Thanh toán quốc tế - Chương 2: Tỷ giá hối đoái

Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của VNĐ với các ngoại tệ theo nguyên tắc sau: Đối với USD: không được vượt quá biên độ ±5% (áp dụng từ ngày 24/3/2009) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Đối với các ngoại tệ khác do các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.

ppt18 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán quốc tế - Chương 2: Tỷ giá hối đoái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: TS. NGUYỄN NAM HÀ Email: namhadhcn@yahoo.com.vn * * CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau. 2. Cơ sở để so sánh tiền tệ của các quốc gia: Chế độ tiền tệ Bretton Woods (trước năm 1970): tỷ giá tiền tệ của các nước thành viên được xác định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng với hàm lượng vàng của đồng USD (1 USD = 0,888671 g). * * * * Chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods (từ năm 1970 đến nay): tỷ giá hối đoái không dựa trên hàm lượng vàng quy đổi mà dựa trên sức mua của đồng tiền (VD: nhóm hàng hóa A ở Mỹ có tổng giá cả năm 2005 là 127.930.000 USD còn ở Pháp là 100.000.000 EUR. Tỷ giá giữa EUR và USD là: 127.930.000/100.000.000 = 1,2793). * * 3. Công bố tỷ giá hối đoái Ngân hàng công bố giá mua và bán ngoại tệ. Đồng tiền đứng trước là tiền yết giá Đồng tiền đứng sau là tiền định giá * * Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization – ISO) quy định ký hiệu quốc tế tiền tệ của các quốc gia gồm 3 chữ cái, 2 chữ đầu là tên nước, chữ cuối là tên đơn vị tiền tệ. * * Tỷ giá hối đoái của VNĐ do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ví dụ: ngày 11/02/2009 Ngân hàng Nhà nước cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VNĐ với USD, áp dụng cho ngày 12/02/2009 như sau: 1 USD = 16.977,00 VNĐ. * * Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của VNĐ với các ngoại tệ theo nguyên tắc sau: Đối với USD: không được vượt quá biên độ ±5% (áp dụng từ ngày 24/3/2009) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Đối với các ngoại tệ khác do các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định. * * Ý nghĩa của biên độ tỷ giá: Giúp cho tỷ giá hối đoái biến động hai chiều linh hoạt, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh; Giảm tâm lý giữ USD chờ giá tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu từ đó tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. * * Tỷ giá VNĐ tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước ngày 11-02-2009 * * 4. Phương pháp yết giá ngoại tệ Phương pháp trực tiếp: quy định giá ngoại tệ khi niêm yết thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Phương pháp này được áp dụng tại hầu hết các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, Anh. Ví dụ: EUR/VNĐ = 22.477/22.742 Tỷ giá EUR mua vào 22.477 VNĐ, bán ra 22.742 VNĐ. * * Phương pháp gián tiếp: quy định giá ngoại tệ khi niêm yết không thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Muốn biết giá một ngoại tệ phải làm phép chia. Ví dụ: GBP/USD = 1,5357/50 Với cách niêm yết USD gián tiếp này, muốn biết 1 USD có giá bằng bao nhiêu GBP, phải làm phép chia: Giá mua USD: 1/1,5357 = 0,6511 GBP. Giá bán USD: 1/1,5350 = 0, 6514 GBP. * * Phương pháp tính chéo Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ ở vị trí định giá của hai cặp tỷ giá khác nhau: Ví dụ: USD/CHF = 1,2312/17 USD/CAD = 1,1125/30 Tỷ giá giữa đồng CAD và đồng CHF: Tỷ giá mua (BID) của CAD/CHF: 1,2317 CHF = 1,1125 CAD vậy CAD/CHF = 1,2317/1,1125 = 1,1071. Tỷ giá bán (ASK) của CAD/CHF: 1,1130 CAD = 1,2312 CHF vậy CAD/CHF = 1,2312/1,1130 = 1,1061. * * 5. Các loại tỷ giá hối đoái Tỷ giá chuyển tiền bằng điện (Tỷ giá điện hối – Telegraphic Transfer Exchange Rate – T/T) là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo nghĩa vụ chuyển ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử. Đặc điểm: tốc độ thanh toán nhanh nhưng chi phí cao. * * Tỷ giá chuyển tiền bằng thư (Tỷ giá thư hối – Mail Transfer – M/T) là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng sẽ chuyển lệnh thanh toán bằng thư tín. Đặc điểm: tốc độ thanh toán chậm, chi phí rẻ, không thông dụng trong thanh toán quốc tế. Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả tiền ngay là tỷ giá mà ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. * * Tỷ giá hối phiếu ngân hàng trả chậm là tỷ giá mà ngân hàng bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho khách hàng là người thụ hưởng hối phiếu. Tỷ giá mua và tỷ giá bán là tỷ giá mua ngoại tệ vào và bán ngoại tệ ra của ngân hàng. Khi niêm yết, tỷ giá mua đứng trước tỷ giá bán. Chênh lệch tỷ giá là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá mà ngân hàng có nghĩa vụ giao ngoại tệ ngay sau khi bán. * * Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá mà ngân hàng có nghĩa vụ giao ngoại tệ sau khi bán một thời hạn quy định (30, 60 ngày) Tỷ giá mở cửa là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ đầu tiên trong ngày. Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá của hợp đồng mua bán ngoại tệ cuối cùng trong ngày. Tỷ giá ngoại tệ tiền mặt là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng. * * Tỷ giá ngoại tệ chuyển khoản là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng kèm theo trách nhiệm chuyển ngoại tệ đó vào tài khoản chỉ định cho người thụ hưởng. * * CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tỷ giá hối đoái là gì? 2. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng như thế nào đối với thanh toán quốc tế? 3. Phương pháp yết giá ngoại tệ và ý nghĩa của nó? 4. Nêu các loại tỷ giá hối đoái?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_2_ty_gia_hoi_doai_3351.ppt
Tài liệu liên quan