Sử dụng phương pháp dự án trong giáo dục phòng chống thiên tai ở môn Địa lí lớp 12

Title: PROJECT METHODOLOGY APPLIED IN DISASTER PREVENTION EDUCATION IN GEOGRAPHY SUBJECTS 12 GRADE Abstract: Essential content articles study the possibility of applying methods of projects in disaster prevention education in geography subjects 12 grade. Simultaneously, define processes, engineering and application to design an activity form of education disaster prevention. The design form was experimented at the Phu Cat 2 high school in Binh Đinh province in the academic year 2014 – 2015. Experimental results have affirmed the effectiveness and feasibility of the design form. It is the basic for the proposed petitions. Keywords: Disaster prevention education, project method, Geography subjects 12 grade.

pdf11 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp dự án trong giáo dục phòng chống thiên tai ở môn Địa lí lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 50-60 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Ở MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 HỒ THỊ BÍCH NHIÊN – LÊ THỊ LÀNH Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Bài báo khái quát nội dung nghiên cứu về khả năng vận dụng phương pháp dự án (PPDA) trong giáo dục phòng chống thiên tai (GDPCTT) ở môn Địa lí lớp 12. Đồng thời, xác định quy trình, kĩ thuật và vận dụng để thiết kế một mẫu hoạt động GDPCTT. Mẫu thiết kế đã được thực nghiệm tại trường trung học phổ thông (THPT) Phù Cát 2 – Bình Định trong năm học 2014-2015. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính hiệu quả, khả thi của mẫu thiết kế và là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị. Từ khóa: Giáo dục phòng chống thiên tai, phương pháp dự án, môn Địa lí lớp 12. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về tần suất chịu ảnh hưởng của thiên tai nhất là các thiên tai đến từ biển. Vì vậy, tăng cường tổ chức các hoạt động GDPCTT cho học sinh và cộng đồng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất lớn. Mục tiêu của GDPCTT theo định hướng phát triển năng lực là trang bị cho người học những kiến thức về thiên tai, cách PCTT và giúp người học vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết có hiệu quả các tình huống khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời, ý thức được trách nhiệm của bản thân trước tình hình ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất của thiên tai [3]. Do vậy, hoạt động GDPCTT chỉ có thể được tiến hành hiệu quả thông qua các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực. Trong đó, PPDA có nhiều ưu thế đối với việc phát triển năng lực (PTNL) của học sinh cũng như phù hợp với các nội dung dạy học có tính tích hợp, liên môn. Ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về việc thiết kế và tổ chức các dự án trong dạy học môn Địa lí lớp 12 [1]. Tuy nhiên, đây vẫn là một PPDH mới, đòi hỏi nhiều về điều kiện thực hiện nên trong thực tiễn dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí nói riêng, PPDA vẫn ít được sử dụng. Do đó, kế thừa các công trình đã có để sử dụng thiết kế dự án GDPCTT với quy trình, kĩ thuật cụ thể, khoa học là việc làm rất ý nghĩa thiết thực. 2. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Ở MÔN ĐỊA LÍ 12 “DHDA là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (một dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. Học sinh tham gia xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA” [1]. Do đặc SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 51 điểm nội dung chương trình nên môn Địa lí lớp 12 có nhiều cơ hội GDPCTT cho học sinh. Các nội dung này gắn liền với thực tiễn tạo điều kiện cho việc vận dụng PPDA. Bảng 1. Cơ hội và địa chỉ tích hợp giáo dục PCTT qua môn Địa lí lớp 12 – Ban Cơ bản [2] TT Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 1 Bài 2 -Mục 3.a Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: Bão, lũ, hạn hán, thường xuyên xảy ra nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. Bộ phận 2 Bài 7 - Mục 3 Đặc trưng thiên tai mỗi khu vực. Đồi núi: Lũ quét, lũ nguồn, xói mòn, trượt lở đất. Đồng bằng: Bão, lụt, hạn hán. Bộ phận 3 Bài 8 - Mục 2.d Thiên tai từ biển: Bão, sạt lở bờ biển, hiện tượng cát bay, cát chảy, hoang mạc hóa, và những biện pháp phòng chống. Bộ phận 4 Bài 9 - Mục 1.c Các loại thiên tai do gió mùa gây ra: sương muối, sương giá, rét đậm, rét hại ở miền Bắc; hiện tượng phơn ở miền Trung. Bộ phận 5 Bài 10 - Mục 3 Thiên tai vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (bão, lũ lụt, hạn hán và hiện tượng thời tiết bất thường: Dông, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng,) và biện pháp phòng chống. Bộ phận 6 Bài 11+12 Mục 2+4 Thiên tai và mức độ ảnh hưởng của nó ở mỗi vùng miền có sự khác nhau. Liên hệ 7 Bài 14 - Mục 1 Cách ứng phó với các loại thiên tai Bộ phận 8 Bài 15 - Mục 2 Tìm hiểu về một số thiên tai chủ yếu ở nước ta (bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán): Đặc trưng, hậu quả và biện pháp phòng chống. Bộ phận 9 Bài 16 Mục 3 Thiên tai, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và đời sống sinh hoạt của người dân Liên hệ 10 Bài 21 - Mục 1.a Thiên tai góp phần tăng tính bấp bênh của nền nông nghiệp nước ta. PCTT nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển. Liên hệ 11 Bài 22 - Mục 1.a Thiên tai thường xuyên xảy ra đe dọa đến hoạt động sản xuất lương thực. Liên hệ 12 Bài 24 - Mục 1a - Bão và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển ngành thủy sản nước ta. - Mở rộng diện tích rừng phòng hộ để giảm nhẹ thiệt hại. Bộ phận 13 Bài 25 - Mục 2 Thiên tai và những ảnh hưởng của nó đến việc phát triển nông nghiệp ở 7 vùng nông nghiệp nước ta. Liên hệ 14 Bài 32 - Mục 3 Ảnh hưởng của thiên tai đối với ngành trồng và chế biến cây công nghiệp,; Đối với đời sống, sản xuất của người dân. Liên hệ 15 Bài 33 - Mục 2 Thiên tai (bão, lũ, hạn hán,), một trong những trở ngại đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Bộ phận 16 Bài 35 - Mục 2.a Ứng phó, giảm nhẹ thiên tai qua trồng rừng. Liên hệ 17 Bài 36 - Mục 2 Những tác động của thiên tai đối với quá trình phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung bộ. Liên hệ 18 Bài 37 - Mục 2 Hạn hán, thách thức đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và những biện pháp ứng phó. Liên hệ 19 Bài 39 - Mục 2.b Hạn hán và một số thiên tai khác gây ảnh hưởng tới việc khai thác lãnh thổ và phát triển kinh tế theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. Liên hệ 52 HỒ THỊ BÍCH NHIÊN – LÊ THỊ LÀNH 20 Bài 41 - Mục 2 Thiên tai (lũ lụt, xâm nhập mặn,..) và tác động của nó đến vấn đề sử dụng hợp lí, cải tạo tự nhiên và phát triển KT - XH ở ĐBSCL. Bộ phận 21 Bài 44+45 Các thiên tai thường xảy ra ở địa phương; hậu quả và biện pháp PCTT. Bộ phận Dựa vào bảng 1 và thực tiễn thiên tai của từng vùng miền, điều kiện dạy học thực tế có thể thiết kế các dự án bài học (Ví dụ: Sự giận dữ của biển – thách thức và giải pháp (bài 8); Sức sống của dải đất Miền Trung (bài 35+36)) hoặc dự án xuyên môn như: Phòng chống thiên tai – Bài học không của riêng ai (Phòng chống thiên tai – Làm chủ cuộc sống). 3. THIẾT KẾ DỰ ÁN GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 3.1. Nguyên tắc, quy trình, kĩ thuật thiết kế 3.1.1. Nguyên tắc thiết kế: Quá trình thiết kế dự án cần tuân theo những nguyên tắc sau: - Đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt các tỉnh Duyên hải miền Trung. Do vậy, việc xây dựng các dự án về GDPCTT cho cộng đồng dân cư và học sinh là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai. - Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của học sinh về vấn đề PCTT và do chính học sinh thực hiện. Đây là nguyên tắc đảm bảo sự hứng thú, tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh trong học tập và trong công tác PCTT; đảm bảo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm trong DHDA. Các sản phẩm dự án phải do chính học sinh thiết kế và thực hiện. - Đảm bảo các nội dung GDPCTT phù hợp với phân phối chương trình, SGK môn Địa lí 12 và mối quan hệ liên môn. Đảm bảo nguyên tắc này sẽ xác định được chính xác mục tiêu của dự án gắn với nội dung bài dạy học. - Đảm bảo phát triển được năng lực PCTT cũng như các năng lực khác cho học sinh. Tham gia các hoạt động của dự án, học sinh sẽ có cơ hội, điều kiện để phát triển các năng lực được xác định trong mục tiêu của dự án. 3.1.2. Quy trình, kĩ thuật thiết kế Quy trình, kĩ thuật thiết kế dự án Địa lí về chủ đề PCTT gồm các bước sau: - Bước 1: Xác định cơ hội và địa chỉ GDPCTT qua môn Địa lí lớp 12 có khả năng thực hiện bằng DHDA. - Bước 2: Xác định loại dự án sẽ tiến hành thiết kế (dự án bài học, tích hợp hay kết hợp). - Bước 3: Xác định chủ đề của dự án dựa vào nội dung bài học, vấn đề thực tiễn và ý tưởng hình thành dự án. Tên chủ đề phải phản ánh được nội dung hoặc mục tiêu GDPCTT qua phần kiến thức đã chọn; phải kích thích sự hứng thú của học sinh, giúp các em xác định được tiểu chủ đề của dự án. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 53 - Bước 4: Trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ của dự án, giáo viên xây dựng phiếu định hướng mẫu sản phẩm học sinh phải thực hiện và xác định các “vai” trong DHDA. Sản phẩm dự án phải gắn liền với chủ đề PCTT (sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể). - Bước 5: Viết tóm tắt bài dạy. Hoạt động này có tác dụng định hướng hoạt động cho học sinh, giúp các em hiểu được ý nghĩa của dự án, mối quan hệ giữa nội dung bài học Địa lí với vấn đề PCTT. - Bước 6: Trên cơ sở xác định mục tiêu cơ bản của bài dạy và của dự án, giáo viên xây dựng bộ câu hỏi định hướng gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. - Bước 7: Xây dựng hệ thống công cụ đánh giá gồm phiếu khảo sát, phiếu hỏi, phiếu học tập định hướng, phiếu đánh giá, Qua đó, không chỉ giáo viên mà học sinh đều có thể tham gia đánh giá sản phẩm dự án và kết quả chung của việc thực hiện dự án. - Bước 8: Thiết kế và xây dựng các tư liệu hỗ trợ học sinh trong DHDA, giúp học sinh giải quyết vấn đề và thực hiện dự án được thuận lợi. - Bước 9: Thành lập nhóm trong DHDA. Đây là cơ hội để học sinh hợp tác làm việc, phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, bù đắp, khắc phục thiếu sót cho nhau hướng đến thực hiện các nhiệm vụ trong dự án một cách hiệu quả và tạo ra sản phẩm có giá trị. - Bước 10: Thiết kế tiến trình bài dạy trong DHDA theo trình tự: Giới thiệu dự án àLập kế hoạch thực hiện àHướng dẫn học sinh thực hiện và tạo ra sản phẩm [1]. 3.2. Ví dụ mẫu về thiết kế Dự án “Phòng chống thiên tai - Bài học không của riêng ai” (Dự án xuyên môn được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung chính của mục 2 của bài 15, sách giáo khoa Địa lí 12 và các nội dung có liên quan khác). 3.2.1. Thông tin khái quát về dự án - Nội dung dự án: Tìm hiểu về một số thiên tai chủ yếu ở nước ta: đặc điểm, phân bố, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống; vấn đề giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCTT. - Thời gian thực hiện: Thời gian học sinh chuẩn bị: 2 tuần - Báo cáo sản phẩm trong 3 tiết ngoài giờ lên lớp trước khi kết thúc học kì I. - Phương tiện, thiết bị: Chuẩn bị các thiết bị gồm máy tính, máy chiếu, máy quay phim, máy ảnh; Đạo cụ cho các tiểu phẩm (Khuyến khích sử dụng vật liệu sẵn có để thiết kế các đạo cụ phù hợp). 3.2.2. Mục tiêu của dự án: Sau khi thực hiện xong dự án, học sinh cần: - Về kiến thức: Hiểu được đặc điểm phân bố, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống một số thiên tai chủ yếu, thường gây tác hại đến đời sống và kinh tế nước ta. 54 HỒ THỊ BÍCH NHIÊN – LÊ THỊ LÀNH - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng liên hệ thực tiễn; Kĩ năng tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu; Kĩ năng viết báo cáo về một số loại thiên tai hoặc xây dựng các tiểu phẩm có nội dung giáo dục, nâng cao nhận thức về PCTT, - Về thái độ: Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc PCTT, trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCTT. Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về PCTT; tham gia nhiệt tình các hoạt động phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương. - Năng lực định hướng hình thành: Năng lực hợp tác; Năng lực sáng tạo; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng tranh ảnh, videoclip, 3.2.3. Hỗ trợ, định hướng học sinh trong quá trình thực hiện dự án Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên hỗ trợ, định hướng học sinh thông qua: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập định hướng cho các nhóm, phiếu đánh giá cá nhân học sinh trong hoạt động định hướng, trong khi làm việc nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm của dự án và phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án; Hướng dẫn học sinh cách khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho dự án; Cung cấp cho học sinh các tài liệu có thể tham khảo; Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT trong quá trình thực hiện dự án. 3.2.4. Các bước tiến hành Bảng 2. Quy trình tổ chức thực hiện dự án GDPCTT trong dạy học Địa lí lớp 12 Thời gian, địa điểm Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo viên Học sinh Tuần 1 (trong lớp) Hoạt động 1: Khảo sát nhu cầu học sinh trước khi triển khai thực hiện dự án. Thời lượng: 10 phút (Giáo viên linh hoạt lựa chọn thời điểm để khảo sát) B1: Phát phiếu khảo sát học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với vấn đề PCTT ở địa phương; Các năng lực mà học sinh đã có được trước khi thực hiện dự án. B2: Phân tích và ghi chú kết quả khảo sát vào bảng tổng hợp. - Thể hiện một cách trung thực những kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực bản thân đã có trước khi thực hiện dự án vào phiếu khảo sát. Hoạt động 2: Giới thiệu dự án + Triển khai việc thực hiện dự án Thời lượng: 15 phút (sau khi khảo sát học sinh, thời điểm cụ thể do giáo viên linh hoạt lựa chọn) SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 55 B1: Giới thiệu sơ lược để học sinh hiểu được nội dung và mục đích của dự án. B2: Đưa ra Bộ câu hỏi định hướng với hệ thống câu hỏi khái quát, câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học xoáy sâu vào nội dung của dự án sắp thực hiện nhằm kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu của học sinh. B3: Phổ biến nội dung công việc, các yêu cầu và quy trình đánh giá + phát phiếu học tập định hướng và một số biểu mẫu tự đánh giá cho học sinh; Cung cấp cho học sinh nguồn thông tin, tư liệu hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện dự án; Hướng dẫn học sinh chia nhóm, chọn nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí và phân công nhiệm vụ. - Lắng nghe giáo viên phổ biến nội dung công việc, các yêu cầu và quy trình đánh giá; nhận bộ câu hỏi, phiếu học tập định hướng và các biểu mẫu tự đánh giá. - Thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí. - Thảo luận về Bộ câu hỏi định hướng và nội dung công việc của nhóm; Suy nghĩ các tiểu chủ đề liên quan đến chủ đề của dự án. - Nghiên cứu các tư liệu hỗ trợ mà giáo viên đã cung cấp. Dựa vào đó các nhóm đề xuất phương án làm việc và phác thảo kế hoạch, tiến trình giải quyết các nhiệm vụ khi thực hiện dự án; Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm của nhóm. Tuần 2 (Ngoài lớp + Trong lớp) Hoạt động 3: Tiến hành thực hiện dự án Thời lượng: Linh hoạt (tùy theo khả năng sắp xếp thời gian của giáo viên và học sinh ngoài giờ học song vẫn phải đảm bảo kế hoạch chung đã đưa ra từ trước) B1: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch cụ thể, triển khai thực hiện nội dung công việc của nhóm để đảm bảo đúng tiến độ thực hiện của dự án. B2: Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của các nhóm học sinh. B3: Nhận xét, góp ý và kịp thời giúp đỡ, hướng dẫn, động viên học sinh khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. - Lên kế hoạch thực hiện chi tiết; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. (Mỗi thành viên phải hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và có hiệu quả). - Thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện dự án của nhóm với giáo viên. - Phản hồi với giáo viên những khó khăn nhóm gặp phải và nhờ giáo viên hỗ trợ, định hướng để công việc được hoàn thành. Hoạt động 4: Chuẩn bị cho buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án Thời lượng: linh hoạt (tùy khả năng sắp xếp thời gian của giáo viên và học sinh) B1: Chọn MC điều khiển buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án. - Chuẩn bị nội dung chương trình (1) cho buổi báo cáo. - Gửi nội dung chương trình cho MC và các nhóm để học sinh chủ động trong quá trình chuẩn bị và báo cáo kết quả. B2: -Hướng dẫn học sinh cách báo cáo thu hút và thuyết phục người nghe. - Nhắc nhở học sinh xem lại tiêu chí trong các biểu mẫu đánh giá kết quả - Tự ứng cử hoặc đề cử MC điều khiển buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án. - Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án và quá trình làm việc của nhóm; Thảo luận về cách thức trình bày sản phẩm dự án của nhóm; Chuẩn bị cho phần trao đổi ý kiến, giải đáp các thắc mắc của nhóm bạn và trả lời câu hỏi của giáo viên về nội dung mà nhóm đã thực hiện. - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều 56 HỒ THỊ BÍCH NHIÊN – LÊ THỊ LÀNH thực hiện dự án để các em có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. được tham gia trình bày sản phẩm dự án. - Tổ chức báo cáo thử trước nhóm để các thành viên trong nhóm góp ý và hoàn thiện bài báo cáo sản phẩm dự án của nhóm. Trong lớp Hoạt động 5: Báo cáo dự án Thời lượng: 135 phút (3 tiết, ngoài giờ lên lớp) B1:- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung chương trình buổi báo cáo dự án. - Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả thực hiện dự án thông qua các biểu mẫu. - Hỗ trợ học sinh điều khiển chương trình báo cáo kết quả thực hiện dự án, phù hợp với thời gian đã quy định trong kế hoạch. B2: - Tham gia đặt câu hỏi và làm cố vấn chuyên môn cho các nhóm. - Tiến hành khảo sát học sinh sau dự án. - Yêu cầu học sinh hoàn tất “hồ sơ đánh giá” của nhóm và nộp lại cho giáo viên. - Đánh giá chung tinh thần và kết quả làm việc của học sinh trong quá trình thực hiện dự án. - Các thành viên trong nhóm phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhóm trưởng để phần trình bày sản phẩm dự án của nhóm đạt kết quả cao nhất. - MC điều khiển chương trình và các nhóm chủ động báo cáo theo trình tự đã định. - Các nhóm lắng nghe, góp ý về nội dung, hình thức trình bày sản phẩm dự án của nhóm bạn; Nêu ý kiến thắc mắc để nhóm bạn giải đáp; Nhóm báo cáo ghi nhận góp ý từ các nhóm khác và trả lời câu hỏi của các bạn trong lớp và của giáo viên. - Lắng nghe nhận xét của giáo viên và rút kinh nghiệm. Mỗi nhóm tự đánh giá quá trình làm việc của nhóm khi thực hiện dự án. Sau đó, nộp lại kết quả cho giáo viên. (1) Bao gồm: Mục đích, nội dung của buổi báo cáo sản phẩm dự án; Nội dung, thứ tự và thời lượng báo cáo sản phẩm của từng nhóm; Yêu cầu đối với các nhóm báo cáo. 3.2.5. Đánh giá, tổng kết dự án Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình và kết quả thực hiện dự án → Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm → Giáo viên tổng kết, chốt lại những điểm chính về nội dung của dự án; đánh giá quá trình làm việc và sản phẩm dự án của từng nhóm học sinh. Định hướng cho các nhóm phát huy những ưu điểm, những mặt đã làm được và khắc phục những hạn chế → Học sinh hoàn thiện và nộp “hồ sơ đánh giá” của nhóm và cá nhân cho giáo viên. 3.3. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả mẫu thiết kế 3.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp và quy trình thực nghiệm (i) Mục đích thực nghiệm: Nhằm kiểm tra tính hiệu quả và khả thi của việc vận dụng PPDA trong thiết kế và tổ chức hoạt động GDPCTT qua môn Địa lí lớp 12 theo định hướng PTNL và đề xuất, khuyến nghị. (ii) Nội dung thực nghiệm: Mẫu thiết kế dự án (mục 2.3.2). (iii) Đối tượng và thời gian thực nghiệm: Học sinh lớp 12A2 trường THPT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 57 Phù Cát 2, tỉnh Bình Định; học kì I năm học 2014-2015. (iv) Phương pháp được sử dụng trong thực nghiệm: (a) Phương pháp thực nghiệm song song (lớp thực nghiệm và đối chứng có điều kiện tương đương) và phương pháp thực nghiệm có tiền trắc nghiệm và hậu trắc nghiệm đối với lớp 12A2. (b) Các phương pháp bổ trợ: Gồm có phương pháp quan sát, trò chuyện, xử lí số liệu và thống kê toán học. (v) Quy trình thực nghiệm: B1-Chuẩn bị thực nghiệm: Lập kế hoạch và liên hệ với giáo viên bộ môn ở trường phổ thông dự định tổ chức thực nghiệm; Hoàn tất nội dung thực nghiệm; Chuẩn bị đầy đủ các mẫu phiếu khảo sát và bộ công cụ đánh giá học sinh sau thực nghiệm; Biên soạn và hoàn chỉnh các đề kiểm tra học sinh sau thực nghiệm; Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phù hợp. B2-Tiến hành tổ chức thực nghiệm. B3-Xử lí và tổng hợp kết quả thực nghiệm: Xử lí kết quả khảo sát và kết quả kiểm tra học sinh sau thực nghiệm; Thống kê toán học và lập bảng tổng hợp kết quả đã xử lí; so sánh kết quả ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng; Nhận xét, đánh giá về nhận thức của học sinh đối với việc PCTT và những năng lực mà các em có được sau thực nghiệm. 3.3.2. Kết quả đánh giá mẫu thiết kế - Kết quả định lượng: Để đánh giá kết quả định lượng, chúng tôi đã thiết kế bài kiểm tra sau thực nghiệm dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập đòi hỏi HS nắm vững kiến thức về thiên tai và PCTT; vận dụng kiến thức đã học để nhận diện đường đi, hướng di chuyển và phạm vi ảnh hưởng của bão (theo dữ liệu cung cấp) và đề xuất những cảnh báo thiên tai do bão gây ra và biện pháp phòng chống. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Kết quả định lượng [2] Lớp dạy Tổng số học sinh (N) Giỏi (8 – 10) Khá (7 – 7.9) Trung bình (5 -6.9) Yếu (<5) N % N % N % N % Thực nghiệm 12A2 49 15 30.6 27 55.1 7 14.3 0 0.0 Đối chứng 12A1 48 8 16.7 18 37.5 15 31.2 7 14.6 - Kết quả định tính: Để có cơ sở đánh giá kết quả định tính, chúng tôi đã hướng dẫn HS dựa vào bảng 4 để tự đánh giá mức độ của mỗi năng lực (trước và sau thực nghiệm) một cách độc lập sau đó xử lí và tổng hợp kết quả ở bảng 5. Bảng 4. Bảng mô tả cấp độ biểu hiện của một số năng lực chung và chuyên biệt Năng lực sáng tạo (1) 1 Biết đặt những câu hỏi khác nhau trước một tình huống học tập hoặc tình huống thiên tai, nhất là những câu hỏi tại sao? 2 Hình thành ý tưởng khác nhau dựa trên nguồn thông tin đã cho về tình huống. 3 Tự do suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, đề xuất các giải pháp mới. 4 Phân tích, bình luận và so sánh các giải pháp được đề xuất, nhận định được giải pháp nào mang tính mới và khả thi, biết tôn trọng các quan điểm trái chiều. 5 Dựa vào những ý tưởng đề xuất đã được thông qua, xây dựng các chương trình, mô hình hay sản phẩm mang tính sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 58 HỒ THỊ BÍCH NHIÊN – LÊ THỊ LÀNH Năng lực ứng dụng CNTT (2) 1 Ý thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và giáo dục phòng chống thiên tai (GDPCTT). 2 Sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập tiện ích, tổ chức và lưu trữ được dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. 3 Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, thu thập và chọn lọc các nguồn tư liệu phù hợp, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập. 4 Sử dụng thông tin thu thập được để giải quyết các nhiệm vụ học tập, biết ứng dụng công nghệ thông tin để thể hiện các sản phẩm và kết quả học tập. 5 Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, trong cuộc sống và trong hoạt động GDPCTT đạt hiệu quả cao; các sản phẩm có ứng dụng công nghệ thông tin có hình thức đẹp, nội dung tốt, cuốn hút được người xem. Năng lực hợp tác (3) 1 Có tinh thần chủ động hợp tác khi được giao nhiệm vụ. 2 Ý thức được trách nhiệm, vai trò của bản thân trong công việc của nhóm. 3 Biết được khả năng của bản thân, chủ động nhận nhiệm vụ hoặc đề xuất nhóm phân công. 4 Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung, chia sẻ, khiêm tốn, học hỏi các thành viên khác. 5 Biết phối hợp, hỗ trợ các thành viên khác cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm; nêu được ưu điểm, nhược điểm của cá nhân và của nhóm, rút kinh nghiệm và khắc phục thiếu sót. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (4) 1 Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội với nguyên nhân hình thành các loại thiên tai ở nước ta. 2 Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc hình thành các loại thiên tai. 3 Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với những diễn biến phức tạp của thiên tai. 4 Xác định được khu vực phân bố chủ yếu của từng loại thiên tai ở nước ta và xác định được những thiên tai thường xảy ra ở địa phương. 5 Giải thích được đặc điểm phân bố và diễn biến của thiên tai ở từng vùng miền. Năng lực sử dụng tranh ảnh, video clip (5) 1 Nhận biết được đặc điểm của các thiên tai được thông qua tranh ảnh, video clip. 2 Biết so sánh, lựa chọn các tranh ảnh, video clip có nội dung phù hợp, phục vụ cho quá trình học tập. 3 Biết sử dụng tranh ảnh, video clip để dẫn chứng minh họa cho một số đơn vị kiến thức, giúp bài báo cáo của học sinh cuốn hút và có sức thuyết phục. 4 Giải thích nguyên nhân, cơ chế hình thành của các thiên tai và mối quan hệ giữa chúng với các tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua tranh ảnh, video clip. 5 Sử dụng tranh ảnh, video clip để giải thích các diễn biến bất thường của thiên tai có liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Bảng 5. Mức độ phát triển các năng lực của học sinh trước và sau khi thực hiện dự án Các năng lực định hướng hình thành Mức độ hình thành và phát triển các năng lực Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Độ lệch 1 2 3 4 5 ĐTB 1 2 3 4 5(a) ĐTB Năng lực chung (1) 5 14 21 9 0 2,7 0 3 3 25 18 4,2 1,5 (2) 13 20 11 5 0 2,2 3 7 8 20 11 3,6 1,4 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 59 (3) 2 14 23 10 0 2,8 0 2 13 22 12 3,9 1,1 Năng lực chuyên biệt (4) 17 15 12 5 0 2,1 5 6 10 20 8 3,4 1,3 (5) 2 17 20 10 0 2,8 0 3 10 20 16 4,0 1,2 (a): Các mức độ phát triển năng lực và số học sinh đạt được ở từng mức, gồm có 5 mức sau: Mức 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với 1, 2, 3, 4, 5 điểm. + Tính ĐTB = Tổng số điểm (D) chia cho tổng số học sinh lớp thực nghiệm (49) + Tính D: Lấy số học sinh ở từng mức nhân với số điểm tương ứng, tính tổng 5 mức. * Đánh giá mức độ phát triển các năng lực của học sinh qua thang điểm trung bình (ĐTB): ĐTB < 1,8 : Năng lực mới được hình thành ở mức thấp; 1,8 ≤ ĐTB < 2,6 : Năng lực đạt mức trung bình; 2,6 ≤ ĐTB < 3,4 : Năng lực phát triển ở mức khá; 3,4 ≤ ĐTB < 4,2 : Năng lực phát triển đạt mức tốt; ĐTB ≥ 4,2: Năng lực phát triển ở mức cao, thành thạo. Qua bảng 5 cho thấy, điểm trung bình đánh giá mức độ phát triển các năng lực của học sinh sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm từ 1,1 đến 1,5 điểm. Điều này chứng tỏ, sau khi thực hiện dự án, các năng lực của học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt, trong đó, năng lực sáng tạo có sự tiến bộ nhanh nhất, cụ thể là: (i) Về năng lực sáng tạo: Từ các tiểu chủ đề về thiên tai, bằng sự sáng tạo của bản thân, các em đã hình thành các ý tưởng độc đáo về bài báo cáo của nhóm; Xây dựng và đóng vai thực hiện tiểu phẩm hài kịch (“Sốc hạn” của nhóm “Hot Hot”) và kịch câm (“Quét lũ” của nhóm “Quét Lũ Quét”) sáng tạo và ý nghĩa về giáo dục PCTT. (ii) Về năng lực ứng dụng CNTT: Học sinh sử dụng thành thạo các phần mềm Powerpoint, Xilisoft Video Converter Ultimate, ProShow Producer để thiết kế bài báo cáo một cách chuyên nghiệp, sinh động và hấp dẫn, cuốn hút người xem cả về nội dung lẫn hình thức. (iii) Về năng lực hợp tác của học sinh đã phát triển ở mức cao. Các em đã biết phân công công việc phù hợp với khả năng của từng thành viên, có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định. Hầu hết các thành viên trong nhóm phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt trong việc phản ánh sản phẩm dự án, làm cho buổi học trở nên sinh động, hấp dẫn. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Việc vận dụng DHDA vào thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động GDPCTT với quy trình, kĩ thuật như đã xác lập đã đảm bảo được các nguyên tắc và đã chứng minh được tính hiệu quả đối với việc phát triển một số năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh trong dạy học địa lí nói chung và trong GDPCTT nói riêng. Để thiết kế, tổ chức thành công dự án GDPCTT cần lưu ý một số vấn đề sau: - Đối với chương trình cần cho phép giáo viên tự lựa chọn chủ đề và được phép linh hoạt về mặt thời gian. - Đối với giáo viên phải nghiên cứu, nắm vững quy trình, kĩ thuật thiết kế và tổ chức các hoạt động trong DHDA, xác định chủ đề và xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức cụ thể trước khi tiến hành, đảm bảo các nguyên tắc của DHDA. Đồng thời, dựa vào các định hướng sản phẩm của dự án để xây dựng bộ công cụ hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện và đánh giá kết quả dự án; theo dõi và giúp đỡ HS hoạt động để hoàn thiện dự án. 60 HỒ THỊ BÍCH NHIÊN – LÊ THỊ LÀNH - Đối với học sinh phải luôn tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, có tinh thần tự giác rèn luyện để phát triển các năng lực của cá nhân và biết hợp tác với giáo viên để DHDA đạt được kết quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Kim Liên (2014). Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án trong Dạy học Địa lí 12 – THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Hồ Thị Bích Nhiên (2015). Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống thiên tai qua môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn. [3] Nguyễn Hữu Xuân – Lê Thị Lành (2014). Thiên tai và phòng chống thiên tai qua bài giảng môn Địa lí ở trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Trường Đại học Quy Nhơn. Title: PROJECT METHODOLOGY APPLIED IN DISASTER PREVENTION EDUCATION IN GEOGRAPHY SUBJECTS 12 GRADE Abstract: Essential content articles study the possibility of applying methods of projects in disaster prevention education in geography subjects 12 grade. Simultaneously, define processes, engineering and application to design an activity form of education disaster prevention. The design form was experimented at the Phu Cat 2 high school in Binh Đinh province in the academic year 2014 – 2015. Experimental results have affirmed the effectiveness and feasibility of the design form. It is the basic for the proposed petitions. Keywords: Disaster prevention education, project method, Geography subjects 12 grade. ThS. LÊ THỊ LÀNH Khoa Địa lý – Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn ĐT: 0983 891 780, Email: lanhdhqn@gmail.com CN. HỒ THỊ BÍCH NHIÊN Nguyên là sinh viên Khoa Địa lý – Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn (Học viên cao học K24 ngành Lí luận và Phương pháp dạy học Địa lí, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế) ĐT: 01695 495 798, Email: girlhapy@gmail.com Xem thêm hồ sơ mẫu thiết kế và hình ảnh buổi thực nghiệm tại địa chỉ: https://drive.google.com/open?id=0Bx0dI_yvO_DhYTgwT3NmTmxEQUE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_454_hothibichnhien_lethilanh_09_ho_thi_bich_nhien_le_thi_lanh_9551_2020379.pdf
Tài liệu liên quan