Tâm lý học lao động

Các s ố l i ệu thống kê gần đây nhất cho thấy , t rên thế gi ới hàng năm có khoảng 250 t ri ệu người bị tai nạn l ao động. Trong đó có 330 nghìn người bị chết , hàng t răm t ri ệu người bị thương nặng. Ngoài ra, còn hàng chục t ri ệu người khác bị m ắc các bệnh nghề nghi ệp. Ở V i ệt Nam , theo s ố l i ệu chưa đầy đủ công bố năm 1999, hàng năm cả nước có khoảng 100 nghìn người bị tai nạn l ao động, t rong đó có 360 người bị chết , hàng ngàn người bị thương, hơn 10 nghìn người m ắc bệnh nghề nghi ệp (t rên thực tế s ố người m ắc bệnh nghề nghi ệp còn cao hơn nhi ều).

pdf350 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4232 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững nhóm hướng về các mối quan hệ. Nhưng, đồng thời, năng suất lao động của những thành viên trong một nhóm có ảnh hưởng tới tình trạng của không khí tâm lí xã hội. Tương đông tâm lí Trong một mức độ nhất định, không khí tâm lí của nhóm lao động phụ thuộc vào sự tương đồng về tâm lí của các thành viên trong nhóm, tức là phụ thuộc vào khả năng hoạt động phối hợp cùng nhau giữa các thành viên. Hoạt động phối hợp này là dựa trên sự kết hợp tối ưu các thuộc tính tâm lí của họ. Như vậy khi xây dựng các nhóm lao động, cần phải tính đến không chỉ những phẩm chất tâm lí cá nhân, mà cả những hậu quả có thể có do việc hợp nhất nhiều người thành một nhóm, bởi vì đó không phải là một số cộng đơn giản các cá thể tham gia vào thành phần của nó. Người ta chia ra hai loại tương đồng tâm lí a) Tương đồng tâm - sinh lí là sự giống nhau trong xu hướng của các phản ứng tâm - sinh lí và sự đồng hoá nhịp điệu hoạt động tâm lí của nhiều người. b) Tương đồng xã hội - tâm lí, là sự kết hợp tối ưu các kiểu hành vi của nhiều người trên cơ sở những hứng thú, nhu cầu, xu hướng. Các công trình nghiên cứu tâm lí xã hội đã chỉ ra những người tương đồng về tâm lí với nhau nhất là những người có chung các thuộc tính tâm lí nào đó. Chẳng hạn, những người có chung một nhu cầu tiếp xúc cao thì tác động qua lại với nhau tốt hơn. Mặt khác những người có hệ thần kinh mạnh sẽ tiếp xúc, giải quyết các nhiệm vụ phối hợp khác nhau với những người có hệ thần kinh yếu hơn một cách hiệu quả hơn và ngược lại những người này có thể bổ sung tốt cho nhau. Câu hỏi ôn tập 1. Nêu các phương thức sử dụng các thiết bị trình bày thông tin trong hệ thống. 2. Hãy trình bày về dụng cụ chỉ báo các kim chỉ như là một trong những cái chỉ báo quan trọng được dùng nhiều trong công nghiệp. 3. Nên các nguyên tắc phân bố các cái chỉ báo trên bảng điều khiển. 4. Nêu và phân tích các chức năng của bộ phận điều khiển? 5. Nêu các quy luật của sự lựa chọn các kiểu bộ phận điều khiển? 6. Phân tích một số khía cạnh tâm lí trong việc thiết kế bộ phận điều khiển? 7. Phân tích tầm quan trọng của các số liệu nhân trắc đối với việc bố trí nơi làm việc của công nhân. 8. Nếu một số đặc điểm của vận động lao động trong hoạt động công nghiệp. 9. Kích thước của không gian làm việc và sự bố trí các thiết bị ở nơi làm việc? 10. Phân tích vai trò của ánh sáng trong sản xuất công nghiệp? 11. Phân tích vai trò của màu sắc trong sản xuất công nghiệp? 12. Phân tích vai trò của âm nhạc trong sản xuất? 13. Hãy phân tích khái niệm "Môi trường xã hội" với tư cách là một thành tố của hệ thống "người - máy - môi trường" trong lao động công nghiệp? 14. Hãy nêu các cấu trúc của nhóm nhỏ lao động công nghiệp. 15. Phân tích ảnh hưởng của không khí tâm lí xã hội đến năng suất lao động trong các nhóm lao động công nghiệp. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG Một trong những vấn để quan trọng đặt ra trong công nghiệp là sự cố gắng của con người trong lao động, hiệu quả của một số yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Đối với vấn đề thứ nhất, có hai khía cạnh cần quan tâm là: a) Khả năng làm việc của con người có những giới hạn nhất định, nếu bị coi nhẹ sẽ dẫn đến cố gắng quá mức của con người, dẫn đến mệt mỏi; b) Trong điều kiện huy động khả năng làm việc dưới hạn và hoạt động lập lại đều đều sẽ xuất hiện số đơn điệu. Kết quả là làm giảm năng xuất lao động và có thể đưa đến những trường hợp bất hạnh trong sản xuất. Trong chương này chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố có liên quan với nhau trong quá trình người công nhân thực hiện hoạt động lao động. Đó là: a) Tính đơn điệu trong sản xuất; b) Sự mệt mỏi; c) Sức làm việc và d) Các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và vấn đề an toàn lao động. 1. Tính đơn điệu Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 2. Sự mệt mỏi 3. Sức làm việc 4. Các giờ giải lao 5. Các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và sự an toàn lao động 6. Ngăn ngừa các trường hợp bất hạnh trong sản xuất Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Sự tiến bộ kỹ thuật đã làm thay đổi cơ bản nội dung và tính chất của lao động. Nhìn chung, quá trình phát triển của kỹ thuật đã nâng cao những yêu cầu đối với hoạt động tư duy của người công nhân, thúc đẩy sự phát triển các năng lực trí tuệ và sức sáng tạo của họ. Nhưng, cùng với xu thế vạn năng hoá công việc và nâng cao nội dung sáng tạo của lao động, sự tiến bộ kỹ thuật lại khơi sâu thêm sự phân công lao động và sự chuyên môn hoá người công nhân. Mức độ chia nhỏ quá trình lao động đặc biệt lớn ở các công việc lắp ráp bằng tay kiểu dây chuyền cũng như ở những công việc đứng máy được thực hiện bằng các công cụ chuyên môn hoá. Cùng với những thao tác dài, đa dạng về nội dung trong các loại hình lao động ấy, lại có những thao tác cực kỳ ngắn ngủi và đều đều. Với số chia nhỏ thao tác như vậy, lao động của con người chỉ là một tổng số những thao tác đơn giản nhất. 1. Tính đơn điệu Trong một mức độ đáng kể, tình trạng đó là một quy luật. Sự phân hoá sâu sắc quá trình lao động là một đặc điểm của thời kỳ tự động hoá bộ phận, đặc trưng cho nền sản xuất hiện đại. Sự phân chia một cách chi tiết các quá trình lao động là cơ sở cho sự tự động hoá hoàn toàn nền sản xuất liên quan đến vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau. Một số tác giả cho rằng, sụ phân chia quá nhỏ quá trình lao động là một hiện tượng không thể tránh khỏi do sự tiến bộ kỹ thuật gây nên. Thậm chí, một số tác giả còn cho tính đơn điệu của lao động được chia nhỏ là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nhân cách. Sự thật, trong một số loại hình lao động có thể sử dụng hoạt động đơn điệu để suy nghĩ một số vấn đề nào đó, nhằm tìm kiếm những con đường hoàn thiện quá trình sản xuất nói chung. Nhưng điều đó không thể là cơ sở để cho rằng tính đơn điệu của lao động là một nhân tố phát triển nhân cách được. Sự tự động hoá các động tác, khả năng thực hiện công việc bằng cơ giới chỉ có ý nghĩa tích cực chừng nào nó có thể tạo ra những điều kiện nhất định, tạo tiền đề cho con người tập trung chú ý vào mặt sáng tạo, phức tạp hơn của lao động. Còn nếu như toàn bộ hoạt động lao động chỉ là một tổng số các cử động đơn giản, được lặp lại hàng ngàn lần trong một ca sản xuất, nếu như toàn bộ quá trình được quy định một cách chặt chẽ về không gian và thời gian, thì khó có thể nói đến những thể hiện sáng tạo. Tính đơn điệu của lao động có tác động rõ rệt đến cơ thể người công nhân, làm cho họ bị mệt mỏi trước thời gian. Cơ chế tác động của tính đơn điệu trong lao động là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế), tác dụng này được thể hiện càng mạnh, thì khu vực vỏ não được kích thích càng bị giới hạn hẹp lại. Đó là một quy luật thần kinh cấp cao có tác động giống nhau ở mọi công nhân cùng làm việc bằng những thao tác đơn điệu, lặp đi lặp lại đều đều. Ảnh hưởng xấu của tính đơn điệu thể hiện ở chỗ làm mất hứng thú đối với công việc, gây nên sự đánh giá quá mức về độ dài của thời gian làm việc, ngày làm việc dường như dài hơn, người công nhân không đợi đến hết ca sản xuất được vì buồn ngủ. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy rõ những đặc điểm tâm lí cá nhân của những người khác nhau trong phản ứng của họ đối với công việc đơn điệu. Một số kết quả chỉ ra rằng, thái độ đối với lao động phần lớn phụ thuộc vào tính chất và nội dung của bản thân công việc và một phần nhỏ được quyết định bởi những nhân tố nằm ngoài quá trình lao động (những điều kiện lao động, tiền lương, các nhân tố sinh hoạt v.v...). Cho đến nay vẫn có những ý kiến cho rằng quá trình lao động càng được chia nhỏ bao nhiêu thì hiệu suất của nó càng cao bấy nhiêu. Thực tế, việc chia nhỏ lao động và thực hiện nó một cách song song ở những địa điểm khác nhau đã trút ngắn thời gian sản xuất, hạ thấp thời gian chung cho cả chu trình sản xuất. Việc chia nhỏ quá trình lao động làm giảm nhẹ việc trang bị cho những nơi sản xuất, giảm bớt việc sử dụng các phương tiện cơ giới hoá, rút bớt số lượng động tác lao động, tạo nên những điều kiện ổn định của hoạt động lao động, đồng thời tạo điều kiện cho công nhân nắm được những kỹ xảo cần thiết thột cách nhanh chóng hơn. Do đó nâng cao được năng suất lao động. Nhưng thực tế hoạt động của các xí nghiệp và những tài liệu nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, có một giới hạn mà sau nó, sự chia nhỏ hơn nữa quá trình lao động sẽ trở thành không có lợi, kìm hãm việc tiếp tục nâng cao năng suất lao động. Như vậy, việc chia nhỏ quá trình lao động chỉ có lợi đến một giới hạn nhất định. Nhưng, giới hạn đó được xác định bằng cái gì? Những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng: giới hạn đó được xác định bằng mức độ có thể cho phép của tính đơn điệu của lao động. Khái niệm về "Tính đơn điệu" thường gắn với sự lao động nhằm thực hiện những thao tác ngắn hạn và đều đều. Nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến về tiêu chuẩn của mức độ đơn điệu của công việc. Một số ý kiến cho "tính đơn điệu" là đặc điểm khách quan của bản thân quá trình lao động, một số khác lại cho nó là một trạng thái tâm lí của con người, trạng thái này là hậu quả của sự đều đều của công việc. Chúng ta không phủ nhận ý kiến thứ hai, nhưng điều đó không thể là cơ sở để phủ nhận tính đơn điệu như là một hiện tượng tồn tại khách quan đối với quá trình lao động và có ảnh hưởng không thuận lợi đối với tuyệt đại đa số công nhân. Bởi vậy muốn chống lại tác hại của tính đơn điệu thì trước hết phải thay đổi bản thân quá trình lao động, xây dựng nó một cách hợp lí. Những công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học về lao động của Liên Xô đã cho phép xác định mức độ có thể cho phép của tính đơn điệu và các con đường khắc phục ảnh hưởng xấu của nó tới người công nhân. Các nhà nghiên cứu đã lấy thời gian của thao tác lao động. kết hợp với số lượng, nội dung và tính chất của các thành phần cấu tạo nên thao tác, làm tiêu chuẩn cho mức độ đơn điệu của thao tác lao động. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: với thời gian của các thao tác lao động mà ngắn hơn 30 giây thì những chuyển biến của các chức năng tâm sinh lí của người công nhân vượt hơn mức bình thường. Những thao tác có thời gian là 30 giây hay hơn nữa thường hay gây nên sự thoả mãn. Từ đó, người ta đi đến kết luận là, thời gian của thao tác lao động dài 30 giây là thời gian tới hạn. Tuy nhiên, có thể có trường hợp thao tác đủ tiêu chuẩn về độ dài thời gian nhưng lại chỉ là sự thực hiện những động tác giống nhau. Cho nên, cần phải tính đến cả thành phần của thao tác nữa. Theo quan điểm tâm - sinh lí thì, một thao tác được chấp nhận là một thao tác bao gồm các thành phần mà trong đó gánh nặng được luân chuyển cho các cơ quan cảm giác khác nhau hay các phần khác nhau của cơ thể người công nhân. Theo sự chỉ dẫn của các nhà tâm lí học thì một thao tác lao động cần phải bao gồm không dưới 5 thành phần khác nhau. Trong nhiều ngành công nghiệp, nhất là ngành chế tạo máy, có nhiều thao tác sản xuất không đáp ứng được yêu cầu trên. Vì vậy, cần tìm những biện pháp để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của công việc đơn điệu. Sau đây là một số biện pháp chính: a) Hợp nhất nhiều thao tác ít súc tích thành những thao tác phức tạp, đa dạng hơn. Biện pháp này có thể làm tăng năng suất lao động lên 5% và tăng sản phẩm loại I lên 6 - 8%. Nhưng biện pháp này chỉ có hiệu quả khi các thành phần được hợp nhất phải khác nhau về những đặc điểm tâm - sinh lí của mình. Chẳng hạn không được hợp nhất các thành phần đòi hỏi sự chú ý căng thẳng, sự kiểm soát liên tục của mắt thành một thao tác. Tốt nhất là nên hợp nhất thành một thao tác các thành phần mà việc thực hiện nó có liên quan với sự hoạt động của các cơ quan cảm giác khác nhau. b) Luân phiên công nhân làm các thao tác sản xuất khác nhau. nếu như thực hiện lâu những thao tác đó sẽ gây nên sự đơn điệu. Thực chất của biện pháp này là: trong thời gian một ca sản xuất và đôi khi trong một tuần lao động người công nhân di chuyển từ một thao tác này sang một thao tác khác. Sự luân phiên thực hiện những thao tác đơn giản nhưng khác nhau làm cho lao động của người công nhân trở nên hứng thú hơn, đỡ nhàm chán và thường làm tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm (khoảng 10 – 15%). c) Thay đổi nhịp độ của các động tác trong băng chuyền. Sự thay đổi có điều chỉnh nhịp độ trong thời gian một ngày làm việc sẽ hạ thấp tính đơn điệu và sự đều đều của công việc. Biện pháp này được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác. d) Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi có cơ sở khoa học vào sản xuất và sử dụng thể dục sản xuất. e) Sử dụng các phương pháp tác động thẩm mĩ khác nhau trong thời gian sản xuất, nhất là âm nhạc. f) Nghiên cứu và sử dụng các hệ thống khen thưởng vật chất và tinh thần một cách chính xác. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động như là kết quả của sự cố gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi bình diện: sinh hoá, sinh lí, tâm lí mệt mỏi, là kết quả sự tích luỹ và tác động của các yếu tố khác nhau như: sự cố gắng về thể chất, về trí tuệ, cảm giác, những yếu tố môi trường vật lí cường độ và tần suất các vận động, sự đơn điệu, tình trạng sức khoẻ của cơ thể dinh dưỡng không hợp lí, các yếu tố xã hội. Mệt mỏi có thể được biểu hiện ở sự giảm khả năng lao động dẫn đến giảm năng suất lao động ở những biến đổi về sinh lí (trong hoạt động cơ bắp cũng như hoạt động thần kinh trung ương) và tâm lí (tăng số lỗi, không bao quát được hết trường tri giác, các phản ứng trả lời bị thay đổi). Khía cạnh động cơ - xúc cảm đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện trạng thái mệt thỏi. Bởi vì động cơ và xúc cảm là giá đỡ động năng của hành 2. Sự mệt mỏi động, cho nên sự biến đổi những yếu tố này có thể làm nảy sinh hoặc che dấu sự mệt mỏi. Mệt mỏi chính là một phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ cơ thể. Sự lao động được tổ chức không hợp lí sẽ dẫn đến sự tiêu tốn nhiều năng lượng. Nếu quá mệt thì cơ thể sẽ suy sụp, cho nên biết mỏi là một hiện tượng khách quan, con người có làm việc thì có mệt mỏi. Theo nhiều tác giả, nên phân biệt hai nhóm khái niệm "mệt mỏi" và "mệt nhọc". Mệt mỏi là một khái niệm sinh lí học, đó chỉ là những biến đổi sinh lí trong cơ thể người công nhân, do sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình hoạt động gây nên. Còn "mệt nhọc" là một khái niệm tâm lí học, đó là sự thể nghiệm mệt mỏi, một trạng thái tâm lí nảy sinh khi đó. Hai khái niệm này có liên quan với nhau. nhưng không đồng nhất: mệt nhọc do mệt mỏi gây ra, nhưng có thể có trường hợp mệt mỏi nhiều mà mệt nhọc lại ít, hoặc mệt mỏi ít mà mệt nhọc lại nhiều. Bao giờ mệt nhọc cũng là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Các nhà tâm lí học phân biệt ba loại mệt mỏi khác nhau: a) Mệt mỏi chân tay (cơ bắp) là sự mệt mỏi do các loại lao động chân tay tạo ra. b) Mệt mỏi trí óc (mệt óc), là sự mệt mỏi do các loại lao động trí óc tạo nên. c) Mệt mỏi cảm xúc, là sự mệt mỏi do hoàn cảnh "chừ đợi thụ động" tạo nên, hoặc do những tình huống căng thẳng trong lao động tạo nên. Sự phân chia trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế sản xuất, sự mệt mỏi của người lao động thường có dạng tổ hợp của ba loại trên vì các loại mệt mỏi đó có liên quan với nhau. Như ta đã thấy sự mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi thực hiện quá trình lao động. Vấn đề là ở chỗ phải làm thế nào để cho sự mệt mỏi không xảy ra sớm. Muốn thế, phải tìm hiểu các nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong sản xuất để đề ra biện pháp ngăn chặn sự mệt mỏi quá sớm. Theo các nhà tâm lí học, có ba loại nhân tố gây ra mệt mỏi: a) Nhân tố cơ bản, là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lí. b) Nhân tố bổ sung, là nhân tố mà bản thân nó trong điều kiện nhất định, cũng có thể trực tiếp gây ra sự mệt mỏi. c) Nhân tố thúc đẩy là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dàng xảy ra. Do vậy biện pháp chính để ngăn ngừa không cho biết mệt mỏi xẩy ra sớm là sự tổ chức hợp lí bản thân quá trình lao động. Ngoài ra, các biện pháp cải thiện hoàn cảnh và phương tiện, điều kiện lao động cũng có ý nghĩa quan trọng. Khi sự mệt mỏi được giảm bớt, thì sức làm việc được nâng lên. Đánh giá sự mệt mỏi Ngày nay, vấn đề mệt mỏi không chỉ được đặt ra dưới góc độ năng lượng và cơ bắp mà cả góc độ tâm lí. Cho nên tình trạng mệt mỏi cần phải được xem xét nhiều khía cạnh như: ở mức độ yêu cầu của một hoạt động nhất định, giới hạn tối đa của yêu cầu đó, phương thức tối ưu để cân bằng hoạt động với nghỉ ngơi. Hiện tượng mệt mỏi phải được nghiên cứu theo một quan điểm toàn diện, hệ thống nhằm vào con người, máy móc, sản phẩm, môi trường vật lí và xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu hiện tượng mệt mỏi cần có sự phối hợp giữa các nhà sinh lí học, tâm lí học và các kỹ sư. Xuất phát từ sự đánh giá mức độ phức tạp của các thao tác lao động, người ta đã đưa ra các tiêu chí sau đây khi phân tích một tâm - sinh lí học của hoạt động, số lượng của thao tác phụ và các điều kiện logic, mức độ thống nhất trong sự phân bố các phương án có thể có để thực hiện một algôrit, cường độ thay đổi của hoạt động, khối lượng thông tin cần xử lí, mức độ rập khuôn (đơn điệu), sự phức tạp về logic và sự căng thẳng về xúc cảm. Một tập thể các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến hai tiêu chí chủ yếu trong việc xác định mức độ yêu cầu của hoạt động đối với con người, đó là:: a) Mức độ yêu cầu đối với các quá trình tâm lí và vận động khác nhau trong các loại hình hoạt động khác nhau; b) Mức độ phức tạp của các quá trình này. Đối với mỗi quá trình tâm lí: các tác giả đã xác định nhiều mức độ phức tạp khác nhau: - Đối với quá trình tri giác: tiếp nhận giản đơn một tín hiệu, tiếp nhận, so sánh và phân tích tín hiện bằng tri giác, so sánh liên tục, lặp đi lặp lại hoặc so sánh các tín hiệu trong một khoảng thời gian dài, tìm kiếm một cách tích cực và lựa chọn thông tin. - Đối với quá trình trí nhớ: tái tạo đơn giản hoặc lưu giữ thụ động các dữ liệu; duy trì và tái tạo một số yếu tố tĩnh, tái tạo có chọn lọc các thông tin, tái tạo có chọn lọc một loạt yếu tố phức tạp. - Đối với tư duy: xác lập một số quan hệ đơn giản; xác lập một số quan hệ phức tạp dựa trên việc so sánh bằng trí tuệ với một thang chuẩn phức tạp, lựa chọn một số quan hệ mang tính nguyên nhân sâu hơn; đề xuất một số chiến lược riêng để giải quyết các tình huống. - Đối với hành động: phản xạ vận động đơn giản, một quãng thao tác đơn giản triển khai theo một mô hình; một quãng thao tác phức tạp hơn; một loạt quãng thao tác phức tạp. Khi xác định mức độ yêu cầu đối với các quá trình tâm lí và vận động của các hoạt động, cần xuất phát từ chỗ hiểu các điều kiện làm việc, tính chất của các nhiệm vụ được thực hiện để sau đó có thể làm rõ những thay đổi chức năng xuất hiện trong quá trình triển khai hoạt động tương ứng. Chẳng hạn, đối với các thao tác viên trong các trung tâm năng lượng, người ta đã xác định được có những thay đổi sau đây của các quá trình tâm lí, ảnh hưởng về trí nhớ (do thao tác viên phải thường xuyên theo dõi tiến độ về thời gian của các thông số), giảm chức năng phân bố chú ý; giảm khả năng rút ra và hiểu một số quan hệ. Đồng thời, người ta cũng làm rõ những thay đổi trên bình diện tâm sinh lí, giảm thời gian phản ứng vận động và ngôn ngữ; khả năng đánh giá thời gian bị giảm sút; những thay đổi của hệ thần kinh thực vật. Việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau. Đó là những phương pháp có thể phát hiện cả những biến đổi về mặt sinh lí lẫn những biến đổi của các quá trình tâm lí, đồng thời vẫn theo dõi được những thay đổi về số lượng và chất lượng của sản phẩm hoạt động. Các chỉ số tâm - sinh lí được đánh giá bằng các phương pháp do tuần hoàn và hô hấp; điện tim điện não; kết quả thị lực, các phép thử đo phản ứng vận động đối với các kích thích thị giác và thính giác, các phép đo khả năng bền bỉ đối với sự cố gắng về thể chất và trí tuệ những biến đổi của chú ý, trí nhớ, tư duy, sự khéo tay v.v... Các chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp; lứa tuổi, năng lực, điều kiện sống; các mối quan hệ liên nhân cách. Người ta thấy rằng, những bảng hỏi được sử dụng thành công nhất là những bảng hỏi trong đó nghiệm thể đánh giá cả cường độ của hoạt động lẫn những hậu quả đã được trải nghiệm (như bảng hỏi của J. Barmack). Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Sức làm việc là một khái niệm sinh lí thường do sinh lí học nghiên cứu trong một số chỉ số ở người và động vật. Sức làm việc nói lên khả năng làm việc dẻo da, lâu bền,không biết mệt mỏi sớm. Sức làm việc của con người phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể chia làm hai nhóm: những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong. Thuộc vào những nhân tố bên ngoài có: những yêu cầu của sản xuất đối với tính chất của hoạt động sản xuất (tầm quan trọng và mức độ trách nhiệm của việc thực hiện nhiệm vụ, tính chất của các động tác, sự phức tạp của chúng, độ chính xác cường độ v.v...). những điều kiện trong môi trường vật lí và xã hội của sản xuất (không khí tâm lí trong nhóm, các điều kiện vệ sinh phòng bệnh, những điều kiện xã hội của đời sống người công nhân, trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, tuổi tác v v…) 3. Sức làm việc Thuộc vào những nhân tố bên trong có: tính chất của những phản ứng trả lời, của các quyết định và động tác lao động do quá trình sản xuất quy định, tình trạng của các hệ thống cơ quan khác nhau và trước hết là các cơ quan tham gia vào công việc chuyên môn đó, trạng thái thần kinh - tâm lí, trạng thái mệt mỏi. Trong thời gian một ngày lao động (hay một ca sản xuất) sức làm việc có những biến đổi xác định, mang tính quy luật, không phụ thuộc vào những công việc khác nhau, xí nghiệp khác nhau. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi đó được gọi là "đường cong của sức làm việc", có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Thường thì người ta hay lấy năng xuất lao động làm chỉ số của sức làm việc. Trong trường hợp điển hình, với nhịp độ tối ưu của hoạt động sản xuất, thì sức làm việc được biến đổi theo một đường cong hai pha - tăng ở lúc đầu và giảm ở cuối ca sản xuất. Trong suốt một ngày làm việc có ba giai đoạn rõ rệt (Hình 15). Hình 15. Đường cong điển hình của sức làm việc trong một ngày lao động a) Giai đoạn "đi vào công việc" (ở thời gian đầu của ngày làm việc), đó là giai đoạn sức làm việc được tăng dần lên và cuối cùng đạt được tốc độ tối đa. Những lúc mới bắt đầu làm việc thì các chỉ số kinh tế kỹ thuật đều ở mức độ tương đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của các chức năng sinh lí. Sự đi vào công việc dần dần trong một hoạt động sản xuất cụ thể là hậu quả ảnh hưởng của các nhân tố phụ khác nhau lên con người trước lúc bắt đầu sản xuất. Sự đối kháng giữa hai hệ thống chức năng cơ sở và chức năng phụ sẽ tạo nên xung đột về sinh lí thần kinh, bao gồm cả chức năng phối hợp của não bộ. Trong thời gian xung đột sinh lí thần kinh, các kỹ xảo lao động không được vững chắc, đồng thời hay có động tác thừa. Do đó, các chỉ số kinh tế - kỹ thuật trong quá trình lao động đều thấp. Do sự tập luyện các kỹ xảo mà sự xung đột sinh lí thần kinh được khắc phục hoàn toàn và bắt đầu hình thành trạng thái, chức năng bình thường và các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đạt tới mức cao nhất. b) Giai đoạn "sức làm việc tối đa" (hay "sức làm việc ổn định"), là giai đoạn sức làm việc ổn định ở mức cao nhất. Dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn này là các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đều cao. Đồng thời có sự hạ thấp tình trạng căng thẳng của các chức năng sinh lí do sự xung đột sinh lí thần kinh lúc trước gây nên. Giai đoạn này xuất hiện và được duy trì khi xung đột sinh lí thần kinh giữa hệ thống chức năng cơ sở và các hệ thống chức năng khác được khắc phục và khôi phục được sự phối hợp giữa chúng. Giai đoạn này thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể người đang lao động. Các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đạt mức độ tối đa, các chỉ số sinh lí đạt mức độ tối ưu và đường cong của sức làm việc mang tính chất ổn định trong suốt một thời gian dài. c) Giai đoạn "sức làm việc giảm sút" (hay giai đoạn sự mệt mỏi phát triển) là giai đoạn trong đó các chỉ số kinh tế - kỹ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động bị giảm sút, chất lượng sản phẩm kém đi, sự căng thẳng của các chức năng sinh lí tăng lên. Về bản chất, giai đoạn này là sự xung đột sinh lí thần kinh căng thẳng giữa hệ thống chức năng cơ sở và hệ thống chức năng phục hồi. Tuỳ theo mức độ căng thẳng của xung đột mà trong cơ thể người lao động sẽ hình thành trạng thái ranh giới và sau đó có thể hình thành cả trạng thái chức năng bệnh lí nữa. Tùy theo các loại hình lao động và các điều hiện hay hoàn cảnh cụ thể khác nhau, thời gian của giai đoạn một dao động từ vài phút đến 1,5 - 2 giờ; giai đoạn hai dao động từ vài phút đến vài giờ; giai đoạn ba cũng có những khoảng thời gian khác nhau từ vài phút đến vài giờ. Ở nửa sau của ngày lao động, tức là sau khi ăn trưa, ba giai đoạn trên lặp lại một cách kế tiếp nhau. Trong một số trường hợp, ở cuối ngày lao động lại không xảy ra sự hạ thấp sức làm việc mà là sự nâng cao sức làm việc. Trên đường cong của sức làm việc có thể thấy rõ điều đó (Hình 15). Hiện tượng này được gọi là đợt cuối cùng. Trong trường hợp này, sự nâng cao sức làm việc là do tác động cảm xúc khi nhìn thấy trước được sự kết thúc công việc. Ở nửa sau của ngày làm việc thì giai đoạn một ngắn hơn so với ở nửa ngày đầu (chỉ kéo dài khoảng 10 đến 30 phút); giai đoạn hai cũng ngắn hơn, sức làm việc tối đa cũng thấp hơn (bởi vì, sự nghỉ ăn trưa có đúng lúc và đầy đủ thời gian, cũng không thể đẩy lùi được toàn bộ sự mệt mỏi đã được tích luỹ); và ở giai đoạn ba, sự mệt mỏi cũng xảy ra nhanh hơn. Nói chung, sức làm việc của nửa ngày đầu cao hơn nữa ngày sau từ 30 đến 40%. Sức làm việc của con người cũng không ổn định trong suốt một tuần làm việc. Ở đây cũng có những biến đổi mang tính chất quy luật như những biến đổi trong một ngày làm việc, nghĩa là cũng thấy có đủ cả ba giai đoạn nói trên. Người ta cũng nhận thấy rằng, sức làm việc tối đa thường xuất hiện vào ngày thứ tư, tức là vào giữa tuần (tương tự như vậy đối với hoạt động học tập của học sinh). Sức làm việc cũng biến đổi trong thời gian cả năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sức làm việc tối đa được thấy vào những tháng mùa đông, và sức làm việc thấp nhất rơi vào những tháng mùa hè trong năm. Như trên đã nói, đường cong của sức làm việc có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể tổ chức các giờ giải lao trong một ca sản xuất một cách hợp lí, có cơ sở khoa học. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Từ lâu, người ta để thấy rằng cần có sự luân phiên giữa các thời kỳ làm việc và các thời kỳ nghỉ ngơi (giải lao). Điều phức tạp nằm ở chỗ, làm thế nào kết hợp tối ưu thời gian của các thời kỳ đó. Trong một ca sản xuất có những thời kỳ giải lao chính thức sau: nghỉ ăn trưa, thể dục giữa giờ. Trong khi đó, con người không thể làm việc liên tục trong thời gian 3-4 giờ liền, do đó họ buộc phải ngừng làm việc trong một thời gian nào đó. Cũng có những trường hợp người công nhân không muốn dừng công việc lại nhưng cơ thể buộc họ phải làm điều đó. Lúc này, sự ngừng tay để nghỉ ngơi phát sinh một cách không chủ định. Từ đây, nảy ra vấn đề nên đưa thêm vào trong chế độ lao động và nghỉ ngơi những giờ giải lao có tổ chức để công nhân được nghỉ ngơi một cách thanh thản, hạ thấp độ mệt mỏi và nâng cao hiệu quả lao động của họ. Vấn đề các giờ giải lao đã được nghiên cứu một cách khá đầy đủ. Thường trong thời gian một ca 4. Các giờ giải lao sản xuất, người ta sử dụng một vài lần giải lao có độ dài từ 5 đến 10 phút. Những giờ giải lao dài hơn rất ít gặp. Tổng số các lần giải lao thường là từ 10 đến 30 phút (bao gồm cả giờ thể dục giữa ca). Khi đưa thêm giờ giải lao vào công nhân sẽ ít mệt mỏi hơn và do đó năng suất lao động tăng hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh điều này. Không có một quy tắc chung để xác định số lần giải lao và sự phân bố chung trong một ca sản suất. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện cụ thể của sản xuất, của phân xưởng, của các loại hình lao động cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những quy luật chung cần tính đến khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi cho hợp lí. a) Những lần nghỉ giải lao đầu tiên, về cơ bản, mang tính chất dự phòng, do đó lần giải lao đầu tiên nên được bắt đầu sau khi đã bắt đầu làm việc được từ 1,5 - 2 giờ. Lần giải lao này rất quan trọng, bởi vì nó hạ thấp sự mệt mỏi đã được tích luỹ cho đến lúc này (tuy không lớn). Có thể dùng lần nghỉ giải lao đầu tiên này để ăn sáng đối với những công nhân chưa kịp ăn gì ở nhà hoặc không thích ăn quá sớm. b) Trong nửa đầu của ngày sản xuất có thể chỉ tổ chức một lần giải lao. Nếu giờ nghỉ ăn trưa được bố trí vào đúng giữa ngày làm việc (sau 4 giờ làm việc). Còn nếu giờ nghỉ ăn trưa lẫn vào nửa sau của ngày làm việc, thì ở nửa đầu của ngày làm việc cần thêm một lần giải lao nữa. Theo các nhà sinh lí học Liên Xô thì, việc bố trí giờ nghỉ ăn trưa vào đúng giữa ngày làm việc (ngày làm việc 8 giờ) là hợp lí nhất, và thời gian nghỉ ăn trưa không được kéo dài dưới 50 phút. c) Trong nửa sau của ngày làm việc, cần phải có một vài lần giải lao sau khi đã bắt đầu làm việc được 1-1,5 giờ. Ở đây, về cơ bản, các lần giải lao thực chất là để nghỉ ngơi bởi vì đã bắt đầu xuất hiện sự mệt mỏi. d) Thời gian các lần giải lao phần lớn phụ thuộc vào mức độ của gánh nặng thể lực và tâm lí. Với những công việc đều đều và đơn điệu. không đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng thì mỗi lần giải lao là 5 phút. Với công việc mà gánh nặng thể lực lớn hơn đòi hỏi sự chú ý, sự chính xác của động tác thì thời gian một lần giải lao là 10 phút, có khi lên tới 15phút. Đồng thời cũng có quan điểm cho rằng, trong những điều kiện vững chắc khác nhau thì nhiều lần giải lao ngắn tốt hơn là ít lần giải lao dài. Tuy nhiên, sự quyết định cuối cùng được thực hiện sau khi đã nghiên cứu động thái của sức làm việc của các công nhân ở một bộ phận sản xuất cụ thể. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Bất cứ một cơ sở công nghiệp nào cũng được hiểu như là một hệ thống. Do việc áp dụng chương trình kỹ thuật riêng cho từng hệ thống nhất định mà các thành tố của nó (người, máy, môi trường) có những mối quan hệ với nhau. Tuỳ thuộc vào mục đích đặt ta (tức đầu ra của hệ thống). Sự tác động qua lại giữa các thành tố thể hiện sự vận hành của hệ thống. Có hai loại lớn các chỉ số mà nhờ đó có thể xác định được chất lượng vận hành của hệ thống. Đó là: a) Các chỉ số trực tiếp (hậu quả trực tiếp của một hành động hay một sự tác động qua lại), b) Các chỉ số gián tiếp (các hậu quả phụ). Hiển nhiên là, tiêu chí để các định các chỉ số này là rất khác nhau: kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, con người v.v... Dựa vào các chỉ số vừa nêu, có thể xác định được hệ thống đang vận hành bình thường hay không bình thường (lệch lạc nhiều hay ít hơn so với các tiêu chuẩn đã định sẵn). Trong trường hợp thứ hai sẽ có 5. Các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và sự an toàn lao động sụ trục trặc. Theo quan điểm hệ thống thì sự trục trặc là một hiện tượng không mong muốn, có tính chất và nguồn gốc phức tạp. Bất cứ một sự trục trặc nào cũng có những nguyên nhân và hậu quả nhất định. Tuy nhiên, khái niệm trục trặc chỉ là tương đối. Xét dưới góc độ hậu quả của nó, một hiện tượng đột biến có thể được coi là một sự trục trặc. Còn xét dưới góc độ các nguyên nhân hay nguồn gốc của nó, sự trục trặc đó có thể là hậu quả của một sự trục trặc khác, mà, đến lượt nó, lại do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Ở đây, căn cứ vào hậu quả ít nhiều nghiêm trọng của sự trục trặc trong hệ thống mà có thể có sự cố và tai nạn. Như vậy, tai nạn là một đầu ra không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số hoặc một dấu hiệu của sự trục trặc trong hệ thống. Do đó là một hiện tượng có nguồn gốc phức tạp, do nhiều yếu tố và nguyên nhân gây ra. Tai nạn có thể là hậu quả trực tiếp của sự trục trặc nhưng cũng có thể là hậu quả gián tiếp hơn (được tách ra từ một số lượng ít hoặc nhiều các rối loạn hoặc sự vận hành không bình thường). Sự cố là một chỉ số khác của sự trục trặc và khác với tai nạn ở chỗ có thể quy định một hoạt động đền bù (bổ sung). Nếu hoạt động này không phù hợp có thể gây ra một sự cố khác hay thậm chí là tai nạn. Khi phân tích nguyên nhân gây ra các sự cố gây hư hỏng hay chấn thương cho công nhân hoặc gây ra những điều bất hạnh, nhìn chung có thể quy về hai loại nhân tố: "con người" và "máy móc". Người công nhân vi phạm các nguyên tắc sử dụng các thiết bị, công cụ kỹ thuật, coi thường các nguyên tắc an toàn lao động, và nếu vì thế mà gây ra các tình huống hay các bất hạnh thì rõ ràng điều đó là lỗi của họ. Nhưng, mặt khác, có thể có những sự cố xuất hiện do những khiếm khuyết không thấy được của máy móc, do sự không hoàn thiện của quy trình kỹ thuật, do sự không hoàn thiện của quá trình thông tin, có nghĩa là do những nguyên nhân không phụ thuộc vào bản thân người công nhân. Nhưng, nếu xếp những nguyên nhân đó vào loại những nhân tố “máy móc” thì cũng không hoàn toàn đúng. Bởi vì, chính việc chế tạo máy móc, xây dựng các quy trình sản xuất, cũng như bất kỳ đối tượng nào của môi trường vật chất xung quanh người công nhân và việc chăm sóc các thiết bị, lắp ráp và sửa chữa đều là do con người thực hiện. Cho nên, khó có thể nói đến những nguyên nhân thuần tuý máy móc trong các trường hợp bất hạnh. Từ đây, có thể thấy vai trò của tâm lí học lao động trong việc tạo ra những điều kiện an toàn lao động là rất quan trọng. Ở đây, vai trò của nhà tâm lí học còn thực sự quan trọng do chỗ những trường hợp bất hạnh không phải xảy ra với tất cả mọi người và không phải bao giờ cũng xảy ra. a) Những sự khác biệt cá nhân. Những trường hợp bất hạnh không phải xẩy ra với tất cả mọi công nhân. Trong thực tế, đơn vị công nghiệp nào cũng có những công nhân không phạm sai lầm trong quá trình lao động. Đồng thời cũng có những nhóm công nhân mắc phải những sự cố ở những mức độ khác nhau. Có nhiều tài liệu chứng tỏ rằng có sự phân phối không đồng đều các trường hợp giữa nam và nữ công nhân. Các nhà tâm lí học Hunggari - I.Balintơ và M.Murani đã tiến hành thống kê trong sản xuất, và thấy rằng: năm 1960, cứ trên 1000 công nhân nam thì xảy ra 71,9 trường hợp bất hạnh, còn trên 1000 công nhân nữ thì có 41,9 trường hợp. Sang năm sau, tương quan đó thực tế không bị thay đổi (70,7 và 38,8). Sự xuất hiện các trường hợp bất hạnh còn phụ thuộc ở một mức độ nhất định vào kinh nghiệm nghề nghiệp và thâm niên công tác theo chuyên môn. Các tác giả trên nhận thấy rằng: năm 1960 có 41.5% trường hợp bất hạnh trong sản xuất đã xảy ra ở những công nhân có thâm niên nghề nghiệp dưới 1 năm. Năm 1961 cũng ở các công nhân đó chỉ xẩy ra 37.7% trường hợp bất hạnh. Có nhiều tài liệu còn chứng tỏ rằng có sự phụ thuộc của tần số xuất hiện các trường hợp bất hạnh vào lứa tuổi của công nhân. Người ta thấy rằng: trong những điều kiện ngang bằng vững chắc, thì công nhân trẻ thường chịu những trường hợp bất hạnh nhiều hơn. Theo tài liệu của Hội đồng an toàn quốc gia Mỹ thì những người lái ô tô dưới 25 tuổi chịu khả năng gặp trường hợp bất hạnh gấp 2 lần so với người lái ô tô trên 25 tuổi. Sự phụ thuộc này không chỉ được giải thích bằng sự tăng lên của kinh nghiệm nghề nghiệp. Thông thường, theo lứa tuổi, sự trưởng thành nhân cách cũng tăng lên. Con người trở nên chín chắn hơn, tinh thần trách nhiệm đối với những kết quả lao động cũng như đối với sức khoẻ của bản thân được nâng cao. Khi cần phải đối mặt với sự nguy hiểm, những người lớn tuổi, có kinh nghiệm sống nhiều hơn sẽ hành động bình tĩnh hơn và tự tin hơn. Sự phân tích trên đây khiến ta phải đề cập tới nhân cách của người công nhân. Trước hết cần nói đến xu hướng nghề nghiệp. Trong thực tế không loại trừ trường hợp là sự không hứng thú với hoạt động nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra các trường hợp bất hạnh. Những công nhân có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp ít gặp sự cố hơn so với những công nhân không thích nghề của mình lắm hoặc hoàn toàn không thích. Năng lực chuyên môn có một ý nghĩa quan trọng về mặt an toàn lao động. Mỗi người tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của các năng lực nhất định của bản thân mà có thể chịu những sự cố ngay trong một hoạt động nghề nghiệp cụ thể nào đó. Những nét tính cách của cá nhân cũng có thể quyết định sự an toàn lao động. Có một số nghề nghiệp đòi hỏi rất nhiều ở người công nhân tính cân bằng, sự vững vàng của cảm xúc, kỹ năng hành động trong những tình huống căng thẳng. Việc tính đến các khác biệt cá nhân có một ý nghĩa to lớn trong sự tạo ra các điều kiện an toàn lao động. Tuy nhiên, những trường hợp bất hạnh không phải lúc nào cũng xẩy ra. Điều đó có nghĩa là, cần tìm kiếm các nhân tố gây ra các trường hợp bất hạnh trong một thời gian nào đó, có thể là một thời gian nhất định đối với chúng. Nói cách khác, cần nắm được những tri thức để giải thích: tại sao trường hợp bất hạnh lại xẩy ra ở chính thời điểm này mà không xẩy ra sớm hơn hoặc muộn hơn? b) Đặc điểm tạm thời Trước hết, không ai ngạc nhiên khi thấy rằng, một người đi làm trong trạng thái bệnh tật bị nguy hiểm ở mức độ lớn hơn nhiều so với người khoẻ mạnh. Cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe nói về hậu quả nguy hại của rượu đối với các trường hợp bất hạnh. Chẳng hạn, những người nghiên cứu ở Pháp cho thấy, ở những công nhân uống rượu thường xuyên thì những trường hợp bất hạnh xẩy ra nhiều hơn 35%, và tổn thương do những trường hợp bất hạnh đó đem lại thường nặng hơn so với những công nhân không uống rượu. Khả năng xảy ra các trường hợp bất hạnh tăng lên theo sự tăng lên của mệt mỏi. Sau đây là những số liệu cụ thể về sự phân bố các trường hợp bất hạnh trong công nghiệp theo từng giờ của ngày làm việc (Hình 16). Các số liệu này cho thấy khi độ mệt mỏi tăng thì tỉ lệ phần trăm các trường hợp bất hạnh cũng tăng lên và tỉ lệ này hạ thấp rõ rệt khi công nhân được nghỉ ngơi, rồi lại tăng trở lại sau khi nghỉ ăn trưa. Ở cuối nửa ca đầu và cuối nửa ca sau thì tỉ lệ đó chiếm những "đỉnh" cực cao, tức là ở những lúc người công nhân mệt mỏi nhất. Khi phân tích những số liệu này, có thể nói rằng sự mệt mỏi là một nhân tố có tính chất tạm thời rất cơ bản trong việc gây ra các trường hợp bất hạnh trong lao động. Tuy nhiên, không thể giải thích nguồn gốc của các trường hợp bất hạnh chỉ bằng sự mệt mỏi của công nhân. Trong thực tế, không phải ngày nào cũng có tai nạn xẩy ra. Sự mệt mỏi thúc đẩy việc nảy sinh trường hợp bất hạnh nhưng không gây ra sự bất hạnh. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng: phần lớn các chấn thương xẩy ra là do sự ngừng tay của công nhân trong lúc đang làm việc. Nó thường có liên quan đến hiện tượng mất cảnh giác. Người ta phân chia sự ngưng tay trong khi sản xuất làm hai nhóm: a) Những sự ngừng tay có liên quan với sự phát triển không đầy đủ của những phẩm chất nhân cách nhất định. b) Những sự ngừng tay "ngẫu nhiên" khó thấy trước, loại này là đặc biệt nguy hại. Ngày nay, khi nghiên cứu về nguyên nhân gây ra các trường hợp bất hạnh trong sản xuất, các công trình càng chú ý nhiều hơn đến vai trò của các trạng thái tâm lí, của tâm trạng người công nhân, thái độ của họ đối với hoạt động lao động. Hy vọng rằng, những nghiên cứu sâu hơn và toàn điện hơn về nhân cách người công nhân sẽ cho chúng ta nhiều tài liệu có giá trị để hiểu các nguyên nhân của những trường hợp bất hạnh. Các số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy, trên thế giới hàng năm có khoảng 250 triệu người bị tai nạn lao động. Trong đó có 330 nghìn người bị chết, hàng trăm triệu người bị thương nặng. Ngoài ra, còn hàng chục triệu người khác bị mắc các bệnh nghề nghiệp. Ở Việt Nam, theo số liệu chưa đầy đủ công bố năm 1999, hàng năm cả nước có khoảng 100 nghìn người bị tai nạn lao động, trong đó có 360 người bị chết, hàng ngàn người bị thương, hơn 10 nghìn người mắc bệnh nghề nghiệp (trên thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp còn cao hơn nhiều). Thiệt hại mỗi năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Điều đáng lưu ý là số vụ tai nạn lao động hàng năm không ngừng tăng lên và ngày càng nghiêm trọng, làm chết và làm bị thương hoặc làm tàn phế nhiều người, để lại hậu quả rất lớn cho gia đình. Nhà nước và xã hội. Chẳng hạn, ngay đầu năm 1999 đã xảy ra một số tai nạn nghiêm trọng như: vụ nổ khí Me tan ở mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh) làm 19 công nhân chết, 12 người khác bị thương, vụ nổ khu chứa nước ở khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) làm 6 công nhân bị thiêu cháy, vụ đổ cột điện làm chết 5 người, bị thương 15 người khác hay vụ sụt đất tại bãi đào vàng làm nhiều người bị chết... Nguyên nhân chủ yếu là do công nhân chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy đjinh an toàn vệ sinh lao động, chưa tự giác chấp hành quy trình quy phạm vận hành máy móc, khai thác thiết bị an toàn, đặc biệt nhiều xí nghiệp chưa quan tâm đúng mục tới việc cải thiện điều kiện làm việc vệ sinh hơn an toàn hơn cho người lao động. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là cần nghiên cứu và thực hiện việc bảo hộ cho yếu tố con người trong quá trình lao động sản xuất để nhằm ngăn ngừa các trường hợp bất hạnh trọng sản xuất. Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Theo các nhà nghiên cứu, đối với việc ngăn ngừa các tai nạn lao động, cần lưu ý hai điểm cơ bản sau: a) Vấn đề an toàn lao động cần được bao quát trong toàn bộ hệ thống. Bởi vì sự tác động qua lại giữa các thành tố sẽ làm cho bất cứ một thay đổi nào trong phạm vi của một thành tố cũng sẽ gây ra những thay đổi trong toàn bộ hệ thống. b) Trong mỗi xí nghiệp công nghiệp bao giờ cũng có nhiều mức độ (xí nghiệp, các phân xưởng, các tổ sản xuất, các vị trí công tác). Vì vậy cả việc chẩn đoán lẫn việc ngăn ngừa đều phải được tiến hành một cách khác nhau. Vấn đề an toàn lao động đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau, cho nên đòi hỏi sự cộng tác của các nhà chuyên môn thuộc những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất lại là bản thân công nhân, là người tham gia một cách hữu hiệu và tích cực vào an toàn lao động cho mình và thực hiện một sự tự bảo vệ. 6. Ngăn ngừa các trường hợp bất hạnh trong sản xuất Với mục đích hoàn thiện tình trạng an toàn cho hệ thống, hành động ngăn ngừa có thể được thể hiện thông qua một loạt biện pháp như: các quy tắc an toàn lao động, giáo dục, tuyên truyền, áp dụng các nguyên tắc thái học, tổ chức phân công lao động hợp lí, đào tạo tay nghề. Các quy tắc an toàn lao động phải phù hợp với nhau và phù hợp với các quy tắc khác trong nhà máy, dễ ghi nhớ, rõ ràng và dễ hiểu đối với công nhân, nên sử dụng kết hợp với các hình vẽ. Tuyên truyền là một biện pháp ngăn ngừa nhằm hình thành cho người công nhân một hành vi phù hợp thông qua việc hình thành thái độ thực của họ (chứ không phải những câu trả lời trong bảng anket). Cái khó ở đây là những thói quen và các kỹ xảo không dễ dàng làm thay đổi chỉ bằng cách thay đổi chỗ làm việc. Thông tin đề cập đến những cách thức đối phó chắc chắn trước những tình huống nguy hiểm trong khi thực hiện từng thao tác lao động, đề cập tới mức độ an toàn của những hoạt động xung quanh đó. Những thông tin này sẽ được cung cấp cho công nhân cả giai đoạn hình thành nghề nghiệp lẫn ở tại nơi làm việc của họ. Đào tạo nghề nghiệp. Để có thể góp phần vào việc làm thay đổi hành vi nhằm nâng cao an toàn lao động cho công nhân, việc đào tạo nghề nghiệp phải được tiến hành có kế hoạch và được kiểm tra cẩn thận. Ở đây, không chỉ lưu ý hình thành tay nghề mà còn phải hình thành cả thái độ đối với nghề nghiệp. Để ngăn ngừa các tai nạn lao động có thể xẩy ra, việc đào tạo nghề nghiệp cần lưu ý một số điểm sau: a) Thống nhất các mã thông tin, thông báo. Do các mã thông báo ở từng nhà máy là khác nhau, cho nên bất cứ một công nhân nào mới được nhận vào làm việc cũng cần phải học mã để tránh nhầm lẫn; b) Dạy tiến hành các thao tác phụ và các thao tác chính. Thường thì các thao tác phụ dễ gây ra tai nạn lao động, vì vậy công nhân phải học để nắm các thao tác này tốt như là đối với các thao tác chính. Cũng cần lưu ý đến một điều là: con người thường có huynh hướng xem nhẹ sự nguy hiểm của tai nạn lao động; c) Học đón trước giúp công nhân có khả năng đón trước (nhìn thấy trước) các tình huống nguy hiểm, nhằm giải quyết chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả, điều này giúp nâng cao an toàn lao động; d) Hình thành các nhóm lao động dựa trên các đặc điểm về chuẩn mực của nhóm; e) Hình thành thái độ trách nhiệm đối với an toàn lao động. f) Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống. Áp dụng các nguyên tắc của công thái học nhằm mục đích điều chỉnh một số khiếm khuyết hoặc thiết lập các nhiệm vụ an toàn lao động cho máy ngay từ giai đoạn thiết kế (lắp đặt các thiết bị an toàn, làm thiết bị phù hợp với các đặc điểm nhân trắc của người lao động) hoàn thiện môi trường lao động; hoàn thiện việc bảo dưỡng máy móc và nơi làm việc. Các nguyên tắc công thái học phải luôn luôn lưu ý tới những khả năng cũng như giới hạn của thao tác viên. Tổ chức lao động sẽ giúp xác định được các điều kiện tối ưu để hệ thống vận hành tốt. Có thể hoàn thiện sự hợp tác giữa các đơn vị dịch vụ, hoàn thiện chương trình thông tin về an toàn lao động, bố trí các vị trí làm việc phù hợp v.v... Việc tạo ra những điều kiện an toàn lao động là kết quả sự nỗ lực của các chuyên gia thuộc những lĩnh vực khác nhau và của bản thân công nhân. Câu hỏi ôn tập 1. Phân tích ý nghĩa của tính đơn điệu trong sản xuất và nêu các biện pháp ngăn ngừa tính đơn điệu? 2. Sự mệt mỏi và cách đánh giá nó trong tâm lí học lao động? 3. Phân tích quy luật diễn biến của sức làm việc trong một ngày lao động (hay trong một ca sản xuất)? 4. Phân tích ý nghĩa của các giờ giải lao trong sản xuất và nêu những quy luật chung cần tính đến khi xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi? 5. Phân tích các nguyên nhân tâm lí ổn định gây ra các trường hợp bất hạnh trong sản xuất? 6. Phân tích các nguyên nhân tâm lí tạm thời gây ra các trường hợp bất hạnh trong sản xuất. 7. Cần tạo những điều kiện gì để ngăn ngừa tai nạn lao động? Created by AM Word2CHM TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG 1. Phạm Tất Dong. Tâm lí học lao động (Tài liệu dùng cho học viên cao học) Viện KHGD, 1979 2. M.L Vinngrađốp. Sinh lí học lao động. NXB Y học, 3. Popescu Elena. Cách trình bày thông tin trong hệ thống. NXB Dacia, Cluj, 1982 (Tiếng Rumani). 4. Ion Holban. Những vấn đề của Tâm lí học lao động. NXB khoa học. Bucaret, 1980 (Tiếng Rumani). 5. Gheorghe Iosif. Chức năng giám sát của các bản điều khiển. NXB Viện Hàn lâm khoa học, Bucaret, 1980 (Tiếng Rumani). 6. Gheorghe Iosif (Tâm lí học lao động công nghiệp. NXB Giáo dục. Bucaret, 1986 (Tiếng Rumani). 7. Turcu Filimon. Sự hình thành năng lực kỹ thuật. NXB khoa học, 1975 (Tiếng Rumani). TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Nguyễn Văn Lê. Khoa học lao động. NXB Lao động, 1975. 9. Adrian Neculau. Thủ lĩnh trong tính cơ động của nhóm. NXB Giáo dục, Bucaret, 1987 (Tiếng Rumani). 10. Trần Trọng Thuỷ. Tâm lí học lao động (Tài liệu dùng cho học viên cao học) Viện KHGD, 1997. Created by AM Word2CHM Chương I. Khái quát về lao động và tâm lí học lao động 1. Khái niệm lao động 2. Cấu trúc của hoạt động lao động 3. Đinh nghĩa. đối tượng. nhiệm vụ của TLHLĐ 4. TLHLĐ đối với các chuyên ngành tâm lí học khác và với các khoa học khác về lao động 5. Sơ lược lịch sử phát triển của TLHLĐ 6. Các phương pháp của tâm lí học lao động Chương II. Hệ thống người - máy - môi trường 1. Khái niệm người - máy - môi trường 2. Các tính chất của hệ thống người – máy - môi trường 3. Các thuộc tính của hệ thống 4. Các kiến hệ thống 5. Thiết kế hệ thống và việc đánh giá yếu tố con người 6. Các chức năng do con người thực hiện trong hệ thống Chương III. Sự thích ứng con người với những yêu cầu của hệ thống MỤC LỤC 1. Vấn đề chọn nghề và công tác hướng nghiệp 2. Phân tích lao động 3. Vấn đề đào tạo nghề nghiệp 4. Hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp 5. Hình thành các kỹ xảo trong lao động công nghiệp Chướng IV. Sự thích ứng hệ thống với con người 1. Trình bày thông tin trong hệ thống 2. Các thiết bị điều khiển 3. Một số số liệu nhân trắc và bố trí nơi làm việc 4. Môi trường vật lý 5. Môi trường xã hội Chương V. Sự mệt mỏi, các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và vấn đề an toàn lao động 1. Tính đơn điệu 2. Sự mệt mỏi 3. Sức làm việc. 4. Các giờ giải lao 5. Các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và sự an toàn lao động 6. Ngăn ngừa các trường hợp bất hạnh trong sản xuất Tài liệu tham khảo ---//--- TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG (In lần thứ 3) Tác giả: ĐÀO THỊ OANH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điên thoại: (04) 9715011 – (04) 9724770 - Fax: (04) 9714899 Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO Tổng biên tập: NGUYỄN BÁ THÀNH Người nhận xét: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA Biên tập và sửa bản in: PHẠM NGỌC TRÂM Trình bày bìa: NGỌC ANH MÃ SỐ: 2K-07/ĐH2008 In 1000 cuốn, khổ 14.5 x 20,5 cm tại Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội. Số xuất bản: 106-2008/CXB/257- 14/ĐHQGHN, ngày 23/01/2008. Quyết định xuất bản số: 07KH/XB. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2008. Created by AM Word2CHM Created by AM Word2CHM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_ly_hoc_lao_dong_0875.pdf