Slide bài giảng môn vận tải quốc tế

Đây là slide bài giảng môn vận tải quốc tế trường đại học ngoại thương. Gồm các chương: -Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt -Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển -Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container -Dịch vụ vận tải -Giao nhận bằng đường biển -Qui trình nghiên cứu -Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng -Vận tải đa phương thức -Vận tải hàng không -Vận tải và giao nhận trong ngoại thương

ppt42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4282 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Slide bài giảng môn vận tải quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. 1. Lịch sử phát triển và vị trí của vận tải đường hàng không Ra đời và phát triển từ những năm đầu của thế kỷ XX. Leonardo Devinci (1452-1519)- thiết kế cánh máy bay theo cơ chế bay của cánh chim. 1783 – khí cầu bay bằng khí nóng 1843-1848 – máy bay không người lái chạy bằng cánh quạt và động cơ hơi nước (Anh). 1891 –Goliliental (Đức) - tàu lượn có người lái có thể bay, lượn. 1903 –Wright Flyer- máy bay hai lớp cánh – 1 người lái Sải cánh: 12,3m Chiều dài: 6,4m Chiều cao: 2,7m Trọng lượng: 274kg Tốc độ tối đa:16 km/h 1 động cơ xăng 12 mã lực, 4 xy lanh 1909 – Luis Bleriot (Pháp) chế tạo máy bay một lớp cánh - là người đầu tiên bay qua eo biển Anh. 1939 – Charles Lindberght (Mỹ) bay một mình không ngừng nghỉ qua Đại Tây Dương, từ New York tới Paris trong chưa đầy 34 giờ. Trong chiến tranh thế giới thứ 2: hàng chục nghìn máy bay chiến đấu bị phá huỷ Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ngành hàng không chuyển sang phục vụ cho mục đích dân sự. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX Frank Whittle (Mỹ) chế tạo động cơ phản lực- sử dụng cho loạt máy bay phản lực dân dụng cỡ lớn đầu tiên: Boeing 707- lần đầu cất cánh vào ngày 15/7/ 1954 với vận tốc 989 km/h. 1956, Anh và Pháp bắt tay chế tạo loại máy bay có thể đi với tốc độ gấp 2 lần tốc độ âm thanh 1969 máy bay siêu âm thương mại đầu tiên là Concord cất cánh từ Toulouse, Pháp. Tốc độ - 2.160 km/h ở độ cao 18.288km, ngày 24/10/2003 Concord bay chuyến bay cuối cùng xuyên Đại Tây dương Vận tải hàng không chiếm khoảng 20-30 % tổng kim ngạch của buôn bán quốc tế, nhưng chỉ chiếm khoảng trên 1% tổng khối lượng hàng hoá trong chuyên chở quốc tế. Vận tải hàng không chiếm vị trí số 1 trong chuyên chở hàng hoá cần giao khẩn cấp: như hàng chuyển phát nhanh, hàng mau hỏng, hàng cứu trợ khẩn cấp, súc vật sống, các loại hàng hoá nhạy cảm về thời gian… Vận tải hàng không có vị trí đặc biệt quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các nước, là cầu nối giữa các nền văn hoá của các dân tộc, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế. Vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng trong việc liên kết các phương thức vận tải với nhau tạo thành vận tải đa phương thức. Là bộ mặt của một quốc gia - chỉ tiêu phát triển của ngành hàng không còn có thể phán ánh năng lực quản lý Nhà nước, trình độ kỹ thuật, khả năng kinh tế của quốc gia. 2. Đặc điểm của vận tải đường hàng không 2.1. Ưu điểm: Các tuyến đường HK là ngắn nhất Ít phụ thuộc vào địa hình và yếu tố địa lý -> khả năng thông qua cao. Tốc độ cao. An toàn nhất trong tất cả các phương thức vận tải + Đối tượng chuyên chở được bảo vệ an toàn trong quá trình vận chuyển + Máy bay là phương tiện vận chuyển hiện đại, an toàn... Các chứng từ và thủ tục đơn giản: + VTHK là loại hình vận tải cao cấp, có tiêu chuẩn chất lượng cao + Máy bay thường bay thẳng, ít qua các trạm kiểm soát, kiểm tra, chuyển tải dọc hành trình->hàng hoá được vận chuyển thẳng từ sân bay đi- sân bay đến + Thời gian hàng hoá vận chuyển ngắn, tính bằng giờ, ngày  thủ tục chứng từ đơn giản. 2.2. Nhược điểm: Cước phí cao. 1 kg hàng hoá từ Nhật sang Amsterdam: cước hàng không - 5,5 USD, cước đường biển - 0,7 USD/kg. Năng lực chuyển chở nhỏ Hạn chế về đối tượng chuyên chở Tính cơ động và linh hoạt kém: Vốn đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật rất lớn: máy bay, sân bay, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống kiểm soát không lưu…. Đặc điểm khác: Tính quốc tế cao: ngôn ngữ, chứng từ, luật áp dụng… Xu hướng liên minh toàn cầu Là ngành kinh doanh tổng hợp: du lịch, khách sạn… 3. Đối tượng chuyên chở của vận tải hàng không - 3 nhóm: + Thư, bưu kiện (Air Mail): gồm thư từ, bưu kiện, bưu phẩm dung để biếu tặng, vật kỷ niệm….- 4% + Hàng chuyển phát nhanh (Express): gồm các loại chứng từ, sách báo, tạp chí, đặc biệt là hàng cứu trợ khẩn cấp – 16% + Hàng hoá thông thường (Air Freight): là những hàng hoá thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay – 80% Hàng có giá trị cao: gồm những hàng hoá có giá trị trên 1000USD/kg, vàng, bạch kim, đã quý, tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng từ có giá, kim cương và trang sức bằng kim cương…. Hàng hoá dễ hư hỏng do thời gian: hoa quả tươi, sản phẩm đông lạnh… Hàng hoá nhạy cảm với thị trường: gồm những loại hàng mốt, hàng thời trang, thời vụ…. Động vật sống: động vật nuôi trong nhà, vườn thú, ngựa đua… II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 1. Cảng hàng không (Airport): Là nơi phục vụ phương tiện vận tải hàng không, nơi đậu đỗ, cất hạ cánh máy bay, bao gồm toàn bộ diện tích mặt đất - mặt nước và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc di chuyển của hành khách và hàng hoá do máy bay chở đến và chở đi. Các khu vực chính của cảng hàng không gồm: Khu vực phụ vụ máy bay: đường băng, điều hành bay, khu vực bảo dưỡng…. Khu vực phục vụ hành khách: khu vực đưa đón khách, đường ống ra vào máy bay… Khu vực phục vụ hàng hoá: trạm giao nhận hàng hoá, kho hàng không, kho lưu hàng trước khi lên máy bay, nơi làm thủ tục thông quan… Khu vực hành chính 2. Máy bay (aircraft – airplane) Căn cứ vào mục đích sử dụng: Máy bay chở khách: Máy bay chở hàng: Máy bay hỗn hợp: Căn cứ vào động cơ: Máy bay động cơ Piston Máy bay động cơ tua bin Máy bay động cơ phản lực Căn cứ vào số ghế: Loại nhỏ: từ 50-100 ghế Loại trung bình: 100-200 ghế Loại lớn: trên 200 ghế Căn cứ vào nước sản xuất: Máy bay Mỹ: các loại máy bay Boing Máy bay Nga: Tu 134, IL 86, Antonov 124…. Liêp doanh Pháp - Đức – Anh – TBN: Airbus 300,320,330,380 Liên doanh Pháp – Anh: Concord Liên doanh Pháp – Ý: ATR 72 3. Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá tại sân bay: 3.1. Công cụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá tại sân bay: + Xe vận chuyển container, pallet + Xe nâng hàng để xếp dỡ container và pallet lên xuống may bay + Thiết bị nâng container/pallet + Băng chuyền hàng rời + Các giá đỡ container/pallet không có động cơ riêng 3.2. Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị (Unit Loaded Device) + Pallet + Igloo: lồng không đáy, dùng chụp lên pallet và giữ hàng. Igloo không kết cấu: lồng mở hai đầu. Kết hợp với một pallet tạo thành một đơn vị hàng hoá hở ở hai đầu  dùng kết hợp với lướt máy bay Igloo kết cấu: là lồng kín, nhưng không có đáy. Sử dụng với pallet tạo thành một đơn vị hàng hoá riêng biệt, không cần dùng lưới để chụp lên. + Lưới máy bay (Aircraft net) + Container: III. CÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ 1. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế 1.1. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization – ICAO) + Là tổ chức cấp chính phủ - thành lập năm 1947 trên cơ sở công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Công ước Chicago 1947) + Mục đích của ICAO: Phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn, có trật tự trên phạm vi toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về vận tải hàng không một cách an toàn, hài hoà và hiệu quả kinh tế Khuyến khích các kỹ thuật chế tạo và khai thác máy bay nhằm mục đích hoà bình, đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành khoa học HK Khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, cảng hàng không và các thiết bị hiện đại phục vụ ngành hàng không dân dụng quốc tế Tránh phân biệt đối xử, đảm bảo sự công bằng cho các thành viên trong việc khai thác các hãng hàng không quốc tế, đồng thời ngăn ngừa lãng phí do cạnh tranh bất hợp lý gây ra + 185 nước thành viên, trụ sở chính tại Montreal. Các văn phòng tại Paris, Dakar, Bankok, Lima, Mexico, Cairo. + Từ tháng 4/1980 Việt Nam là thành viên của ICAO 1.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association – IATA) + tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1945 tại Lahabana. Trụ sở chính tại Motreal, Canada. Các văn phòng tại New York, Giơnevơ, London, Singapore, Bangkok, Nairobi, Rio De Gianero. + Thành viên của IATA gồm hai loại: Thành viên chính thức: trên 270 hãng HK từ 140 quốc gia và lãnh thổ. Tiêu chuẩn IOSA: IATA xác lập vào năm 2003, áp dụng cho 8 hệ thống hoạt động có liên quan đến an toàn của một hãng hàng không: hệ thống tổ chức và quản lý của hãng, điều hành khai thác bay, kiểm soát khai thác và phân lịch bay, hoạt động của tiếp viên, phục vụ mặt đất và an ninh trong khai thác... Thành viên liên kết: Không được quyền biểu quyết tại các Hội nghị hay các diễn đàn của IATA. + Mục tiêu của IATA là: Phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn, hiệu quả, vì lợi ích của tất cả mọi người trên trái đất Phát triển thương mại bằng đường hàng không quốc tế Cung cấp các phương tiện phối hợp hợp đồng giữa các hãng hàng không Hợp tác chặt chẽ với ICAO và các tổ chức quốc tế khác. 1.3. Hiệp hội các Hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương (Association of Asia Pacific Airlines – AAPA). + Thành lập năm 1965 tại Manila - Văn phòng nghiên cứu của các hãng hàng không Phương Đông gồm 6 hãng HK từ múi giờ GMG +7 - GMT +10 + Năm 1970: đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Phương Đông (Orient Airlines Association – OAA). + Năm 1977 Hội nghị các chủ tịch hãng lần thứ 31 mở rộng phạm vi địa lý của OAA đên GMT +12 + 29/01/1996 Hội nghị chủ tịch hãng họp tại Queensland, Australia và đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – TBD. Phạm vi địa lý hoạt động từ GNT +7- GMT+12 + Mục đích của AAPA: Cung cấp nguồn thông tin có chất lượng cao và có cơ sở để các thành viên tìm cơ hội hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực marketing, khai thác bay, an toàn không lưu và nhân lực  nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành viên. Tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, kiến thức cho các hãng hàng không nhỏ, kém phát triển hơn và giữa các hãng hàng không với nhau. Cùng đưa ra các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng xấu do cạnh tranh không lành mạnh, của các quy định ngặt nghèo trong ngành và của các chính phủ Đưa ra tiếng nói chung của các hãng hàng không Châu Á – TBD + 19 hãng hàng không thành viên chính thức. + từ tháng 11/1997 VNA là thành viên AAPA 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế + “Công ước để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế” - ký kết ngày 2/10/1929 tại Vacsava - Công ước Vacsava 1929. - Lúc đầu có 23 nước phê chuẩn công ước này - Nay: 130 nước tham gia công ước. Công ước Varsava 1929 bao gồm 5 chương: Chương 1: Khái niệm và phạm vi áp dụng Chương 2: quy định về chứng từ vận tải (vé hành khách, vé hành lý, phiếu gửi hàng) Chương 3: Quy định trách nhiệm của người chuyên chở HK Chương 4. Quy định liên quan đến chuyên chở hỗn hợp Chương 5: Quy định chung về việc tham gia và bãi bỏ công ước. + Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 1929 được ký kết tại Hague ngày 28/9/1955, gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955 + Công ước để bổ sung Công ước Vacsava 1929 để thống nhất một số quy tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế được thực hiện bởi một người khác không phải là người chuyên chở theo hợp đồng - Ký kết tại Guadalajara ngày 18/9/1961  Công ước Guadalajara 1961 + Hiệp định Montreal 1966: Liên quan tới giới hạn của Công ước Vacsava 1929 và nghị định thư Hague - được thông qua tại Montreal ngày 13/5/1966 + Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế ký tại Vacsava ngày 12/10/1929 được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955: được ký kết tại Guatemala ngày 8/3/1971 Nghị định thư Guatemala 1971 + Năm 25/09/1975 tại Montreal 4 Nghị định thư sửa đổi những nguồn luật nói trên được ký kết nên được gọi tắt là các NĐT bổ sung số 1- 2- 3-4: NĐT bổ sung số 1: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975 Nghị định thư bổ sung số 2: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague 1955 Nghị định thư bổ sung số 3: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa đổi bởi các Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala 8/3/1971 Nghị định thư bổ sung số 4: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 IV. CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. 1. Người giao nhận hàng không (Air Freight Forwarder): Đại lý hàng hoá hàng không: có 2 loại: + Đại lý giao nhận của IATA: Là đại lý đạt chuẩn của IATA Cấp AWB của hãng hàng không họ đại điện, trên đó có mã số đại lý do IATA Hưởng hoa hồng là 5% chi phí vận tải đối với hàng xuất khẩu từ hãng hàng không. Có thể cung cấp dịch vụ theo yêu cầu khách hàng (gom hàng, làm thủ tục hải quan, kiểm tra chứng từ, tư vấn….). Tiêu chuẩn để thành đại lý của IATA: Chứng minh được những khả năng phát triển dịch vụ hàng hoá hàng không Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết: trụ sở, kho hàng, trạm giao nhận, xe tải… Có đội ngũ nhân viên có chuyên môn về vận tải hàng không, trong đó có ít nhất 2 chuyên viên đủ trình độ làm hàng nguy hiểm đã qua lớp huấn luyện của IATA Có đủ khả năng tài chính + Đại lý hàng hoá hàng không: Là đại lý của hãng hàng không nhưng không phải là đại lý IATA Đại diện cho hãng hàng không giải quyết các công việc liên quan đến giao nhận hàng hoá - nhận hoa hồng Cấp vận đơn hàng không của hãng hàng không mà họ đại diện. Cung cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng. 2. Quy trình gửi hàng bằng đường hàng không: 2.1. Gửi hàng qua đại lý hàng hoá hàng không – Người gửi hàng giao hàng cho đại lý hàng không – Đại lý hàng hoá hàng không nơi đi nhận hàng và cấp 1 bản AWB – Đại lý hàng hoá hàng không nơi đi đóng gói hàng hoá để thích hợp cho việc vận chuyển bằng máy bay. Ghi ký mã hiệu, tên ngưòi nhận trên từng lô hàng tương ứng với vận đơn. – Đại lý hàng không nơi đi giao hàng cho hãng hàng không trong tình trạng hàng hoá đã đóng gói xong, ghi ký mã hiệu đầy đủ và sẵn sàng để vận chuyển. – Hãng hàng không giao hàng cho đại lý hàng hoá tại nơi đến – Đại lý hàng hoá nơi đến giao hàng cho người nhận kèm theo 1 bản AWB gốc màu hồng, đồng thời cho người nhận ký nhận vào bản copy màu vàng (bản số 4) và thu lại bản copy này để làm bằng chứng xác nhận người nhận hàng đã nhận hàng. – Người gửi hàng giao hàng và chứng từ cho người giao nhận hàng không. Bộ chứng từ gồm hợp đồng uỷ thác giao nhận, giấy phép xuất khẩu, tờ khai hàng xuất, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bản kê khai chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất, kiểm dịch, xuất xứ… để người giao nhận có thể làm thủ tục hải quan xuất khẩu. – Người giao nhận giao HAWB cho người gửi hàng, đồng thời lưu khoang máy bay với hãng hàng không – Người giao nhận làm thủ tục hải quan, đóng gói từng lô hàng thích hợp cho vận chuyển bằng đường hàng không, dán nhãn, ghi ký mã hiệu cấn thiết (hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm….), đưa hàng vào kho chờ lên máy bay. Gửi hàng hoá kèm bộ chứng từ. – Hãng hàng không phát hành MAWB cho người giao nhận hàng không. – Hãng hàng không thông báo cho đại lý của người giao nhận hàng không về lô hàng khi hàng đến – Người giao nhận hàng không thông báo cho người nhận về lô hàng đã đến, lấy giấy uỷ thác của người nhận hàng đề làm thủ tục hải quan, nộp thuế … – Người giao nhận hàng không nhận lô hàng từ người vận chuyển, làm các thủ tục hải quan và đưa hàng về kho của mình. – Người gửi hàng nhận hàng từ đại lý của người giao nhận hàng không III. Chứng từ vận tải hàng không 1. Khái niệm và chức năng: Airway bill – AWB Chức năng + Là bằng chứng của hợp đồng vận tải hàng không được ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở hàng không: + Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng của người chuyên chở hàng không. + Là hoá đơn thanh toán tiền cước phí (Freight Bill): + Là giấy chứng nhận bảo hiểm: AWB được dùng như IC (Insurance Certificate) + Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không: + Là chứng từ khai hải quan (custom declaration): AWB đặc điểm: + Không có chức năng sở hữu  AWB không lưu thông được + Là vận đơn nhận để xếp. + Được ký bởi người gửi hàng và người chuyên chở (đại lý). 2. Phân loại AWB: + AWB của Hãng hàng không (Airline AWB): là vận đơn do Hãng hàng không phát hành + AWB Trung lập (Neutral AWB): là vận đơn do người khác, không phải do hãng hàng không phát hành. + AWB chủ (Master AWB): là vận đơn do người chuyên chở phát hành khi nhận hàng từ người giao nhận hàng không hoặc người gom hàng hàng không. + AWB gom hàng (House AWB): là vận đơn do người gom hàng hoặc người giao nhận hàng không phát hành cho các chủ hàng lẻ. 3. Nội dung của vận đơn hàng không AWB được in theo mẫu tiêu chuẩn của IATA. Một bộ AWB thường gồm 9-12 bản. 3 bản gốc gồm hai mặt, các bản copy chỉ có mặt trước. Mặt trước: người gửi hàng điền thông tin: + Số vận đơn: Số AWB gồm 11 số: - 3 số đầu –Mã của hãng hàng không (Airline code) do IATA cung cấp. Ví dụ: Vietnam Airline - 738, của Air France - 057… - số serie gồm 8 chữ số được chia thành 2 phần + Sân bay đi (Airport of Departure) HAN, SGN. + Tên và địa chỉ người phát hành AWB: hãng hàng không, ngươi giao nhận hàng không + Tham chiếu tới các bản gốc: trên AWB (in sẵn) + Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (in sẵn) + Người gửi hàng: tên địa chỉ và số tài khoản của người gửi hàng + Người nhận hàng: tên, địa chỉ và tài khoản người nhận hàng + Đại lý của người chuyên chở: tên, địa chỉ, mã IATA, số tài khoản của người chuyên chở + Tuyến đường: sân bay xuất phát và tuyến đường, tuyến đường và sân bay đến, chuyến bay và ngày bay (Fly and Date) + Thông tin thanh toán (Accounting information): phương pháp thanh toán như séc, tiền mặt…. + Tiền tệ (Currency) ghi mã tiền tệ theo quy định của ISO gồm 3 chữ + Mã cước (Charges code): chỉ phương thức thanh toán. Ví dụ: CA: séc trả sau từng phần CC: toàn bộ cước thu sau (All charges collect) + Cước: cước tính theo trọng lượng theo giá trị + Trả trước (PPD) hay trả sau (COLL) và các chi phí khác tại nơi xuất phát + Giá trị khai báo vận chuyển: Nếu không kê khai thì ghi NVD (No Value Declare) + Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount) nếu bảo hiểm được mua của hãng hàng không vận chuyển. Nếu không thì đánh dấu xxx + Thông tin về làm hàng: Tên, địa chỉ của người khác người nhận được thông báo về chuyến hàng. Thông tin về hàng nguy hiểm + Chứng từ kèm theo + Các chi tiết để tính cước hàng hoá: số kiện trọng lượng cả bì (Gross Weight) mã dịch vụ (Service code) loại cước (Rate class) mức cước tổng số kiện, tổng trọng lượng, tổng tiền cước + Các chi phí khác + Cước trả trước: gồm cước trọng lượng trả trước, thuế trả trước (Prepaid Tax), toàn bộ cước và chi phí trả trước (Total prepaid)…. + Cước trả sau (collect) + Xác nhận của người gửi hàng + Xác nhận của người chuyên chở : ngày ký, nơi ký, chữ ký của người chuyên chở hay đại lý + Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến + Cước trả sau bằng đồng tiền nơi đến: gồm tỷ giá quy đổi (Currency Conversion Rate), cước trả ở nơi đến Mặt sau của AWB: + Thông tin liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở + Thông tin liên quan tới điều khoản điều kiện của hợp đồng vận chuyển: phần này bao gồm 12-15 điều khoản quy định về chuyên chở hàng hoá được ghi ở mặt trước của vận đơn như: cước phí trọng lượng tính cước giá trị kê khai cơ sở trách nhiệm, thời hạn và giới hạn trách nhiệm luật áp dụng, thông báo tổn thất và khiếu nại, thông báo giao hàng….  Đây là những nội dung được quy định trong Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955 3.4. Lập và phân phối AW: 3 bản gốc (1, 2, 3) và các bản sao (4-12) Các bản gốc: Bản gốc 1: màu xanh lá cây được phân phối cho người chuyên chở phát hành để làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, có chữ ký của người gửi hàng Bản gốc 2: màu hồng, dành cho người nhận hàng, được gửi kèm theo hàng hoá và giao cho người nhận khi nhận hàng, có chữ ký của người chuyên chở và người gửi hàng. Bản gốc 3: Màu xanh da trời, dành cho người gửi hàng để làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết, có chữ ký của người chuyên chở Các bản sao: Bản số 4: màu vàng hoặc trắng, được gửi tới nơi hàng đến và dùng làm biên lai giao hàng ở nơi đến. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và người chuyên chở cuối cùng sẽ thu lại để làm bằng chứng cho việc đã giao hàng cho người nhận Bản số 5: màu trắng dùng cho sân bay nơi đến Bản số 6, 7, 8: Có màu trắng dùng cho người chuyên chở thứ 3, 2, 1. Riêng bản số 8 dùng cho người chuyên chở thứ nhất được bộ phận vận chuyển đầu tiên giữ lại khi làm hàng Bản số 9: dành cho đại lý Bản số 10 - 12: dành thêm cho người chuyên chở, dùng cho hải quan Trách nhiệm lập AWB: Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955 quy định người gưi hàng có trách nhiệm lập AWB: + Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về nội dung ghi trên AWB + Khi người gửi đã ký vào AWB tức là người gửi đã thừa nhận các điều kiện của hàng không ghi đằng sau AWB 4. Cước phí vận tải hàng không: Được quy định trong các biểu cước thống nhất theo quy tắc, thể lệ tính giá cước của IATA: + Quy tắc TACT (The Air Cargo Tariff Rules): mỗi năm ban hành 2 lần + Cước TACT: hai tháng một lần gồm 2 cuốn: Cước toàn thế giới trừ Bắc m Cước Bắc Mỹ: gồm cước đi, đến và cước nội địa của Mỹ và Canada 4.1. Cước hàng bách hoá (General Cargo Rate - GCR): Áp dụng cho nhóm hàng bách hoá thông thường theo từng mức trọng lượng hàng hoá: + Dưới 45 kg + Từ 45-100 kg + Từ 100-250 kg + Từ 250 -500 kg + Từ 500-1000 kg + Từ 1000-2000 kg…. 4.2. Cước tối thiểu (Minimum Rate) Mức cước thấp nhất để vận chuyển lô hàng. MR do IATA quy định trong TACT 4.3. Cước hàng đặc biệt (Special Cargo Rates – SCR) + Thấp hơn cước bách hoá, nhằm thu hút khách gửi hàng lớn + Trọng lượng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100kg và áp dụng cho một số mặt hàng đặc biệt trên những đường bay nhất định + Thường áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi hàng số lượng lớn, ổn định trên một tuyến bay nhất định. 4.4. Cước phân loại hàng (Commondity Class Rates) Tính trên cơ sở % của cước hàng bách hoá áp dụng cho một số mặt hàng không có cước riêng Ví dụ: động vật sống = 150% GCR; hàng giá trị cao như vàng, bạc, đồ trang sức bằng 200 % GCR; tạp chí, sách báo, …. bằng 50% GCR, hài cốt: 125% GCR 4.5. Cước cho mọi loại hàng (Freight All Kind – FAK) Áp dụng chung cho mọi loại hàng hoá xếp trong một container. Hàng hoá có giá trị thấp phải chịu cước cao hơn hàng có giá trị cao. 4.6. Cước tính ULD Cước tính cho 1 đơn vị ULD chuẩn của hàng không Thấp hơn cước hàng rời Không căn cứ vào hàng hoá trong ULD (số lượng và chủng loại) Số lượng ULD gửi càng lớn thì mức cước càng giảm. 4.7. Cước hàng chậm Cước dùng cho các lô hàng gửi chậm –khi có chỗ thì mới chuyển Thấp hơn mức cước gửi thông thường 4.8. Cước gửi hàng nhanh (Priority Rate) Là cước ưu tiên Áp dụng cho các lô hàng gửi gấp trong vòng 3 giờ kể từ khi hàng được nhận để chở Có mức bằng 130-140% GCR 4.9. Cước thống nhất (Unified Cargo Rate) Áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng dù giá cước chuyên chở cho mỗi chặng là khác nhau. 4.10. Cước hàng gộp (Group Rate): Áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi hàng nguyên container hay pallet Thường dành cho đại lý hoặc người giao nhận hàng không IATA cho phép các hãng hàng không của IATA giảm cước tối đa 30% so với cước thông thường cho người giao nhận và đại lý hàng không. 4.11. Cước thuê bao máy bay (Charter Rate) Là cước thuê bao một phần hay toàn bộ máy bay để chở hàng Thay đổi tuỳ thuộc vào cung cầu trên thị trường cho thuê máy bay 5. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không đối với hàng hoá 5.1. Theo Công ước Varsava 1929 Thời hạn trách nhiêm Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Quá trình vận chuyển bằng máy bay bao gồm những giai đoạn sau: hàng hoá nằm trong sự trông nom, bảo quản của người chuyên chở hàng không ở cảng hàng không hàng hoá nằm trong máy bay hàng hoá nằm ở bất kể nơi nào trong trường hợp máy bay hạ cánh ngoài cảng hàng không hàng hoá đang được vận chuyển bằng đường bộ, biển, sông trong quá trình thực hiện hợp đồng vận tải hàng không có chuyển tải. Cơ sở trách nhiệm: Công ước Vacsava 1929 xây dựng trách nhiệm của người chuyên chở hàng không dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi, tức là khi có mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trừ phi chứng minh được là anh ta không có lỗi Theo điều 13 mục 3 của Công ước Vacsava 1929 người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về : + mất mát + thiếu hụt, hư hỏng + chậm giao hàng Hàng được coi là mất nếu không được giao trong vòng 7 ngày kể từ ngày lẽ ra hàng phải tới Miễn trách của người chuyên chở: + Người chuyên chở chứng minh được rằng anh ta, người làm công hoặc đại lý đã áp dụng các biện pháp cần thiết hợp lý để tránh thiệt hại hoặc không thể áp dụng những biện pháp để phòng tránh như vậy + Do lỗi của hoa tiêu, chỉ huy bay, vận hành máy bay Giới hạn trách nhiệm: theo công ước Varsava 1929 - Đối với tổn thất hàng hoá: 250 Fr vàng/1kg (1Fr vàng = 65,5 mg vàng có độ tinh khiết 900/1000) - Đối với chậm giao hàng: Công ước Vacsava 1929 không quy định cụ thể về giới hạn bồi thường  phụ thuộc vào quy định của vận đơn hàng không và thoả thuận giữa chủ hàng với người chuyên chở 5.2. Những sửa đổi, bổ sung của Công ước Vacsava 1929 về trách nhiệm của người chuyên chở: Nghị định thư Hague 1955: Loại bỏ miễn trách cho người chuyên chở do lỗi của chỉ huy bay, vận hành máy bay, hoa tiêu Đưa và miễn trách: do ẩn tì, nội tì hoặc bản chất của hàng hoá Công ước Guadalazara 1961: Đưa thêm quy định về trách nhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế: + Người chuyên chở theo hợp đồng là người đã ký kết hợp đồng với chủ hàng và là người cấp chứng từ vận đơn phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất trên toàn bộ hành trình + Người chuyên chở thực tế: là người thực hiện việc vận chuyển hàng hoá trên một chặng đường nào đó trên cơ sở hợp đồng với người chuyên chở theo hợp đồng. Anh ta phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất hàng hoá ở chặng vận chuyển của mình. Hiệp ước Montreal 1966: thay đổi giới hạn trách nhiệm đối với hàng hoá: 9,07 USD/Pound tương đương với 20 USD/1kg Nghị định thư Guatemala 1971: thay đổi giới hạn đối với hàng hoá: 250 Fr vàng / kg Đối với tổn thất bộ phận Không ảnh hưởng tới giá trị cọn lại lô hàng Có ảnh hưởng tới giá trị còn lại của lô hàng Nghị định thư Montreal 1975 số 1,2,3,4: + Giới hạn trách nhiệm: 17 SDR/kg + Tăng miễn trách: Thiệt hại do chất lượng hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá Khiếm khuyết về bao bì do một người không phải là người chuyên chở hoặc đại lý của họ gây ra, thiếu sót của người gửi, nhận hoặc đại lý của họ. Chiến tranh hoặc xung đột vũ trang Hành động do chính quyền nhân dân thực hiện, có liên quan tới xuất nhập khẩu và quá cảnh 6. Khiếu nại người chuyên chở hàng không 6.1. Thời gian thông báo tổn thất và khiếu nại: Công ước Vacsava 1929: + Đối với mất mát và hư hỏng: ngay khi phát hiện ra thiệt hại, nhưng không quá 7 ngày kể từ ngày nhận hàng + Đối với chậm giao hàng: trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng Nghị định thư Hague 1955 + đối với tổn thất: trong vòng 14 ngày kể từ ngày giao hàng + đối với chậm giao: trong vòng 21 ngày kể từ ngày hàng được giao. 6.2. Thời hạn khởi kiện: Thời hạn khởi kiện là 2 năm kể từ ngày máy bay đến địa điểm đến hoặc từ ngày lẽ ra máy bay phải đến, hoặc từ ngày việc vận chuyển chấm dứt. 6.3. Đối tượng khiếu nại: Nếu có nhiều người chuyên chở có thể khiếu nại người chuyên chở đầu tiên, người chuyên chở cuối cùng hay người chuyên chở mà trên chặng vận chuyển của anh ta hàng hoá bị tổn thất. 6.4. Địa điểm kiện: Theo Công ước Vacsava 1929 nơi kiện có thể là: + Lãnh thổ của một trong những nước ký kết Công ước + Toà án nơi người chuyên chở cư trú cố định + Nơi người chuyên chở có trụ sở mà hợp đồng được ký kết + Toà án có thẩm quyền tại nơi hàng đến Thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh. V. CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VN 1. Các tổ chức vận tải hàng không Việt Nam: + Hãng hàng không quốc gia Việt Nam: Vietnam Airline: khai thác định tuyến trên các đường bay trong nước và nước ngoài + Hãng hàng không cổ phần Pacific Airline: năm 2004 hãng này suýt phá sản. Sau đó hàng không Singapore mua lại 31 % cổ phần với điều kiện 3-4 năm nữa Chính phủ Việt Nam không được cho phép thành lập hãng hàng không nào khác nữa. Hiện nay Pacific Airline đang cạnh tranh mạnh mẽ với VNA, nhưng chủ yếu là trên các chặng bay nội địa. + Công ty dịch vụ hàng không Việt Nam (Vietnam Aviation Service Company – VASCO) + Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (Service Fly Corporation – SFC) thuộc Bộ quốc phòng 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không Việt Nam + Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành ngày 2006, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. + Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không Việt Nam (do hãng hàng không ban hành ngày 27/10/1993) 3. Trách nhiệm của người chuyên chở Thời hạn trách nhiệm: Quy định tương tự như các công ước quốc tế: Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng không. Cơ sở trách nhiệm : giống Hague 1955 + Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm về: Hư hỏng Chậm giao hàng: nếu hàng được giao sau ngày hàng phải được giao. Mất mát: hàng được coi là mất nếu không được giao trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng đáng lẽ phải đến + Miễn trách: Bản chất tự nhiên của hàng hoá Khuyết tật vốn có của hàng hoá (nội tỳ, ẩn tỳ) Lỗi của chủ hàng Chiến tranh, xung đột….. Giới hạn trách nhiệm 17 SDR/kg Nếu bao bì bị hỏng thì mức bồi thường không quá 100USD/trường hợp 4. Khiếu nại và bồi thường + Thời hạn khiếu nại đối với: Thiếu hụt: 14 ngày kể từ ngày nhận hàng Mất mát: trong vòng 21 ngày kể từ ngày hàng đáng lẽ phải được giao Chậm giao hàng: 21 ngày kể từ ngày hàng được giao + Hồ sơ khiếu nại: Thư khiếu nại AWB Biên bản bất thường về hàng hoá Hoá đơn thương mại Lược khai hàng hoá Bảng kê khai chi tiết Thư từ trả lời qua lại Bảng tính tiền bồi thường + Sau 30 ngày kể từ ngày gửi hồ sơ mà không được trả lời hoặc chấp nhận thì chủ hàng có quyền khởi kiện + Thời hạn khiếu kiện: 1 năm kể từ ngày hàng hoá được vận chuyển tới địa điểm đến hoặc từ ngày lẽ ra máy bay đến địa điểm đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptvận tải hàng không t.ppt
  • pptchuong VT Đường Sắt.ppt
  • pptchuyen cho hang hoa XNK bang D. Biển t.ppt
  • pptchuyen cho hh xnk bang container t.ppt
  • pptDỊCH VỤ VẬN TẢI.ppt
  • pptgiao nhận bằng đường biển.ppt
  • pptkhao sat hien truong.ppt
  • pptvận tải và buon ban qt tn OK.ppt
  • pptvận tải đa phương thức t(XONG).ppt
Tài liệu liên quan