Tài liệu Overclock CPU - Phần 2

Thay đổi tần số các bus khác Khi tôi nói tất cả mọi thiết bị trong một hệ thống máy tính đều phụ thuộc lẫn nhau, tôi quên không đề cập rằng tần số bộ nhớ không phải là thông số duy nhất tăng tỉ lệ thuận với tần số bus bộ xử lý. Một số tần số khác như tần số của bus PCI, Serial ATA, PCI-E hay AGP cũng tăng theo. Xét về mặt nào đấy, điều này cũng tốt bởi nó có thể giúp tăng tốc độ làm việc của toàn bộ hệ thống lên một chút. Tuy nhiên, nếu những tần số này tăng quá so với giá trị danh nghĩa của chúng, có thể hệ thống sẽ không thể khởi động được. Tần số danh nghĩa của bus PCI là 33.3MHz, của bus AGP -- 66.6MHz, của SATA and PCI Express – 100MHz. Gần như tất cả các chipset hiện thời đều có thể khoá các tần số này tại giá trị danh nghĩa của chúng, nhưng cũng không thừa nếu như bạn muốn đảm bảo việc này. Để làm được điều đó, bạn cần tìm thông số AGP/PCI Clock và kiểm tra xem nó đã được đặt ở tần số 66/33MHz hay chưa.

pdf8 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Overclock CPU - Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thay đổi tần số các bus khác Khi tôi nói tất cả mọi thiết bị trong một hệ thống máy tính đều phụ thuộc lẫn nhau, tôi quên không đề cập rằng tần số bộ nhớ không phải là thông số duy nhất tăng tỉ lệ thuận với tần số bus bộ xử lý. Một số tần số khác như tần số của bus PCI, Serial ATA, PCI-E hay AGP cũng tăng theo. Xét về mặt nào đấy, điều này cũng tốt bởi nó có thể giúp tăng tốc độ làm việc của toàn bộ hệ thống lên một chút. Tuy nhiên, nếu những tần số này tăng quá so với giá trị danh nghĩa của chúng, có thể hệ thống sẽ không thể khởi động được. Tần số danh nghĩa của bus PCI là 33.3MHz, của bus AGP -- 66.6MHz, của SATA and PCI Express – 100MHz. Gần như tất cả các chipset hiện thời đều có thể khoá các tần số này tại giá trị danh nghĩa của chúng, nhưng cũng không thừa nếu như bạn muốn đảm bảo việc này. Để làm được điều đó, bạn cần tìm thông số AGP/PCI Clock và kiểm tra xem nó đã được đặt ở tần số 66/33MHz hay chưa. Bạn có thể thực hiện việc này đối với chipset Pentium 4 của Intel, chipset NVIDIA và chipset SiS đời mới nhất. Tuy nhiên, các chipset cũ hơn của Intel, SiS và tất cả các chipset của VIA đều không biết cách cố định tần số tại giá trị danh nghĩa của chúng, có nghĩa là nếu như bo mạch chính của bạn dựa trên chipset VIA K8T800, bạn sẽ không thể tăng tần số của chúng quá 225MHz FSB trong quá trình overclocking được. Ngay cả nếu như CPU của bạn có khả năng làm tốt hơn thế, bạn vẫn phải dừng lại ở đây, bởi hệ thống của bạn sẽ không nhận ra được ổ cứng nữa, hoặc âm thanh tích hợp trên bo mạch chính của bạn sẽ ngừng hoạt động. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể làm thử việc này và theo dõi cách làm trong phần cuối của bài báo này. Tần số bus HyperTransport có vai trò rất quan trọng đối với chipset NVIDIA cho chuẩn AMD Socket 754/939. Theo mặc định, nó có tần số 1000MHz hoặc 800MHz, nhưng bạn nên đặt nó tại giá trị nhỏ hơn trước khi tiến hành overclock. Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy tần số thực trong BIOS Setup, nhưng nói chung, bạn sẽ chỉ thấy số nhân 5x đối với tần số 1000MHz và số nhân 4x đối với tần số 800MHz. Tần số này có tên là HyperTransport Frequency, hay HT Frequency, hoặc LDT Frequency . Bạn cần tìm và giảm nó xuống 400 hoặc 600MHz (số nhân 2x hoặc 3x). Sau khi đã giảm tần số bộ nhớ và tần số HyperTransport, cố định tần số bus PCI và AGP tại giá trị danh nghĩa của chúng, ta có thể bắt tay vào quá trình overclock CPU. Overclocking CPU Tần số FSB Đầu tiên, chúng ta cần tìm trang Frequency/Voltage Control… … hay còn có tên là POWER BIOS Features đối với các bo mạch chính EPoX… …hoặc JumperFree Configuration trong bo mạch chính ASUS … …hoặc μGuru Utility đối với bo mạch chính ABIT: Tôi không nghĩ bạn sẽ gặp khó khăn với những cái tên khác nhau này. Vì thế, chúng ta sẽ bắt đầu luôn việc tìm một tham số có tên là CPU Host Frequency, hoặc CPU/Clock, hay External Clock hay bất cứ cái tên nào tương tự như vậy, có nhiệm vụ quyết định tần số FSB. Đây chính là tham số chúng ta cần tăng. Vậy chúng ta nên tăng nó đến mức nào? Tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào CPU, bo mạch chủ, hệ thống làm mát và đơn vị cung cấp năng lượng. Hãy bắt đầu từng bước một: thử tăng tần số FSB lên 10MHz so với giá trị danh nghĩa – trong phần lớn trường hợp, việc này không vấn đề gì. Đừng quên lưu lại các thay đổi, tải Windows, đảm bảo rằng CPU đã được overclock (bạn có thể dùng các công cụ như CPU-Z để kiểm tra việc này). Sau đó hãy kiểm tra mức độ ổn định của hệ thống bằng cách chạy một số chương tình như game hay Super PI, Prime95, S&M… Tất nhiên, bạn cũng phải đảm bảo rằng các chương trình này chạy ổn định trước khi tiến hành các bước overclock khác. Và cũng đừng quên theo dõi nhiệt độ của CPU: càng thấp càng tốt, và đảm bảo rằng nó không vượt quá 60o C. Nếu bạn sử dụng CPU Intel Pentium 4 hoặc Celeron CPU, bạn nên dùng các tiện ích như ThrottleWatch, RightMark CPU Clock hoặc các tiện ích tương tự như vậy, bởi các bộ xử lý có thể bắt đầu tiết lưu khi nhiệt độ của chúng tăng lên quá cao, và do đó làm giảm đáng kể tốc độ làm việc của hệ thống. Bạn không cần phải tiến hành thí nghiệm overclock khi CPU đang tiến hành tiết lưu, bởi tốc độ của nó có thể giảm xuống dưới cả tốc độ bình thường. Các tiện ích này sẽ thông báo cho bạn biết nếu như hiện tượng tiết lưu xảy ra, và bạn có thể cải tiến hệ thống làm lạnh CPU của mình. Nếu mọi thứ đều ổn, bạn có thể tăng tần số FSB lên một chút nữa cho đến khi hệ thống vẫn hoạt động ổn định. Còn nếu bạn nhận thấy những dấu hiện đầu tiên của việc overclocking quá đà, như hệ thống ngừng hoạt động, các chương trình bỗng ngừng chạy, thông báo lỗi xuất hiện, màn hình hiển thị toàn màu xanh, hay nhiệt độ tăng quá cao, bạn cần phải giảm giá trị FSB xuống để hệ thống ổn định trở lại. Thường thì bạn có thể tìm lại các tài liệu overclocking để tính toán xem liệu CPU của bạn có khả năng overclock đến đâu. Chỉ cần chú ý và luôn nhớ rằng không chỉ tên của CPU, mà cả loại nhân nó sử dụng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này. Hơn nữa, ngay cả những CPU xuất xứ từ cùng một nhà cung cấp cũng có thể có khả năng overclock khác nhau, vì thế đừng cố ngay lập tức đặt tần số ở mức cao nhất đối với các CPU cùng loại, bởi sẽ an toàn hơn nhiều nếu như bạn kiên nhẫn đi từng bước. Tuy vậy, cũng có một số ngoại lệ. Như đã nói ở trên, các chipset đời cũng không thể cố định tần số AGP và PCI tại giá trị danh nghĩa của chúng. Đúng như vậy. Chúng không có khả năng hỗ trợ tần số danh nghĩa của các bus này. Nhưng chúng vẫn phải giữ các tần số này ở giá trị danh nghĩa khi CPU đang làm việc với tốc độ tiêu chuẩn bằng các công cụ đo đặc biệt giúp tự động chuyển đổi tuỳ thuộc vào tần số FSB. Trong trường hợp này, các tần số tiêu chuẩn là 100, 133, 166 và 200MHz. Giả dụ bạn đang overclock một bộ xử lý Duron từ 100MHz lên 120MHz trên bus, và nó vẫn chạy ổn định. Nhưng khi tăng tần số FSB lên tới 125MHz, một số dấu hiệu bất thường xảy ra và hệ thống không thể khởi động được. Tất nhiên là chúng ta có thể đạt đến mức độ overclock tối đa cho CPU, nhưng đây có thể là một lý do hoàn toàn khác. Nếu như CPU còn có thể đạt được hơn thế, nhưng tần số bus AGP và PCI cao lại không cho phép chúng ta thực hiện điều này? Bạn có thể kiểm tra khá dễ dàng bằng cách đặt tần số ở mức 133MHz. Khi đó, bo mạch chính sẽ sử dụng các công cụ khác để đặt tần số bus về giá trị danh nghĩa. Nếu như CPU của bạn vượt qua được kiểu overclock này, bạn còn có thể tiến xa hơn nữa. Vcore Chúng ta có cần phải tăng điện áp nhân CPU không? Trong một số trường hợp, việc này có thể sẽ có ích, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Bởi chắc chắn nhiệt độ CPU sẽ tăng trong quá trình overclock, và bằng cách tăng điện áp nhân, bạn có thể khiến nhiệt độ càng tăng thêm. Do đó, tôi không khuyến khích bạn thực hiện việc này. Nhưng đây là hệ thống của bạn, vì thế làm gì là quyết định của bạn. Nhưng làm ơn đừng e-mail cho tôi để phàn nàn nếu như có điều gì không hay xảy ra: Tôi đã cảnh báo bạn rồi mà.:) Số nhân tần số xung nhịp Đối với các số nhân tần số xung nhịp CPU, có một số CPU có khả năng thay đổi số nhân. Trong số các CPU này có: bộ xử lý AMD Socket A (462) được sản xuất trước tuần thứ 40 năm 2003; AMD Athlon FX: AMD Socket 754/939(trừ model Sempron mới nhất). Bằng cách thay đổi số nhân tần số xung nhịp CPU, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình overclock CPU. Ví dụ, nếu bo mạch chủ cũ kỹ của bạn không chấp nhận khoá tần số bus AGP và PCI, bạn có thể overclock CPU của mình bằng cách tăng số nhân tần số xung nhịp. Do bạn không hề can thiệp vào tần số bus, nên tần số bus PCI và AGP vẫn giữ nguyên tại giá trị danh nghĩa. Ngoài ra bạn còn có thể làm cách khác: nếu CPU của bạn có số nhân tần số xung nhịp danh nghĩa lớn, bạn có thể hạ thấp nó xuống và nhờ đó có nhiều không gian hơn cho việc overclock bus. Việc này sẽ giúp tăng đáng kể tốc độ làm việc chung của hệ thống. Một số bộ xử lý AMD Socket A đã khoá cố định số nhân tần số xung nhịp, nhưng bạn vẫn có thể mở khoá nó hoặc biến những CPU này trở thành các bộ xử lý di động, cho phép bạn thay đổi số nhân. Những trục trặc thường gặp Và chúng ta phải làm gì khi hệ thống bị overclock quá đà bởi các thông số được đặt không chính xác, khiến bo mạch chủ không thể khởi động, hay máy bị treo sau khi khởi động lại? Một số bo mạch chủ hiện quản lý cả quá trình khởi động, và nếu như có cái gì cắt ngang, bo mạch chủ sẽ khởi động lại với các thiết lập mặc định cho bộ xử lý và bô nhớ hệ thống. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn cần làm là truy cập vào BIOS Setup và đặt lại giá trị đúng. Đôi khi, bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách khởi động lại hệ thống trong khi nhấn giữ phím . Khi đó, bo mạch chủ cũng đặt lại tất cả các thông số về giá trị danh nghĩa, giúp hệ thống khởi động thành công. Còn nếu như cách này cũng không có tác dụng thì bạn cần tìm cầu nối Clear CMOS, tắt hệ thống, chuyển sang hai vị trí tiếp xúc tiếp theo trong khoảng hai-ba giây, rồi trở lại vị trí ban đầu. Bây giờ tất cả các thông số sẽ được đặt lại giá trị danh nghĩa. Vì thế, lần sau đừng đi quá xa như vậy nữa. Kết luận Thế là CPU của bạn đã được overclock thành công, nhưng công việc vẫn chưa kết thúc, bởi CPU không phải là thứ duy nhất làm nên tốc độ của hệ thống. Bạn quên rằng mình đã giảm tần số làm việc của bộ nhớ xuống từ đầu sao? Bây giờ bạn phải tăng nó trở lại giá trị bao đầu. Bạn nên hỏi ý kiến một số người bạn đã thực hiện thành công việc này, hoặc bạn cũng có thể tự làm thử: tần số cao không phải lúc nào cũng đem lại tốc độ cao. Còn nếu bạn là một game thủ, thì điều tiếp theo bạn cần làm là overclock card đồ hoạ. Bạn cũng biết rằng không thể tóm gọn tất cả vào một bài báo duy nhất. Còn có rất nhiều điều cần biết, nhưng thực sự overclock không phải là một vấn đề phức tạp gì. Bạn có thể ghé qua các bài báo, Forums và nhờ bạn bè mình cố vấn. Nhưng trước khi bắt đầu tiến hành overclock, bạn hãy nhớ rằng: một hệ thống chưa được overclock nhưng vẫn chạy ổn định và hiệu quả vẫn tốt hơn nhiều so với một hệ thống đã được overclock đến mức tối đa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfOverclock CPU - Phần 2.pdf
Tài liệu liên quan