Tập tính của động vật và hình thành tập tính học được ở người

15. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? (Trả lời- Có hệ thần kinh phát triển và tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hình thành các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm) 16. Cơ sở sinh học của tập tính là A. phản xạ. B.hệ thần kinh. C.cung phản xạ. D.trung ương thần kinh. 17.Tập tính có ý nghĩa: A. Giúp động vật khỏe mạnh hơn C. Giúp động vật sinh trưởng tốt hơn B. Giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện sống D. Giúp gia tăng số loài

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập tính của động vật và hình thành tập tính học được ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT VÀ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC Ở NGƯỜI I. NỘI DUNG DỰ ÁN Mô tả dự án Dự án này gồm các bài phần B Chương II/ Phần bốn: Sinh học cơ thể – Sinh học 11 THPT + Bài 31, 32: Tập tính của động vật + Bài 33: Thực hành: Xem phim tập tính của động vật Nội dung của dự án 2.1 Tập tính là gì? 2.2. Các loại tập tính 2.2. 1. Tập tính bẩm sinh: 2.2. 2. Tập tính học được 2.3. Cơ sở thần kinh của tập tính: 2.4. Một số hình thức học tập ở động vật 2.5. Một số dạng tập tính phổ biến của động vật 2.5. 1. Tập tính kiếm ăn 2.5. 2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ 2.5. 3. Tập tính sinh sản. 2.5. 4. Tập tính di cư 2.5. 5. Tập tính xã hội. 2.6.Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. Thời lượng: Số tiết học trên lớp: 3 tiết. Thời gian học ở nhà 1 tuần. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN Mục tiêu dự án[4] Sau khi học xong dự án này HS có khả năng: Kiến thức + Nêu được một số tập tính của động vật thông qua các ví dụ tự chọn, từ đó nêu lên định nghĩa về tập tính động vật. + Phân biệt các loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được trong đời sống cá thể và bầy đàn. + Phân tích được ý nghĩa của các tập tính đối với đời sống của động vật và cơ sở thần kinh của các tập tính động vật. + Nêu được một số hình thức học tập của động vật + Phân biệt được các hình thức học tập của động vật thông qua biểu hiện, ý nghĩa của chúng + Nêu và phân tích được đặc điểm một số dạng tập tính phổ biến của động vật +Có ý thức ứng dụng các hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất. +Phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính lãnh thổ, tập tính bầy đàn) qua các vd cụ thể Kỹ năng - Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm - Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các tập tính, cơ sở thần kinh của tập tính, hình thức học tập và các tập tính phổ biến của động vật - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ, clip - Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp -Kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm Thái độ - Say mê nghiên cứu khoa học về vấn đề tập tính ở động vật - Hứng thú và quan tâm với công tác huấn luyện vật nuôi ở điạ phương. - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài động vật Năng lực STT Tên năng lực Các kỹ năng thành phần Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Các kỹ năng sinh học cơ bản: Vận dụng các kiến thức về phản xạ (PX) giải thích các đặc điểm và cơ chế của tập tính ở động vật Năng lực thu nhận và xử lý thông tin Các phương pháp thu nhận, xử lý thông tin: Phương pháp sinh học: phân tích kênh hình và kênh chữ trong các sơ đồ, các tài liệu SGK, báo chí ... Các phương pháp khác: vận dụng các kiến thức đa môn, liên môn phân tích các cơ chế, giải thích hành vi các tập tính phổ biến của động vật... Năng lực nghiên cứu khoa học Các kỹ năng khoa học: Quan sát hành vi ở động vật; phân tích mối quan hệ giữa kiến thức lý thuyết và vận dụng thực tế trong công tác nghiên cứu và huấn luyện thú Xử lý và trình bày thông tin dạng sơ đồ, ảnh chụp... Xây dựng các giả thuyết khoa học và hình thành các phương án, biện pháp chứng minh giả thuyết trong thực tiễn Năng lực tính toán Lên kế hoạch, dự đóan thời gian cần thiết huấn luyện thú Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích, so sánh thông qua so sánh các đặc điểm các loại tập tính, phân tích các đặc điểm các dạng tập tính phổ biến ở động vật Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua thuyết trình, thảo luận, tranh luận, trao đổi kiến thức với nhau và với GV. 2. Chuẩn bị của GV và học sinh: 2.1 Chuẩn bị của GV - Các hình ảnh, video minh họa về PX, các hình thức học tập của động vật - Bảng hoạt động nhóm, máy chiếu v.v... 2.2 Chuẩn bị của học sinh: Tìm kiếm các thông tin và hình ảnh liên quan đến dự án 3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập: Dạy học theo dự án Hoạt động 1: I. Tập tính là gì và phân loại tập tính (18phút) B1. Chuẩn bị: Trước khi vào tiết HS chuẩn bị bài ở nhà. B2. Hoạt động trên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Cho các VD về tập tính (?)-Nêu ra nhận xét chung, ý nghĩa của từng VD. (?)-Khái niệm tập tính. (?)-Từ khái niệm hãy cho biết thực chất của tập tính là gì? (?)-Vậy tập tính có ý nghĩa gì đối với động vật? GV: Hoàn chỉnh GV-Có mấy loại tập tính ? (?)- Thế nào là tập tính bẩm sinh ? Đặc điểm?Cho ví dụ minh họa (?)-Thế nào là tập tính học được ? Cho ví dụ minh họa (?)-Thế nào là tập tính hỗn hợp ?Cho ví dụ GV: Trong ba tập tính nêu ở mục I ,tập tính ở ví dụ nào là tập tính bẩm sinh, tập tính ở ví dụ nào là tập tính học được và nêu rõ lý do. GV: Chỉ định nhóm trả lời. GV : Nhận xét và bổ sung GV: Đặt vấn đề: Trong ví dụ 30.3 có người cho rằng đó là tập tính bẩm sinh ? Vì sao ? GV: Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt đó là tập tính bẩm sinh hay học được. HS: Tự nghiên cứu các hiện tượng và thảo luận trong nhóm, phân tích ý nghĩa của từng hiện tượng đối với đời sống của từng loại động vậtà nhận xét chung và nêu định nghĩa. -Nêu được ý nghĩa: động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại Sử dụng sgk và các kiến thức thực tế trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Cơ sở thần kinh của tập tính( 15 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Tổ chức cho HS nghiên cứu SGK, yêu cầu HS trả lời (?) Hãy nhắc lại thực chất của tập tính là gì ? GV: Giải thích thêm PX được thực hiện nhờ cung phản xạ. Khi số lượng các xináp trong cung PX tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. (?) Hãy cho biết có mấy loại PX ? Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng? (?) Tập tính bẩm sinh thuộc loại PX nào ? Có đặc điểm gì ? (?) Tập tính học được thuộc loại PX nào ? Có đặc điểm gì ? (?) Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao? GV: Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có nhiều tập tính học được ? +1 chuỗi các PX có điều kiện (PXCĐK) -(Kích thích® Thụ quan ®hệ thần kinh ® cơ quan thực hiện ® hành động) -2 loại PX + PX không điều kiện (PXKĐK): do gen quy định. Vì vậy thường bền vững không thay đổi. + PXCĐK: do học tập rèn luyện mà có. Vì thế dễ thay đổi. + Hệ thần kinh có cấu tạo đơn giản Số lượng tế bào thần kinh không nhiều → Khả năng học tập rất thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn .Tuổi thọ ngắn - Có hệ thần kinh phát triển, có tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều PX có điều kiện , hình thành các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm Hoạt động 3: Một số hình thức học tập ở động vật ( 20phút) B1: Chuẩn bị Trước khi vào bài 1 tuần, GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu các hình thức học tập ở động vật B2: hoạt động trên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi (?) + Ở động vật có những hình thức học tập nào? (?)+Phân biệt các hình thức học tập? Kiểu học tập Khái niệm Ví dụ Quen Nhờn In vết Điều kiện hoá đáp ứng Điều kiện hoá hành động Học Ngầm Học khôn GV nhận xét, bổ sung → kết luận HS trả lời theo sự chuẩn bị Các HS khác bổ sung Hoạt động 4: Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật và ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.(70 tiết) B1: Chuẩn bị: Trước khi vào tiết 2 tuần, GV chia HS thành 7 nhóm, mỗi nhóm 4-6 em. Yêu cầu HS hoàn thành tìm hiểu các dạng tập tính phổ biến ở động vật theo phân công như sau: + Nhóm 1-5: Mỗi nhóm phụ trách tìm hiểu 1 dạng tập tính, nội dung gồm: Tên tập tính -Biểu hiện cụ thể -Có ở nhóm động vật nào? 2Vd cụ thể -Ý nghĩa của tập tính đó với đời sống động vật + Nhóm 6: Huấn luyện thú (3 HS) Nhiệm vụ của nhóm là trong thời gian 3 tuần huấn luyện 1 số vật nuôi thực hiện một vài hành động nào đó, Vd như làm xiếc, tập đi vệ sinh đúng nơi quy định, tập cho ăn khi nghe tiếng huýt sáo... ghi hình lại quy trình huấn luyện và thành quả đạt được + Nhóm 7: Biểu diễn kỹ năng (3 HS) Nhiệm vụ các thành viên trong nhóm là tập luyện và biểu diễn trước lớp 1 tiết mục múa, xiếc, hay biểu diễn nhạc cụ, là kết quả của sự hình thành tập tính học được Các nhóm báo cáo trước lớp dưới hình thức 1 bài power point ngắn hoặc 1 bài thuyết trình có hình ảnh minh họa hỗ trợ B2: Hoạt động trên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo các nội dung đã chuẩn bị Yêu cầu HS bổ sung, GV tổng hợp và hoàn chỉnh nội dung GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi (?) + Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo về mùa màng..) (?)+ Cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người GV nhận xét, bổ sung → kết luận Các nhóm trình bày báo cáo Các nhóm khác bổ sung HS nghiên cứu SGK và trả lời III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của HS qua chủ đề Nội dung Mức độ nhận thức Các NL hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tập tính là gì - Định nghĩa được tập tính ở động vật (3). -Nêu được ý nghĩa tập tính (17) - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học. Các loại tập tính -Mô tả được đặc điểm đặc trưng mỗi loại tập tính (19) - Phân nhóm được một số tập tính cơ bản của động vật (5, 11) Giải thích được cơ sở hình thành rất nhiều tập tính học được ở động vật bậc cao (15) Phân biệt được 2 loại tập tính (12) -Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức về sinh học. -Phát triển tư duy phân tích, so sánh -Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình Cơ sở thần kinh của tập tính Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính (16) Nhận biết yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ phức tâp của tập tính (20) -Năng lực tự học, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu về cơ sở khoa học của tập tính Một số hình thức học tập ở động vật - Liệt kê được các hình thức học tập ở động vật (13) - Kể ra được biểu hiện các hình thức học tập ở động vật (2,4,18). -Trình bày được cơ sở khoa học các hình thức học tập ở động vật (8,10) Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh học về sinh sản hữu tính ở động vật. -Phát triển tư duy phân tích, so sánh Một số dạng tập tính phổ biến của động vật -Liệt kê được các tập tính phổ biến ở động vật.(9) -Phân tích đượccác đặc điểm cơ bản các tập tính động vật (1,6) - Phân loại được một số tập tính phổ biến ở động vật (14,7) -Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tri thức sinh. -Kỹ năng quan sát , phân tích kênh hình, tổng hợp so sánh Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất. Tổng số (câu) 8 (40%) 6 (30%) 4 (20%) 2 (10%) Bài tập/ câu hỏi kiểm tra chủ đề:[1,5] Trong tổ ong mật, quyền lực của ong chúa được duy trì bởi A.Ong chúa có quyền đẻ trứng B. Ong chúa tiết pheromon C.Ong chúa khỏe nhất đàn D. Ong chúa kích thích sự phát triển giới tính của ong thợ (kích thích ong thợ đẻ trứng) Hiện tượng chó sẽ không cắn, sủa nữa nếu người khách lạ vào nhà nhiều lần là tập tính có được do A. in vết . B.học ngầm. C. quen nhờn. D.học khôn. Tập tính động vật là A.tất cả những hoạt động giúp chúng thích nghi với môi trường sống để tồn tại. B.những hoạt động cơ bản của động vật khi sinh ra đã có. C.sự tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường. D.sự phản ứng lại các kích thích của môi trường. Hình thức học tập sau chỉ có ở động vật thuộc bộ linh trưởng và người A. in vết B.học ngầm. C. học khôn. D.quen nhờn. Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính A. bản năng. B. Sinh sản. C.học được. D.vừa là bản năng vừa là học được. Đặc tính quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn là tính A. lãnh thổ. B. thân thiện. C. hung dữ. D.quen nhờn. Mối thợ, mối lính thuộc loại mối Amitermes hastatus lao động suốt cả cuộc đời phục vụ cho sự sinh sản của mối chúa, nuôi dưỡng ấu trùng, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ tổ. Đây là loại tập tính A.vị tha. B.thứ bậc. C.sinh sản. D.kiếm ăn. Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật đó là kết quả của quá trình thành lập A. các tập tính. B.phản xạ không điều kiện. C.cung phản xạ. D. phản xạ có điều kiện. Ong, kiến sống thành bầy đàn là tập tính: A.Kiếm ăn B.Bảo vệ lãnh thổ C. Xã hội D.A,B,C đúng “Hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời” là cơ sở của hình thức học tập: A.Quen nhờn B.Học hỏi C.Học ngầm D.Điều kiện hóa Sáo, vẹt nói được tiếng người. Đây thuộc loại tập tính bẩm sinh. B.bản năng. C.B, D đúng D. học được. Trong các đặc điểm sau: I. Sinh ra đã có, II. Mang tính bản năng, III. Có thể thay đổi theo hoàn cảnh sống, IV. Được quyết định bởi yếu tố di truyền. Đa số tập tính bẩm sinh không có đặc điểm là A.I,II B.III C.I,II,III D.IV Hình thức học tập chủ yếu của động vật là: A.Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học khôn Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa hành động, học ngầm, học khôn Quen nhờn, điều kiện hóa đáp ứng, in vết, học ngầm, học khôn Quen nhờn, in vết, điều kiện hóa đáp ứng, điều kiện hóa hành động, học tập Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính A.vị tha. B.ve vãn. C.thứ bậc. D.lãnh thổ. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? (Trả lời- Có hệ thần kinh phát triển và tuổi thọ dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hình thành các tập tính phức tạp thích ứng với điều kiện sống rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm) 16. Cơ sở sinh học của tập tính là A. phản xạ. B.hệ thần kinh. C.cung phản xạ. D.trung ương thần kinh. 17.Tập tính có ý nghĩa: A. Giúp động vật khỏe mạnh hơn C. Giúp động vật sinh trưởng tốt hơn B. Giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện sống D. Giúp gia tăng số loài 18.Hình thức học một cách không có ý thức, khi có nhu cầu thì tái hiện là: A. học ngầm B. học khôn C.học vẹt D. Học lóm 19. Nhiều tập tính động vật hình thành và biến đổi được là do: A. di truyền B. bẩm sinh C. học được D.câu A,B đúng 20. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên chủ yếu nhờ A. kích thước cơ thể tăng C. Môi trường sống phức tạp B. Nhiều kẻ thù D. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdu_an_tap_tinh_8998.doc