếu thường đang lưu hành Lợi tức của cổ phiếu Cổ tức Lợi tức do chênh lệch giá Rủi ro của cổ phiếu Rủi ro hệ thống: là rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của công ty, tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán, được chia làm 3 loại: + Rủi ro thị trường + Rủi ro lãi suất + Rủi ro sức mua Rủi ro của cổ phiếu Rủi ro không hệ thống: là rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, có thể chia thành rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 5. Cổ phiếu ưu đãi Khái niệm Đặc điểm Các loại cổ phiếu ưu đãi Khái niệm cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là một giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn. Cổ đông cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên trả nợ trước cổ đông thường khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản. Đặc điểm cổ phiếu ưu đãi Đặc điểm giống cổ phiếu thường: cũng là chứng khoán vốn không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sở hữu công ty. Đặc điểm giống trái phiếu: cố tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá. Các loại cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi tích lũy Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại Khái niệm Quỹ đầu tư : Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. 6. Chứng chỉ quỹ Phân loại quỹ đầu tư: Căn cứ vào nguồn vốn huy động: + Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng) + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên) Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn : + Quỹ đóng + Quỹ mở 6. Chứng chỉ quỹ Phân loại quỹ đầu tư: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, hoạt động của quỹ + Quỹ đầu tư dạng công ty + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Căn cứ vào đối tượng đầu tư + Quỹ đầu tư cổ phiếu + Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập 6. Chứng chỉ quỹ 6. Chứng chỉ quỹ Khái niệm chứng chỉ quỹ: Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ phát hành, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư đối với Quỹ. Tính ưu việt của chứng chỉ quỹ Nhà đầu tư có thể sở hữu một phần danh mục được đa dạng hóa với mức vốn hạn chế. Hiệu quả đầu tư được nâng lên do nhiều yếu tố: rủi ro giảm, chi phí giảm, kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp. Lợi tức của nhà đầu tư chứng chỉ quỹ Nhận cổ tức của quỹ Nhận được khoản lợi vốn (hoặc lỗ vốn) khi nhà quản lí quỹ bán ra một phần trong danh mục đầu tư. Được hưởng lợi từ những thay đổi có lợi trong giá trị thị trường. 7. Chứng khoán phái sinh Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai: là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá giao dịch được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được quyền chọn mua (nếu là quyền mua) hoặc được quyền chọn bán (nếu là quyền bán) một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. 7. Chứng khoán phái sinh Hợp đồng quyền chọn Đối với người mua quyền chọn: tạo lợi nhuận tiềm năng không giới hạn trong khi khoản lỗ do rủi ro giới hạn trong khoản phí quyền chọn. Đối với người bán quyền chọn: kiếm thêm tiền bằng phí quyền chọn do người mua trả. Lợi nhuận tối đa của người bán giới hạn trong tiền phí option. 7. Chứng khoán phái sinh Quyền mua cổ phần : là loại chứng khoán ghi nhận quyền dành cho các cổ đông hiện tại của một CTCP được mua trước một số lượng cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới. Đặc điểm: Được phát hành kèm theo một đợt phát hành cổ phiếu thường, dành cho cổ đông hiện hữu Là một công cụ ngắn hạn (30-45 ngày) Mức giá bán cổ phiếu xác định là giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường. 7. Chứng khoán phái sinh Chứng quyền: được phát hành kèm theo TP hoặc CPƯĐ, cho phép người nắm giữ được quyền mua một khối lượng CP phổ thông nhất định theo mức giá được xác định trước trong thời kỳ nhất định. Đặc điểm: Người sở hữu chứng quyền không có quyền cổ đông. Tại thời điểm phát hành, giá mua CP được xác định thường cao hơn giá thị trường của CP. Giá đó có thể cố định hoặc được tăng lên định kỳ. Các chứng quyền thường có thời hạn từ 5- 10 năm, tuy nhiên cũng có một vài loại có thời hạn vĩnh viễn. 7. Chứng khoán phái sinh Chương 2: CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN PHẦN II: PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán sơ cấp Các phương thức phát hành chứng khoán Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) Bảo lãnh phát hành 1. Thị trường chứng khoán sơ cấp Khái niệm: Thị trường chứng khoán sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu phát hành. Trên thị trường này, vốn của nhà đầu tư sẽ chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán phát hành. Chức năng của thị trường chứng khoán sơ cấp Đối với nền kinh tế quốc dân Đối với Chính phủ Đối với các doanh nghiệp 2. Các phương thức phát hành CK Có 2 hình thức phát hành trên thị trường sơ cấp: Phát hành riêng lẻ Phát hành ra công chúng Phát hành riêng lẻ Công ty thường lựa chọn phát hành riêng lẻ vì một số nguyên nhân sau: Không đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng Số lượng vốn cần huy động thấp Để duy trì các mối quan hệ kinh doanh. Phát hành cho cán bộ công nhân viên của công ty. Phát hành ra công chúng Có 2 phương thức phát hành ra công chúng: Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO - Initial Public Offering) Chào bán sơ cấp 3. Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng Điều kiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) Thủ tục phát hành Vì sao các công ty IPO được đặt yêu cầu cao? Để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Công ty IPO phải có quy mô vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất định để bù đắp cho sự thiếu hụt thông tin. Việc đưa ra các loại hàng hóa chất lượng cao sẽ tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư và kích cầu chứng khoán. Điều kiện IPO Các tiêu chuẩn định lượng: Có quy mô nhất định Hoạt động có hiệu quả một số năm liên tục Tổng giá trị phát hành đạt quy mô nhất định Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng công chúng đầu tư Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian xác định. Điều kiện IPO Các tiêu chuẩn định tính: Các nhà quản lý phải có trình độ và kinh nghiệm. Cơ cấu tổ chức phải hợp lý và vì lợi ích của cổ đông. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán, bản cáo bạch và các tài liệu công bố phải có độ tin cậy cao nhất và được lập theo đúng quy định. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành. Được một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành. Điều kiện IPO tại Việt Nam Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Hoạt động có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất Thành viên HĐQT là giám đốc có kinh nghiệm quản lý. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành. Điều kiện IPO tại Việt Nam (tt) Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty phải bán cho trên 100 NĐT bên ngoài, trường hợp vốn cổ phần của công ty từ 100 tỷ trở lên thì tỷ lệ này là 15%. CĐ sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Nếu cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá hơn 10 tỷ đồng trở lên thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Thủ tục phát hành Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước Sau khi hồ sơ xin phép phát hành có hiệu lực Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Hồ sơ xin phép phát hành gồm: Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng theo mẫu. Bảo cáo bạch theo mẫu do Bộ Tài chính quy định Điều lệ công ty Quyết định của ĐHĐCĐ thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có) theo mẫu. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ. Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Hồ sơ phải được công ty tư vấn luật xem xét về mặt pháp lý. Công ty tư vấn chịu trách nhiệm xem xét và đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định của Ủy ban chứng khoán. Nộp hồ sơ xin phép phát hành Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức phát hành gửi hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Trong thời gian xét duyệt, tổ chức bảo lãnh cùng với tổ chức phát hành phải thực hiện tất cả việc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của UBCK. Nộp hồ sơ xin phép phát hành Trong thời gian này, tổ chức bảo lãnh có thể sử dụng các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi UBCK để thăm dò nhu cầu nhà đầu tư (roadshow). Cũng trong thời gian này, tổ chức bảo lãnh và tổ chức phát hành dự thảo công bố phát hành và bản cáo bạch tóm tắt, lựa chọn các phương tiện thông tin đại chúng để công bố việc phát hành và các thông tin liên quan. Hồ sơ xin phép phát hành có hiệu lực Công bố phát hành Phân phối chứng khoán Kết thúc đợt phát hành 4. Bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Các hình thức bảo lãnh phát hành Bảo lãnh bao tiêu Bảo lãnh phát hành với cố gắng cao nhất Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa Bảo lãnh theo phương thức dự phòng Quy trình thực hiện đợt bảo lãnh Phân tích và đánh giá khả năng phát hành: tổ chức bảo lãnh và tổ chức phát hành phối hợp để phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính của công ty, tình hình thi trường tài chính trong nước và quốc tế, tình hình thị trường các sản phẩm chính, các khía cạnh pháp lý của việc phát hành. Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Phân phối cổ phiếu Bình ổn và điều hòa thị trường: khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo cho nơi nhận lệnh rằng việc mua này nhằm mục đích ổn định thị trường. Tổ hợp bảo lãnh chỉ được đặt mua để ổn định trên một thị trường với cùng một mức giá. Chương 3: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG OTC PHẦN I: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Khái niệm Chức năng của SGDCK Hình thức và tổ chức sở giao dịch chứng khoán Thành viên sở giao dịch chứng khoán Nguyên tắc hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán 1. Khái niệm: Sở giao dịch chứng khoán là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính. Thị trường này chỉ giao dịch những loại chứng khoán được niêm yết, đủ điều kiện bán chứng khoán qua Sở. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện trên cơ sở đấu lệnh hoặc đấu giá, hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NEW YORK SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LUÂN ĐÔN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TOKYO 2. Chức năng: Cung cấp, đảm bảo cơ sở vật chất cho việc giao dịch chứng khoán. Đảm bảo việc giao dịch chứng khoán thông suốt, đúng pháp luật và công khai. Tổ chức niêm yết và giám sát các chứng khoán niêm yết, các tổ chức niêm yết. Tổ chức và giám sát chặt chẽ quá trình giao dịch chứng khoán. Giám sát chặt chẽ những người tham dự vào quá trình giao dịch. 3. Hình thức sở giao dịch chứng khoán Hình thức sở hữu thành viên Hình thức công ty cổ phần Hình thức sở hữu Nhà nước 4. Tổ chức sở giao dịch chứng khoán 5. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Môi giới chứng khoán Môi giới của công ty thành viên Môi giới độc lập (nhà môi giới 2 đô la) Nhà kinh doanh chứng khoán Chuyên gia thị trường Các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh Tiêu chuẩn để trở thành thành viên: Yêu cầu về tài chính Tiêu chuẩn về nhân sự Cơ sở vật chất kỹ thuật 5. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Quyền hạn của thành viên: Tùy theo hình thức sở hữu của SGDCK, thành viên có các quyền sau đây: Quyền được giao dịch tại Sở giao dịch Quyền được nhận các dịch vụ do Sở giao dịch cung cấp Quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của SGDCK. Quyền bầu đại biểu đại diện cho thành viên tại HĐQT. 5. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Trách nhiệm của thành viên Thành viên phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của SGD, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định. 5. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Điều kiện chấp thuận TV của SGDCK Tp.HCM Là CTCK được UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chấp thuận là thành viên lưu ký. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động Có ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán; có cán bộ công nghệ thông tin đáp ứng được các điều kiện theo quy định Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Quyền của thành viên SGDCK Tp.HCM: Thực hiện giao dịch qua hệ thống giao dịch của SGDCK Tp.HCM Sử dụng hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ do SGDCK Tp.HCM cung cấp theo Hợp đồng ký kết với SGDCK Tp.HCM. Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán của SGDCK Tp.HCM theo hợp đồng ký kết với SGDCK Tp.HCM. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Quyền của thành viên SGDCK Tp.HCM: Đề nghị SGDCK Tp.HCM làm trung gian hoà giải khi có tranh chấp phát sinh giữa các thành viên liên quan tới hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch. Đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động của SGDCK Tp.HCM và hoạt động của thành viên trên SGDCK Tp. HCM. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Nghĩa vụ của thành viên SGDCK Tp.HCM Tuân thủ các quy định liên quan đến CK và thị trường CK. Duy trì các điều kiện do SGDCK Tp.HCM quy định đối với thành viên. Chịu sự kiểm tra, giám sát của SGDCK Tp.HCM. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Nghĩa vụ của thành viên SGDCK Tp.HCM Kiểm soát chặt chẽ tình hình đặt lệnh của nhà đầu tư đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình giao dịch và chứng khoán giao dịch trên SGDCK Tp. HCM, cập nhật các quy định về giao dịch cho nhà đầu tư. Nộp các loại phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Nghĩa vụ của thành viên SGDCK Tp.HCM Công bố thông tin theo quy định Hỗ trợ các thành viên khác và SGDCK Tp.HCM theo yêu cầu của SGDCK Tp.HCM trong trường hợp cần thiết. Báo cáo bằng văn bản và bổ sung các tài liệu liên quan khi có bất kỳ sự thay đổi nào so với Hồ sơ đăng ký thành viên ban đầu. Thành viên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Nghĩa vụ của thành viên SGDCK Tp.HCM Thông báo cho SGDCK Tp. HCM khi phát hiện thành viên khác vi phạm quy định. Tuân thủ chế độ báo cáo của thành viên theo quy định. Chịu trách nhiệm đối với hoạt động của đại diện giao dịch và phải báo cáo SGDCK Tp.HCM khi Đại diện giao dịch bị thu hồi CCHN. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ của công ty chứng khoán tại Việt Nam là: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng; Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng; Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép. 5. Thành viên sở giao dịch chứng khoán 6. Nguyên tắc hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Nguyên tắc mua bán qua trung gian Nguyên tắc công khai thông tin Nguyên tắc hình thành giá Nguyên tắc trật tự ưu tiên 7. Niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán Khái niệm: Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán nhất định được phép giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Những thuận lợi và bất lợi của việc niêm yết Phân loại niêm yết Tiêu chuẩn niêm yết Thuận lợi của việc niêm yết Công ty dễ dàng huy động được khối lượng vốn lớn với chi phí thấp Xây dựng được hình ảnh tốt đến công chúng Nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán Ưu đãi về thuế Bất lợi của việc niêm yết Công ty niêm yết phải tuân thủ các chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin chặt chẽ hơn. Niêm yết thể hiện rõ nguồn vốn và quyền biểu quyết của công ty, vì vậy dễ bị thâu tóm, sáp nhập, quyền sở hữu dễ bị pha loãng. Phân loại niêm yết Niêm yết lần đầu Niêm yết bổ sung Thay đổi niêm yết Niêm yết lại Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần Niêm yết cửa sau Tiêu chuẩn niêm yết  Tiêu chuẩn định lượng: Thời gian hoạt động từ khi thành lập Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty Lợi suất thu được từ vốn cổ phần Tỷ lệ nợ Sự phân bổ cổ đông Tiêu chuẩn niêm yết  Tiêu chuẩn định tính: Nội dung chính của tiêu chuẩn định tính được thể hiện ở khả năng chuyển nhượng cổ phiếu nêu trong điều lệ công ty và ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của công ty. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HSX Có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức CTCP;  ROE năm gần nhất tối thiểu là 5%. Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước phải có lãi; không có các khoản nợ quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HSX Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của cổ đông nội bộ (TVHĐQT, BKS, Ban GĐ, KTT); Tối thiểu 20% CP do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; Thành viên HĐQT, BKS, BGĐ, KTT và người có liên quan phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo; Điều kiện niêm yết trái phiếu DN tại HSX Là CTCP, CT TNHH có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên; Hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; Có ít nhất một trăm (100) người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành; Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ tại HSX Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) từ 50 tỷ đồng Việt Nam trở lên; Thành viên HĐQT, BKS, BGĐ, KTT và cổ đông lớn là người có liên quan phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo; Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HNX Có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức CTCP;  ROE năm gần nhất tối thiểu là 5%. Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước phải có lãi; không có các khoản nợ quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại HNX Tối thiểu 15% CP do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; Thành viên HĐQT, BKS, BGĐ, KTT và người có liên quan phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo; Điều kiện niêm yết trái phiếu DN tại HNX Là CTCP, CT TNHH có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên; Hoạt động kinh doanh của năm liền trước phải có lãi; Chương 3: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG OTC PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG OTC Những vấn đề chung về thị trường OTC: + Sự hình thành và phát triển của thị trường OTC + Mục tiêu của thị trường OTC hiện đại + Đặc điểm của thị trường OTC Thị trường OTC một số quốc gia trên thế giới + Thị trường OTC của Mỹ ( NASDAQ) + Thị trường OTC của Nhật + Thị trường OTC tại Anh + Thị trường OTC của Malaysia (MESDAQ) Sự hình thành và phát triển của thị trường OTC Thị trường OTC là thị trường thứ cấp mà chứng khoán được mua bán qua quầy của các ngân hàng, các công ty chứng khoán hay các tổ chức tương tự (Over the Counter). Thị trường OTC phát triển thành một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, diễn ra ở bất kỳ địa điểm thuận lợi nào. 1. Những vấn đề chung về TT OTC Sự hình thành và phát triển của thị trường OTC Phương thức giao dịch được phát triển từ mua bán trực tiếp thủ công thương lượng giá mặt đối mặt, đến giao dịch qua điện thoại và đến nay là qua mạng máy tính diện rộng. 1. Những vấn đề chung về TT OTC Sự hình thành và phát triển của thị trường OTC Ở một số nước, thị trường OTC được hình thành tự do, sau đó phát triển thành thị trường có cơ chế tự quản và quản lý nhà nước. Ở một số nước khác do nhà nước hoặc các tổ chức tự quản đứng ra thành lập, vận hành và quản lý. 1. Những vấn đề chung về TT OTC 1. Những vấn đề chung về TT OTC Mục tiêu của thị trường OTC hiện đại: Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận thị trường. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch với thông tin thị trường tối đa. 1. Những vấn đề chung về TT OTC Mục tiêu của thị trường OTC hiện đại: Tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán bất kỳ lúc nào, bất kỳ địa điểm nào. Tạo điều kiện cho các nhà quản lý thị trường có thể giám sát tốt thị trường và các nhà môi giới, giao dịch chứng khoán có thể hoạt động thuận tiện. 1. Những vấn đề chung về TT OTC Đặc điểm của thị trường OTC Hình thức tổ chức: Là thị trường phi tập trung, giao dịch được tiến hành ở bất kỳ địa điểm thuận lợi nào cho người mua và người bán. Thị trường OTC được tổ chức chặt chẽ, sử dụng kỹ thuật cao thông qua mạng máy tính điện tử diện rộng tiện lợi cho việc giao dịch, thông tin và quản lý thị trường. 1. Những vấn đề chung về TT OTC Đặc điểm của thị trường OTC Chứng khoán giao dịch: Chỉ đòi hỏi một điều kiện duy nhất là chứng khoán được phép phát hành và chưa đăng ký niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào. Đặc điểm của thị trường OTC Cơ chế xác lập giá: Thương lượng giữa bên mua và bên bán. Việc thỏa thuận giá được thực hiện giữa nhà kinh doanh chứng khoán với khách hàng và giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Giá được hình thành qua thương lượng riêng nên tại một thời điểm có nhiều mức giá khác nhau. 1. Những vấn đề chung về TT OTC 1. Những vấn đề chung về TT OTC Đặc điểm của thị trường OTC Hệ thống các nhà tạo lập thị trường: Nhà tạo lập thị trường có nhiệm vụ tạo tính thanh khoản bằng việc nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định mà họ làm tạo lập thị trường để sẵn sàng mua bán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá. 1. Những vấn đề chung về TT OTC Đặc điểm của thị trường OTC Hệ thống các nhà tạo lập thị trường: Các nhà tạo lập thị trường phải có một số vốn tối thiểu và phải đăng ký với cơ quan quản lý về chứng khoán, có nghĩa vụ tuân thủ các chuẩn mực cao về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như đạo đức hành nghề. Đặc điểm của thị trường OTC Quản lý thị trường: Thị trường OTC thường được tổ chức quản lý theo 2 cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản. Cấp quản lý nhà nước do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán nói chung quản lý trên cơ sở luật chứng khoán và các luật liên quan. Cấp tự quản thường có 2 hình thức: do hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quản lý hoặc do sở giao dịch đồng thời quản lý. 1. Những vấn đề chung về TT OTC 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Mỹ ( NASDAQ) Chứng khoán giao dịch trên NASDAQ được phân thành nhiều bảng giao dịch theo chất lượng chứng khoán. NASDAQ được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới. Thị trường OTC của Mỹ ( NASDAQ) NASDAQ chịu sự quản lý 2 cấp của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán Mỹ (NASD). Tiêu chí niêm yết trên NASDAQ gồm tiêu chuẩn về tổng giá trị tài sản, vốn và lợi nhuận, số cổ phiếu do công chúng nắm giữ, số lượng cổ đông, số lượng các nhà tạo lập thị trường cho loại chứng khoán này. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Mỹ ( NASDAQ) Cơ chế xác lập giá chủ yếu là thỏa thuận giá trên cơ sở báo giá tập trung. Tuy nhiên có một bộ phận thị trường (hệ thống khớp lệnh nhỏ tự động của NASDAQ –SOES) cung cấp dịch vụ khớp lệnh tập trung đối với lệnh nhỏ dưới 1.000 cổ phiếu. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Mỹ ( NASDAQ) OTC-BB (Pinksheet): giao dịch chứng khoán không được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán và thị trường NASDAQ. Hoạt động theo cơ chế tạo lập thị trường qua mạng báo giá trung tâm. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Nhật: JASDAQ: Dành cho cổ phiếu của các công ty từ lớn đến nhỏ Sử dụng hệ thống giao dịch hỗn hợp cả khớp lệnh và yết giá. Tiêu chí niêm yết chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn như thời gian thành lập công ty, tài sản ròng, lợi nhuận ròng, tổng giá trị thị trường của chứng khoán, số lượng cổ đông, số lượng chứng khoán lưu hành, ý kiến kiểm toán và các tiêu chí khác. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Nhật: Green Sheet: là thị trường dành cho các doanh nghiệp vốn nhỏ và rất nhỏ, không có đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên các Sở giao dịch chứng khoán hoặc trên Jasdaq. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Nhật: J-net: Hoạt động vào tháng 4/1999, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Osaka. Có phương thức giao dịch là thương lượng giá. Đặc trưng của J-net là dịch vụ rẻ, nhanh, tiện lợi, người đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào, nơi nào và với bất kỳ ai. J-net được nối với các mạng khác trong nước và quốc tế. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC tại Anh Thị trường yết giá tự đông SEAQ: sử dụng hệ thống yết giá của các nhà tạo lập thị trường với yêu cầu tối thiểu có 2 nhà tạo lập thị trường cho 1 loại cổ phiếu. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC tại Anh Thị trường tùy chọn SEAT PLUS: sử dụng một hệ thống giao dịch hỗn hợp dành cho cả 2 phương thức là khớp lệnh và tạo lập thị trường, dành cho các cổ phiếu được coi là có tính thanh khoản thấp. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC tại Anh Thị trường OFEX: sử dụng phương thức tạo lập thị trường dành cho các chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Tuy nhiên thị trường này có một nhà tạo lập thị trường duy nhất cho tất cả các loại cổ phiếu được giao dịch. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Hàn Quốc KOSDAQ Chịu sự kiểm soát của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán (KSDA). Các tổ chức niêm yết trên thị trường Kodaq phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản như mức vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ phát hành ra công chúng…. Phương thức giao dịch là đấu lệnh tập trung tương tự như sở giao dịch. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Hàn Quốc OTC-BB Tháng 3/2000, thị trường thứ ba (OTC-BB) đi vào hoạt động. Phương thức xác lập giá trên thị trường này là phương thức thông lệnh tự động trên cơ sở tự động khớp hai lệnh có giá và khối lượng giống hệt nhau, thực chất đây là phương pháp thương lượng giá tự động đang được áp dụng tại một bộ phận của thị trường NASDAQ Mỹ. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Đài Loan (Gretai) Gretai là thị trường dành cho cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn trung bình, nhỏ và rất nhỏ. Thị trường này có 2 bảng song song: Bảng tổng hợp dành cho các cổ phiếu thị trường OTC và sử dụng hệ thống khớp lệnh; Bảng cổ phiếu tiềm năng dành cho cổ phiếu của các công ty mới nổi và sử dụng phương thức tạo lập thị trường. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Malaysia (MESDAQ) MESDAQ là một công ty TNHH dưới dạng một tổ chức tự quản, độc lập với Sở giao dịch Kuala Lumpur và cũng không thuộc Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, hoạt động phi lợi nhuận, tự hạch toán thông qua việc thu phí thành viên và phí niêm yết. Hệ thống trung gian thị trường bao gồm các nhà bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, các nhà tài trợ, các nhà tạo lập thị trường. 2. Thị trường OTC một số nước Thị trường OTC của Malaysia (MESDAQ) Tiêu chuẩn niêm yết gồm tiêu chí về kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, mô hình hoạt động, triển vọng công ty, các mâu thuẫn lợi ích tồn tại liên quan đến công ty, chương trình nghiên cứu phát triển công ty, các chính sách dân tộc như đầu tư trong nước. 2. Thị trường OTC một số nước Chương 4: KỸ THUẬT GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Các hệ thống giao dịch chứng khoán Phương thức hình thành giá Quy trình giao dịch Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Một số quy định chung trong giao dịch chứng khoán Một số trường hợp giao dịch đặc biệt 1. Các hệ thống giao dịch chứng khoán Kỹ thuật giao dịch thủ công Sàn giao dịch được phân chia thành nhiều quầy giao dịch. Chuyên gia giữ vai trò quan trọng, thực hiện 2 nhiệm vụ chính: - Thực hiện lệnh giới hạn như những nhà môi giới khác để nhận hoa hồng. - Mua hay bán cho tài khoản riêng nhằm đối phó lại sự mất cân bằng cung cầu tạm thời, nhờ thế ngăn chặn được những biến động giá chứng khoán trên thị trường Hệ thống giao dịch bán tự động Hệ thống máy tính chưa được kết nối đến công ty chứng khoán. Nhà đầu tư đặt lệnh tại văn phòng công ty chứng khoán. Lệnh được chuyển vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch bằng một hệ thống máy tính khác hoặc thông qua điện thoại, fax… 1. Các hệ thống giao dịch chứng khoán Hệ thống giao dịch tự động hoàn toàn Toàn bộ các công việc liên quan đến hoạt động giao dịch đều được tự động hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, chức năng làm môi giới trung gian của các công ty chứng khoán vẫn không thay đổi. Hiện nay, hệ thống giao dịch tự đồng hoàn toàn vẫn được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. 1. Các hệ thống giao dịch chứng khoán 2. Phương thức hình thành giá Thị trường khớp giá : Những người tạo lập thị trường có nghĩa vụ chào các mức giá mua và bán cho 1 số loại chứng khoán. Giao dịch được thực hiện giữa nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường. Giá thực hiện được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa những người tạo lập thị trường. Những người tạo lập thị trường được hưởng phần chênh lệch (spread) giữa giá mua và giá bán trong các giao dịch. Thị trường khớp lệnh: Lệnh giao dịch của nhà đầu tư được khớp trực tiếp với nhau. Giá thực hiện được xác định trên cơ sở cạnh tranh (đấu giá) giữa những người đầu tư. Người đầu tư phải trả một khoản phí môi giới cho công ty chứng khoán (theo tỷ lệ quy định hoặc thỏa thuận). Các hình thức khớp lệnh: Khớp lệnh định kỳ Khớp lệnh liên tục 2. Phương thức hình thành giá 3. Quy trình giao dịch NHÀ ĐẦU TƯ CT CHỨNG KHOÁN (3) SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN (1) (2) (4) (5) TT LƯU KÝ VÀ THANH TOÁN BÙ TRỪ (7) (7) (8) (6) 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Thứ tự ưu tiên trong giao dịch: Ưu tiên về giá Ưu tiên về thời gian Ưu tiên về khối lượng 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh giới hạn (Limit order): khách hàng yêu cầu mua hay bán một số lượng chứng khoán với một giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh này được ưu tiên sau lệnh thị trường và có tính bảo lưu. 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Ví dụ về LO: Khớp lệnh định kỳ Cổ phiếu AAA Giá tham chiếu: 99 Kết quả khớp lệnh: Giá khớp: 100 Khối lượng: 1.000 (A-B) 1.000 (A-C) Sổ lệnh như sau: 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh thị trường (Market order): người ra lệnh mua hay bán một số lượng chứng khoán nhất định mà không ra giá. Lệnh này được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO. MP áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục. Không nhập được khi không có lệnh đối ứng. 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh thị trường là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết theo nguyên tắc trên thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường. Nếu KL đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn không thể tiếp tục khớp thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua (bán) tại mức giá cao (thấp) hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó. 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Ví dụ về MP: Khớp lệnh liên tục Cổ phiếu BBB Giá tham chiếu: 99 Kết quả khớp lệnh: Giá khớp 98 KL: 1.000 (A-B) Giá khớp 99 KL: 2.000 (A-C) 2000 chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá 99.5 Sổ lệnh như sau: 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Ví dụ về MP: Cổ phiếu ABC Giá tham chiếu: 10.5 Giá trần 11 Giá sàn 10 Kết quả khớp lệnh: Giá khớp 10.4 KL: 1.600 Giá khớp 10.5 KL: 3.400 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Ví dụ về MP: Cổ phiếu ABC Giá tham chiếu: 10.5 Giá trần 11 Giá sàn 10 Kết quả khớp lệnh: Giá khớp 10.3 KL: 7.300 Giá khớp 10.2 KL: 3.300 KL 6400 chuyển thành LO bán giá 10.1 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh dừng (Stop order): là lệnh được đưa ra nhằm bảo vệ lợi nhuận hay hạn chế thua lỗ cho nhà đầu tư. Thường được dùng trong bán khống. Lệnh dừng để bán đặt mức giá bán thấp hơn giá thị trường hiện hành. Lệnh dừng để mua đặt giá mua cao hơn giá thị trường hiện hành. Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi đó lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường. 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh giới hạn dừng: là loại lệnh được sử dụng nhằm khắc phục sự bất định về mức giá thực hiện tiềm ẩn trong lệnh dừng. Đối với lệnh giới hạn dừng, nhà đầu tư phải chỉ rõ 2 mức giá – một mức giá dừng và một mức giá giới hạn. Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì lệnh giới hạn dừng thực tế sẽ trở thành lệnh giới hạn tại mức giá giới hạn. 2. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Định chuẩn lệnh: Lệnh có giá trị trong ngày Lệnh thực hiện toàn bộ hoặc hủy bỏ Lệnh thực hiện ngay hoặc hủy bỏ Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc hủy bỏ 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh thực hiện tại mức giá mở cửa (ATO): được đặt trong phiên giao dịch định kỳ xác định giá mở cửa. Người ra lệnh yêu cầu mua hay bán một số lượng chứng khoán nhất định mà không ra giá và được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh được tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết. 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Ví dụ về ATO : Khớp lệnh định kỳ Cổ phiếu BBB Giá tham chiếu: 100 Kết quả khớp lệnh: Giá 100-KL 1500 C-B (1000); C-A (500) Sổ lệnh như sau: 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Lệnh thực hiện tại mức giá đóng cửa (ATC) được đặt trong phiên giao dịch định kỳ xác định giá đóng cửa. Người ra lệnh yêu cầu mua hay bán một số lượng chứng khoán nhất định mà không ra giá và được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh được tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết. 4. Các loại lệnh giao dịch chứng khoán Ví dụ về ATC : Khớp lệnh định kỳ Cổ phiếu BBB Giá tham chiếu: 100 Kết quả khớp lệnh: Giá 100 - KL 1.500 C-B (1000); C-A (500) Sổ lệnh như sau: 5. Một số quy định chung trong giao dịch chứng khoán Thời gian giao dịch Loại giao dịch Đơn vị giao dịch (lô chứng khoán) Đơn vị yết giá (bước giá) 5. Một số quy định chung trong giao dịch chứng khoán Biên độ dao động giá Thời gian hiệu lực của lệnh Sửa hủy lệnh Phương thức giao dịch thỏa thuận 5. Một số quy định chung trong giao dịch chứng khoán Các quy định khác: Nhà đầu tư được mở tối đa 1 tài khoản chứng khoán tại 1 công ty chứng khoán nhưng được mở tài khoản ở các công ty chứng khoán khác nhau. Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch ngược chiều (mua, bán) cùng một loại chứng khoán  trong cùng một ngày giao dịch trên cùng một tài khoản giao dịch; tuy nhiên không được phép thực hiện giao dịch mà không dẫn đến thay đổi quyền sở hữu chứng khoán Lịch sử thay đổi biên độ dao động giá trên TTCK VN 6. Một số trường hợp giao dịch đặc biệt Cổ phiếu mới niêm yết Tách, gộp cổ phiếu Giao dịch lô lớn Giao dịch lô lẻ Giao dịch không hưởng cổ tức hoặc quyền 7. Giao dịch ký quỹ Giao dịch ký quỹ là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó người đầu tư chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận. Giao dịch ký quỹ có thể có những tác động tích cực như ổn định giá chứng khoán và tăng cường tính thanh khoản của thị trường, tuy nhiên ẩn chứa mức độ rủi ro cao có, khả năng làm tổn hại đến hoạt động của thị trường. 7. Giao dịch ký quỹ Giao dịch ký quỹ có 2 loại: Mua ký quỹ: NĐT chỉ cần có một phần tiền trong tổng giá trị chứng khoán đặt mua, phần còn lại do CTCK cho vay. Sau khi giao dịch được thực hiện, số chứng khoán đã mua của khách hàng được công ty chứng khoán giữ làm thế chấp cho khoản vay. Bán khống là giao dịch trong đó người đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán khi không có chứng khoán trong tài khoản. Khi đến hạn, người đầu tư phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó. 8. Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường Mua bán nội gián Thông tin sai sự thật Làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư Chương 5: Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán Sự cần thiết của thông tin trên TTCK Các quy định về công bố thông tin Quy định xử phạt vi phạm công bố thông tin Chỉ số giá chứng khoán Sự cần thiết của thông tin trên thị trường chứng khoán Đối với người đầu tư: là điều kiện cần để thành công trong đầu tư chứng khoán. Đối với người kinh doanh: hệ thống thông tin sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển công ty. Đối với các cơ quan quản lý: hệ thống thông tin là cơ sở để điều hành và quản lý, đảm bảo thị trường công bằng, công khai và hiệu quả và là cơ sở để hoàn thiện quy trình, quy chế. Các quy định về công bố thông tin Yêu cầu thực hiện công bố thông tin: Đầy đủ, chính xác và kịp thời; Do GĐ (Tổng GĐ) hoặc người được uỷ quyền CBTT thực hiện; Trường hợp có bất kỳ người nào CBTT làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thì người được uỷ quyền CBTT phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi thông tin trên được công bố Việc CBTT phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCKNN, SGDCK, TTGDCK; SGDCK, TTGDCK cung cấp ngay thông tin cho Cty CK thành viên để cung cấp cho nhà đầu tư. ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÔNG BỐ THÔNG TIN 1. Công ty đại chúng 2. Tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra công chúng 3. Tổ chức niêm yết 4. Công ty chứng khoán 5. Công ty quản lý quỹ 6. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 7. SGDCK 8. Các tổ chức và cá nhân liên quan Các quy định về công bố thông tin Tổ chức CBTT phải đăng ký người được uỷ quyền thực hiện CBTT theo Mẫu CBTT-01 kèm theo Thông tư 38. Trường hợp thay đổi người được uỷ quyền CBTT phải thông báo bằng văn bản cho UBCKNN, SGDCK, TTGDCK ít nhất 5 ngày làm việc trước khi có sự thay đổi. NGƯỜI ĐƯỢC UỶ QUYỀN CBTT Các quy định về công bố thông tin PHƯƠNG TIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN: Tổ chức CBTT: BC thường niên, website, ấn phẩm khác. UBCKNN: BC thường niên, website, ấn phẩm khác. SGDCK, TTGDCK: bản tin TTCK, website, bảng hiển thị điện tử, các trạm đầu cuối tại SGDCK, TTGDCK.... Thông tin đại chúng: Báo, đài, truyền hình..... HÌNH THỨC CÔNG BỐ THÔNG TIN: Văn bản: bản gốc có dấu và chữ ký hợp pháp và dữ liệu điện tử; Các đối tượng CBTT phải lập website và phải thường xuyên cập nhật việc CBTT trên website đó. Phải thông báo và công khai trang website; Các quy định về công bố thông tin LO¹I H×NH CÔNG BỐ THÔNG TIN Công bố thông tin định kỳ Công bố thông tin theo yêu cầu Công bố thông tin bất thường Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG Công bố thông tin định kỳ Nội dung: BCTC năm có kiểm toán (và BCTC hợp nhất trường hợp CTĐC là công ty mẹ). Trường hợp Cty đặc thù thì do BTC quy định riêng. Báo cáo thường niên. Thời hạn: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày có BCTC năm được kiểm toán Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG (tiếp tục) Công bố thông tin bất thường Trong thời hạn 24 giờ: Tài khoản công ty bị phong toả hoặc hoạt động trở lại; Tạm ngừng kinh doanh; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thông qua các QĐ của ĐHCĐ theo Điều 104 Luật DN; Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG (tiếp tục) Công bố thông tin bất thường (tiếp tục) Trong thời hạn 24 giờ: QĐ của HĐQT v/v mua bán cổ phiếu quỹ; ngày thực hiện quyền của người sở hữu trái phiếu chuyển đổi; chào bán chứng khoán (khoản 2 Điều 108 Luật DN); kết quả các đợt phát hành riêng lẻ; QĐ khởi tố thành viên HĐQT, Ban GĐ, Kế toán trưởng; quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; quyết định vi phạm pháp luật về thuế. Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG (tiếp tục) Công bố thông tin bất thường (tiếp tục) Trong thời hạn 72 giờ: QĐ vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên; QĐ của HĐQT về kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; QĐ thay đổi phương pháp kế toán áp dụng; Thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG (tiếp tục) Công bố thông tin theo yêu cầu Nội dung: Có thông tin liên quan CTĐC ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Có thông tin liên quan CTĐC ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. Thời hạn: trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT Công bố thông tin định kỳ: tương tự CTĐC Bổ sung: BCTC quý trong vòng 5 ngày, kể từ ngày hoàn thành BCTC quý (không cần kiểm toán) Công bố thông tin bất thường: tương tự CTĐC Bổ sung: CBTT trong vòng 24 giờ, kể từ khi bị tổn thất tài sản có giá trị 10% vốn chủ sở hữu trở lên Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT Công bố thông tin theo yêu cầu: tương tự CTĐC Giao dịch của cổ đông nội bộ (HĐQT; BGĐ; KTT; BKS) phải báo cáo và CBTT 1 ngày trước khi thực hiện giao dịch; báo cáo trong vòng 3 ngày sau khi thực hiện giao dịch; 3 ngày sau khi không thực hiện giao dịch (nêu rõ lý do). Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA SGDCK, TTGDCK A. Thông tin về giao dịch chứng khoán tại SGDCK. 1. Thông tin trong giê giao dÞch 2. Th«ng tin ®Þnh kú trong ngµy giao dÞch; B. Thông tin về tổ chức niêm yết; công ty chứng khoán thành viên; công ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Các quy định về công bố thông tin CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA SGDCK, TTGDCK C. Thông tin giám sát hoạt động của TTCK Th«ng tin vÒ t¹m ngõng giao dÞch; Th«ng tin vÒ CK bÞ kiÓm so¸t; Th«ng tin vÒ giao dÞch lµm thay ®æi 1% trë lªn cña cæ ®«ng lín; Th«ng tin vÒ giao dÞch CP cña cæ ®«ng néi bé; Th«ng tin vÒ th©u tãm tæ chøc niªm yÕt; Th«ng tin vÒ vi ph¹m quy ®Þnh CBTT Th«ng tin vÒ xö lý vi ph¹m; Th«ng tin h­íng dÉn cña UBCK, TTGDCK vÒ gi¸m s¸t Các quy định về công bố thông tin QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM CÔNG BỐ THÔNG TIN (NGHỊ ĐỊNH 36/2007/NĐ-CP) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng CBTT nhưng không thực hiện báo cáo UBCKNN; Người CBTT không đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Tổ chức CBTT trên các phương tiện CBTT không đúng với quy định; CBTT không đầy đủ, kịp thời, đúng hạn. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM CÔNG BỐ THÔNG TIN (NGHỊ ĐỊNH 36/2007/NĐ-CP) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng CBTT nhưng trong đó có chứa đựng những thông tin sai sự thật, gây biến động giá nghiêm trọng trên thị trường; Làm lộ bí mật các tài liệu, số liệu bí mật thuộc thông tin không công bố hoặc chưa công bố; Cố tình trì hoãn việc CBTT bất thường theo quy định hoặc thông tin theo yêu cầu của UBCKNN. Chỉ số giá chứng khoán Chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường. Đơn giản, chỉ số giá chứng khoán là giá bình quân cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc. Chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam VN-Index là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX). HNX-Index đại diện cho các cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). UPCoM-Index đại diện cho các cổ phiếu giao dịch trên thị trường chưa niêm yết (Upcom). Chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam Giá trị cơ sở của VN-Index là 100 tại ngày 28/07/2000  VN - Index được tính theo công thức sau: Vn-Index =  Trong đó: P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc i    : 1,..., n Chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam Chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của chứng khoán. Vì vậy trong quá trình tính toán chỉ số, người ta phải loại bỏ những yếu tố làm thay đổi giá trị của chỉ số mà không phải do giá cả thay đổi, ví dụ như: có cổ phiếu mới niêm yết, tách, gộp cổ phiếu...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptgiao_trinh_thi_truong_chung_khoan_3_9636.ppt
Tài liệu liên quan