Sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ dạy học theo Xemina đối với môn hóa học đại cương ở trường Đại học Kỹ thuật - Nguyễn Ngọc Tuân

7. KẾT LUẬN Qua việc sử dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ các bài xemina chúng tôi nhận thấy các ưu điểm sau: - Việc áp dụng bản đồ tư duy giúp cho giảng viên và sinh viên đỡ tốn thời gian và công sức trong quá trình dạy và học theo phương pháp xemina. Kích thích nhu cầu nhận thức, hứng thú tìm tòi, sáng tạo của người học, người học chủ động tiếp thu tri thức. Qua xemina, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học được phát huy, họ thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học. - Bản đồ tư duy tạo điều kiện để các thành viên trong lớp làm quen, trao đổi, hợp tác với nhau. Góp phần làm tăng bầu không khí hiểu biết, tin cậy, thân thiện và đoàn kết giữa các học viên. Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng. Giúp người học hiểu bài và khắc sâu tri thức. - Kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy có tính sáng tạo cao và rất linh hoạt trong quá trình dạy học, hỗ trợ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo phương pháp xemina ở các trường Đại học.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ dạy học theo Xemina đối với môn hóa học đại cương ở trường Đại học Kỹ thuật - Nguyễn Ngọc Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 24-30 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO XEMINA ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT NGUYỄN NGỌC TUẤN Trường Đại học CNTT và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên TRẦN TRUNG NINH Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Ở các trường Đại học kỹ thuật không chuyên về hóa học, môn Hóa học đại cương được học từ năm thứ nhất. Sinh viên gặp nhiều khó khăn khi học môn Hóa học đại cương, bởi vì sinh viên bắt đầu làm quen với giảng đường đại học, chưa có phương pháp học phù hợp với bậc đại học. Bản đồ tư duy (Mind Map) là một công cụ hiệu quả để hệ thống hóa tư duy bằng các hình ảnh, từ khóa và liên kết với nhau bằng những đường nối. Bài báo này giới thiệu việc sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc dạy học theo xemina đối với môn Hóa học đại cương ở trường Đại học kỹ thuật. Việc sử dụng bản đồ tư duy kết hợp với xemina sẽ giúp giảng viên tiết kiệm thời gian, nâng cao tính linh hoạt trong giảng dạy, giúp sinh viên phát huy tối đa sự sáng tạo, khả năng tư duy, ghi nhớ, kỹ năng hội họa, tạo tâm lý thoải mái, kích thích hứng thú học tập và nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Từ khóa: Bản đồ tư duy, xemina, phương pháp dạy học, hóa học đại cương, đại học kỹ thuật 1. MỞ ĐẦU Xemina là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học tại các trường Đại học và Cao đẳng. Phương pháp này giúp người học tự giác, tích cực, sáng tạo, chủ động tìm kiếm tài liệu và tiếp thu kiến thức. Với cách dạy học này, sinh viên có nhiều điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả sinh viên tham gia vào quá trình học tập [1], [3]. Do vậy, tăng cường các xemina trong dạy học ở trường đại học là một hướng quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đại học hiện nay. Để tiến hành tốt một xemina khoa học, giảng viên và sinh viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung và cách thức tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế khi sử dụng phương pháp này thì giảng viên và sinh viên sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một buổi xemina, từ khâu chuẩn bị đến khâu tiến hành... Để khắc phục những hạn chế trên bài viết này giới thiệu việc sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc dạy học theo xemina. 2. PHƯƠNG PHÁP XEMINA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Xemina là phương pháp dạy học cơ bản đặc trưng ở đại học và cao đẳng. Xemina là hình thức học tập, trong đó một sinh viên hay một nhóm sinh viên được giao chuẩn bị trước một vấn đề nhất định, sau đó trình bày trước lớp (nhóm) và thảo luận vấn đề đã SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO XEMINA... 25 chuẩn bị. Xemina đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở đại học. Xemina là khâu thực hành đầu tiên, trong đó người học tìm tòi, vận dụng tri thức và tập dượt nghiên cứu khoa học. Nếu ở hình thức diễn giảng, người dạy hoạt động tích cực nhiều hơn, người học có phần bị động, thì ở xemina, tính năng động tích cực của sinh viên được phát huy đầy đủ hơn, họ thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học và cùng hợp tác để thảo luận, giải quyết một vấn đề khoa học. Để thực hiện được tốt buổi xemina, cần nhiều kĩ thuật dạy học, một trong các kĩ thuật là sử dụng bản đồ tư duy để phát huy tối đa những ưu điểm của phương pháp xemina. 3. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT BÀI XEMINA Để thực hiện tốt bài dạy theo phương pháp xemina, giảng viên và sinh viên cần thực hiện các bước sau: Chọn chủ đề: Chủ đề là những vấn đề hấp dẫn liên quan đến bài học nhằm thu hút người học và đáp ứng các yêu cầu của người học. Xây dựng nguồn thông tin dữ liệu: Các nguồn thông tin dữ liệu phải đa dạng, thường bao gồm sách, bài báo, kỉ yếu hội thảo – hội nghị, tạp chí, internet Xây dựng dàn bài xemina: Từ chủ đề xemina và các nguồn thông tin dữ liệu, giảng viên và sinh viên bắt đầu xây dựng dàn bài xemina. Để xây dựng dàn bài semiar một cách nhanh chóng, khoa học thì giảng viên và sinh viên cần sử dụng bản đồ tư duy để phác thảo bài xemina dưới dạng thô dựa trên các vấn đề liên quan đến bài học. Hoàn thành bài xemina: Từ dàn bài xemina, bổ sung các chi tiết và chỉnh sửa hoàn thiện bản kế hoạch xemina bằng bản đồ tư duy. 4. BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC DẠY HỌC THEO XEMINA a/ Bản đồ tư duy Bản đồ tư duy, còn gọi là lược đồ tư duy, sơ đồ tư duy..., là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, được xây dựng và phát triển bởi tác giả Tony Buzan. Bản đồ tư duy được đánh giá là công cụ tư duy của thế kỷ 21, được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục [2]. Sử dụng BĐTD trong dạy học là một kỹ thuật dạy học tích cực, giúp sinh viên phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy, ghi nhớ, năng khiếu hội họa, đồng thời tạo tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú học tập của sinh viên. b/ Quy trình sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc dạy học theo xemina - Tìm được các chủ đề phù hợp nội dung của bài giảng, có nguồn tư liệu đầy đủ. - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm sinh viên chuẩn bị nội dung semiar, sử dụng bản đồ tư duy để phân công. - Cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn tìm tài liệu và giải đáp thắc mắc của sinh viên trong khâu chuẩn bị. 26 NGUYỄN NGỌC TUẤN – TRẦN TRUNG NINH - Xây dựng phiếu đánh giá các báo cáo xemina của sinh viên. - Giảng viên tổng kết vấn đề xemina. * Giảng viên sử dụng bản đồ tư duy để xây dựng một bài dạy theo xemina được thiết kế như hình 1. Đối với sinh viên chuẩn bị một bài học theo xemina: Dựa vào chủ đề xemina cũng như những yêu cầu học tập từ phía giảng viên, sinh viên lên kế hoạch xây dựng nội dung xemina. Để tiến hành chuẩn bị nội dung xemina, sinh viên sử dụng bản đồ tư duy để xây dựng, việc sử dụng bản đồ tư duy để thiết kế các nội dung liên quan đến bài học được minh học bằng bản đồ tư duy như hình 2: 5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO XEMINA ĐỐI VỚI MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Trong chương trình hóa học đại cương dành cho các trường đại học kỹ thuật có rất nhiều phần kiến thức có thể dạy theo phương pháp xemina có sự hỗ trợ của bản đồ tư Hình 1 Hình 2 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO XEMINA... 27 duy như: Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, động hóa học, dung dịch Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về sử dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ việc dạy theo xemina trong chương dung dịch phần “Tính chất các dung dịch loãng của các chất tan không điện li và không bay hơi”. Để chuẩn bị tốt cho bài dạy theo phương pháp xemina có sự hỗ trợ của bản đồ tư duy thì giảng viên và sinh viên cần xây dựng bài dạy theo các bước sau: - Chủ đề xemina: Tính chất các dung dịch loãng của các chất tan không điện li và không bay hơi. - Nguồn thông tin tư liệu: Giáo trình, tài liệu tham khảo, internet, tạp chí, kỉ yếu - Phác thảo dàn bài: Sử dụng bản đồ tư duy để phác thảo như hình 3. - Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo xemina. - Hoàn thành xemina: Sau khi hoàn thành kế hoạch bằng bản đồ tư duy, lưu tài liệu dưới dạng MS.word (.doc; .docx; .pdf) để làm giáo án giảng dạy hay dưới dạng MS.powerpoint để trình chiếu, định hướng thảo luận trong giờ xemina. * Đối với sinh viên xây dựng bài “Tính chất các dung dịch loãng của các chất tan không điện li và không bay hơi” theo phương pháp xemina có sự hỗ trợ của bản đồ tư duy như sau: Sau khi nhận được yêu cầu từ phía giảng viên, các nhóm sinh viên tiến hành xây dựng nội dung cần xemina theo các bước: - Chủ đề xemina: Tính chất các dung dịch loãng của các chất tan không điện li và không bay hơi - Nguồn thông tin tư liệu: Giáo trình, tài liệu tham khảo, internet, tạp chí khoa học, kỉ yếu Hình 3 28 NGUYỄN NGỌC TUẤN – TRẦN TRUNG NINH - Phác thảo dàn bài: Sử dụng bản đồ tư duy để phác thảo nội dung cần xemina như hình 4; hình 5. - Hoàn thành xemina: Sau khi hoàn thành xemina bằng bản đồ tư duy, sinh viên xuất ra dưới dạng MS.word (.doc; .docx; .pdf) để nộp cho giảng viên đọc trước, cho ý kiến và chỉnh sửa. Sau khi chỉnh sửa xong, xuất ra dưới dạng file MS.powerpoint để trình chiếu nội dung trước lớp. Hình 4 Hình 5 6. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 6.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm Để kiểm chứng được những ưu điểm của bản đồ tư duy, chúng tôi lựa chọn 2 lớp K12A, K12B (trong đó lớp K12A là lớp thực nghiệm, lớp K12B là lớp đối chứng) của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông để tiến hành thực nghiệm sư phạm, cùng với việc khảo sát lấy ý kiến các thầy, cô giáo giảng dạy trong bộ môn. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC THEO XEMINA... 29 6.2. Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm Để chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm chúng tôi tiến hành: - Xây dựng phiếu điều tra giảng viên về việc ứng dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ dạy học theo xemina. Xây dựng bảng kiểm quan sát kỹ năng hoạt động của sinh viên. - Xây dựng các bài có sử dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ giảng dạy theo xemina trong phần hóa học đại cương của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên để dạy trên lớp thực nghiệm. 6.3. Kết quả thực nghiệm Qua điều tra và lấy ý kiến của các thầy cô giáo, 100% các ý kiến đều cho rằng việc sử dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ việc dạy theo xemina là rất tốt, tiết kiệm thời gian, dễ sử dụng, có tính sáng tạo cao và rất linh hoạt trong dạy học hóa học đại cương. Qua bảng kiểm quan sát, lớp thực nghiệm sinh viên có kỹ năng làm việc phối hợp theo nhóm tốt hơn, làm việc có kế hoạch khoa học, hiệu quả hơn so với lớp đối chứng. Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên, sau khi dạy các lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC), chúng tôi cho sinh viên làm bài kiểm tra 15 phút và 45 phút. Các đề kiểm tra là các câu hỏi nội dung kiến thức các bài trong chương trình hóa đại cương. Qua 2 lần kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau: KẾT QUẢ KIỂM TRA LẦN THỨ NHẤT Lớp Đối tượng Sĩ số Số học sinh đạt điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 K12A TN 45 0 0 0 0 0 1 15 16 8 4 1 K12B ĐC 45 0 0 0 0 0 10 13 15 5 2 0 KẾT QUẢ KIỂM TRA LẦN THỨ HAI Lớp Đối tượng Sĩ số Số học sinh đạt điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 K12A TN 45 0 0 0 0 0 1 14 13 10 5 2 K12B ĐC 45 0 0 0 0 0 8 15 14 6 2 0 Qua kết quả thực nghiệm nhận thấy lớp thực nghiệm có kết quả tốt hơn lớp đối chứng, tính giá trị p = 0,03 < 0,05 chứng tỏ sự khác biệt là có ý nghĩa, từ đó có thể khẳng định việc áp dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ việc học theo phương pháp xemina mang lại hiệu quả cao hơn so với cách dạy hiện nay. 7. KẾT LUẬN Qua việc sử dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ các bài xemina chúng tôi nhận thấy các ưu điểm sau: - Việc áp dụng bản đồ tư duy giúp cho giảng viên và sinh viên đỡ tốn thời gian và công sức trong quá trình dạy và học theo phương pháp xemina. Kích thích nhu cầu nhận thức, hứng thú tìm tòi, sáng tạo của người học, người học chủ động tiếp thu tri thức. Qua 30 NGUYỄN NGỌC TUẤN – TRẦN TRUNG NINH xemina, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học được phát huy, họ thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học. - Bản đồ tư duy tạo điều kiện để các thành viên trong lớp làm quen, trao đổi, hợp tác với nhau. Góp phần làm tăng bầu không khí hiểu biết, tin cậy, thân thiện và đoàn kết giữa các học viên. Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng. Giúp người học hiểu bài và khắc sâu tri thức. - Kỹ thuật dạy học sử dụng bản đồ tư duy có tính sáng tạo cao và rất linh hoạt trong quá trình dạy học, hỗ trợ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo phương pháp xemina ở các trường Đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Hạnh (2010). Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hóa học Hữu cơ ở Cao đẳng và Đại học, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội. [2] Tony Buzan (2008). Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp – TP Hồ Chí Minh. [3] Đặng Thị Oanh, Dương Huy Cẩn (2007). Tổ chức xemina theo tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm tăng cường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, số 153. Title: USING MIND MAP TO SUPPORT SEMINAR-BASED TEACHING OF GENERAL CHEMISTRY AT ENGINEERING UNIVERSITIES Abstract: In engineering universities without chemistry major, general chemistry is taken by students during their first year. Students face lots of difficulties in learning general chemistry because they initially get themselves familiar with studying at universities and have not had an appropriate learning method. Mind Map is an effective tool to systemize thinking in images and keywords connected to one another with links. The article provides teachers and students with instructions to use mind maps in order to support seminar – based teaching of general chemistry at engineering universities. The use of mind map in conjunction with seminar helps teachers save time, improve flexibility in teaching, encourage students to maximize their creativity, critical thinking, retention, and painting skills; create psychological comfort; and stimulate student’s learning interest. Keywords: mind map, seminar, teaching methods, general chemistry, Engineering University. ThS. NGUYỄN NGỌC TUẤN Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên PGS. TS. TRẦN TRUNG NINH Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: trantrungninh@gmail.com hoặc ninhtt@hnue.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_352_nguyenngoctuan_trantrungninh_06_tran_trung_ninh_7204_2020415.pdf
Tài liệu liên quan