Slide Bài giảng Trân châu cảng

Trân Châu Cảng là hải cảng trên đảo O’ahu, thuộc Quần đảo Hawaii, phía tây thành phố Honolulu. Phần lớn cảng và khu vực xung quanh đều thuộc cảng quân sự nước sâu của Hải quân Hoa Kì, đây là trung tâm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại đây diễn ra cuộc chiến nổi tiếng giữa Đế Quốc Nhật Bản và Hoa Kỳ - trận Trân Châu Cảng - ngày 7 tháng 12 năm 1941, trận chiến này đã khởi đầu cho việc Mỹ tham gia Thế chiến thứ hai.

ppt27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Slide Bài giảng Trân châu cảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trân Châu Cảng là hải cảng trên đảo O’ahu, thuộc Quần đảo Hawaii, phía tây thành phố Honolulu. Phần lớn cảng và khu vực xung quanh đều thuộc cảng quân sự nước sâu của Hải quân Hoa Kì, đây là trung tâm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại đây diễn ra cuộc chiến nổi tiếng giữa Đế Quốc Nhật Bản và Hoa Kỳ - trận Trân Châu Cảng - ngày 7 tháng 12 năm 1941, trận chiến này đã khởi đầu cho việc Mỹ tham gia Thế chiến thứ hai Trân Châu Cảng nhìn từ vệ tinh Những ngày cuối năm 1940, 1 phái đoàn ngoại giao của Nhật Bản đến Oasinhtơn (Hoa Kì) để đàm phán với chính phủ Mĩ về giải pháp cho những vấn đề tranh chấp giữa Mĩ – Nhật tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 1 -11 -1940, chiếc tàu buôn Nhật Taiyo Maru cập bến hữu nghị cảng Honolulu. Viên tổng lãnh sự Nhật tại Hawaii lên thăm tàu và nhận được những tin tức tình báo mà bộ Tham mưu quân đội Nhật Bản đang mong đợi và tấm bản đồ chi tiết về Trân Châu Cảng do một điệp viên Nhật là Yoshikawa làm việc cho cơ quan tình báo Nhật. Chính phủ Nhật đã ra lệnh cho đô đốc Isoroko Yamamoto vạch kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng. Từ tháng 1- 1941 đến tháng 3 -1941, kế hoạch đó được thảo xong. Bắt đầu từ tháng 9 -1941 hạm đội đặc nhiệm tiến hành diễn tập tiến công trong những điều kiện tương tự như thực địa Trân Châu Cảng ở đảo Oahu. Một cuộc hội nghị vào ngày 5-11-1941 của chính phủ Nhật đã quyết định sẽ mở 1 cuộc tấn công Mĩ, Anh vào đầu tháng 12 và ra lệnh cho hạm đội Nhật phải gấp rút hoàn thành việc sẵn sàng chiến đấu.Trong khi đó nhà ngoại giao Nhật Saburo Kurusu được cử sang Washinton giúp sức với đô đốc Nomura trong cuộc đàm phán Nhật – Mĩ. Đêm 17, rạng ngày 18 -11 -1941, các tàu chiến Nhật lần lược ra khơi, chạy về hướng quần đảo Kurile, nơi được chọn làm địa điểm tập kết  Tiến về phía Trân Châu Cảng Các phi công Nhật đang lêng đênh trên 1 chiếc tàu sân bay trước khi thực hiện sứ mệnh tấn công Trân Châu Cảng 5 giờ sáng ngày 7 – 12 -1941, toàn bộ hạm đội Nhật đã tập kết ở 1 nơi cách Trân Châu Cảng 200 hải lí. 5 giờ 30 phút, 2 máy bay trinh sát cất cánh từ hai tuần dương hạm Nhật là Chikume và Tone, bay lượn 2 vòng trên Trân Châu Cảng nhưng không bị phát hiện. Hai máy bay trinh sát này thông báo vị trí chính xác của các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng về cho Phó đô đốc Nagumô. Một số tàu ngầm “bỏ túi” thực tế là loại ngư lôi do thủy binh quyết tử lái, đã lọt vào trong bến cảng để phối hợp tiến công với các máy bay. Máy bay Zero của Nhật rời Akagi Trong khi đó về phía Mĩ, phần lớn các sĩ quan và thủy quân các tàu chiến Mĩ tại Trân Châu Cảng đều lên bờ, say sưa đêm thứ 7 trong các hộp đêm. Đô đốc Kimmel, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, ăn cơm tối tại nhà 1 người bạn và hẹn đánh gôn. Đúng 7 giờ 55 phút, vừa lúc Đô đốc Kimmel bước lên xe ô tô để đến sân đánh gôn với người bạn như đã hẹn, thì những quả bom đầu tiên rơi xuống các tàu chiến Mĩ đang đỗ tại Trân Châu Cảng. Buổi sáng hôm đó, nhiều người bị đánh thức bởi những tiếng nổ đinh tai và máy bay gầm rú trên trời. Một người dân đang theo dõi vụ tấn công Trân Châu Cảng qua ống nhòm. Trận tập kích diễn ra từ 7 giờ 55 đến 9 giờ 45 sáng ngày 7-12-1941, qua 2 đợt tấn công chính vào bến cảng và các sân bay ở Trân Châu Cảng, hải quân và không quân Nhật làm phía bên Mỹ thiệt hại nặng nề. Do sự tình cờ may mắn cho hải quân Mĩ, 3 chiếc tàu sân bay của hạm đội Thái Bình Dương hôm đó ở ngoài khơi diễn tập nên đã thoát khỏi số phận như các tàu chiến khác. Phó đô đốc Nagumo đã chỉ huy trận đánh theo đúng kế hoạch “đánh nhanh, rút nhanh” Tập kích xong, hạm đội Nhật rút nhanh theo hướng Tây Bắc. Cùng lúc cuộc tập kích Trân Châu Cảng đang diễn ra thì quân đội Nhật Bản cũng đã tiến hành hàng loạt các hoạt động quân sự tại nhiều nơi khác chống lại quân đội các nước thuộc khối Đồng Minh. Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký vào bản tuyên chiến với phát xít Nhật, chính thức đẩy nước Mỹ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. Poster tuyên truyền phục thù quân phát xít Nhật của người Mỹ Trận Trân Châu Cảng là 1 trận đánh có ý nghĩa chiến lược lớn. Thắng lợi quan trọng này đã loại khỏi vòng chiến đấu hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ trong 1 thời gian, tạo điều kiện cho quân đội Nhật đánh chiếm nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và làm chủ vùng biển Châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ II. Lớp 11D2 Người thuyết trình: Võ Anh Khoa Tổng tư lệnh đô đốc hải quân phát xít Nhật – Isoroko Yamamoto Saburo Kurusu Sơ đồ bố trí các hàng không mẫu hạm và tàu chiến của Hải quân Hoa Kì Sáng sớm ngày 25 -11 -1941, hạm đội đặc nhiệm rời căn cứ hải quân Tancan ở quần đảo Kurile, chạy chếch về hướng đông bắc rồi chuyển dần về hướng đông nam. Toàn hạm đội đặc nhiệm tăng tốc, rẽ hẳn xuống hướng đông nam, lao về phía Trân Châu Cảng Bảy ngày sau khi xuất phát, tư lệnh hạm đội đặc nhiệm là Phó đô đốc Nagumo nhận được bức điện  ra lệnh cho hạm đội thực hiện kế hoạch tấn công Trân Châu Cảng như dự kiến Phó đô đốc Chuichi Nagumo – tổng chỉ huy chiến dịch Trân Châu Cảng Đây là cảnh kho vũ khí của chiến hạm USS Shaw phát nổ sau khi bị trúng bom của máy bay Nhật Hai chiến hạm của Mỹ USS West Virginia và USS Tennessee đang bốc cháy ngùn ngụt tại Trân Châu Cảng sau khi trúng bom Chiến hạm hạng nặng USS Arizona đang chìm xuống biển sau hai tiếng nổ cực lớn. Chiến hạm Mỹ USS Oklahoma bị lật ngửa bên bến cảng sau khi bị oanh tạc. Bản đồ các chiến hạm của Mỹ trong trận Trân Châu Cảng. Đô đốc Husband Kimmel

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptTran_chau_cang.ppt