Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề

(2) Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm) Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi. * Mạng Hạ áp:

pdf116 trang | Chia sẻ: chaien | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý nghĩa quan trọng hơn vì điều kiện thiết bị bảo đảm an toàn còn đang thiếu. - Trang bị bảo vệ mắt có hai loại: Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn vào, loại bảo vệ mắt khỏi tổn thương bởi các tia năng lượng. - Trang thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp nhằm tránh các loại hơi, khí độc, bụi, xâm nhập vào cơ quan hô hấp. Trang thiết bị này thường là: các bình thở, bình tự cứu, mặt nạ, khẩu trang,... - Trang thiết bị bảo vệ cơ quan thính giác nhằm mục đích ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của người lao động. Trang thiết bị này thường dùng: nút bịt tai, bao úp tai,... - Trang thiết bị phương tiện bảo vệ đầu: nhằm chống chấn thương cơ học, chống tia năng lượng,... - Trang thiết bị phương tiện bảo vệ chân và tay như: quần áo bảo hộ, ủng, giầy, bao tay,... Trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước, việc cấp phát sử theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng. 2.1.8. Kiểm nghiệm dự phòng thiết bị Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của chúng là biện pháp an toàn cần phải thực hiện trước khi đưa vào sử dụng. Mục đích của kiểm nghiệm dự phòng là đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền và độ tin cậy để quyết định đưa thiết bị vào sử dụng hay không. Kiểm nghiệm dự phòng được tiến thành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa, bảo dưỡng. 76 2.2.Trình tự thực hiện TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Sử dụng thiết bị che chắn Thiết bị lưu trữ Áp dụng các kỹ thuật liệt kê, phân loại các tác nhân gây hại 2 Các kỹ thuật phòng ngừa cho thiết bị lao động Kiểm tra các thiết bị sản xuất Kiểm tra chính xác các thông số kỹ thuật. Đảm bảo các chỉ số an toàn lao động 3 Các kỹ năng nhận biết tín hiệu an toàn và không an toàn Các thiết bị mô phỏng tín hiệu an toàn và cảnh báo không an toàn Hiểu rõ các tín hiệu an toàn trong thiết bị lao động Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện 4 Kỹ năng nhận biết khoảng cách an toàn lao động Các thiết bị đo kiểm, khoảng cách mắt, khoảng cách người với các dụng cụ gây hại Áp dụng đúng các qui định của nhà sản xuất Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện 77 6 Kỹ năng sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân Các phương tiện bảo vệ cá nhân Áp dụng đúng cách sử dụng phương tiện cá nhân Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện 7 Kiểm nghiệm và dự phòng thiết bị Các thiết bị đo kiểm chất lượng dụng cụ lao động Áp dụng các thông số cho phép đối với người lao động Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện 3.Cấp cứu khi bị chấn thương 3.1. Lý thuyết liên quan * Mục tiêu cấp cứu ban đầu: - Duy trì sự sống. - Không làm nặng thêm, hạn chế sốc chấn thương. - Giúp nạn nhân bớt lo sợ, bớt đau. - Tạo điều kiện tốt cho trị liệu chuyên môn tiếp theo. * Nguyên tắc cấp cứu ban đầu: Khi phải ứng xử trước một tai nạn khẩn cấp - cấp cứu viên (CCV) phải bình tĩnh, khẩn trương, thao tác chính xác, hiệu quả. Tuân theo các bước cơ bản sau: - Trước hết, CCV phải được an toàn để không biến mình trở thành nạn nhân. Xem xét hiện trường để xác định còn tồn tại yếu tố gây tai nạn không - Nếu hiện trường không an toàn phải gọi ứng cứu, CCV phải dùng phương tiện bảo hộ hoặc chuyển gấp nạn nhân ra nơi an toàn khi cần thiết. * Xem xét hiện trường: Nhanh chóng gọi to: Cứu! Cứu! Cứu! Có người bị nạn. 78 Xác định nạn nhân còn tỉnh không? Xem xét nhanh nạn nhân theo thứ tự ưu tiên A-B-C (Đường thở - Hô hấp – Tim mạch). A: Airway - Đường thở có bị tắc nghẽn không. B: Breathing – Hô hấp có bị ngừng không. C: Circulation – Tim có bị ngừng hoặc máu có chảy ồ ạt không. * Xem xét nhanh nạn nhân kỳ đầu: - Tắc nghẽn đường thở: - Ngừng hô hấp: Má và tai của CCV không cảm thấy hơi thở ra của nạn nhân, không thấy ngực nạn nhân phập phồng: hô hấp nhân tạo miệmg qua miệng: thổi 2 hơi đầy. - Ngừng tim, chảy máu ồ ạt: Khi mạch cổ của nạn nhân không còn, lập tức ép tim ngoài lồng ngực kết hợp với thổi trực tiếp miệng qua miệng. - Nếu chảy máu ngoài ồ ạt phải làm ngưng chảy máu ngay - Cứu !, Cứu !, có người bị nạn - Anh có sao không ? 79 80 Hình 4: Xem xét nạn nhân kỳ đầu * Xem xét nạn nhân kỳ hai - Không di chuyển hoặc xoay trở nạn nhân nếu không cần thiết, khi chưa xác định các tổn thương. Nếu cùng lúc có nhiều nạn nhân, ưu tiên cấp cứu nạn nhân nặng trước theo thứ tự A-B-C. Báo cơ quan y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Chú ý: Ngạt thở, ngừng thở là tình trạng cấp cứu tối khẩn vì các tế bào não sẽ chết sau 5 phút do thiếu oxy. - Một số tai nạn có thể gây nên ngừng thở, ngạt thở: điện giật, ngộp nước, nhiễm hơi khí độc, bỏng, rắn cắn. Hoặc thở rất yếu hoặc ngừng thở khi áp má hoặc tai sát muĩ nạn nhân, má không cảm nhận được có luồng hơi thở ra vaø không thấy ngực phập phồng. - Xác định nạn nhân ngừng thở hay ngạt thở + Gọi hỗ trợ cấp cứu. + Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. + Khai thông đường thở. + Một tay ngửa đầu, bóp mũi nạn nhân; tay kia nâng cằm nạn nhân, thổi hai hơi đầy trực tiếp vào miệng nạn nhân (trong khi thổi, mắt quan sát lồng ngực nạn nhân). 81 Hình 4.1: Xem xét nạn nhân kỳ hai 3.2. Trình tự thực hiện TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Gọi cấp cứu và người trợ giúp Điện thoại và các thiết bị báo động không an toàn Kiểm tra xem an toàn xung quanh. Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành 2 Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng Có người mô phỏng và các vật dụng trợ giúp Áp dụng đúng quy trình sơ cứu Cẩn thận không cẩu thả trong quá trình sơ cứu 82 3 Khai thông đường thở và vệ sinh vị trí hô hấp Các thiết bị vệ sinh, khăn và đèn pin Áp dụng đúng quy trình sơ cứu Cẩn thận và bình tĩnh trong các thao tác 4 Tiến hành hô hấp Người minh họa . Áp dụng đúng quy trình sơ cứu Cẩn thận và bình tĩnh trong quá trình thao tác III. Tóm tắt trình tự thực hiện của bài TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Phòng chống tai nạn lao động Các thiết bị mô phỏng, minh họa Áp dụng đúng các kỹ thuật phòng chống Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành 2 Phòng chống bệnh nghề nghiệp Các thiết bị đo kiểm, trang phục an toàn lao động Áp dụng đúng các quy trình phòng chống Đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện 3 Cấp cứu người bị chấn thương, tai nạn lao động Người minh họa và các thiết bị sơ cứu Áp dụng đúng quy trình sơ cứu Cẩn thận và bình tĩnh trong các thao tác 83 BÀI 4: KỸ THUẬT AN TOÀN DỮ LIỆU VÀ ĐIỆN I.Mục tiêu - Nắm vững các nguyên tắc an toàn dữ liệu dữ liệu - Phục hồi dữ liệu khi bị mất - Nắm vững các nguyên tắc an toàn điện - Sơ cứu khi bị điện giật II.Nội dung 1. Kỹ thuật về điện cơ bản và an toàn dữ liệu 1.1. Lý thuyết liên quan 1.1.1. Dữ liệu * Khái niệm Khái niệm thông tin (information) được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, đi tham quan, du lịch, tham khảo ý kiến người khác,... để nhận được thêm thông tin mới. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên,... giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách tốt nhất. Dữ liệu (data) là sự biểu diễn của thông tin và được thể hiện bằng các tín hiệu vật lý. Thông tin chứa đựng ý nghĩa còn dữ liệu là các sự kiện không có cấu trúc và không có ý nghĩa nếu chúng không được tổ chức và xử lý. Hệ thống thông tin (information system) là một hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới. Đơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit. Một bit tương ứng với một chỉ thị hoặc một thông báo nào đó về sự kiện có 1 trong 2 trạng thái có số đo khả năng xuất hiện đồng thời là Tắt (Off) / Mở (On) hay Đúng (True) / Sai 84 (False). Ví dụ: Một mạch đèn có 2 trạng thái là: - Tắt (Off) khi mạch điện qua công tắc là hở - Mở (On) khi mạch điện qua công tắc là đóng Số học nhị phân sử dụng hai ký số 0 và 1 để biểu diễn các số. Vì khả năng sử dụng hai số 0 và 1 là như nhau nên một chỉ thị chỉ gồm một chữ số nhị phân có thể xem như là đơn vị chứa thông tin nhỏ nhất. Bit là chữ viết tắt của BInary digiT. Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn như sau: Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte KiloByte MegaBye GigaByte B KB MB GB 8 bit 210 = 1024 Byte 220 230 * Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được thực hiện theo một qui trình sau: Dữ liệu (data) được nhập ở đầu vào (Input). Máy tính hay con người sẽ thực hiện quá trình xử lý nào đó để nhận được thông tin ở đầu ra (Output). Quá trình nhập dữ liệu, xử lý và xuất thông tin đều có thể được lưu trữ. NHẬP DỮ LIỆU (INPUT) XỬ LÝ (PROCESSIG) XUẤT DỮ LIỆU/ THÔNG TIN (OUTPUT) LƯU TRỮ (STORAGE) * Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử 85 Thông tin là kết quả bao gồm nhiều quá trình xử lý các dữ liệu và thông tin có thể trở thành dữ liệu mới để theo một quá trình xử lý dữ liệu khác tạo ra thông tin mới hơn theo ý đồ của con người. Con người có nhiều cách để có dữ liệu và thông tin. Người ta có thể lưu trữ thông tin qua tranh vẽ, giấy, sách báo, hình ảnh trong phim, băng từ,... 1.1.2 Khái niệm cơ bản về điện * Cấu trúc nguyên tử : Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng (kiến thức PTTH) tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là - Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron. - Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân - Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trở thành các điện tử tự do. - Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm. * Bản chất dòng điện và chiều dòng điện . Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện - Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion. - Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử - đi từ âm sang dương ) * Tác dụng của dòng điện : Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau : 86 Hình 1.1 Tác dụng của dòng điện Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại. - Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và sinh ra nhiệt năng. - Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng. - Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năngNhư vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt, tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng. * Cường độ dòng điện : Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian - Ký hiệu là I. Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số : • Kilo Ampe = 1000 Ampe • Mega Ampe = 1000.000 Ampe • Mili Ampe = 1/1000 Ampe • Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe 87 * Điện áp : Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế. - Điện áp tại điểm A gọi là UA - Điện áp tại điểm B gọi là UB. - Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB UAB = UA - UB - Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là • Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol • Mini Vol (mV) = 1/1000 Vol • Micro Vol = 1/1000.000 Vol Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chênh lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0 các định luật cần nhớ như định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, song song. Công thức tính điện năng và công suất tiêu thụ. - Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải ghi nhớ Định luật Ôm: Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó . Công thức : I = U / R trong đó • I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A) • U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V) • R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm 88 - Định luật ôm cho đoạn mạch Đoạn mạch mắc nối tiếp: Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở . • Theo trên thì U = U1 + U2 + U3 • Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2, U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3 • Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở . Đoạn mạch mắc song song Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở, sụt áp trên các điện trở là như nhau: • Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E • I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3 • Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở . - Điện năng và công suất : + Điện năng. Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay. như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ) Công thức tính điện năng là : W = U x I x t •Trong đó W là điện năng tính bằng June (J) • U là điện áp tính bằng Vol (V) • I là dòng điện tính bằng Ampe (A) • t là thời gian tính bằng giây (s) + Công suất . Công suất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công xuất 89 được tính bởi công thức P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I 1.1.3. Các biện pháp an toàn dữ liệu Hiện nay, vấn đề virus tấn công vào hệ thống chúng ta ngày một khốc liệt hơn. Để một có một hệ thống an toàn cùng với dữ liệu trên đó được đảm bảo không phải là chuyện dễ. Một giải pháp giúp giải quyết phần nào về vấn đề đó. Đó là dùng DeepFreeze. Đây không phải là một giải pháp mới nhưng nhìn chung giải pháp này chúng ta thường gặp những những phòng máy sử dụng cộng đồng như phòng máy nhà trường hay internet chẳng hạn, tuy nhiên nó không áp dụng rộng rãi ở máy tính cá nhân. Khi boot máy lại thì hệ thống sẽ trở lại giống như lần cuối chưa bật Deep Freeze. Và trước khi bật deep freeze thì chúng ta chú ý hệ thống phải là "ưng ý nhất", tức không virus, việc chỉnh hệ thống sao cho thuận tiện nhất, và xóa rác trong máy đi.... Và nếu như muốn uninstall thì cũng dùng file cài đặt đó. Về việc sử dụng thì chỉ có thể bật nó để chỉnh sửa: một là dùng tổ hợp phím Shift + Ctrl + Alt + F6, hoặc là Shift + Double Click lên icon trên taskbar! Tiếp theo, thường gặp vấn đề về dữ liệu bị hỏng, chúng ta rất cần dữ liệu đó và vì thế chúng ta cần có một phần mềm khôi phục dữ liệu thật hiệu quả. Trang download các phần mền trên là: - DeepFreeze: - Khôi phục dữ liệu: Vấn đề thứ 3 là bảo vệ password chống bị hack. Hãy đặt password: không quá ít ký tự, không được dùng những từ quên thuộc ví dụ như tên riêng, những từ có trong tự điển, đặt password kết hợp những ký tự với số. Sử dụng một logic riêng để đặt password của mình. Ví dụ: tôi muốn đặt password mang ý nghĩ là mặt trăng thì có thể đặt là mattrang@. Vấn đề thứ 4 truy cập vào mạng tránh để lại dấu vết về sao: xóa đi cookie, 90 khi đăng nhập vào một account thì có trường hợp trình duyệt cài đặt sẵn là: remember.... Nếu trường hợp chúng ta ra internet mà muốn thuật tiện không cần xóa cookie luôn, thì chúng ta nên restart lại máy nhớ là với điều kiện nó có cài deep Freeze trên máy (thường thì đã cài sẵn). Vấn đề thứ 5 là lưu lại cấu hình của máy, trên máy chúng ta có thể sử dụng System Restore nằm trong Start chọn Program chọn Accessaries chọn System Tool hoặc dùng các chương trình chuyên dụng khác. Hoặc chúng ta có thể làm bằng tay: vào Registry, Start chọn Run chọn Gõ Regedit chọn len My Computer chọn File chọn Export. Về sau chỉ cần double click lên file này là có thể import trở lại vào registry. Vấn đề thứ 6 là không được chạy một số chương trình như: Vào Run và gõ gpedit.msc chọn Administrative Template chọn System chọn Turn off Autoplay (chọn thuộc tính là Enable), Don't Run specified Windows applications chọn Enable chọn Show chọn Add chọn gõ vào tên các chương trình không được chạy. Chúng ta kiểm soát chương trình bằng Windows Task Manager chọn Processes, bên dưới là danh sách các chương trình đang chạy. Vấn đề thứ 7 thực hiện Ghost, chúng ta có thể dùng chương trình chuyên dụng hoặc có thể dùng các đĩa boot (các đĩa LHT...). Việc ghost sẽ giúp backup/restore lại toàn bộ ổ đĩa nhanh hơn rất nhiều. Và giải pháp này rất thường dùng trong thực tế. Vấn đề về an toàn dữ liệu còn rất nhiều điều để nói nhưng ở đây chỉ đưa ra các vấn đề cơ bản nhất và phổ biến nhất. 91 1.2. Trình tự thực hiện TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Tạo đĩa CD cứu hộ khi dữ liệu bị mất, nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu Sử dụng hiren’t boot Cấu hình Boot CD hoặc USB Cẩn thận chập cháy 2 Sử dụng windows MINI Sử dụng hiren’t boot Khởi động windows trên CD Cẩn thận chập cháy 3 Sử dụng phần mềm, diệt virus để loại bỏ hiểm họa cho máy tính Sử dụng hiren’t boot Sử dụng phẩn mềm diệt virus Cẩn thận chập cháy 2.Phục hồi dữ liệu 2.1. Lý thuyết liên quan Để phục hồi dữ liệu ta có thể sử dụng các phần mềm sau: 2.1.1. Phần mềm Badcopy Pro 4.00 Đây là phần mềm phục hồi dữ liệu rất tốt và đặc biệt là có keygen. BadCopy Pro 4.00 là một phần mềm phục hồi dữ liệu hàng đầu cho đĩa mềm, CD, DVD, Thẻ nhớ, USB và những phương tiện lưu trữ khác. BadCopy Pro 4.00 có thể phục hồi và cứu hiệu quả những dữ liệu bị mất hay bị dán đoạn, không thể đọc, không thể format, hay những đĩa bị lỗi. 92 Hình 3.1: Giao diện phần mềm BadCopy 4.00 Nó thích hợp Win 95/98/2000/XP...Sử dụng BadCopy Pro 4.00 thì an toàn và hầu như không có rủi ro. Phần mềm này không thể viết dữ liệu trên đĩa gốc (đĩa nguyên bản) của chúng ta, nhưng lưu dữ liệu được phục hồi đến một thư mục mới mà chúng ta chỉ định. * Những điểm then chốt của BadCopy Pro 4.00: - Phục hồi đĩa mềm, CD cải tiến và thông minh. - Quy trình phục hồi dữ liệu tự động và nhanh chóng chỉ sau một cái click. - Phục hồi tất cả các loại file dữ liệu , hình ảnh, trình ứng dụng và nhiều hơn nữa. Hỗ trợ được hầu hết các loại dữ liệu truyền thống như đĩa mềm , CD- ROM, CD,.... - Cứu và phục hồi các file và dữ liệu trên đĩa mềm, CD-ROM, CD-R, CD- RW. - Thông báo quy trình phục hồi các file và công nghệ làm đầy dữ liệu thông minh. Phục hồi thông tin kỹ thuật số từ những item như smartmedia, đĩa compact. - Phục hồi hầu hết các loại phần mềm được ghi trên đĩa, nhỏ gọn. * Một vài tình huống mà BadCopy Pro có thể hỗ trợ : - Sửa chữa đĩa mềm bị hư và phục hồi dữ liệu. 93 - Phục hồi dữ liệu CD bị hư và có khuyết điểm bao gồm CD-ROM, CD-R và CD-RW. - Phục hồi dữ liệu DVD bị hư và có khuyết điểm bao gồm DVD-ROM, DVD+R/W và DVD-R/W. - Phục hồi những dữ liệu không đọc được trong đĩa mềm CD và DVD. - Cứu những file bị mất từ đĩa mềm CD & DVD. - Phục hồi những file không thể đọc và bị sửa đổi. - Lấy lại những dữ liệu từ tất cả các session trên CD. - Phục hồi hình ảnh bị mất cho máy ảnh kỹ thuật số. - Phục hồi file từ đĩa mềm, thậm trí format cho đĩa. - Phục hồi những dữ liệu trong UDF và đĩa ghi. Hỗ trợ DirectCD và InCD. - Phục hồi dữ liệu trong ZIP, JAZ, đĩa MO và USB. 2.1.2 Phần mềm Get Data Back Với 5 bước là có thể khôi phục các dữ liệu lỡ tay delete hay do những người khác vô tình làm mất. Chúng ta có thể download phiên bản dùng thử cho FAT và NTFS ( dung lượng 2.11MB và 2.08MB ). Chương trình có thể phục hồi dữ liệu đã xoá từ HDD, ổ mềm, ZIP, ổ đĩa mạng. Hình 3.2:Giao diện phần mềm Get Data Back * Một vài lưu ý khi sử dụng chương trình này: Phiên bản dùng thử không cho chúng ta copy những file đã xoá về lại HDD. Để chương trình hoạt động hiệu quả, chúng ta nên đánh dấu chọn tất cả 94 trong mục Options như Recover Deletes Files, Allow Duplicate File Names, Recover Losts Files . Ngoài ra chúng ta cũng có thể xem các định dạng file trong mục Legend. Chúng ta cũng có thể chọn search để tìm kiếm file đã mất. Điều này giúp chúng ta nhanh chóng tìm ra file mình cần phục hồi nhanh chóng hơn. Hơn nửa chương trình còn giúp chúng ta tạo file ảnh cho HDD để sao lưu dữ liệu bằng công cụ Tools > Create Image File. 2.1.3. Phần mềm Recover My File Phần mềm Recover My File là một công cụ rất mạnh trong khôi phục dữ liệu bị mất, các công cụ phục hồi dữ liệu của phần mềm không chỉ phục hồi tất cả những dữ liệu đã được xóa đi từ Windows Recycle Bin, trong ổ cứng mà ngay cả các dữ liệu bị mất do format ổ cứng, do virus, do lỗi phần mềm. Chương trình chạy trên hệ điều hành Windows XP và làm việc với các định dạng FAT 12, FAT 16, FAT 32 và NTFS của hệ thống. Ngoài ra chương trình cũng hỗ trợ phục hồi dữ liệu bị xóa từ Jaz, Zip disk và các thẻ nhớ của máy ảnh số, máy quay phim. Chương trình hỗ trợ hơn 50 định dạng file, đặc biệt là hỗ trợ phục hồi email, digital photo, music và video. Để thuận tiện hơn trong quá trình tìm kiếm dữ liệu chương trình đưa ra cho chúng ta bốn lựa chọn tìm kiếm và phục hồi dữ liệu Hình 3.3: Giao diện phần Recover My File + Fast File Search : Tìm kiếm các file, thư mục mới bị xóa gần đây, các file trong thư mục Temporary. 95 + Complete File Search: Quét tất cả các cluster level trên ổ cứng để tìm dữ liệu bị mất. + Fast Format Recover: Tìm kiếm các file trên phân vùng (Partition) vừa mới bị định dạng lại. Thực hiện tìm kiếm nhanh cho các phân vùng đã định dạng. + Complete Format Recover: Tìm kiếm trên tất cả các cluster level của ổ cứng phục hồi lại các dữ liệu trên phân vùng cũ. 2.1.4. Phần mềm Safe Data Recovery Safe Data Recovery là một phần mềm được thiết kế để khôi phục dữ liệu bị mất trên ổ đĩa cứng và cả khi chúng ta định dạng ổ đĩa Hình 3.4: Giao diện phần mềm Safe Data Recovery Hoạt động nhanh chóng hiệu quả đưa ra cho chúng ta một danh sách đầy đủ của tất cả các dữ liệu có trong ổ mà chúng ta muốn phục hồi. Với phần mềm này chúng ta có thể kiểm soát được dữ liệu của mình một cách hiệu quả cho dù chúng ta lỡ tay xóa chúng. Phần mềm này vận hành giống như một nhà máy kỹ thuật thu hồi dữ liệu giàu kinh nghiệm... 96 2.1.5. Phần mềm Noron Ghost Khi máy vi tính bị trục trặc về phần mềm, hệ điều hành bị lỗi, bị nhiễm virus... cách tốt nhất là nên cài lại toàn bộ hệ điều hành và chương trình, tuy nhiên nếu trước đó chúng ta đã có sao lưu dữ liệu thì việc phục hồi lại sẽ dễ dàng và nhanh hơn. Norton Ghost là một trong những chương trình sao lưu (backup) và phục hồi (Restore) dữ liệu nhanh và tốt nhất hiện nay. Với Norton Ghost chúng ta có thể sao lưu và phục hồi từng phân vùng ổ dĩa hay toàn bộ đĩa cứng, và có thể lưu trữ bản sao này trên ổ dĩa khác hay ghi vào dĩa CD-ROM. Chương trình Norton Ghost có thể mua tại các cửa hàng CD-ROM hoặc tìm và download từ Internet. Hình 3.5: Giao diện đĩa Hiren's BootCD 2.1.6. Cách phục hồi dữ liệu bằng chương trình Pandora Recovery Pandora Recovery là chương trình giúp tìm và phục hồi lại các tập tin đã bị xóa nhưng vẫn còn khả năng phục hồi được trên các ổ dĩa có định dạng FAT hoặc NTFS. Pandora Recovery sẽ quét toàn bộ ổ dĩa cứng và liệt kê danh sách các tập tin và thư mục đã bị xóa trên các ổ dĩa của máy vi tính với các định dạng tập tin được hỗ trợ. Đây không phải là chương trình phục hồi dữ liệu đã được sao lưu, nó có thể quét để tìm và phục hồi lại các tập tin đã bị xóa trước khi được cài đặt mà không cần biết chúng bị xóa bằng cách gì, ở đâu, thời gian bao lâu,... kể cả khi chúng không còn lưu trong Recycle Bin (thùng rác) hoặc ổ dĩa đã được Format (định dạng). Sau khi thực hiện quét để tìm kiếm các tập tin bị xóa, Pandora Recovery cho phép người sử dụng toàn quyền điều khiển, tìm kiếm, sắp xếp, chọn lựa,... 97 và lưu trữ tập tin phục hồi. Ngoài ra Pandora Recovery còn cho xem các tập tin hình ảnh (BMP, GIF, JPG, PNG, ICO,TIF, TGA, PCX, WBMP, WMF, JP2, J2K, JBG, JPC, PGX, PNM, RAS, CUR), văn bản (TXT, LOG, INI, BAT, RTF, XML, CSS),... đã bị xóa trước khi quyết định phục hồi chúng. Tải và sử dụng Pandora Recovery miễn phí tại : chương trình tương thích với Windows Vista, XP, 2003, 2000. Cài đặt chương trình Pandora Recovery cũng giống như các chương trình thông dụng khác, ngay sau khi cài đặt là có thể tiến hành việc phục hồi dữ liệu. 2.2.Trình tự thực hiện TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Sử dụng Phần mềm Badcopy Pro 4.00 CD khởi động có phần mềm Badcopy, máy tính Áp dụng đúng kỹ thuật sử dụng phần mềm Đảm bảo an toàn dữ liệu 2 Sử dụng Phần mềm Get Data Back CD khởi động, máy tính Áp dụng đúng kỹ thuật sử dụng phần mềm Đảm bảo an toàn dữ liệu 3 Sử dụng Phần mềm Recover My File CD khởi động, máy tính Áp dụng đúng kỹ thuật sử dụng phần mềm Đảm bảo an toàn dữ liệu 98 4 Sử dụng Phần mềm Safe Data Recovery CD khởi động, máy tính Áp dụng đúng các kỹ thuật sử dụng phần mềm Đảm bảo an toàn dữ liệu 5 Sử dụng Phần mềm Norton Ghost CD khởi động và máy tính Áp dụng đúng các thức sử dụng Norton Ghost Đảm bảo an toàn dữ liệu 6 Cách phục hồi dữ liệu bằng chương trình Pandora Recovery CD khởi đọng, máy tính .. Áp dụng đúng các kỹ thuật sử dụng phần mềm Đảm bảo an toàn dữ liệu 3.Biện pháp an toàn khi sử dụng điện 3.1. Lý thuyết liên quan 3.1.1 . Sử dụng điện thế an toàn: Tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm về điện của các loại phòng sản xuất mà yêu cầu an toàn về điện có mức độ khác nhau. Một trong những biện pháp đó là việc sử dụng đúng mức điện áp đối với các thiết bị điện. Điện áp an toàn là điện áp không gây nguy hiểm đối với người khi chạm phải thiết bị mang điện. 3.1.2 Phân loại các nơi làm việc theo mức độ nguy hiểm về điện: Tất cả các phòng sản xuất tuỳ theo mức độ nguy hiểm về điện chia thành 3 nhóm: * Các nơi ít nguy hiểm: 99 - Là các phòng khô ráo với quy định: + Độ ẩm tương đối của không khí không quá 75%. + Nhiệt độ trong khoảng 5-25oC (không quá 30oC). + Sàn có điện trở lớn bằng vật liệu không dẫn điện (gỗ khô ráo, rải nhựa). + Không có bụi dẫn điện. + Con người không phải đồng thời tiếp xúc với cơ cấu kim loại có nối với đất và với vỏ kim loại của thiết bị điện. * Các nơi nguy hiểm nhiều: - Các phòng ẩm với: + Độ ẩm tương đối luôn luôn trên 75%. + Độ ẩm tương đối có thể nhất thời tăng đến bão hoà. + Nhiệt độ trung bình tới 25ºC. - Các phòng khô không có hệ thống lò sưởi và có tầng mái. - Các phòng có bụi dẫn điện. - Các phòng nóng với nhiệt độ không khí lớn hơn 30oC, trong thời gian dài con người phải tiếp xúc đồng thời với vỏ kim loại của các thiết bị điện và với các cơ cấu kim loại công trình của dây chuyền công nghệ có nối đất. - Các phòng có sàn là vật liệu dẫn điện (bằng kim loại, đất, bêtông, gỗ bị ẩm, gạch,...) * Các nơi đặc biệt nguy hiểm: - Rất ẩm ướt trong đó độ ẩm tương đối của không khí thường xấp xĩ 100% (trần, tường, sàn và các đồ đạc trong phòng có đọng hạt nước). - Thường xuyên có hơi khí độc. - Có ít nhất 2 trong những dấu hiệu của phòng hoặc nơi nguy hiểm nhiều - Nguy hiểm về mặt nổ (kho chứa chất nổ trên công trường). 3.1.3 . Một số quy định an toàn: - Đối với các phòng, các nơi không nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng, dùng cho các dụng cụ cầm tay,... được sử dụng điện áp không quá 220V. 100 Đối với các nơi nguy hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử dụng điện áp không quá 36V. - Đối với đèn chiếu cầm tay và dụng cụ điện khí hoá: + Trong các phòng đặc biệt ẩm, điện thế không cho phép quá 12V. + Trong các phòng ẩm không quá 36V. - Trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm cho người như khi làm việc trong lò, trong thùng bằng kim loại,...ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm chỉ được sử dụng điện áp không quá 12V. - Đối với công tác hàn điện, người ta dùng điện thế không quá 70V. Khi hàn hồ quang điện nhất thiết là điện thế không được cao quá 12-24V. 3.1.4. Làm bộ phận che chắn và cách điện dây dẫn: a. Làm bộ phận che chắn: - Để bảo vệ dòng điện, người ta đặt những bộ phận che chắn ở gần các máy móc và thiết bị nguy hiểm hoặc tách các thiết bị đó ra với khoảng cách an toàn. - Các loại che chắn đặc, lưới hay có lỗ được dùng trong các phòng khô khi điện thé lớn hơn 65V, ở trong các phòng ẩm khi điện thế lớn hơn 36V và trong các phòng đặc biệt ẩm điện thế lớn hơn 12V. - Ở các phòng sản xuất trong đó có các thiết bị làm việc với điện thế 1000V, người ta làm những bộ phận che chắn đặc (không phụ thuộc vào chất cách điện hay không) và chỉ có thể lấy che chắn đó ra khi đã ngắt dòng điện. b. Cách điện dây dẫn: - Dây dẫn có thể không làm cách điện nếu dây được treo cao trên 3.5m so với sàn; ở trên các đường vận chuyển ôtô, cần trục đi qua dây dẫn phải treo cao 6m. - Nếu khi làm việc có thể đụng chạm vào dây dẫn thì dây dẫn phải có cao su bao bọc, không được dùng dây trần. - Dây cáp điện cao thế qua chỗ người qua lại phải có lưới giăng trên không phòng khi dây bị đứt. 101 - Phải rào quanh khu vực đặt máy phát điện hoặc máy biến thế. c .Làm tiếp đất bảo vệ: - Các bộ phận của vỏ máy, thiết bị bình thường không có điện nhưng nếu cách điện hỏng, bị chạm mát thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó người tiếp xúc vào có thể bị giật nguy hiểm. - Để đề phòng trường hợp nguy hiểm này, người ta có thể dùng dây dẫn nối vỏ của thiết bị điện với đất hoặc với dây trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ. * Nối đất bảo vệ trực tiếp: - Dùng dây kim loại nối bộ phận trên thân máy với cực nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất có điện trở nhỏ với dòng điện rò qua đất và điện trở cách điện ở các pha không bị hư hỏng khác. Hình 4.2.3.1: Nối đất bảo vệ trục tiếp. - Hệ thống tiếp đất phải có điện trở đủ nhỏ để sao cho người khi tiếp xúc vào vỏ của thiết bị có điện áp rò rỉ (coi như người mắc song song với mạch tiếp đất) thì dòng điện chạy qua cơ thể không đến trị số có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ và sự sống. Hình thức này áp dụng ở mạng 3 pha có trung hoà cách điện. - Theo quy định hiện hành thì: + Đối với thiết bị điện có điện áp đến 1000V trong các lưới điện có trung tính đặt cách điện đối với mặt đất, trị số điện trở nối đất phải không lớn hơn 4. + Đối với thiết bị điện có công suất nguồn nhỏ hơn 100KVA cho phép 102 điện trở nối đất tới 10. - Trong trường hợp tiếp xúc như trên, người được coi là mắc vào dòng điện rò song song với cựu nối đất. Theo định luật phân bố dòng diện, ta có: nddnn RIRI ..  (2.2) hay n nd dn R R II . ) Trong đó: + In: cường độ dòng điện qua người (A). + Id: cường độ dòng điện rò (A). Trong các mạng với trung hoà cách điện có điện áp dưới 1000VId không lớn quá 10A (thường 4-6A). + Rn: điện trở tính toán của người (). + Rnd: điện trở cực nối đất (). Khi trị số dòng điện rò nhỏ hơn và điện trở người lớn hơn, dòng điện đi qua người sẽ còn nhỏ nữa, bảo đảm an toàn cho người. * Nối đất bảo vệ qua dây trung hoà: Hình 4.2.3.2: Nối đất bảo vệ qua dây trung hoà - Dùng dây dẫn nối với thân kim loại của máy vào dây trung hoà được áp dụng trong mạng có điện áp dưới 1000V, 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất, 103 nối đất bảo vệ trực tiếp như trên sẽ không đảm bảo an toàn khi chạm đất 1 pha. Bởi vì: + Khi có sự cố (cách điện của thiết bị điện hỏng) sẽ xuất hiện dòng điện trên thân máy thì lập tức 1 trong các pha sẽ gây ra đoản mạch và trị số của dòng điện mạch sẽ là: od nm RR U I   (2.3) Trong đó: + U: điện áp của mạng (V). + Rd: điện trở đất (). + Ro: điện trở của nối đất (). + Do điện áp không lớn nên trị số dòng điện Inm cũng không lớn và cầu chì có thể không cháy, tình trạng chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị sẽ tồn tại lâu dài 1 điện áp với trị số: od d nmdd RR U IRU   . - Rõ ràng điện áp này có thể đạt đến mức độ nguy hiểm. Vì vậy để cầu chì và bảo vệ khác cắt mạch thì phải nối trực tiếp vở thiết bị với dây trung tính và phải tính toán sao cho dòng điện ngắn mạch Inm với điều kiện: + Lớn hơn 3 lần dòng điện định mức của cầu chì gần nhất Icc: 3 cc nm I I + Hoặc lớn hơn 1.5 lần dòng điện cần thiết để cơ cấu tự động cắt điện gần nhất Ia: 5.1 a nm I I - Việc nối trực tiếp vỏ thiết bị điện với dây trung tính là nhằm mục đích tăng trị số dòng điện ngắn mạch Inm để cho cầu chì và các bảo vệ khác cắt được mạch điện. * Cắt điện bảo vệ tự động: 104 - Dùng trong trường hợp khi 2 phương án trên không đạt yêu cầu an toàn. Cơ cấu này có thể sử dụng cả ở mạng 3 pha cách điện đối với đất, lẫn ở mạng có trung tính nối đất. - Đặc điểm cơ bản của nó là có thể cắt điện nhanh trong khoảng thời gian 0.1-0.2s khi xuất hiện điện áp trên vỏ thiết bị đến trị số quy định. - Đối với mạng 3 pha, cơ cấu này được mắc nối tiếp vào dây nối thân động cơ điện với cực nối đất hoặc với dây trung hoà và sẽ hoạt động dưới tác dụng của dòng điện rò hoặc dòng điện ngắn mạch trong thời gian điện mát ra thân máy và sẽ cắt điện khỏi máy. Hình 4.2.3.4: Cắt điện bảo vệ tự động. 1.Động cơ điện 2.Lò xo 3.Cầu dao 4.Lõi sắt 5.Cuộn dây - Nguyên lý làm việc của cơ cấu cắt điện bảo vệ tự động như sau: + Khi trên vỏ động cơ không có điện áp, đóng cầu dao, lò xo bị kéo căng và lõi sắt gi+ Nếu cách điện của động cơ hỏng, 1 pha chạm vỏ động cơ thì điện áp xuất hiện, 1 dòng điện chạy trong cuộn dây rút lõi sắt xuống phía dưới, lò xo kéo cầu dao cắt điện nguồn cung cấp. - So với tiếp đất bảo vệ và nối dây trung tính thì cắt điện bảo vệ có những ưu điểm sau: + Điện áp xuất hiện trên đối tượng bảo vệ không thể quá điện áp quy định nên + Điện trở nối đất của cơ cấu không yêu cầu quá nhỏ mà có thể tới 100-500. Do đó đễ dàng bố trí và chế tạo hệ thống nối đất của cơ cấu máy. 105 3.1.5.Dùng các dụng cụ phòng hộ: - Để bảo vệ người khỏi tai nạn điện khi sử dụng các thiết bị điện thì phải dùng các loại thiết bị và dụng cụ bảo vệ. * Tuỳ theo điện áp của mạng điện: - Các phương tiện bảo vệ chia ra loại dưới 1000V và loại trên 1000V. Trong mỗi loại lại phân biệt loại dụng cụ bảo vệ chính và loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ. - Các dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với phân dẫn điện trong 1 thời gian dài lâu. - Các dụng cụ phụ trợ là các loại bản thân không đảm bảo an toàn khỏi điện áp tiếp xúc nên phải dùng kết hợp với dụng cụ chính để tăng cường an toàn hơn. * Tuỳ theo chức năng của phương tiện bảo vệ: Các dụng cụ kỹ thuật điện: - Bảo vệ người khỏi các phần dẫn điện của thiết bị và đất là bục cách điện, thảm cách điện, ủng và găng tay cách điện. - Bục cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp bất kỳ, thường có kích thước 75*75cm hoặc 75*40cm, có chân sứ cách điện. - Thảm cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp từ 1000V trỏ xuống, thường có kích thước 75*75cm, dày 0.4-1cm. Hình 4.2.4.1 Thảm cách điện - Găng tay cách điện dùng cho để phục vụ các thiết bị điện có điện áp dưới 1000V đối với dụng cụ bảo vệ chính và điện áp trên 1000V đối với dụng cụ phụ trợ. ủng, giày cách điện là loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ, ủng cách điện dung với điện áp trên 1000V, còn giày cách điện dùng điện áp dưới 1000V. 106 Các dụng cụ bảo vệ khi làm việc dưới điện thế: - Người ta dùng sào cách điện, kìm cách điện và các dụng cụ thợ điện khác. - Sào cách điện dùng để đóng mở cầu dao cách ly và đặt thiết bị nối đất. Nó có phần móc chắc chắn trên đầu, phần cách điện và cán để cầm (dài hơn 10cm làm bằng vật liệu cách điện như ebonit, tectonit,...). - Kìm cách điện dùng để tháo lắp cầu chì ống, để thao tác trên những thiết bị điện có điện áp trên 35000V. Kìm cách điện cũng phải có tay cầm dài hơn 10cm và làm bằng vật liệu cách điện. - Các loại dụng cụ thợ điện khác dùng để kiểm tra xem có điện hay không, có thể sử dụng các loại sau: + Với thiết bị có điện áp trên 1000V thì sử dụng đồng hồ đo điện áp hoặc kìm đo điện. + Với các thiết bị có điện áp dưới 500V thì sử dụng bút thử điện, đèn ắc quy. Các loại dụng cụ bảo vệ khác: - Các loại phương tiện để tránh tác hại của hồ quang điện như kính bảo vệ mắt, quần áo không bắt cháy, bao tay vải bạt, mặt nạ phòng hơi độc,... - Các loại phương tiện dùng để làm việc trên cao như thắt lưng bảo hiểm, móc chân có quai da, dây đeo, xích an toàn, thang xép, thang nâng, thang gá, chòi ống lồng,... 107 Hình 4.2.4.2 Dây an toàn, thang khi làm việc trên cao. * Các biển báo phòng ngừa: - Ngoài ra để đảm bảo an toàn cần có các biển báo phòng ngừa dùng để: + Báo và ngăn không cho người tới gần các trang thiết bị có điện. + Ngăn không thao tác các khoá, cầu dao có thể phòng điện vào nơi đang sửa chữa hoặc làm việc. - Theo mục đích, các loại biển báo có thể chia làm 4 nhóm: + Biển báo ngăn ngừa: “Cấm sờ mó-chết người”, “Điện cao áp-nguy hiểm chết người”,... + Biển báo cấm: “Không đóng điện-có người làm việc”, “Không đóng điện-làm việc trên đường dây”,... + Biển báo loại cho phép: “Làm việc ở đây” để chỉ rõ chỗ làm việc cho công nhân,... + Biển báo loại nhắc nhở để nhác nhở về các biện pháp cần thiết: “Nối đất”,... 108 Hình 4.2.4.4: Biển báo an toàn - Các loại biển báo di động dùng trong các trang thiết bị có điện áp trên và dưới 1000V cần làm bằng vật liệu cách điện hoặc dẫn điện xấu (chất dẻo hoặc bìa cứng cách điện). Cấm dùng sắt tây làm biển báo. Phía trên biển báo phải có lỗ và móc để treo. 3.2. Trình tự thực hiện TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Sử dụng điện thế an toàn Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 2 Phân loại mức độ nguy hiểm vể điện Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 3 Làm bộ phận che chắn cách điện Các dụng cụ hỗ trợ Áp dụng các kỹ thuật làm bộ phận che chắn Đảm bảo an toàn về điện 4 Dùng các dụng cụ phòng hộ Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng cách sử dụng dụng cụ Đảm bảo an toàn 109 4. Cấp cứu người bị điện giật 4.1. Lý thuyết liên quan 4.1.1. Nguyên nhân. Có thể do nhiều nguyên nhân như. - Dây điện hở, thọc tay vào ổ cắm. - Các thiết bị điện không an toàn, chạm tay ướt vào các dụng cụ điện. - Do chạm trực tiếp vào các bộ phận có dòng điện chạy qua: 55,9% trong đó: + Không phải do công việc yêu cầu 30,6%. + Do công việc yêu cầu 1,7%. + Đóng nhầm điện lúc sửa chữa, thao tác 23,6%. - Chạm phải bộ phận bằng kim loại của thiết bị có điện áp 22,8% trong đó: + Lúc không có nối đất 22,2%. + Lúc có nối đất 0,6%. - Chạm phải vật không bằng kim loại có điện áp: nền nhà, tường nhà 20,1%. Điện giật rất nguy hiểm tới tính mạng. So với các loại tai nạn bởi các yếu tố nguy hiểm khác, thì tai nạn do điện cũng thuộc loại cao, có thể gây chết ngưòi trong thời gian ngắn và người bị nạn không thể cảm nhận được mối nguy hiểm đe doạ mình. Phân tích diễn biến của một số vụ tai nạn điện giật chết người cho thấy: do không được cấp cứu kịp thời hoặc cấp cứu không đúng cách mà để cho người bị điện giật bị thiệt mạng. Ví dụ như: (1) Quy định mắc điện và sửa chữa điện phải ngắt điện và phải có 2 người cùng làm, nhưng có lúc chỉ có một thợ điện sửa chữa và do không cắt điện nên khi có sự cố không có ai biết để kịp thời cứu chữa. (2) Có người bị điện giật, y tế chỉ tiêm một mũi trợ lực rồi đưa đi bệnh 110 viện chết do không được hô hấp nhân tạo kịp thời. *Biện pháp: - Huấn luyện: Sự nguy hiểm của dòng, điện và cách sơ cứu người bị điện giật; luyện tập cách cấp cứu người bị điện giật. - Trụ sở HTX phải có tủ thuốc cấp cứu, bảng hướng dẫn cấp cứu tai nạn điện bằng chữ to, treo ở nơi dễ đọc, dễ thấy. - Tuyên truyền, huấn luyện sử dụng an toàn điện trong gia đình. * Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa. Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất. + Sau 1 phút nạn nhân được cấp cứu thì 90% được cứu sống. + Sau 6 phút nạn nhân được cấp cứu thì 10% dược cứu sống. + Sau chọn 10 phút nạn nhân được cấp cứu thì 0% được cứu sống. 1- Tách nạn nhân khỏi nguồn điện Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 111 Hình 5. 1: Người bị điện giật * Điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.(1) Dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượngcách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạ Hình 5.2: Ủng, găng tay cách điện 112 (2) Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm) Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi. * Mạng Hạ áp: (1) Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì (2) Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện (3) Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra (4) Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra *Chú ý: - Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn. - Không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn. - Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay để xử trí. 4.1.2. Sơ cứu người bị điện giật: Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị nạn nằm trong tay người cứu. Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát. * Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: theo dõi vì trong thòi gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim. * Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não, ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo: (1)Thông đường hô hấp: để đờm, rãi tự chảy ra không thể trôi vào phổi được bằng cách đặt nằm nghiêng, gập tay người bị nạn đặt bên dưới mặt. (2) Thổi ngạt: (khi thở bị ngừng). 113 - Moi đờm, rãi, thức ăn, răng giả trong miệng ra - Hô hấp nhân tạo: bằng máy hoặc bằng tay: hiệu quả thấp: tốn nhiều sức, ít không khí vào phổi - Hà hơi, thổi ngạt: đơn giản, nhiều ưu điểm hơn cả, chỉ cần một người làm và áp dụng ở khắp mọi nơi Những phút đầu thổi 20 lần/phút, sau: 16 lần/phút - Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực bị nén xuống từ 3-4 cm. 60-80 lần / phút Hình 5.2: Sơ cứu khi bị điện giật 4.2. Trình tự thực hiện TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Tìm ra nguyên nhân gây điện giật,quan sát và ngắt nguồn điện Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 2 Sơ cứu người bị điện giật Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 114 III. Tóm tắt trình tự thực hiện của bài TT Tên các bước công việc Dụng cụ, thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật Chú ý về an toàn lao động 1 Các biện pháp an toàn dữ liệu Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 2 Phục hồi dữ liệu, sử dụng các phần mềm ứng cứu Các dụng cụ trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 3 Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện Các thiết bị trợ giúp Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 4 Cấp cứu người bị điện giật Các thiết bị trợ giúp và có người minh họa Áp dụng đúng các kỹ thuật Đảm bảo an toàn 115 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổ chức sản xuất - TS Võ quốc Tấn - ĐH Công nghiệp Tp HCM [2] An toàn lao động - PGS.TS Nguyễn thế Đạt - Vụ Trung học chuyên nghiệp dạy nghề 116 IV.MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 2 II.NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA MÔN HỌC ....... 2 III.NỘI DUNG TÀI LIỆU ..................................................................................... 2 BÀI 1: BẢO HỘ LAO ĐỘNG ........................................................................ 2 I.Mục tiêu ................................................................................................... 2 II.Nội dung ................................................................................................. 3 1. Các kỹ năng bảo hộ lao động, tầm quan trọng của bảo hộ lao động .... 3 2. Nội dung bảo hộ lao động ................................................................... 8 III. Tóm tắt trình tự thực hiện của bài ....................................................... 16 BÀI 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT .................................... 17 I. Mục tiêu ................................................................................................ 17 II.Nội dung ............................................................................................... 17 1.An toàn vệ sinh .................................................................................. 17 2. Cách bảo vệ và phòng chống bệnh nghề nghiệp ( BNN ) .................. 20 3. Cấp cứu khi bị nhiễm độc bỏng ........................................................ 62 III.Tóm tắt trình tự thực hiện của bài ........................................................ 66 BÀI 3: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ............................................... 67 I.Mục tiêu ................................................................................................. 67 II.Nội dung ............................................................................................... 67 1.Xác định các tác nhân gây tai nạn lao động ....................................... 67 2. Những biện pháp của kỹ thuật an toàn .............................................. 70 3.Cấp cứu khi bị chấn thương ............................................................... 77 III. Tóm tắt trình tự thực hiện của bài ....................................................... 82 BÀI 4: KỸ THUẬT AN TOÀN DỮ LIỆU VÀ ĐIỆN .................................... 83 I.Mục tiêu ................................................................................................. 83 II.Nội dung ............................................................................................... 83 1. Kỹ thuật về điện cơ bản và an toàn dữ liệu ....................................... 83 2.Phục hồi dữ liệu ................................................................................. 91 3.Biện pháp an toàn khi sử dụng điện ................................................... 98 4. Cấp cứu người bị điện giật .............................................................. 109 III. Tóm tắt trình tự thực hiện của bài ..................................................... 114 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 115

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfm2kythuatantoanvesinhcongnghiep_9336.pdf
Tài liệu liên quan