Tế bào gốc trưởng thành

II TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH 1. Khái niệm: Tế bào gốc trưởng thành chỉ chung những tế bào chưa chuyên hóa được tìm thấy trong mô ở cơ thể trưởng thành, có thể tự làm mới và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt từ nguồn gốc của nó. Những tế bào này thường được đặt tên theo nơi hiện diện: tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc biểu bì 2. Những thuộc tính của AS - Sự sắp đặt chiến lược: một quần thể tế bào gốc được lưu trữ trong mô thì chúng luôn có vị trí đặc biệt. nếu xảy ra sự di cư của tế bào trong mô thì chúng là những tế bào bắt đầu cho dòng di cư này. - Sự tự làm mới: tế bào gốc trong bất kì mô nào cũng là một quần thể có khả năng tự làm mới. mỗi tế bào gốc sẽ phân chia thành một tế bào gốc và một tế bào TAC( transit amplifying cell) do đó số lượng tế bào gốc đươc giữ hằng định. - Số lượng ít: tế bào gốc chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số tế bào của mô hay cơ thể, trong tủy xương quần thể tế báo gốc tạo máu với mật độ thường gặp là 1/10 000 tế bào hay hơn. - Chưa chuyên hóa: trong hầu hết các mô, các tế bào gốc không có sự chuyên hóa chức năng như của con cháu mà chúng tạo ra. - Ít phân chia: các tế bào gốc có chu kì phân chia chậm. chúng hạn chế sự phân chia hơn các tế bào TAC bởi vì sự tổng hợp DNA trong mỗi lần phân chia có khả năng xẩy ra lỗi.

doc8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4945 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tế bào gốc trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG ĐỔ TRUNG HIẾU NGUYỄN QUANG NGUYỆN NGUYỄN THÀNH THUẬN THÁI TRẤN HÀO VÕ MINH QUÝ TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH (ADULT STEM CELL – AS) I PHÂN LOẠI TẾ BÀO GỐC Theo mức độ tiến hóa ta có thể chia tế bào gốc ra làm bốn loại chính: Tb gốc toàn năng Tb gốc vạn năng Tb gốc đa năng Tb gốc đơn năng Theo nguồn gốc phân lập: Tb gốc phôi Tb gốc trưởng thành II TẾ BÀO GỐC TRƯỞNG THÀNH Khái niệm: Tế bào gốc trưởng thành chỉ chung những tế bào chưa chuyên hóa được tìm thấy trong mô ở cơ thể trưởng thành, có thể tự làm mới và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt từ nguồn gốc của nó. Những tế bào này thường được đặt tên theo nơi hiện diện: tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc biểu bì… Những thuộc tính của AS Sự sắp đặt chiến lược: một quần thể tế bào gốc được lưu trữ trong mô thì chúng luôn có vị trí đặc biệt. nếu xảy ra sự di cư của tế bào trong mô thì chúng là những tế bào bắt đầu cho dòng di cư này. Sự tự làm mới: tế bào gốc trong bất kì mô nào cũng là một quần thể có khả năng tự làm mới. mỗi tế bào gốc sẽ phân chia thành một tế bào gốc và một tế bào TAC( transit amplifying cell) do đó số lượng tế bào gốc đươc giữ hằng định. Số lượng ít: tế bào gốc chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số tế bào của mô hay cơ thể, trong tủy xương quần thể tế báo gốc tạo máu với mật độ thường gặp là 1/10 000 tế bào hay hơn. Chưa chuyên hóa: trong hầu hết các mô, các tế bào gốc không có sự chuyên hóa chức năng như của con cháu mà chúng tạo ra. Ít phân chia: các tế bào gốc có chu kì phân chia chậm. chúng hạn chế sự phân chia hơn các tế bào TAC bởi vì sự tổng hợp DNA trong mỗi lần phân chia có khả năng xẩy ra lỗi. Quần thể phụ: vì rất quang trong trong cơ thể nên tế báo gốc có cấu trúc bơm trên màng rất hiệu quả, giúp bảo vệ không cho chất độc hại tràn vào nội bào. Duy trì tính toàn vẹn bộ gen:ngoài thuộc tính không phân chia thường xuyên, các tế bào gốc còn có chiến lược duy trì tính toàn vẹn bộ gen thuyết “mạch bất tử”. Tính mềm dẻo: thuật ngữ tính mềm dẻo đề cập tế bào gốc từ một mô trưởng thành có thể phát sinh thành loại tế bào chuyên hóa chức năng của những mô khác. Nguồn tế bào gốc trưởng thành Tế bào gốc trưởng thành được thu nhận từ các tổ chức trưởng thành như: máu cuống rốn, trung mô cuống rốn, tủy xương,máu ngoại vi, nang lông, tổ chức nảo… Bằng chứng về sự hiện diện của AS Các tế bào cần xác định sẽ được đánh dấu invitro( trong mô sống) và theo dõi kiểu tế bào nào mà cuối cùng chúng biệt hóa thành. Tế bào cần khảo cứu được thu nhận, nuôi, đánh dấu và cấy lại vào cơ thể của một động vật khác để xác định sự phục hồi quần thể mô nguồn gốc của chúng. Các tế bào cần khảo cứu thu nhận, nuôi, thao tác và phát triển in vitro, sau đó them vào môi trường nuôi nhân tố tăng trưởng, hay chuyển gen vào tế bào, sau đó theo dõi sự biệt hóa của chúng. ứng dụng của tế bào gốc trưởng thành điều trị các bệnh tai biến mạch máu não, suy giảm miển dịch, thiếu máu, tổn thương giác mạc, các bệnh máu và bệnh gan, tổn thương tủy sống, liền vết thương da, điều trị ung thư , u não… Tế bào gốc tạo máu Tế bào gốc tạo máu được xếp vào loại tế bào gốc trưởng thành. Đay là các tế bào được tách ra từ máu hay từ tủy xương, chúng có khả năng tự tái tạo, có thể biệt hóa thành các tế bào đặc thù, có thể di chuyển từ tủy xương vào máu. Nguồn gốc: được lấy từ tế bào tủy xương( trung bình 1/100 000 tb gốc tạo máu), máu ngoại vi( cho dòng máu đi qua một hệ thống lọc, hệ thống này cho phép lấy ra các tế bào CD34+ và đưa trở lai cơ thể các tế bào máu khác_ khoản 5-20% lượng tế bào CD34+ thu được là tế bào gốc tạo máu) ứng dụng: + điều trị ung thư máu: các tế bào ung thư máu của bệnh nhân được phá hủy bởi tia phóng xạ hoặc hóa chất và được thây thế bằng tế bào gốc tạo máu lấy từ máu ngoại vi của một ngượi cho phù hợp( thường là anh, chị, em của bệnh nhân những người này thừa hưởng kháng nguyên hòa hợp tổ chức tưởng tự bệnh nhân, do đó giảm thiểu phản ứng thải mô ghép hoặc phản ứng ghép chống chủ. + dùng tế bào gốc tạo máu cứu nguy cho các trường hợp hóa trị liệu và xạ trị liệu trong điếu trị ung thư: biện pháp này còn được gọi là ghép tế bào gốc tự thân. Với mục đích này tế bào gốc được huy động từ tủy xương vào máu rồi đươc thu giữ, bảo quảng trong khi bệnh nhân được điều trị hóa chất hoặc tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi cơ thể bệnh nhân đã thanh lọc hết hóa chất/tia xạ, bệnh nhân được nhận lại tế bào gốc của chính mình. Vợi biện pháp điều trị này không có vấn đề bất đồng miễn dịch dẫn đến thải ghép. Tuy nhiên đôi khi tế bào ung thư vô tình được thu gom và truyện trở lại cho bệnh nhân cùng với tế bào gốc. so sánh giữa tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTế bào gốc trưởng thành.doc