Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất ở nước ta

Sự nghiệp xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất mới mà chúng ta đang ra sức đẩy mạnh phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất, kỹ thuật, về con ngừơi và khoa học công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân lao động, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Đây là sự nghiệp của tòan dân, là một cuộc cách mạng toàn diện và lâu dài được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và xã hội, đòi hỏi chúng ta phải có một quá trình phấn đấu lâu dài gian khổ, bởi nó được chúng ta tiến hành khi về cơ bản nước ta vẫn còn là một nước nghèo chậm phát triển với cơ cấu kinh tế thiếu linh họat chặt chẽ. Do vậy nó đòi hỏi chúng ta có quyết tâm cao, chấp nhận khó khăn thử thách và hy sinh cần thiết, phải đầu tư rất nhiều trí tuệ sức người,sức của.

doc26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 15 năm đổi mới. 1.1/ Những biến đổi chủ yếu về quan hệ sở hữu - Thừa nhận có nhiều hình thức sở hữu so với việc thừ a nhận chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất. Sở hữu toàn dân – công hữu , kể từ sau đại hội lần thứ VI của Đảng . Đây là bước đột phá không dễ dàng về tư tưởng . Bởi vì sau vài chục năm Đảng ta kiên trì nhận thức nền kinh tế nước ta chỉ có hai bộ phận : xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa , coi kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là loại hình kinh tế sớmhay muộn cũng phải cải tạo theo con đường tập thể hoá .Giờ đây chuyển sang thừa nhận nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Nếu nói về sự biến đổi của quan hệ sản xuất trong 15 năm đổi mới thì đây là biến đổi đầu tiên mang tính chất đột phá và là biến đổi quan trọng nhất torng mấy chục năm xây dựng nền kinh tế nước ta . Khẳng định này bắt nguồn từ nhận thức của Đảng : mô hình chủ nghĩa xã hội theo quan niệm cổ điển đã hé mở ra sự thay thế nó bằng mô hình chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thị trường nên sở hữu không thuần nhất . - Đi kèm với biến đổi liên quan đến việc thừa nhận tính chất nhiều thành phần của nền kinh tế nước ta , một biến đổi khác cũng mang tính cách mạng của Đảng ta đó là thừa nhận các hình thức khác nhau của chế độ sở hữu tư nhân trong nền kinh tế nước ta . Đó là chế độ sở hữu mà trong suốt mấy chục năm xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước kể từ sau hoà bình lặp lại năm 1954 ở miền bắc và sau giải phóng miền nam năm 1975 ta đã tìm cách xoá bỏ , “ đào tận gốc , trốc tận rễ “ bằng nhiều hình thức khác nhau . Những biểu hiện của biến đổi cách mạng này được thể hiện tong các loại hình kinh tế là : Không coi kinh tế quốc doanh và mô hình xí nghiệp quốc doanh là tương lai tất yếu mà mọi mô hình tổ chức kinh tế sớm hay muộn cũng phải vươn tới . Không cho rằng mô hình chủ nghĩa xã hội có nghĩa là phải uốc doanh hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Trong lĩnh vực nông nghiệp , từ chỗ coi hợp tác xã nông nghiệp la mô hình tất yếu phải đi theo của nông thôn Việt Nam và đó cũng chỉ là mô hình ở giai đoạn thấp , còn về lâu dài nông nghiệp ở nông thôn cũng phải được tổ chức thành nông trường hay xí nghiệp quốc doanh mới là thực sự đi theo chủ nghĩa xã hội , từ chỗ khoán trong nông nghiệp là chống lại hủ trương , chính sách của Đảng , từ chỗ ở ngoài hoại xin ra khỏi hợp tác xã và đi ngược lại lợi ích cộng đồng chống lại chủ nghĩa xã hội , bị ngược đãi và miệt thị , đã chuyển sang thí điểm khoán sản phẩm . Cuối cùng đến nhóm và ngườilao động thông qua chỉ thị 100 của ban bí thư (1981) và cuối cùng việc ban hành nghị quyết 10 cua Bộ chính trị (1988) hộ nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ theo cơ chế thị trường . Sở hữu tư nhân xuất hiện và đươc thừa nhận trong nền kinh tế nước ta trong 15 năm đổi mới vừa qua còn được thể hiện rõ nét trong loại hình tổ chức kinh doanh gắn với chế độ này . Kinh tế cá thể tiểu chủ trước đây buộc phải cải tạo và phải đi theo con đường hợp tác xã , giờ đây được phép tự do tồn tại kinh doanh theo luật pháp . Kinh tế tư bản tư nhân trước đây đã từng bị cãi tạo và có thể nói là từngbị xoá sổ trong cơ cấu kinh tế thì giờ đây nhà nước cho phép tồn tại , phát triển và coi đây là một bộ phận kinh tế có khả năng góp phần xây dựng đất nước , được phát triển không hạn chế rong những ngành , lĩnh vực mà nàh nước không cấm . . Những đổi mới căn bản về quan hệ quản lý Có thể nói rằng đặc trưng cơ bản nhất và cũng là thành tựu to lớn nhất của việc đổi mới quan hệ sản xuất ở nước ta trong 15 năm qua là: chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung , quan liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Nhờ sự chuyển đổi này mà cơ chế do đó là các quan hệ quản lý thay đổi cả ở tầm vĩ mô và vi mô, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Đây cũng là một trong những biến đổi quan trọng xét về mặt quan hệ sản xuất ở nước ta trong những thập niên vừa qua . Với cơ chế thị trường , cơ chế quản lý đã có những thay đổi điển hình là : Nâng cao vai trò chủ thể tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường của các pháp nhân , thể nhân sản xuất hàng hoá . Điều này được ghi rõ trong nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng là : “ Phải đổi mới cơ chế quản lý , đảm bảo cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ , thật sự chuyển sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa …” Văn bản đàu tiên cụ thể hoá tinh thần nghị quyết đại hội VI đối với doanh nghiệp quốc doanh là quyết định 217/HĐBT ngày 14-11-1987 nhằm theo mục tiêu áp dụng cơ chế thị trường cho việc đổi mới quản ý doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù quyết định 217/HĐBT là sự mở đầu cho việc nâng cao vai trò tự chủ của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường nhưng chỉ là sự mở đầu còn nằm trong khuôn khổ của sự “thăm dò” , còn mang đậm dấu ấn của cơ chế hoá tập trung . Những tồn tại này chỉ được tiếp tục khắc phục bằng nghị định 50/HĐBT ngày 23-3-1988 “ về việc ban hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh . Nghị định 98/HĐBT ngày 2-6-1988 ban hành quy định “ về quyền làm chủ tập thể lao động tại xí nghiệp” . Tiếp theo năm 1990 , nhà nước thực hiện thí điểm và năm 1991 áp dụng rộng rãi quyền tự chủ quản lý , sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn tại doanh nghiệp . Và trên thực tế cho đếnn năm 1995 với sự ra đời của luật doanh nghiệp nhà nước , vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá độc lâp của doanh nghiệp nhà nước theo đúng mô hình kinh tế thị trường mới được thừa nhận về mặt pháp lý. Sự biến đổi thứ 2 đáng quan tâm của cơ chế qủan lý ,gắn liền với việc hình thành trọn vẹn hủ thể sản xuất hàng hóa độc lập , đó là sự thay đổi căn bản phương thức hình thành các quyết định kinh doanh .Nếu như trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác xã đều được áp đặt từ cá cơ quan quản lý cấp trên thì giờ đây trong cơ chế thị trường ,mọi quyết định kinh doanh đều o các chủ thể san xuất hàng hóa tự quyết định căn cứ vào tín hiệu của thị trường ,có tính đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .Trong cơ chế kinh tế mới –cơ chế thị trương tất cả các tổ chức kinh donh :doanh nghiệp nhà nước ,các hộ nôn dân ,các công ty tư nhân trong và ngoài nước ….tự mình quyết định những vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh :Sản xuất cái gì ?Sản xuất như thế nào và sản xuất (bán)cho ai ?,không chụi bất kỳ mọi sự can thiệp trực tiếp nào của nhà nước .Và đương nhiên và các tổ chức kinh doanh đó cũng hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả ,kết quả kinh doanh và sự tồn vong của bản thân mình. Sự biến đổi thứ 3 về quản lý ,xét về phương diện quan hệ sản xuất ,gắn liền với sự hình thành cơ chế thị trường trong 15 năm đổi mới vừa qua đó là sự tách bạch gày càng rõ hơn vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước với chức năng quản lý kinh doanh của các kinh doanh của các doanh nghiệp .Trong htời kỳ kế hoạch hóa tập trung ,cả nước giống như một công xưởng lớn ,nhà nước vừa là cơ quan quản lý vừa là cơ quan kinh doanh .Chức năng quản lý kinh doanh của nhà nước chồng chéo lên chức năng quản lý kinh doanh của các chủ thể kinh tế và trên thực tế các tổ chức kinh doanh không có vai trò gì .Cơ chế quản lý ấy đã làm tê liệt toàn bộ sức sáng tạo của các tổ chức kinh doanh và triệt tiêu động lực của sự phát triển .Kể từ khi đổi mới đến nay dần dần chức năng quản lý hành chính của nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp được tách bạch rõ nét hơn .Nhà nuớc tập trung vào xây dựng hệ thống luật pháp ,điều hành các công cụ kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và hấp dẫn với các nhà đầu tư ,còn doanh nghiệp tự mình xây dựng chiến lược ,kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất theo các quy luật của kinh tế thị trường . Nói tóm lại ,trên lĩnh vực quản lý ,kể từ khi quản lý đến nay ,đã có nhiều biến đổi hết sức căn bản nhằm tạo ra động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ,giúp cho doanh nghiệp ngày càng đứng vững hơn trong cơ chế thị trường . 1.4. Những điều chỉnh căn bản về quan hệ phân phối Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung ,chung ta đã thực hiện một nguyên tố phân phối nhất quán xã hội là phân phối theo lao động mà trên thực tế thực chấp là thực hiện phân phối bình quân .Để thực hiện nguyên tắc phân phối này ,các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đã áp dụng hai hình thức trả lương và trả công theo sản phẩm hoặc theo thơi gian .Dù hình thức nào song htướt đo duy nhất để trả thù lao cho người lao động vẫn là số lượng và chất lượng lao động ,đó là nguyên tắc phân phối của giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế ,dựa trên một chế độ sở hữu duy nhất –sở hữu công cộng và chúng ta quan niệm đó là nguyên tắc phân phối chủ nghĩa xã hội .Trong thời kỳ đổi mới ,chuyển sang kinh tế thị trường ,nhiều thành phần ,trên cơ sở các chế độ và hình thức sở hữu khác nhau ,nguyên tắc phân phối cũng có sự thay đổi đáng kể .Nguyên tắc này đã được nêu trong nghị quyết Đại hội lần VIII của Đảng ta là :Thực hiện nhiều hình thức phân phôi dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác nhau và kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội .Như vậy nguyên tắc phân phối mới không chỉ đề cập đến phân phối lần đầu mà cả phân phối lại dưới hình thức phúc lợi xã hội . Về phân phối lần đầu ,tức là phân phối tại các đơn vị sản xuất kinh doanh ,không dùng cụm xử”phân phối theo số lượng và chất lượng lao động “ đã bỏ ra ,vốn là nguyên nhân của hiện tượng “dong công phóng điểm “ kéo dài thời gian làm việc trong mấy chục năm của cơ chế kế họach hóa tập trung quan liêu mà thay vào đó ngay việc phân phối theo lao động cũng phải là phân phối theo kết quả lao động .Rõ ràng là với cơ chế phân phối mới ,lao động càng hữu ích ,mang theo kết quả càng cao a6t nhiên kết quả này phải do thị trường đánh giá thông qua doanh thu và lợi nhuận thu được ,thì người lao động càng được phân phối nhiều .Bên cạnh đó ,việc phân phối lần đầu cũng không chỉ phụ thuộc vào sự đóng góp của lao động mà còn do hiệu quả sử dụng tài sản và công nghệ ,hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện chiến lược ,kế họach kinh doanh ,hiệu quả của các quyết định quản lý. Như vậy nguyên tắc phân phối mới đã thể hiện được tư tưởng cốt lõi là :thông qua việc phân phối ,động viên tối đa sức sáng tạo và mọi cống hiến ,mọi nguốn lực có thể có của xã hội vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh .Đây thật sự cũng là sự biến đổi mang tính cách mạng trên phương diện phân phối trong đường lối lãnh đạo kinh tế ủa Đảng ta. 2/ Phát triển cơ cấu kinh tế đa thành phần tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế bền vững . 2.1/ Đổi mới cơ cấu kinh tế , thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần - Sự không phù hợp của cơ cấu kinh tế được hính thánh trong thời gian qua : với điểm xuất phát thấp kém , nền cơ cấu kinh tế nước ta mang nặng đặc trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu. Lao động nông nghiệp với hơn 20 triệu người chiếm 75,5% tổng lao động làm việc trong các ngành sản xuất vật chất , 40% thu nhập quốc dân tạo ra từ nông nghiệp . Nông nghiệp vẫn trong tình trạng độc canh lúa nước . Sau nhiều kế hoạch phát triển kinh tế , lần lược các mô hình phát triển cơ cấu kinh tế được hình thành , mà sự tập trung vốn không chỉ bằng “ thắc lưng buộc bụng” ở trong nước , mà còn nhờ ự bao cấp quốc tế va vay nợ nước ngoài hàng chục tỷ rúp _ đôla. Bằng cách đó , nền kinh tế bước đầu đã chuyển từ cơ cấu nông nghiệp lạc hậu sang cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp tăng khá . Qua các thời kỳ kế hoạch 5 năm , nền kinh tế có sự tăng trưởng nhất định , song chưa có sự phát triển kinh tế xã hội đáng kể , một nền kinh tế mà sự tăng trưởng kinh tế có được nhờ gắn với mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng chứ chưa phải theo chiều sâu . Rõ ràng , cơ cấu kinh tế nước ta chỉ mới từ cơ cấu kinh tế “trì trệ” , được thay thế bằng cơ cấu kinh tế kém hiệu quả . Xuất phát từ thực trạng cơ cấu kinh tế nước ta như trên , từ kinh nghiệm của các nước có điểm tương đồng , từ những điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam , Đảng và nhà nước ta đã chỉ đạo việc đổi mới cơ cấu kinh tế , thực hiện xây dựng cơ cấu kinh tế đa thành phần . Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã khẳng định quan điểm và chủ trương thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam . Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài , có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế , đảm bảo mọi người được làm ăn theo pháp luật . Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng , nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau , mà có nhiều loại hình hỗn hợpđan kết với nhau .Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết , với kinh tế quốc dân nắm những vị trí then chốt , các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau , bổ sung cho nhau , vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật , xoá bỏ sự định kiến , phân biệt đối xử không đúng và các hình thức độc quyền kìm hãm xu thế đó . Theo nghị quyết Đại hội VI , các thành phần kinh tế trong nền kinh tế o Việt Nam la : (1) Kinh tế quốc doanh , (2) Kinh tế hợp tác xã , (3) Kinh tế tư nhân , (4) Kinh tế cá thể , (5) Kinh tế gia đình . Tuy nhiên , thực tế gần 10 năm qua cho thấy trong quá trình vận động và phát triển , các hình thức sở hữu này có sự đan xen và thâm nhập vào nhau rất nhiều loại hình doanh nghiệp hỗn hợp sở hữu đã xuất hiện , mà người ta không thể xác định được xem nó thuộc thành phần kinh tế nào . Do vậy mà có sự phân biệt giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh . Mặc dù chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được thực hiện và sau 1 số năm , tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong GDP có chiều hướng giảm , chủ yếu là trong công nghiệp . Điều đó cũng nói lên hiên trạng non yếu của khu vực kinh tế này trong lĩnh vực công nghiệp và đòi hỏi phải có các chính sách khuyến khích phát triển khu vực này . 2.2. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , nhiều hình thức sở hữu . Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý , tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế , chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực , tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất , kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau . Mọi doanh nghiệp , mọi công dân được đầu tư , kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ . Mọi tổ chúc kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đang xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài , hợp tác cạnh tranh bình đẳng và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ; từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế . Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công để nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô , tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế , xã hội và một cơ sở công nghiệp quan trọng .Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt rong nền kinh tế , đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật . 3. Cơ cấu kinh tế đa thành phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ chế thị trường ở nước ta. 3.1. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta Quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta có thể chia thành các giai đọan: Giai đọan từ 1979-1985: Hội nghị TW lần VI tháng 9/1979 có thể coi là mốc đánh dấu sự khởi đầu công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Tại Hội nghị Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế nhiều thành phần với chủ trương cụ thể như “bỏ ngăn sông cấm chợ, cho sản xuất bung ra” thừa nhận nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy định cụ thể. Từ đó, trong nền kinh tế nước ta xuất hiện tình huống mới: tồn tại song song hai cơ chế quản lý mới. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tác động trong kế họach phần A của xí nghiệp công nghiệp, trong sản phẩm khóan của HTX nông nghiệp. Cơ chế thị trường tác động đến kế họach phần C của xí nghiệp và trong sản phẩm vượt khóan của hộ nông dân. Cũng từ đó bắt đầu cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai cơ chế ở nhiều khâu, nhiều yếu tố, trong đó yếu tố mấu chốt để chuyển sang cơ chế thị trường là cơ chế giá cả. Vì vậy, Nhà nước đã tiến hành cải cách giá và lương lần thứ nhất (1981-1982) với nét nổi bật là: tăng giá phải tăng lương, thực hiện chuyển sang cơ chế một giá do Nhà nước định đọat sang cơ chế hai giá đối với giá cả hành tiêu dùng nhưng do thời gian thực hiện hai giá kéo dài trên diện rộng trong khi hầu như không có giải pháp hữu hiệu nào nhằm giảm phát nên lạm phát trầm trọng thêm lại đẩy giá thị trường tăng nhanh. Giai đoạn 1986-1990: Đại hội lần VI của Đảng tháng 12-1986 đã đánh dấu một bước ngoặc trong sự nghiệp đổi mới tiến lên xây dựng CNXH ở nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc, tiến hành đồng thời trên tất cả các mặt của nền kinh tế. + Thực sự chuyển từ nền kinh tế kế họach hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. + Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện tự do kinh doanh theo pháp luật. + Thực hiện cơ cấu kinh tế mở đa dạng hóa và đa phương hóa kinh tế đối ngọai, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tóm lại, thời kỳ 1986-1990 của công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều bước tiến đáng khích lệ, đã đưa nền kinh tế của nước ta vào quỹ đạo vốn có của nó. Giai đọan từ 1991 – nay: Giai đọan này gắn liền với ba sự kiện quan trọng, đó là Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ VII, VIII và IX. đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) đã khẳng định: “đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Qua thực tiễn chúng ta có thêm những nhận thức mới và kinh nghiệm quan trọng về con đường xây dựng CNXH phù hợp với đặc điểm nước ta. Đại hội Đảng lần VIII (6/1996) đã chỉ rõ : “Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới tòan diện. Đại hội VII thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. xét trên tổng thể, việc họach định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng XHCN. Đại hội Đảng lần IX (4/2001) đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội (1991-2000) đã đạt được những thành quả to lớn và rất quan trọng. Bên cạnh đó Đại hội Đảng cũng đã xác định đường lối phát triển kinh tế xã hội ở nước ta: đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm từ 2001-2010 nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơ bản công nghiệp theo hướng hiện đại. 3.2. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: * về mặt lý luận: khẳng định rằng nền kinh tế thị trường là giai đọan phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa, những phạm trù gắn liền với nó như thị trường , cung cầu, giá cả, lợi nhuận, cạnh tranh trước hết phản ánh mối quan hệ chung, bản chất của chính bản thân nền sản xuất hàng hóa. * thực tế nền kinh tế thị trường thế giới cho chúng ta thấy: các nước khác nhau có trình độ kinh tế, kết cấu xã hội, phong tục tập quán và truyền thống khác nhau nên cùng một mô hình kinh tế thị trường nhưng có các thể chế thị trường khác nhau. Như vậy, không có một nền kinh tế thị trường nào là bản sao của nền kinh tế thị trường khác, mỗi nước phải tìm ra cho mình một thể chế kinh tế thị trường thích hợp. * nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển trên cơ sở có nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế khác nhau nhưng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất giữ vị trí thống trị, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác nền kinh tế thị trường của nước ta có sự quản lý của nhà nước XHCN – nhà nước của dân do dân và vì dân, có sự lãng đạo của Đảng Cộng Sản VN, xác định khuôn khổ vận hành một cách có tổ chức, có hướng dẫn nhằm thực hiện những mục tiêu XHCN. 3.3. Những giải pháp cơ bản hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN 3.3.1. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu Xét về mặt Lôgic và lịch sử, nền kinh tế thị trừơng chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở nhiều lọai hình khác nhau về tư liệu sản xuất các nhà kinh tế của CNMác-lênin đã khẳng định độ tư hữu về tư liệu sản xuất là một nguyên nhân quy định sự ra đời và tồn tại của sản xuất hành hóa. Sự phát triển của kinh tế thị trường lại làm nảy sinh nhiều lọai hình sở hữu khác nhau: sổ hữu tập thể, sở hữu cổ phần… hơn nữa các lọai hình sở hữu còn có thể biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau. Như vậy sự đa dạng hóa sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Sự tồn tại nhiều lọai hình sở hữu khác nhau vừa là nguyên nhân ra đời tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường, vừa là kết quả của nền kinh tế thị trường. Hiện nay chúng ta chấp nhận nền kinh tế hàng hóa, cho nên kinh tế thị trường không thể chấp nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Việc chuyển từ nền kinh tế kế họach hóa tập trung dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước dẫn đến việc tất yếu phải đa dạng hóa các hình thức sỡ hữu về tư liệu sản xuất. Chỉ có đa dạng hóa các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất mới tạo ra cơ sở khách quan để thực hiện tự do kinh doanh, phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường 3.3.2. Mở rộng phân công lao động xã hội – cơ sở hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta - Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa những người sản xuất vào những ngành nghề khác nhau của xã hội, phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất tạo điều kiện tăng năng suất lao động. Thông quan đó các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai được sử dụng có hiệu quả hơn và làm cho khối lượng sản phẩm của xã hội gia tăng - Nguồn lao độn nước ta khá dồi dào, khả năng cung ứng lao động trên thị trừơng lao động rất lớn, nhưng nguồn lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn trình độ lao động còn thấp. Vì vập đòi hỏi cấp thiết phải có tổ chức phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh phát triển các ngành nghề sản xuất,kinh doanh dịch vụ, từng bước công nghiệp hóa nông thôn Như vậy, mở rộng phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta đã và đang diễn ra như một quá trình gắn liền với đổi mới cơ cấu kinh tế và phát triển lực lượng sản xuất. Sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật. 3.3.3. Điều chỉnh cơ cấu xây dựng cơ cấu kinh tế mở Đổi mới cơ cấu kinh tế và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu cần thiết khách quan để đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Cơ cấu kinh tế được coi là tối ưu nếu nó phản ứng đúng yêu cầu của các quy luật khách quan, nhất là quy luật kinh tế đảm bảo khai thác và phát huy cao nhất các nguồn lực của đất nước, phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cho phép sử dụng lợi thế so sánh thực hiện phân công và hợp tác quốc tế theo hướng quốc tế hóa sản xuất vào đời sống, do vậy cơ cấu kinh tế đang xây dựng phải là cơ cấu kinh tế mở đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOÀN THIỆN QHSX MỚI 1/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật –cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế Dưới góc độ lý luận ,việc sử dụng công cụ pháp luật để thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở nước ta ,trước hết phải được xem xét trong mối quan hệ qua lại biện chứng giữa kinh tế nhà nước và pháp luật.Việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế thực chất phải là sự thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội .Một hệ thống pháp luật đồng bộ ,thống nhất và thích hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ,ngược lại ,nếu pháp luật lạc hậu ,không theo kịp những yêu cầu đòi hỏi của đời sống kinh tế xã hội mang nặng những yếu tố chủ quan duy ý chí ,hay nói một cách khác là một hệ thống pháp luật không còn thích hợp sẽ không thể có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh tế ,thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội.Vì vậy có thể nói một cách tổng quát rằng :việc phát triển và hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội . Vấn đề đặt ra là việc sử dụng công cụ pháp luật để thúc đẩy cá hoạt động kinh tế ở nước ta , trước hết cần có một hệ thống pháp luạt đáp ứng và thích hợp những yêu cầu đòi hỏi khách quan nhữg quy luât của nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất . Hệ thống pháp luật đó phải được đặt trong tổng thể thống nhất của mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế – cơ chế quản lý kinh tế , chính sách kinh tế xã hội và pháp luật về kinh tế – xã hội và pháp luật về kinh tế . Đê’thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ,Đảng ta đề ra chủ trương công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, trên cơ sở đó , nhà nước sẽ hoạch định chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế đó sẽ chi phối và sẽ được phản ánh lại trong nội dung của các quy định pháp luật , sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các quy định của pháp luật và việc thực thi các quy định pháp luật đó . Như vậy khi đề cập đến vấn đề nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để thúc đẩy hoạt đông5 kinh tế ở nước ta , theo nghĩa rộng có thể được hiểu là bao gồm cả việc xây dựng pháp luật lẫn thực thi pháp luật . Sử dụng công cụ pháp luật theo nghĩa hẹp được hiểu là việc thực hiện pháp luật theo những hình thức vốn có của nó , trong đó đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chủ yếu là hình thức áp dụng pháp luật , nói cách khác , một hệ thống pháp luật về kinh tế đồng bộ , thống nhất và thích hợp là tiền đề cần thiết cho việc sử dụng công cụ pháp luật để thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở nước ta .Xem xét dưới góc độ chủ thể sử dụng công cụ pháp luật nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế , nhà nước có vai trò trọng yếu .Nhà nuớc sử dụng công cụ pháp luật cùng với các công cụ khác để quản lý kinh tế .Việc quản lý kinh tế bằng công cụ pháp luật không có mục đích tự thân của nó , mà phải nhằm thcú đẩy quá trình phát triển kinh tế theo những mục tiêu đã định . Theo đó việc sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý của nhà nước về kinh tế phải đảm bảo . Tạo ra những an toàn pháp lý cần thiết cho các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế Tạo ra những điều kiện , tiền đề thuận lợi cần tiết cho các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế theo những mục tiêu , phương hướng đã hoạch định . Khuyến khích , hỗ trợ họ trong những trường hợp cần thiết Bảo vệ hữu hiệu ác hoạt động kinh tế chính đáng , hợp pháp khi bị xâm hại . Bảo vệ trật tự công cộng , an toàn xã hội , xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra các quy định về pháp luật này cần phải thực sự đơn giản , rõ ràng minh bạch , đảm bảo cả hai mặt : Sự thông thoảng , thuận lợi , chống phiền hà , sách nhiễu , cửa quyền nhưng vũng phải đảm bảo tính nghiêm minh . Sự kiểm tra , giám sát và quản lý của nhà nước chống lạm dụng , lợi dụng vi phạm pháp luật .Điều đó góp phần đảm bảo thực hiện dân chủ trong nền kinh tế . 2/ Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế thị trường . 2.1/ Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường , đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước . Hình thành dồng bộ và tiếp tục phát triển , hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với khuôn khổ pháp lý và thể chế , để thị trường hoạt động năng động , có hiệu quả , có trật tự , kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh , công khai , minh bạch , hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh . Co biện pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ , nhất là thị trường vốn trung hạn và dài hạn . Tổ chức và vận hành an toàn , hiệu quả thị trường chứng khoán , thị trường bảo hiểm , từng bu7ớc mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động , kể cả việc thu hút vốn nước ngoài .Hình thành và phát triển thị trường bất động sản , bao gồm cả việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật ; từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người ở nướcngoai tham gia đầu tư . Phát triển thị trường lao động ; người lao động được tìm và tạo việc làm ở mọi nơi trong nước ; đẩy mạnh xuất khẩu lao động với sự tham gia của các thành phần kinh tế . Phát triển các loại thị trường dịch vụ khoa học , công nghệ , sản phẩm trí tuệ , dịch vụ bảo hiểm , các dịch vụ tư vấn và phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng nguyên tắcvà co8 chế hoạt động của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực,, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. Nhà nước tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển, thực hiện những dự án tọng điểm bằng nguồn lực tập trung;đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; điều tiết thu nhập hợp lý; xây dựng pháp luật và kiểm tra giám sátviệc thực hiện;giảm mạnh sự can thiệp trực tiếpbằng biện pháp hành chính vào hoạt động sản suất ,kinh doanh.Đơn giản hóa các thủ tục hanh chính; công khai hóa và thực hiện đúng trách nhiệmvà quyền hạn của các cơ quan nhà nướctrong quan hệ với doanh nghiệp và nhân dân; kiên quyết xóa bỏ những qui địnhvà thủ tục mang nặng tính àhnh chínhquan liêu,bao cấp, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất,gây phiền hà, sách nhiễu. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý củ Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ va công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dânt ộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Vận dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý nền kinh tếthị trường la 2để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không đi theo con đườn tư bản chủ nghĩa Kinh tế thị trường có những mặt mâu thuẩn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm,…Đi vào kinh tế thị trường, phải kiên quyết đấu trnh khắc phục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực đó. Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực lực còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phai luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi tọng xóa đói,giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi hnhà điều khá giả.u cho doang nghiệp và tư nhân. 2.2/ Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường. Phát triển mạnh thị trường hàng hóa và dịch vụ Mở rộng htị trương, thực hiện giao lưu hàng hoá thông suốt trong cả nước. Phát triển thị trường công nghệ, các dịch vụ thông tin tư vn, tiếp thị, pháp lý ,tai chính,ngân hàng,kiễm toán, bảo hiểm,bảo lãnh… Khắc phục tình trạng kinh doanh tráiphép, trốn lậu thuế. Kiểm tra ,kiểm soát và sử ly nghiêm minh các vi phạm. Tạo môi trường hợp tác và cạnh tranh lành ạmnh tong sản xuất, kinh doanh. Thực hiện độc quyền nhà nước trong một sốngành, một số lĩnh vực nhất định vì lợi ích của đất nước;hạn chế độc quyền kinh doanh, không để lợi dụng địa vị độc quyn để duy trì đặc quyền, đặc lợi, lũng đoạn thị trường.Chỉnh đốn hoạt động các tổ chức thương nghiệp thuộc mọi tàhnh phần kinh tế. Đổi mới hệ thống thương nghiệp nhà nướcđể làm tốt vai tò chủ đạo; khắc phục tình trạng buông lõng thị trường nông thôn, miền núi. Tổ chức quản lý và hướng dẫn tốt việc thuê mướn và sử dụng lao động. Bảo đảm công ăn, việc làmcho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh thâm niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thanh phần kinh tế và người alo động động tạo thêm chỗ làm việc và tư tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc lam, đào ạto nghề nghiệp. Trong việc thuê mướn lao động, người lao động và sử dụng alo động bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước, với sự tham gia công 9òn,các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, phải kiêm tra, kiểm sóa việc thêu mướn, sử dụng và trả công lao động, cải thiện điều kiện lao động;bảo đảm thực hiện những quy địnhvề bảo hộ, an toàn lao động;giải quyết ti61t mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụnglao động theo pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Tiếp tục cải tiến chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước. Có chính sách hướng dẫn và điều tiết tiền lương và thu nhập cá nhân trong toàn xã hội. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Qủan ly chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không tư nhân hóa, không cho phép mua bán đất đai. Luật đất đai; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luệt và chính sách về đất đai, Trong việc giao quyền sử dụng hay cho thuê đất phải xac định đúng giá các lạoi đất để sử dụng đất có hiệu quả, duy trì và phát triễn quỹ đất, bảođảm lợi ích của toàn dân. Khắc phụ tình trạng đầu cơ đất và những tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụngđất. 3. Đẩy mạnh quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước 3.1 Khái quát về những đổi mới căn bản và hết quả đạt được đối với doanh nghiệp nhà nước . Trong 15 năm qua , dưới sự lãnh đạo của Đảng , chính phủ đã triển khai đổi mới khá toàn diện đối với doanh nghiệp nhà nước , đặc biệt là những đổi mới xét trên phương diện quan hệ sản xuất , nhờ vậy hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng đạt được những kết quả tích cực , nhưng cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém cần tiếp tục tháo gỡ nhằm giúp cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước góp phần hoàn thành vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta .Dưới này là những đổi mới căn bản diễn ra trong 15 năm qua đối với hệ thống này . * Hệ thống doanh nghiệp nhà nước phát triển có hiệu quả hơn nhờ sự sắp xếp hơp lý hơn. Trong suốt 15 năm đổi mới , dưới sự lãnh đạo của Đảng , chính phủ đã tập trung mọi cố gắng để tăng cường sức sống và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước .Nhờ sự cố gắng này , việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các phương diện : Tuy số lượng doanh nghiệp trong nhà nước giảm di hơn một nửa nhưng hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn phát triển khá . trong suốt giai đoạn 1991-1999, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp nhà nước đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế . Nhờ đó , tỷ trọng đóng góp vào GDP của doanh nghiệp nhà nước tăng từ 36.5% năm 1991 lên 40.07% năm 1998 và 40.2% năm 1999. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước cũng tăng từ 6.8% năm 1993 lên 12.31% năm 1998. Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn của nhà nước cũng tăng tương ứng từ 14.7% lên 27.89%. Việc sắp xếp các doanh nghiệp nàh nước đã góp phần làm thay đổi một bước quá trình tích tụ và tập trung vốn tại doanh nghiệp , theo đó số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồngliên tục giảm từ 50% năm 1994 xuống còn 33% năm 1996 và 26% năm 1998 . Số doanh nghiệp có vốn tên 10 tỷ đẩy tăng tương ứng là 10% lên 15% và gần 20% .Do đó mức vốn bình quân cho 1 doanh nghiệp cũng tăng từ 3.3 tỷ đồng lên 11 tỷ đồng và hơn 18 tỷ đồng . * Nâng cao sức mạnh của thành phần kinh tế nhà nước thông qua việc thành lập các tổng công ty nhà nước . Để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời xoá bỏ bỏ dần chế độ Bộ chủ quản , cấp hành chính chủ quản, xoá bỏ sự phân biệt doanh nghiệp nhà nước trung ương và doanh nghiệp nhà nước địa phương . Ngày 7-3-1994 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 91/TTg về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh mà trước hết là thành lập các tổng công ty nhà nước . Quyết định trên đã góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước . Tính đến nay , thủ tướng chính phủ đã quyế định thành lập 17 tổng công ty 91 và uỷ quyền cho các Bộ , uỳ ban nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập 76 công ty 90;93 tổng công ty nhà nước đã liên kết 1312 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập , chiếm 24% tổng số doanh nghiệp , nắm giữ 66% về vốn ,nắm giữ 61% về lao động của hệ thống doanh nghiệp của nhà nước . Riêng 17 tổng công ty 91 bao quát 532 số doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập , chiếm 9.17% doanh nghiệp nhà nước , cả nước năm giữ 56% tổng số vốn và 35% lực lượng lao động . Nhìn chung , hệ thốngtổng công ty đã thể hiện được vai trò nồng kết của nền kinh tế ,kinh doanh có hiệu quả ,duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao ,hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách ,nâng cao đới sống cán bộ công nhân viên . 3.2/ Đánh giá về những yếu kém ,tồn tại của hệ thống doanh nghiệp nhà nuớc cần được khắc phụcù Những tiến bộ kể trên về đổi mới ,sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng như việc thành lập các tổng công ty nhà nước tuy có ý nghĩa và những đóng góp rất quan trọng nhưng nhín chung vẫn chưa tương xứng với yêu cầu và năng lực sẵn có của doanh nghiệp nhà nước .Vẫn còn nhiều Yếu kém và tồn tại ,cơ bản nhất là : -Trong những năm gần đây tốc độ taăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa cao và đang giảm dần,tình trạng nợ nần khó trả rất lớn đang là một gánh nặng đối với doanh nghiệp nhà nước ,hạng chế sức cạnh tranh ,ảnh hưởng xấu đến việc phát triển và cổ phần hóa doanh nghiệp .Theo nguồn tin mới đây ,năm 1999 tổng nợ của hệ thống doanh nghiệp nhà nước là 174.797 tỷ đồng ,đến năm 2000 tổng nợ là 288.900 tỷ đồng bằng 65%tổng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp .Tình trạng nợ quá hạn của hệ thống nợ ngânhàng thương mại là 15%.Đây là cn s61 đáng báo động .Tình trạng tài chính không lành mạnh ,phần do lịch sử để lại ,nhưng phần lớn là mới phát sinh chưa được xử lý kịp thời và dứt điểm làm cho hạch toán bị méo mó và doanh nghiệp nhà nước luôn trong tình trạng bị động trong việc ứng phó với số lao động không sắp xếp được và các khỏan nợ khó đòi. -Lao động thiếu việc làm và dư đang là một khó khăn lớn ,ảnh hưởng xấu đến quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước .Theo số liệu của bộ lao động thương binh và xã hôi thi hiện nay số lao động không có việc làm trong doanh nghiệp nhà nước khỏang 6% ,nhưng trong thực tế nhiều doanh nghiệp có số lao động quá lớn so với yêu cầu .Bên cạnh đó ,phần lớn người lao động không được đào tạo rất hạn chế nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động của doanh nghiệp .Ngoài ra, phần lớn doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đều được hình thành từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp hoặc tiếp quản những cơ sở sản xuất kinh doanh của chế độ củ .Trong giai đọan chuyển tiếp song cơ chế mới lại cho phép các cơ quan, trường học ,quận ,huyện được thành lập doanh nghiệp nhà nước để “tự cứu”nên hầu hết không đủ những điều kiện tối thiểi về thành lập doanh nghiệp ,trách nhiệm tài sản không được phân định rõ ràng ,trang bị quá đơn sơ ,độ ngũ giám đốc và công nhân không được đào tạo có hệ thống ,phương hướng sản xuất kinh doanh không gắn với yêu cầu lâu dài của thị trường . -Doanh nghiệp nhà nước cón nhỏ về quy mô,dàn trải,chồng chéo theo cơ quan quản lý và nghành nghề .Đến nay ,cả nước có 5.280 doang nghiệp nhà nước với tổng số vốn nhà nước khoảng 116.000tỷ đồng ,bình quân mỗi doanh nghiệp gần 22 tỷ đồng .Số doanh nghiệp nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65,45%,trong khi đó số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 20,89%.Nhiều doanh nghiệp nhà nước cùng loạt hoạt động trong tình trạng chồng chéo về nghành nghề kinh doanh ,cấp quản lý và trên cùng một địa bàng,tạo ra sư cạnh tranh không đáng có trong chính khu vực kinh doanh nhà nước với nhau . ***Trên đây là những yếu kém và mặt tồn tại củahệ thống doanh nghiệp nhà nước .Vấn đề đặt ra là chính phủ cần có những biện pháp kịp thời ,đúng đắn nhằm đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp nhà nước ,hệ thống doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. KẾT LUẬN Trong thời đại ngày nay xây dựng và hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất được coi là xu hướng phát triển tất yếu, khách quan của tất cả các nước trên phạm vi toàn thế giới. Đối với nước ta, việc xây dựng quan hệ sản xuất mới gắn liền với việc đổi mới cơ cấu kinh tế, thiết lập và ưu tiên phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN được Đảng Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm mang ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Xây dựng và hòan thiện quan hệ sản xuất là quá trình thống nhất biện chứng và về thực chất đó là quá trình đổi mới những quan hệ kinh tế xã hội gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất mới mà chúng ta đang ra sức đẩy mạnh phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất, kỹ thuật, về con ngừơi và khoa học công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân lao động, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Đây là sự nghiệp của tòan dân, là một cuộc cách mạng toàn diện và lâu dài được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và xã hội, đòi hỏi chúng ta phải có một quá trình phấn đấu lâu dài gian khổ, bởi nó được chúng ta tiến hành khi về cơ bản nước ta vẫn còn là một nước nghèo chậm phát triển với cơ cấu kinh tế thiếu linh họat chặt chẽ. Do vậy nó đòi hỏi chúng ta có quyết tâm cao, chấp nhận khó khăn thử thách và hy sinh cần thiết, phải đầu tư rất nhiều trí tuệ sức người,sức của. Sự nghiệp xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất mới chỉ có thể thành công khi chúng ta có được những luận cứ khoa học trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách đúng đắn những tư tưởng quan niệm khác nhau về vấn đề này nhằm đưa nứơc ta trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 vơí mục tiêu: “dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ,văn minh” như Đảng ta đã xác định. TÀI LIỆU THAM KHẢO Những quan niệm khác nhau vềcông nghiệp hóa,hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung công nghiệp hóa ở Việt Nam-Ts Nguyễn văn Hà,Ts Nguyễn Thanh, PGS-Ts VŨ ANH TUẤN.NXB thống kê.Tr111 – tr 131. Bàn về nguyên lý TSX và ưu tiên phát triển TSX tư liệu sản xuất  - Ngô hải Nhược, Lưu Quốc Phong.NXB Sự thật,1960.Tr 3-tr 31. Hoàn thiện hệ thống pháp lật về kinh tế để đẩy mạnh CNH, HĐH. TS Trần Du Lịch.NXB Chính trị Quốc gia,2002.Tr 205- tr 229. Về mô hình chuyển đổi kinh tế của một số nước và đnh5 hướng vận dụng ở Việt Nam.PTS Nguyễn Minh Trí.NXB chính trị quốc gia,11/1997.Tr7- tr30 Website Đảng Cộng Sản Việt Nam : www.cpv.org.vn C.Mac & Ăng-ghen toàn tập,NXB Chính trị quốc gia,1963,tr 127-tr184.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTái sản xuất ra quan hệ sản xuất ở nước ta.doc