Sử dụng câu hỏi TNKQ – MCQ để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhằm cũng cố và hoàn thiện kiến thức phần di truyền Sinh học 9-THCS

Tên đề tài : Kháo luận đại học sinh học 2010 Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài Ngày nay, khối lượng thông tin, tri thức của nhân loại là khá lớn, có sự gia tăng và đổi mới hết sức nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực sinh học; mặt khác trong xã hội hiện đại con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi có các năng lực: hành động, thích ứng, hợp tác và tự học suốt đời. Điều này đòi hỏi dạy học ngày nay không đơn thuần là dạy kiến thức có sẵn, rập khuôn, máy móc, độc thoại một chiều mà điều quan trọng thông qua dạy học phải hình thành kỹ năng, phương pháp, thói quen, ý chí học tập đặc biệt là tự học, đồng thời tạo ra niềm tin, hứng thú động cơ học tập và thái độ ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Nghị quyết TW2 khoá VIII (12/1996) tiếp tục khẳng định: “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo ở người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là Thanh niên ” Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), điều 23.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”. 1.2. Do yêu cầu nâng cao hiệu qủa tự học trong dạy học Sinh học 9-THCS Trong phương pháp dạy học tích cực yếu tố tự học phải được đề cao. Tuy nhiên, thực trạng dạy học hiện nay việc hướng dẫn HS tự học đặc biệt hướng dẫn HS tự học ở nhà vẫn còn nhiều lúng túng. 1.3. Căn cứ vào đặc điển phần Di truyền Sinh học 9-THCS Phần Di truyền được cấu trúc một cách lôgíc, hệ thống theo hướng đi từ hiện tượng đến bản chất, phù hợp với trình độ nhận thức của HS THCS (từ các hiện tượng di truyền của Menđen(NST( ADN và gen .) Với cấu trúc này có nhiều thuận lợi trong việc hướng dẫn HS tự học 1.4. Câu hỏi TNKQ trong việc hướng HS tự học. Câu hỏi TNKQ-MCQ có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, lâu nay dùng trong khâu kiểm tra đánh giá đã mang lại nhiều kết quả như đảm bảo tính nhanh chóng, thuận tiên, khách quan và công bằng. Trong cấu trúc câu hỏi TNKQ có câu dẫn (câu gốc) và các phương án chọn đã tạo nên các tình huống có vấn đề, các phương án sai (nhiễu) có lý tạo nên những trở ngại nhận thức, đưa người học vào trạng thái tình huống có vấn đề, gây nên sự tò mò cần thiết của HS dựa vào đó có thể

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng câu hỏi TNKQ – MCQ để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nhằm cũng cố và hoàn thiện kiến thức phần di truyền Sinh học 9-THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích xem trong số các đáp án mà đề bài cho đáp án nào là đúng. - Nếu học sinh chọn đáp án A. Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của hai tính trạng. Điều này chứng tỏ các em chưa hiểu hay nhầm lẫn vì hai trạng thái khác nhau luôn luôn khác nhau. VD: tính trạng thân dài khác xa với tính trạng quả tròn. - Nếu các em chọn đáp án B thì cũng bị nhầm lẫn tương tự. - Nếu các em chọn đáp án C là sai vì hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng biểu hiện giống nhau là một tính trạng. - Do vậy đáp đúng là đáp D: cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng biểu hiện trái ngược nhau. Ví dụ: cùng một tính trạng là chiều dài thân ta có các cặp tính trạng tương phản như: thân cao, thân thấp; thân ngắn, thân dài.... Câu 6: Đáp án đúng là đáp án A: alen là mỗi trạng thái khác nhau của cùng một gen. Nếu học sinh chọn đáp án B, C , D thì các em chưa nắm được khái niệm về alen, phải đọc lại SGK và phần kiến thức cơ bản Câu 7: Khái niệm về cặp alen này đã có sẵn trong SGK hay đã được nhắc lại trong phần kiến thức cơ bản. Nhiệm vụ của các em chỉ là phân tích bản chất để ghi nhớ khái niệm. - Nếu học sing chọn đáp án A, C và D thì các em chưa học kỹ khái niệm. Các em cần xem lại SGK và phần kiến thức cơ bản - Đáp án đúng là đáp án B Câu 8, 9 : Tương Tự Câu 10: Khái niệm vê thể đồng hợp đã được nhắc lại trong phần kiến thức cơ bản. Nếu học sinh chọn đáp án A: cơ thể lai có cùng kiểu hình. Đây không phải khái niệm vê thể đồng hợp vì bất kì cơ thể lai nào cũng có một kiểu hình nhất định. Kiểu hình chưa cho ta biết được kiểu gen khi nó là kiểu hinh trội. Nếu học sinh chọn đáp án B: Cơ thể lai mang các alen khác nhau của cùng một gen. Nếu cơ thể mang các alen khác nhau của cùng một gen thì nó là thể dị hợp. Nếu học sinh chọn đáp án D: ít phổ biến trong tự nhiên, kém thích nghi. Đây là đặc điểm thường thấy ở thể đông hợp chứ chưa phải là khái niệm của nó. Như vậy đáp án đúng là đáp án C: thể dị hợp la cơ thể lai mang các alen giống nhau của cùng một gen. Câu 11: Tương tự như câu 10 học sinh dễ dàng suy ra khái niệm về thể dị hợp là: cơ thể mang các alen khác nhau thuộc cùng một gen. Đáp án đúng là đáp án B. Câu 12, 13: Từ khái niệm thể đồng hợp và dị hợp học sinh dễ dàng nhận dạng các kiểu gen đồng hợp và dị hợp. Đáp án đúng là 12E, 13E. Câu 14: Để làm câu hỏi này, học sinh cần nhớ lại khái niệm về lai một cặp tính trạng. Khái niệm này đã được nhắc lại ở phần kiến thức cơ bản. Nếu học sinh chọn đáp án A: học sinh đã hiểu và nhận biết được khái niệm về phép lai một cặp tính trạng. Nếu học sinh chọn đáp án B: ở phép lai này lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng nhưng tín trạng đem lai: thân cao va hoa vàng la hai tính trạng khác nhau. Tương tự như thế đáp án D sai. Đáp án C lai giữa hai cơ thể bố mẹ khác nhau vê một cặp tính trạng tương phản thân cao, thân thấp nhưng cơ thể bố mẹ chưa rõ la thuần chủng nên đáp án này cũng bị loại. Câu 15: Tương tự như thế học sinh dễ dàng rút ra khái niệm lai một cặp tính trạng. Đáp án đúng là đáp án C. Nếu học sinh chọn các đáp án khác các em cần phải xem lại khái niệm này ở phần kiến thức cơ bản. Câu 16, 17: Theo quy luật phân li của Menđen thì học sinh dễ dàng rút ra kết luận: khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng đối lập thì F1 đồng tính mang tính trạng trội và F2 phân li theo tỉ lệ 3: 1. Như vậy đáp án đúng là16 A, 17 B Câu 18: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Trước khi hết học sinh phải nhớ lại khái niệm thế nào là phép lai phân tích? Giả sử gen A: quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a: quy định quả vàng. Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Cây cà chua quả vàng thuần chủng có kiểu gen aa. Sơ đồ lai: P: AA x aa ( Thuần chủng ) GP: A a F1: 100% Aa Đồng tính quả vàng. Đáp án đúng là A. Câu 19, 20: Theo quy luật phân li của Menđen ta dễ dàng suy ra đáp án đúng. Câu 21: Hiện tượng trội không hoàn toàn đã được nói kĩ ở phần kiến thức cơ bản. Tất cả các đáp án A, B, C, D đều là các biểu hiện của hiện tượng trội không hoàn. Như vậy đáp án đúng là E. Câu 22, 23: Tương tự như câu 14. Câu 24: Khi cho P TC : AA ẻ aa thì F1 và F2 có kiểu gen như thế nào? P : AA (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng) GP: A a F1: Aa F1 x F1 : Aa x Aa G F1 : A,a A,a F2 : 1AA : 2Aa : 1aa Như vậy đáp án đúng là B. Câu 25: Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li đã được nhắc lại trong phần kiến thức cơ bản. Học sinh dễ dàng nhận ra đáp án đúng là đáp án D. Tất cả các đáp án trên. Câu 26: Tương tự như thế học sinh dễ dàng nhận ra điều kiện không phải nghiệm đúng cho định luật phân tính của Menđen là: Tính trạng chỉ do một cặp gen quy định. Đáp án đúng là B. Câu 27: Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng hiện tượng giao tử thuần khiết. Theo hiện tượng này thì cỏ thể F1 không sinh ra những giao tử lai mà là những giao tử mang nhân tố di truyền nguyên vẹn trước đó nhận từ bố hoặc mẹ. Đáp án đúng là: B. Câu 28: Khái niệm về phép lai phân tích đã được nhắc lại trong phần kiến thức cơ bản. Câu 29: Tương tự. Câu 30,31: Xem lai phần ứng dụng của quy luật phân li trong phần kiến thức cơ bản. Câu 32: ở cây cà chua, quả đỏ (D) là trội hoàn toàn so với vàng (d). Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: DD. Cây cà chua quả vàng thuần chủng có kiểu gen: aa. Khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng: quả đỏ và quả vàng thu được F1: Dd. Tự thụ phấn F1 được F2: 1DD: 2Dd: 1dd, khi lai F1 với 1 quả đỏ F2, thì có 2 trường hợp sau: Dd x DD sẽ sinh ra toàn quả đỏ. Dd x Dd sẽ phân tính theo tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Đáp án đúng là D. Câu 33: Từ phép lai một cặp tính trạng ta dễ dàng nhận dạng các phép lai hai hay nhiều cặp tính trạng trong các phép lai đề bài cho. Câu 34: Xem lại khái niệm về lai hay nhiều cặp tính trạng trong sách giáo khoa hay phần kiến thức cơ bản. Câu 35, 36,37,38,39,40,41: Xem lại thí nghiệm của menđen và quy luật di truyền phân li độc lập. Câu 42: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng nhất thiết ở F2 phải có: tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. Chính sự phân li độc lập của các tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp. Câu 43: ỏ người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen: aabb sinh ra giao tử ab. Như vậy để sinh ra con đều mắt đen, tóc xoăn thì mẹ phải thuần chủng và sinh ra giao tử AB quy định tóc xoăn, mắt đen. Kiểu gen của mẹ la AABB. Đáp án đúng là D. Câu 44: ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng ẻ Lông dài, Giả sử gen A: quy định tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với gen a: quy định lông dài. Chó lông ngắn thuần chủng có kiểu gen: AA. Chó lông dài thuần chủng có kiểu gen: aa. Kết quả ở là: P : AA (lông ngắn) x aa (lông dài) GP: A a F1: Aa ( Toàn lông ngắn) Đáp án đúng là: A. Câu 45: ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm ẻ Thân đỏ thẫm F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. F1: có sự phân li theo tỉ lệ 3:1 nên theo quy luật phân tính của Menđen P dị hợp một cặp gen. Vậy kiểu gen của P là: Aa. Đáp án đúng là D. Câu 46: Màu sắc của hoa mõm chó do 1 gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được kết quả sau: P: Hoa hồng ẻ Hoa hồng F1: 25.1% hoa đỏ: 49.9% hoa hồng: 25% hoa trắng.àF1: có sự phân li theo tỉ lệ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng. Như vậy ở đây có hiện tượng trội không hoàn toàn và tính trạng hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng. Đáp án đúng là D. Câu 47: ở người, Gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy địn mắt xanh. Để con sinh ra có người mắt đen, người mắt xanh thì bố mẹ phải sinh ra giao tử a hoặc A. - Nếu học sinh chọn đáp án A. Mẹ mắt đen (AA)ẻ Bố mắt xanh (aa) thì con sinh ra Aa mang mắt xanh. Trường hợp này loại. - Nếu học sinh chọn B Mẹ mắt đen (Aa) ẻ Bố mắt đen (Aa) thì con sinh ra có tỉ lệ 3 mắt đen : 1 mắt xanh. Nên trường hợp này cũng loại. - Nếu học sinh chọn đáp án C. Mẹ mắt xanh (aa)ẻ Bố mắt đen (Aa). Kết quả này là kết quả của phép lai phân tích cho ta tỉ lệ 1 mắt đen: 1 mắt xanh. Như vậy đáp án này thoã mãn điều kiện đề bài. - Nếu học sinh chọn đáp án D. Mẹ mắt đen (Aa) ẻ Bố mắt đen (AA) con sinh ra 100% mắt đen nên trường hợp này cũng bị loại. Đáp án đúng là C. Câu 48: ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả tròn, b quy dịnh quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Như vậy F1 đồng hợp nên P thuần chủng và tính trạng quả đỏ, dạng tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng, bầu dục. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây vàng, bầu dục. Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng ở F2 : - Tính trạng màu sắc quả: Đỏ/ Vàng = 3:1 àF1 dị hợp 1 cặp gen àAa ẻ Aa - Tính trạng hình dạng quả: Tròn / Bầu dục = 3:1. Nên F1 dị hợp một cặp gen có kiểu gen Bb ẻ Bb. Tổ hợp sự di truyền của hai cặp tính trạng trên suy ra kiểu gen ở F1 là AaBb à P: AAbb ẻ aaBB. Đáp án đúng là D. Câu 49 : ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B:hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập với nhau: P: Vàng nhăn x Lục trơn cho F1: Vàng, trơn: Lục, trơn =1:1. Yêu cầu là xác định kiểu gen của bố mẹ. Ta phân tích sự truyền của từng cặp tính trạng: ở F1: Vàng/ lục = 1:1 ề P: Aa ẻ aa ở F1 100% hạt trơn ề P thuần ề bb ẻBB Kết hợp sự di truyền của hai cặp tính trạng ềP: Aabb ẻ aaBB ề Đáp án đúng là: D Câu 50: Để thu được toàn hạt vàng, trơn phải thực hiện việc giao phấn giữa các bố mẹ có kiểu gen: Để thu được toàn hạt vàng thì P phải thoã mãn các trường hợp sau: AA ẻ AA AA ẻ aa AA ẻ Aa Tương tự như thế để thu được toàn hạt trơn thì P phải thoã mãn các trường hợp sau: BB ẻ Bb BB ẻ BB Bb ẻ Bb Kết hợp sự di truyền của hai cặp tính trạng trên P có thể là các trường hợp sau: AABB ẻ aabb aaBB ẻ AAbb AaBb ẻ AABB Đáp án đúng là D. Tất cả đều đúng. Câu 51: Những phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình lục, nhăn ở thế hệ sau: Kiểu hình không xuất hiện là lục nhăn khi bố và mẹ đều không sinh ra giao tử ab hoặc một trong hai người sinh ra giao tử AB. Trong số các trường hợp mà đề bài cho chỉ có một trường hợp thoã mãn là aabb ẻ AaBB A. AaBb ẻ AaBb B. Aabb ẻ aaBb C. aabb ẻ AaBB D. AaBb ẻ Aabb Đáp án đúng là C. Câu 52: Phép lai cho kiểu hình nhiều nhất khi bố mẹ cho nhiều giao tử nhất tức bố mẹ phải dị hợp các các cặp gen. Các phép lai mà đề bài cho đều là phép lai 2 cặp tính trạng nên cho kiểu hình nhiều nhất khi bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen. Đáp án đúng là đáp án B. Câu 53: Tương tự câu 52. Phép lai cho ít kiểu gen nhất khi bố mẹ sinh ra ít giao tử nhất. Câu 54: Gợi ý: Xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở phép lai phân tích. Câu 55: Gợi ý: Xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F2. 2. Hướng dẫn và lời khuyên cho bộ câu hỏi Chương 2 “ Nhiễm sắc thể” Câu 1: Với đáp án A hoặc B hoặc D Sai. Kiến thức của bạn mới dừng ở hiểu biết cơ bản cần đọc thêm các loại sách tham khảo để mở rộng kiến thức. Bạn chọn đáp án C. Bạn đã nhầm rất lớn, cần đọc lại thông tin trong sách giáo khoa (phần II cấu trúc của NST ) và một số sách tham khảo như: Kiến thức cơ bản và nâng cao sinh học 9,...để bổ sung kiến thức. Bạn chọn đáp án E. Câu 2: Nuclêotit là 1 đơn phân của phân tử ADN. Ribônuclêôtit là 1 đơn phân của ARN. Axit nuclêic là axit bao gồm ADN và ARN. Axit amin là đơn vị cơ bản của prôtêin. Vậy đáp án D là đáp án đúng. Câu 3: Nếu bạn chọn đáp án A hoặc B hoặc C, bạn đã sai. Bạn cần đọc lại thông tin trong SGK sinh học 9 trang 25 và đọc thêm sách tham khảo để nắm vững cấu trúc của NST. Đáp án D. Đó là đáp án đúng. Câu 4: Đáp án A, đúng. Bạn chọn đáp án B, sai. Bởi vì: + Histôn là một phân tử prôtêin không thực hiện nhân đôi. - Nếu bạn chọn đáp án C. Sai vì : + ARN không tự nhân đôi. Nếu bạn chọn đáp án D. Sai vì : + Quá trình tổng hợp prôtêin không liên quan đến sự nhân đôi của NST. Nếu bạn chon đáp án E. Sai vì : + Sự đóng xoắn của NST không phải là cơ sở của sự nhân đôi của ADN. Câu 5: Nếu bạn chọn đáp án A hoặc B hoặc D, bạn đã sai. Bạn đã nhầm lẫn các vị trí cấu thành NST, bạn nên xem lại thông tin trong SGK sinh học 9, trang 25 và sách tham khảo khác. Nếu bạn chon đáp án C. Là đáp án đúng. Câu 6: Ban đầu từ những hạt nuclêoxôm liên kết lại với nhau tạo chuỗi hạt nuclêoxôm (sợi cơ bản), sợi cơ bản tiếp tục cuộn xoắn tạo thành sợi nhiễm sắc, sợi NS tiếp tục cuộn xoắn tạo thành sợi NST. Vậyđáp án B. Đúng. Chúc mừng bạn. Câu 7: ở kì đầu NST đã nhân đôi bắt đầu cuộn xoắn. Tại kì Giữa các NST đã nhân đôi và cuộn xoắn cực đại. Kì sau NST tách tâm động phân li về 2 cực của tế bào. Đáp án D. Đúng Câu 8: Nếu bạn chọn đáp án A hoặc B hoặc C, bạn đã sai. Vì đây đều là các tính chất hoặc chức năng của NST. Đáp án D. Đúng Câu 9: Ribôxôm có chức năng dịch chuyển từng bộ ba trên ARN thông tin để tổng hợp nên chuỗi pôlipeptit (prôtêin). Bạn nên xem lại thông tin SGK tr 37 Sinh Học 9. Lưới nội sinh chất không mang thông tin di truyền, và trong nhân có chứa vật chất di truyền (ADN, ARN) mang thông tin di truyền, chứ nhân không mang thông tin di truyền. Đáp án đúng D. - NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN và protêin loại histôn, trong đó ADN có chức năng mang thông tin di truyền. Vì vậy NST mang thông tin di truyền. Câu 10: Virut chưa có cấu tạo tế bào, virut có cấu tạo rất đơn giản gồm một lõi là ADN hoặc ARN và một vỏ bọc là prôtêin. Còn vi khuẩn là những cơ thể đơn bào nhỏ nhất, vi khuẩn sinh sản rất nhanh theo kiểu trực phân. Thể ăn khuẩn là vi rút kí sinh trên vi khuẩn, có hình thái khác so với virút khác. Giao tử được hình thành qua quá trình giảm phân tạo giao tử, bạn có thể xem lại thông tin trong SGK sinh học 9 bài 11, trang 34, và một số sách tham khảo khác. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng đều được hình thành nhờ quá trình giảm phân, bạn có thể xem lại thông tin trong sách giáo khoa sinh hoc 9 trang 31 và một số sách tham khảo khác. Đáp án D. Đó là đáp án đúng. Câu 11: Kì đầu NST đã nhân đôi và bắt đầu cuộn xoắn. Kì trung gian NST tự nhân đôi tạo thành 2 NST đơn dính nhau ở tâm động. Sự nhân đôi của NST không xẩy ra ở giao tử, giao tử tham gia vào quá trình thụ tinh để tạo thành hợp tử. Để tế bào sinh dưỡng lớn lên, tế bào sinh dưỡng sẽ nguyên phân và tại kì trung gian của quá trình nguyên phân NST sẽ nhân đôi, vì vậy không thể nói sự nhân đôi cua NST xẩy ra ở tế bào sinh dưỡng. Sự nhân đôi của NST không xẩy ra ở tế bào sinh tinh hoặc tế bào sinh trứng. Vậy đáp án B là đúng. Câu 12: Quá trình nhân đôi của trung thể xẩy ra ở kì đầu. Sự nhân đôi của ADN xẩy ra ở nhân tế bào. Tâm động là vị trí bám vào thoi vô sắc để trượt về 2 cực của tế bào. Bộ gôngi không liên quan gì đến sự hình thành thoi vô sắc. Đáp án D. Đúng, thoi vô sắc được hình thành từ trung thể. Câu 13: Thoi vô sắc được hình thành từ trung thể, và thoi vô sắc không liên quan gì đến sự nhân đôi của ADN. Tại kì cuối thoi vô sắc biến mất, và hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con. NST thực hiện đóng xoắn bắt đầu ở kì đầu và đến kì giữa cuộn xoắn cực đại . Đáp án C. Đúng, chúc mừng bạn. Câu 14: + A: Kì đầu NST bắt đầu đóng xoắn . + C : Kì sau NST kép chẻ dọc tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. + D: Kì cuối các NST đơn tháo xoắn trở lại dạng sợi mảnh. + E : Kì trung gian các NST tự nhân đôi thành dạng sợi kép. Đáp án B. Đó là đáp án đúng. Câu 15: - Trong quá trình nguyên phân thì màng nhân bị tiêu biến ở kì đầu, và được tái thực hiện ở thời điểm cuối của sự phân chia nhân ở kì cuối. Bạn cần đọc thêm thông tin SGK sinh học 9 trang 28 và đọc thêm các tài liệu tham khảo khác. Đáp án D. Đúng. Câu 16: Đáp án A. Sai, vì phân bào giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n NST) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST), nghĩa là số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Đáp án B. Sai, thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử. Đáp án C. Đúng , vì phân bào nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. Đáp án D. Sai vì sinh sản bằng bào tử là hình thức mà trong đó cơ thể mới được sinh ra từ một tế bào gọi là bào tử. Bào tử mới có thể được hình thành từ một tế bào của tế bào mẹ (tảo lục đơn bào) hay từ một cơ quan riêng biệt của cơ thể mẹ gọi là túi bào tử (dương xỉ). Câu 17: Nếu bạn chọn đáp án A hoặc B hoặc C hoặc E. Sai, kiến thức của bạn mới dừng ở SGK bạn nên tham khảo một số loại sách tham khảo để sự hiểu biết của mình ngày càng phong phú hơn. Nếu bạn chọn đáp án D. Đúng vì sự sự đóng xoắn của sợi nhiểm sắc làm rút ngắn đáng kể của NST so với chiều dài của sợi NS.Tạo điều kiện cho sự phân li và tổ hợp của các NST ở các kì phân bào. Và những vùng đóng xoắn là những vùng không hoạt động sinh tổng hợp prôtêin trong hoạt động sống của tế bào. Câu 19: Trong quá trình nguyên phân các NST của tế bào mẹ nhân đôi ở kì trung gian và phân li đồng đều ở kì cuối tạo thành 2 tế bào con. Cho nên sự phân chia đồng đều chất nhân hay chất tế bào, hay sự phân li đồng đều của các crômatit chỉ là hệ quả của quá trình nguyên phân. ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là sự sao chép nguyên vẹn toàn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Đáp án B. là đáp án đúng . Câu 20: ở ruồi giấm 2n = 8 → n = 4 Vậy ruồi giấm có 4 cặp NST, hay có 8 NST đơn. ở kì trung gian của phân bào NP nhiễm sắc thể nhân đôi, và tại kì sau NST tách đôi tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực . Vậy Số NST ở kì sau là: 8 x 2 = 16 (NST). Như vậy đáp án D là đáp án đúng. Câu 21: Nếu bạn chọn đáp án A. Sai, bạn có sự nhầm lẫn giữa nguyên phân và giảm phân, ở tế bào sinh dưỡng hình thức phân bào phổ biến là nguyên phân. Nếu bạn chọn đáp án B. Đúng. Đáp án C. Sai vì hợp tử sau khi được hình thành qua nguyên phân để lớn lên và trưởng thành, sau đó giảm phân để tạo thành giao tử. Đáp án D hoặc E, sai. Bạn có thể đọc thông tin chúng tôi vừa cung cấp. Câu 22: Quan sát hình bên phải ta thấy các NST đã tự chẻ dọc tâm động và phân li về 2 cực của tế bào. Vậy đây là kì sau của phân bào giảm phân. Như vậy, đáp án A là đáp án chính xác. Câu 23: Qua hình bên phải ta thấy các NST đã cuộn xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Vậy hình bên là hình ảnh kì giữa . Như vậy đáp án D là đáp án đúng. Câu 24: Nếu bạn chọn đáp án A. Sai bạn đã nhầm : + Kì đầu I: các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. + Kì đầu II: các NST co lại, cho thấy được số lượng NST kép. Đáp án B. Đúng, vì: + Kì giữa I: các NST kép đóng xoắn cực đại, nên có hình thái rõ nhất và tập trung xếp song song thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. + Kì giữa II: các NST kép đóng xoắn cự đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đáp án C. Sai, vì: + Tại kì sau I: các NST kép phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép tương đồng về 2 cực tế bào . + Tại kì sau II: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào. Vơi đáp án D hoặc E. Sai, Bạn hãy đọc thêm thông tin chúng tôi giải trình trên. Câu 25: Giảm phân là 1 quá trình giúp gia tăng số lượng tế bào và bổ sung cho tế bào già chết, tế bào bị tổn thương. Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào. Đảm bảo cho sự hình thành các tế bào sinh tinh và sinh trưởng. Vậy đáp án E là đáp án chính xác trong câu hỏi này. Câu 26: Đáp án A hoặc B hoặc C hoặc D Sai , bởi vì: + Sự nhân đôi và phân li của NST đều xẩy ra ở nguyên phân và giảm phân nên khó phân biệt. + Trao đổi chéo và tổ hợp tự do của NST, chỉ xẩy ra ở giảm phân, nhưng đặc điểm này rất khó nhận biết nên khó phân biệt. Bởi vậy đáp án E. Đó là đáp án đúng, vì tại kì giữa của các NST có hình dạng ổn định tập trung 1 hay 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, bạn có thể quan sát trên kính hiển vi. Câu 27: Khi bắt đầu phân bào, các NST kép xoắn và co ngắn. Sau đó diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo nhiều dạng và chúng có thể bắt chéo với nhau, bạn nên mở rộng kiến thức tham khảo các loại sách. Vậy đáp án B là đáp án đúng. Câu 28: Đáp án A. Sai vì có những trường hợp 2 NST tiếp hợp nhau nhưng không xẩy ra sự bắt chéo, thì quá trình vẫn xẩy ra bình thường. Đáp B hoặc C. Sai, vì hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo, đảm bảo sự thay đổi vị trí của các gen trên cặp NST tương đồng, tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau, qua thụ tinh tạo nên nhiều biến dị tổ hợp. Bạn chọn đáp án E Đúng. Câu 29: Nếu bạn chọn đáp án A. Đúng. Đáp án B. Sai, đáp án C là kì sau của giảm phân I, bạn có sự nhầm lẫn giữa kì giữa của giảm phân I với kì sau của giảm phân I. Đáp án D sai .Vì đáp án D là hiện tượng xẩy ra ở kì trung gian của giảm phân I. Đáp án E thể hiện đó là kì đầu của GP I hoặc GP II, nên sai. Câu 30: Nếu bạn chọn đáp án A hoặc B hoặc D hoặc E, sai. Bạn nên đọc lại thông tin trong sách giáo khoa sinh học 9, 3 dòng cuối trang 32 để nắm được thông tin. Nếu bạn chọn đáp án C. Đúng. Câu 31: Ruồi giấm 2n = 8 → n = 4. Rồi giấm có 4 cặp NST kép tương đương với 8 NST đơn, tại kì trung gian các NST thực hiện tự nhân đôi. Nên số NST đơn là: 8 x 2 = 16 (NST). Sau quá trình GP I tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn là: 16 : 2 = 8 (NST) Quá trình phân bào II không xẩy ra sự nhân đôi của NST, nên số lượng NST đơn của kì Sau II là 8 NST đơn. Vậy đáp án C là đáp án chính xác. Câu 32: Các tế bào xuất hiện tại vùng sinh sản của cơ quan sinh dục gọi là tế bào sinh dục sơ khai, các tế bào này đều mang bộ NST lưỡng bội 2n, và đều thực hiện NP làm tăng số lượng tế bào sinh dục, để chuẩn bị giảm phân tạo giao tử. Vậy đáp án E là đáp án chính xác . Câu 33: Các tế bào sinh dục tại vùng tăng trưởng, đều mang bộ NST lưỡng bội, chúng tích lũy chất dinh dưỡng làm cho tế bào lớn lên về kích thước và khối lượng, tế bào sinh dục cái tích nhiều chất dinh dưỡng hơn tế bào sinh dục đực và quan trọng hơn vì phải nuôi phôi sau này. Bởi vậy nếu bạn chọn đáp án A hoặc B hoặc C là sai. Nếu bạn chọn đáp án D, là đúng. Nếu bạn chọn đáp án E, sai. Bạn có thể đọc thông tin trên. Câu 34: Các giao tử đơn bội n đều có thể tham gia thụ tinh để tạo hợp tử là đúng. Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp đó là phân bào GP I và phân bào GP II, nhưng chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước kì đầu GP I. Từ một tế bào 2n qua quá trình giảm phân tạo giao tử cho 4 giao tử đều mang bộ NST đơn bội n. Qua GP số lượng NST chỉ bằng 1,5 số lượng NST có trong tế bào tham gia quá trình. Vậy đáp án D. Đúng vì sự nhân đôi của NST trong quá trình phân bào luôn xẩy ra ở kì trung gian trước khi bước vào phân bào. Câu 35: ở loài Ong, Ong đực có cặp NST giới tính là XO, khi GP chỉ cho 1 loại giao tử (tinh trùng) X. Đáp án C là đáp án đúng. Câu 36: Với đáp án A hoặc B hoặc D. Sai vì: Có 4 tế bào con được sinh ra và đều mang bộ NST đơn bội n. Mỗi NST trong bộ đơn bội của các tế bào đều có nguồn gốc từ 1 cặp NST tương đồng đều là đặc điểm của các tế bào con được sinh ra từ 1 tế bào mẹ (tế bào sinh tinh). Đáp án C. Đúng bởi vì 1 tế bào sinh tinh cho 4 tế bào con, nhưng chưa hẳn là có hình thái giống nhau, ví dụ như: cặp NST giới tính XY GP cho 4 tinh trùng nhưng thuộc 2 loại, 1 loại có dạng NST X, 1 loại có dạng NST Y. Đáp án E. Sai, bạn hãy đọc các phương án chúng tôi trình bầy trên. Câu 37: + Trong quá trình sinh tinh và quá trình sinh trứng, đều trải qua 2 lần phân bào liên tiếp lần thứ nhất theo quá trình giảm nhiễm tạo 2 tế bào con đều chứa 1/2 NST so với tế bào mẹ, lần thứ 2 theo hình thức nguyên nhiễm từ 2 tế bào con tạo thành 4 tế bào mang bộ NST còn nữa so với tế bào mẹ ban đầu . + Nhưng 4 tế bào này chưa chắc đã trở thành giao tử bởi vì các giao tử đực có thể tạo thành 4 tinh trùng (4 giao tử) nhưng ở trứng chỉ tạo thành 1 trứng và 3 thể định hướng. Như vậy đáp án D. Đúng. Câu 39: Trong quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử, đó là sự kết hợp giữa giao tử đực(mang n NST) và giao tử cái (mang n NST) để tạo nên hợp tử (2n NST). Vậy thực chất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp bộ NST của giao tử và giao tử cái để tạo thành bộ NST lưỡng bội (2 NST) có nguồn gốc từ bố và mẹ. Bởi vậy: Nếu bạn chọn đáp án A. Sai B. Sai C. Đúng D. Sai Câu 40: Đáp án A. Sai vì NP mới đảm bảo cho sự lớn lên của cơ thể đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. Đáp án B. Sai vì GP là cơ sở hình thành giao tử, và quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đáp án C. Sai bạn có thể đọc thông tin trên để hiểu thêm. Đáp án D. Đúng vì NP giúp cơ thể lớn lên trưởng thành để thực hiện GP tạo giao tử mang bộ NST đơn bội và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái. Bộ NST lưỡng bội được phục hồi. Như vậy sự phối hợp giữa quá trình NP, GP và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể khác nhau. Câu 41: Nếu bạn chọn đáp án A. Đúng. Nếu chọn đáp án B. Sai vì NST giới tính có cặp đồng dang như XX, nhưng có cặp không đồng dang như XY, XO,... Nếu bạn chọn đáp án C. Sai vì NST giới tính có thể bị đột biến nên mang nhiều cặp NST giới tính có thể giống hoặc khác nhau như : XXX (tam nhiễm – gây hội chứng tơcnơ), XXY (hội chứng claiphentơ) Nếu chọn đáp án D. Sai vì đây mới chỉ là đa số loài đông vật như: động vật có vú, người, ruồi giấm,...còn ở những loài khác như: chim, ếch, bướm ...cặp NST giới tính đực là XX, cái XY, ở ong giới đực XO, cái XX. Đáp án E. Sai vì không chính xác khi mô tả về NST . Câu 42: ở một số loài môi trường ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành giới tính. Ví dụ ở rùa trứng được ấp trong điều kiện từ 28 độ trở xuống trứng nở ra toàn là con đực, nếu từ 32 độ trở lên trứng nở ra toàn là con cái. Còn ở một số loài giới tính có thể xác định sau khi thụ tinh khoảng 3 tháng như ở người, nhưng trường hợp biết giới tính tinh trược khi thụ tinh thì trong thiên nhiên thì không có trường hợp nào. Sự phân hóa các loại trứng không quyết định giới tính của con. Hiện nay qua nghiên cứu người ta đã cho thây nếu như tử cung người mẹ có môi trường axit mạnh sẽ làm cho các tinh trùng Y dễ bị chết, tỉ lệ sinh con gái cao. Nếu tử cung môi trường bazơ cao, tinh trùng X dể bị chết tỉ lệ sinh con trai cao hơn. Do vậy không hoàn toàn là do bố. Nếu chọn đáp án A. Đúng, chúc mừng bạn. Câu 43 : Đáp án A. Sai vì chim, bướm, ếch con cái có cặp NST giới tính là XY, đực là XX. Đáp án B. Sai vì bò sát mang cặp NST giới tính cái XY, đực XX. Nếu chọn đáp án C. Sai vì cá heo, cá mập, cá voi giới cai là XX, đực là XY. Đáp án D. Sai vì bọ gậy con cái mang cặp NST giới tính là XO, đực là XX. Đáp án E. Đúng vì châu chấu, bọ xít, rệp, con cái là XX, đực XO. Câu 44: A. Sai vì số giao tử đực và cái có thể bằng nhau, nhưng tỉ lệ thụ tinh của các giao tử chưa hẳn đã bằng nhau. B. Sai vì hai giao tử X, Y có số lương tương đương nhưng, tỉ lệ thụ tinh giữa 2 loại giao tử này chưa hẳn bằng nhau. C. Sai vì số cá thể đực và cái trong loài luôn luôn biến động. Đáp án. Đúng. Câu 45: Tỉ lệ tinh trùng X và Y chưa phải là yếu tố quyết định nó còn phụ thuộc vào tỉ lệ trứng. Tỉ lệ trứng còn phải phụ thuộc vào tỉ lệ tinh trùng tạo ra. Nếu bạn chọn đáp án C. Đúng. Đáp án D. Sai. Câu 46: ở loài giao phối , số giao tử X và giao tử Y có tỉ lệ ngang nhau cho nên tỉ lệ đực: cái = 1: 1. giới dị giao tử, ví dụ: XY GP cho 2 loại giao tử X và Y có tỉ lệ ngang nhau. ở người độ tuổi 80 trở lên nữ nhiều hơn nam là đúng vì nam giới thường hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá,...các chất này không gây ảnh hưởng trực tiếp mà qua thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tuổi thọ nam giới. Đáp án D. Đúng vì ở người trai hay gái do vai trò chủ yếu của mẹ là hoàn toàn sai, bởi vì người mẹ chỉ tạo ra môi trường tử cung là ảnh hưởng tới tỉ lệ đực : cái, mặt khác tỉ lệ người mẹ có môi trường tử cung axit hoặc bazơ cao là rất ít. Câu 47: NST giới tính Y có thể mang alen và các alen này mang tính trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá thể. NST mang alen gây hại nó chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở dạng đồng hợp lặn xuất hiện nhiều ở nam giới nhưng alen gây hại có thể chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chứ ít ảnh hưởng đến tỉ lệ nam nữ. Số lượng tinh trùng Y sinh ra bằng tinh trùng X sinh ra trong giới dị giao tử X Đáp án C. Đúng vì tinh trùng Y có kích thước, hình dạng nhỏ hơn tinh trùng X nên có khả năng bơi nhanh hơn tỉ lệ thụ tinh cao hơn . Câu 48: Đáp án A. Sai . Vì bạn đã nhầm giữa liên kết gen với phân li độc lập. Chọn B. Đúng Đáp án C. Sai vì các gen quy định tính trạng nằm trên các NST khác nhau thì có khoảng cách xa nên lực lực liên kết yếu, không xẩy ra hiện tượng liên kết gen. Đáp án D. Sai vì sự tiếp hợp chặt trong GP chỉ gây hiện tượng trao đổi đoạn chứ không xẩy ra hiện tượng liên kết gen. Câu 49: Để phát hiện ra quy luật liên kết gen Moocgan đã thực hiện phép lai giữa đực F1 xám, dài và cái F1 đen, cụt , và lai ngược trở lại, từ đo ông đã phát hiện ra quy luật liên kết gen, khi lai phân tích ruồi đực F1. Vậy đáp án D là đáp án đúng. Câu 50: Hiện tượng liên kết gen chỉ xây ra các cặp gen, hay nhiều gen quy định các tính trạng cùng nằm trên căp NST tương đồng, khoảng cách gần nhau nên phân li cùng nhau trong GP và tổ hợp cùng nhau trong thụ tinh. Các gen sẽ di truyền liên kết khi các cặp gen quy định các tính trạng, hay nhiều gen cùng nằm trên một NST. Hiện tượng liên kết gen không chỉ xẩy ra trên cặp NST thường mà còn xẩy ra trên cặp NST giới tính. Nếu bạn chọn đáp án E. Đúng. Câu 51: Đáp án A. Sai . Đấy là nguyên nhân xẩy ra hiện tượng di truyền liên kết Đáp án B. Đúng. Đáp án C. Sai số lượng NST thường nhiều hơn NST giới tính,vì vậy thường xẩy ra ở NST thường nhiều hơn. Đáp án D. Sai. Câu 52: Đáp án A hoặc C hoặc D hoặc E. Sai vì các nhóm gen liên lết gồm các cặp gen cùng nằm trên 1 NST nó phân li và tổ hợp cùng nhau trong quá trình GP và thụ tinh. Nếu bạn chọn đáp B. Đó là đáp án đúng. Câu 53: Các kiểu gen viết đúng: AB , Ab , Ab , AB AB aB ab ab Kiểu gen viết sai: Aa bb Vậy đáp án đúng là D. Câu 54: P: Hạt trơn ,không có tua cuốn x hạt nhăn, có tua cuốn F1: 100% Hạt trơn, có tua cuốn F1 x F1 : Hạt trơn, có tua cuốn x hạt trơn , có tua cuốn F2: 1: Hạt trơn, không có tua cuốn 2: Hat trơn, có tua cuốn 1: Hạt nhăn,có tua cuốn Giải Vì P thuần chủng mà F1 thu được 100% hạt trơn, có tua. Vậy hạt trơn, có tua cuốn là tính trạng trội. Ta có quy ước: A: Hạt trơn B: Có tua cuốn a: Hạt nhăn b: Không có tua cuốn Vậy F1 dị hợp về 2 cặp gen, mà F2 thu dược 4 tổ hợp lai và 3 kiểu hình. → tính trang hạt đã di truyền liên kết với tính trạng kiểu tua. Ta có SĐL: P: Ab x aB Ab aB (hạt trơn, không tua) ( hạt nhăn, có tua) G: Ab aB F1: 100% Ab (hạt trơn, có tua) aB F1 x F1: Ab x Ab aB aB G1: Ab , aB Ab, aB F2: 1: Ab : hạt trơn, không tua cuốn. Ab 2: Ab : hạt trơn, có tua cuốn. aB 1: aB : Hạt nhăn, có tua cuốn. aB Câu 55: Hiện tượng liên kết gen: Các gen phân li cùng nhau trong quá trình GP và tổ hợp cùng nhau trong thụ tinh. Cho nên nó đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm tính trạng, đặc biệt của từng vốn gen quý. Nó còn tạo những biến bị tổ hợp . Vậy nếu bạn chọn đáp án D. là đáp án đúng. 5.3. Hướng dẫn và lời khuyên chương 3 “ ADN và gen” Câu 1: Nếu bạn chọn phương án A, bạn đã nhầm vật chất di truyền cấp độ phân tử chỉ là axit đêôxiriboonucleeic (ADN). Nếu bạn chọn phương án C là bạn cho rằng vật chất di truyền cấp độ phân tủe chỉ có ARN mà thôi. Ban đã sai. Nếu bạn chọn phương án D,bạn sai vì nuclêôpôtêin là 1 chuỗi pôlynuclêôtit với phân tử prôtêin kết hợp với nhau. Mà cấp độ phân tử có vật chất di truyền gồm 2 loại là ADN và ARN (axitnuclêic). Nếu bạn chọn E bạn cũng sai vì NST là vật chất di truyền cấp độ tế bào. Vậy thì đáp án B chính là đáp án đúng. Câu 3: Phương án A sai, vì: Ribônuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN. Phương án B sai, vì: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin. Do đó khi chọn đáp án B, bạn đã nhầm với đơn phân của prôtêin. Phương án D sai, vì: bạn đã nhầm với đơn phân của phân tử Ribôxôm ( Nuclêôxôm). Bạn nên đọc lại phần I: cấu tạo phân tử ADN trang 45, SGK Sinh Học 9. Phương án E sai, vì đây chính là tên của 1 liên kết ở phân tử ARN. Phương án C mới là đúng, vì: ADN là đại phân tử mà các đơn phân là các cuclêôtit. Câu 4: Khi chọn phương án A, bạn cho rằng phân tử ADN chỉ có khối lượng lớn mà thực chất nó còn có kích thước phân tử lớn nữa. Bạn đã sai. Khi chọn phương án B, bạn chỉ nhớ được ADN là đại phân tử vì chúng có kích thước lớn. Vậy là bạn đã thiếu rồi. Phuơng án này sai. Nếu chọn phương án C, bạn sai vì đường kính phân tử trung bình của ADN chỉ có 20A0.Con số này không hề lớn. Phương án này bị loại. Vì A,B và C sai nên E hiển nhiên sẽ sai. Do vậy mà C là đáp án đúng. Phân tử ADN có kích thước lớn (chiều dài có thể đạt tới hàng trăm μm) và khối lượng lớn ( từ 4- 8 triệu đv.C, thậm chí tới 16 triệu đv.C). Nó được xem là 1 đại phân tử. Câu5: Mỗi phân tử ADN có kích thước và khối lượng trung bình là: 3,4 A0; 300đv.C. Vậy thì phương án A đúng. Nếu bạn chọn các phương án còn lại bạn đã sai vì không nhớ một cách chính xác khối lượng và kích thước trung bình của phân tử ADN. Câu 6: - A sai, vì: bạn nhầm lẫn liên kết giữa các đơn phân trong chuỗi pôlynuclêôtit với liên kết giữa các phân tử glucôzơ của các loại đường hữu cơ. - B sai, vì: liên kết ion là liên kết giữa các ion khác nhau trong một chất vô cơ nào đó còn pôlynuclêôtit là 1 phân tử chất hữu cơ. - B sai, vì: các đơn phân của chuỗi pôlyclêôtit là các nuclêôtit giống nhau được cấu tạo từ axit photphoric và đường, 1 loại bazơnitric. Do đó các đơn phân này không thể lên kết với nhau bằng liên kết hiđrô được. Liên kết hiđrô chỉ có thể nối các bazơnitric khác nhau mà thôi. - C sai, vì: liên kết kim loại xuất hiện trong các kim loại. Câu 7: - Phương án A sai, vì: Nhầm lẫn liên kết giữa các đơn phân trong chuỗi polynuclêôtit với liên kết giữa các loại đường hữu cơ. - Phương án B sai vì: Liên kết ion là liên kết giữa các ion khác nhau trong 1 chất vô cơ nào đó. Mà pôlynuclêôtit là phân tử hữu cơ. - Phương án C sai vì: Các đơn phân của chuỗi pôlynuclêôtit là các nuclêôtit giống nhau được cấu tạo từ axit photphoric và đường, 1 loại bazơnitric. Do đó các đơn phân này không thể liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô được. Liên kết hiđrô chỉ có thể nối các bazơ nitric khác nhau mà thôi. - Phương án E sai vì: Liên kết kim loại xuất hiện trong các kim loại còn chuỗi pôlynuclêôtit là hợp chất hữu cơ. Chúng không thể có các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết kịm loại được. Vậy chỉ có D đúng bởi vì: Liên kết hoá trị được hình thành từ giữa axit photphoric của nuclêôtit này với phân tử đường của nuclêôtit khác tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit. Do đó các đơn phân của chuỗi này liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị. Câu 8: ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử. Vậy đáp án A là đáp án đúng. Nếu bạn chọn các đáp án còn lại thì bạn đã chưa hiểu rõ tính đặc thù của phân tử ADN rồi, bạn nên đọc lại phần này nhé. Chúc bạn thành công. Câu 9: - Nếu bạn chọn phương án B, bạn sai vì: Phân tử ADN có 10 cặp nuclêôtit, 1 chu kỳ xoắn nhưng chiều xoắn là xoắn trái. - Nếu bạn chọn phương án C, bạn sai vì: ADN có 10 cặp nuclêôtit, xoắn phải nhưng chỉ có 1 chu kỳ xoắn. - Nếu bạn chọn phương án D, vì: ADN có 10 cặp nuclêôtit, xoắn phải nhưng chỉ có 1 chu kỳ xoắn. Các bạn nên được lại phần II, cấu trúc không gian của phân tử ADN trang 46.SGK Sinh Học 9 để nhớ lại kiến thức phần này. - Nếu bạn chọn phương án A, bạn đã đúng vì: Trong phân tử ADN có cấu trúc không gian gồm 10 cặp nuclêôtit, 1 chu kỳ xoắn và chiều xoắn là xoắn phải (từ trái sang phải). Câu 10: - Khi bạn chọn phương án A, bạn sai vì: Bản chất hoá học của gen là ADN. Vì vậy, ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền hay chứa đựng thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của prôtêin đặc trưng cho loài. Nhưng ADN không chỉ có mình chức năng này. - Khi bạn phương án B, bạn cũng sai vì bạn cho rằng nhờ đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể. Nhưng bạn không không nhớ đến các chức năng khác của ADN rồi. - Khi bạn chọn phương án C, bạn lại chỉ nhớ được là ADN có khả năng đột biến tạo nên tính đa dạng của các loài sinh vật và có vai trò quan trọng trong tiến hoá và chọn giống. Vậy thì C cũng sai bởi ADN không chỉ có mình khả năng này đâu bạn ạ. - Nếu như bạn chọn D thì bạn đã sai vì A và B sai mà. Vậy thì chọn E mới đúng. E là đầy đủ các chức năng của phân tử ADN. Câu 11: - Trong 1 loài các cá thể sinh vật có số lượng nuclêôtit trong phân tử ADN thường bằng nhau. Nên A bị loại. - Các cá thể trong cùng 1 loài có tỉ lệ A+ T/ G+ X là ổn định và đặc trưng cho loài. Vậy chọn B cũng không đúng. - Dạng cấu trúc phân tử ADN của các ca thể trong cùng 1 loài thường giống nhau và ổn định cũng bị loại. - E là tổ hợp của 3 phương án A, B và C. Do 2 phương án A và B bị loại nên E cũng không đúng. Như vậy, C đúng vì: Trình tự sắp xếp sẽ quyết định bản chất của ADN. Ngay cả khi số lưọng và thành phần nuclêôtit giống nhau nhưng tgrình tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau cũng sẽ tạo ra các phân tử ADN khác nhau. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit chính là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên các alen khác nhau trong cùng 1 gen. Câu 12: Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A = T = 20% N ( tổng số nuclêôtit của phân tử ADN) G = X = N/2 - A Mà theo đề bài ta có: N = 2400 → A = T = 20/100 x 2400 = 480 → G = X = 2400/ 2 - 480 = 720 Vậy đáp án E là đáp án đúng. Nếu bạn chọn các phương án còn lại bạn sai do không áp dụng đúng nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN. Câu 13: ADN có 300 chu kỳ xoắn, mà mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit → Tổng số cặp nuclêôtit là: 300 x 10 = 3000 cặp. Do đó đáp án C là đáp án đúng. Bạn mà chọn các đáp án còn lại bạn đã sai do không nhớ chính xác hoặc đoán mò số cặp nuclêôtit trong 1 chu kỳ xoắn. Câu 14: - Phương án B sai vì: Chỉ có 1 số ít ADN nhân đôi ở ty thể nên không thể nói quá trình tự nhân đôi của diễn ra chủ yếu ở ty thể được. - Phương án C sai vì: cũng như ty thể, lạp thể chỉ có 1 số loại phân tử ADN thực hiện quá trình nhân đôi. - Phương án D hiển nhiên sai vì B và C sai. - Phương án A đúng, vì đa số ở các loài sinh vật, quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở nhân tế bào. Câu 16: - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trên 2 mạch của nó và tạo ra 2 ADN con, là cơ sở cho sự nhân đôi của ADN chứ không phải tên mạch gốc của nó. Nếu bạn chọn phương án A thì có thể bạn đã nhầm với quá trình tổng hợp ARN. - Số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit = N/2 - 1, giữa 2 nuclêôtit cí 1 liên kết. Mà số liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit sẽ lớn hơn rất nhiều vì giữa 2 nuclêôtit có tới 2 liên kết hiđrô hoặc 3 liên kết hiđrô. Do đó không thể nói là liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit giữa các nuclêôtit lớn hơn số liên kết hiđrô được. Vậy đáp án C cũng sai. - Chính vì vậy mà A đúng vì: quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở trạng thái co xoắn cực đại và có dạng đặc trưng nhất. → Phương án D sai. Câu 17: Số cặp nuclêôtit chứa trong 1 gen bình thường là: 600 - 1500 cặp. Do đó, C đúng và các phương án còn lại sai. Câu 18: Theo nguyên tắc bổ sung, trong quá trình tự nhân đôi của ADN thì các bazơ môi trường nội bào đến liên kết bổ sung với các bazơnitric trên 2 mạch của ADN: A = T; G = X. Do đó ADN có cấu trúc 2 mạch là: - A - G - T - X - X - T - - T - X - A - G - G - A - Như vậy, chỉ có đáp án D là đúng. Thì 2 đoạn trên ADN con sẽ có cấu trúc như sau: (mạch cũ ) - T- X - A - G - G - A- - A - G - T - X - X - T - (mạch cũ) - A - G - T - X - X - G - - T - X - A - G - G - A - Như vậy chỉ có đáp án D là đúng. - Nếu học sinh chọn đáp án (a) học sinh đã viết thiếu một đoạn phân tử ADN con nữa. Vậy A sai. - Nếu học sinh chọn đáp án B học sinh đã sai hoàn toàn và đã không hiểu bản chất. Câu 19: - Phương án A sai vì: Trình tự các nuclêôtit trên phân tử ADN sau khi tổng hợp không thay đổi ở 2 phân tử con nên nói trật tự ADN bảo toàn là hoàn toàn sai. - Phương án C sai vì: Hai sợi của phân tử ADN bổ sung cho nhau là thể hiện nguyên tắc bổ sung chứ không phải là bán bảo toàn. - Phương án D sai vì: Khi tái bản ADN, 2 mạch của ADN tách nhau ra, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào liên kết bổ sung với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN. Như vậy, mỗi phân tử ADN con sẽ có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ) và 1 mạch do nguyên liệu môi trường nội bào tạo nên (mạch mới). Do đó không thể cho rằng có 1 phân tử mới hoàn toàn và 1 phân tử cũ. đ B chính là phương án đúng. Câu 20: - Quá trình tự nhân đôI của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G = X. Chính nhờ sự nhân đôi này là nhân chính xác của phân tử ADN. Vậy chỉ có phương án D là đúng. - Nếu bạn chọn 1 trong các phương án còn lại thì bạn đã sai bởi vì bạn không nhớ quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc không hiểu rõ nguyên tắc nhân đôi của nó. Bạn nên đọc lại phần I, ADN nhân đôi theo nguyên tắc nào? Câu 22: Bản chất của gen chính là 1 đoạn trên phân tử ADN mang thông tin di truyền. Vậy phương án D là đúng. Nếu chọn các phương án còn lại thì bạn không hiểu rõ bản chất của gen rồi. Bạn nên học bài cẩn thận hơn nhé. Chúc bạn thành công. Câu 23 + 24: So sánh về cấu trúc của phân tử ADN và ARN ta thấy: Câu 23: Điểm giống nhau: A- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. B- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản. C- Trên mạch đơn, các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị. D- Đều được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân. Vậy chỉ có phương án E là đúng vì nó là tập hợp của các phương án trên. Nếu bạn chọn 1 trong các phương án trên thì chứng tỏ bạn không so sánh hết được những điểm giống nhau giữa ADN và ARN. Câu 24: Điểm khác nhau: A- ADN có cấu tgrúc mạch kép, ARN có cấu trúc mạch đơn. B- ADN có Timin, ARN có Uraxin. C- Phân tử đường của ADN là C5H10O4, đường của phân tử ARN là C5H10 O5. D- ADN có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN. Nếu bạn chọn 1 trong các phương án trên bạn đã không tìm hết được những điểm khác nhau của 2 phân tử ADN và ARN. Còn bạn chọn phương án E bạn đã đúng, chúc mừng. Câu 27: Đối với các bạn đang là học sinh lớp 9, câu này tương đối khó. Nhưng nếu bạn nhanh ý bạn sẽ nhìn nhanh được điểm thứ 5 của đề cho là chiều tổng hợp, bạn sẽ nghĩ ngay đến điểm giống nhau ở qua trình tổng hợp phân tử ADN và phân tử ARN. Do đó, bạn sẽ loại ngay được các phương án B, C, D và E. Và bạn chọn được ngay phương án đúng. Còn nếu như bạn không nắm vững kiến thức thì sẽ rất dễ bị nhầm giữa các phương án với nhau. Vậy bạn nên nhanh ý hơn khi làm các dạng bài tập này. Chúc bạn thành công. Câu 28: Đáp án 2A, 1B, 3D. Câu29: - Mạch 2 của phân tử ADN có cấu trúc: - T - A - X - G - G - A - G - X - Theo nguyên tắc bổ sung thì: Agen = U mt; Tgen = Amt; Ggen = Xmt; Xgen = Gmt. Khi tổng hợp phân tử ARN từ mạch 2 được đoạn ARN có cấu trúc: - U - G - X - X - U - X - G - Đây chính là đoạn mạch ở phương án A. Vậy A chính là phương án đúng. Nếu bạn chọn các phương án khác thì bạn đã viết nhầm đoạn mạch tạo thành hoặc do không áp dụng đúng nguyên tắc bổ sung trong qua trình tổng hợp phân tử ARN. Vậy thì bạn nên đọc lại bài 17-SGK Sinh Học 9 Tr 51; 52 nhé! Câu 31: - Nếu bạn chọn phương án A, bạn nhầm với đơn phân của phân tử axitnuclêic rồi. Phương án này sai. - Nếu bạn chọn phương án C, Ribônuclêôtit là đơn phân của phân tử ARN. Bạn đã sai. - Nếu bạn chọn phương án D, đêôxiribônuclêic là tên của phân tử đường trong đơn phân của ADN. Đây không phải là đơn phân của prôtêin bạn ạ. Phương án này cũng sai. - Phương án E sai. Vậy phương án B: Aminoaxit chính là đơn phân của phân tử prôtêin. Câu 33: Ta dễ nhìn thấy phương án E là đúng vì prôtêin không mang thông tin di truyền mà ADN mới là phân tử mang thông tin di truyền quy định tính trạng của cơ thể sinh vật. Và các phương án còn lại chính là chức năng của prôtêin. Câu 34: Trong số các phân tử của ADN, tARN, rARN, mARN, NST và prrôtêin chỉ có: + Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch,các bazzônitric trên 2 mạch của nó liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. + Phân tử tARN có cấu trúc cuốn lại thành 3 kiểu thuỳ như lá chẽ ba, trên 3 thuỳ này lại có những đoạn có các nuclêôtit phân bố đều trên 2 mạch song song theo nguyên tắc bổ sung. Vậy thì nếu chọn phương án D bạn đúng và hiển nhiên bạn chọn các phương án còn lại sẽ sai. Câu 35: - Nếu chọn A, bạn cho rằng cấu trúc của prôtêin là số lượng, trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlypeptit. Tuy nhiên chuỗi pôlypêpit tạo thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh, và prôtêin có cấu trúc 4 bậc cũng là các yếu tố thể hiện tính đa dạng đặc trưng của prôtêin. Vậy chọn A, bạn thiếu hay nói cách khác bạn đã sai. - Phương án B sai, vì: prôtêin không những có cấu trúc không gian 4 bậc, đặc trưng cho prôtêin của tong loài sinh vật. Mà mỗi loài sinh vật có prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin. Do đó B cũng sai. - Bạn chọn C, cũng tương tự như với 2 phương án trên thì bạn thiếu các yếu tố ở A và B. Phương án này bị loại. E chính là phương án đúng. Câu 38: Quá trình sao mã và giải mã có mối liên quan chặt chẽ với nhau, Nó thể hiện quan hệ giữa các cấu trúc di truyền của ADN; ARN và prôtêin: Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen quy định trình tự sắp xếp các Ribônuclêôtit trên mạch mã sao của phân tử mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin theo sơ đồ; ADN ( gen) → mARN → Prôtêin Sao mã Dịch mã Vậy trong các phương án đx cho chỉ có B là phương án đúng. Nếu bạn chọn nhanh và đúng phương án này bạn hiểu rất sâu sắc bản chất của các quá trình diễn ra ở cấp độ phân tử. Còn nếu sai bạn nên xem lại để nhớ kiên thức bạn nhé. Câu 39: Phương án A sai, vì: Cấu trúc ADN có các đơn phân là các nuclêôtit liên kết với nhau 1 cách chặt chẽ theo nguyên tắc bổ sung. Do đó, khi ADN nhân đôi các nuclêôtit trong môi trường nội bào không thể liên kết với các nuclêôtit trên mạch đơn một cách ngẫu nhiên được. - Phương án B sai, vì: Các nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A = T; G = X. Nên khi nhân đôi hay chính trong cấu trúc của nó các nuclêôtit cùng loại không thể liên kết được với nhau. - Phương án C sai, vì: Trong 4 loại bazơnitric của phân tử ADN được chia làm 2 nhóm: + Một nhóm có kivhs thước bé là: T; X + Một nhóm có kích thước lớn là: A; G. Theo nguyên tắc bổ sung, A chỉ có thể liên kết với T và G chỉ liên kết với X. Nên không thể nói là quá trình nhân đôi của ADN các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch của ADN theo cách : các bazơ lớn bổ sung với các bazơ bé. Vậy D là phương án đúng. Câu 40: Quá trình tổng hợp phân tử ADN tuân theo: + Nguyên tắc bổ sung. + Bán bảo toàn. + Khuôn mẫu. Nên kết quả tạo thành 2 phân tử ADN con, mỗi phân tử coa 1 mạch mới và 1 mạch cũ. Do vậy mà phương án E, cả C và D là đúng. Câu 41: Quá trình nhân đôi của phân tử ADN có ý nghĩa: A- Đảm bảo thông tin di truyền được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. B- Đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST. C- Tạo điều kiện cho sự xuất hiện các đột biến gen do sai sót trong quá trình nhân đôi. Vậy, chỉ có chọn phương án E ( cả A, B và C đúng). Còn nếu chọn 1 trong các phân tử còn lại bạn đã thiếu và sai rồi. Chúc bạn thành công hơn nhé. Câu 45: 1B; 2C; 3A; 5D Câu 46: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Có 4 loại đơn phân là: A; T; G; X. Đây là các bazơnitric sắp xếp theo chiều dọc của phân tử ADN. Hai mạch của phân tử ADN được nối với nhau bằng liên kết hiđrô giữa bazơnitric của mạch này với bazơnitric của mạch kia theo nguyên tắc bổ sung. A = T; G = X. Nếu chọn E, bạn đúng. Nếu chọn các phương án còn lại bạn sai cơ bản rồi. Bạn nên đọc lại phần I: cấu tạo hoá học của phân tử ADN bài 15 - tr45 - SGK Sinh Học 9 và các sách tham khảo khác bạn nhé. Câu 47: - Cấu trúc bậc 1 của phân tử prôtêin chỉ là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin chưa tạo thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Như vậy nó không thể là dạng cấu trúc đặc thù của phân tử prôtêin được. - Cấu trúc bậc 2 của phân tử prôtêin là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn oẻ prôtêin dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thòng tạo cho sợi chịu được lực khoẻ hơn. nhưng cấu trúc này cũng chưa thể hiện tính đặc thù của prôtêin. - Cấu trúc bậc 3: là dạng không gian 3 chiều của phân tử prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. Vậy cấu trúc bậc 3 chính là cấu trúc đặc thù của phân tử prôtêin. Vậy đáp án C là đúng. Đáp án D hiển nhiên sai. Câu 48: Như lý luận ở câu 47. Cấu trúc đặc thù của prôtêin thể hiện ở cấu trúc bậc 3 và nó cũng thể hiện chức năng của nó ở bậc cấu trúc này và cấu trúc bậc 2. Vậy phương án C đúng. Và các phương án còn lại sai. Câu 50: Phân tử ADN có đơn phân là nuclêôtit và nó có cấu tạo 3 phần: - Axit: H3PO4 - Phân tử đường: C5H10O4. - Một trong 4 loại bazơ nitric: A; T; G ; X. Phân tử ARN có đơn phân là Ribônuclêôtit và có cấu tạo 3 phần: - Axit: H3PO4 - Phân tử đường: C5H10O5 - Một trong 4 loại bazoenitric: A; U; G; X. Do đó các đơn phân này phân biệt nhau bởi 1 loại bazơ nitric. Vậy đáp án đúng là C. Nếu bạn chọn các đáp án còn lại, bạn đã không phân biệt được 2 đơn phân nay cới nhau bạn nên học kỹ lại phần này nhé. Chúc bạn thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhóa luận đại học sinh học 2010.doc