Slide bài giảng kế toán ngân hàng thương mại - Thạc sỹ Lê Văn Luyện

Tiến hành theo các nội dung đã hoạch định sẵn; sử dụng phối hợp các kỹ thuật để thu thập các Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Mỗi khoản mục trên Báo cáo tài chính có nội dung, bản chất, rủi ro, đặc trưng khác nhau. Vì vậy kỹ thuật kiểm toán đối với mỗi khoản mục cũng khác nhau. Ví dụ: Kiểm toán Ngân quĩ, kiểm toán đầu tư, kiểm toán tín dụng, kiểm toán hoạt động kinh doanh giao dịch

ppt354 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Slide bài giảng kế toán ngân hàng thương mại - Thạc sỹ Lê Văn Luyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng vượt quá trạng thái ngoại hối cho phép Hạn mức giao dịch của các nhân viên không phù hợp hoặc không được kiểm tra Không có sự phân tách trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận kiểm soát/ghi nhận giao dịch Nhân viên giao dịch thực hiện các giao dịch không được phép, giao dịch khống Sơ hở trong qui trình xác nhận giao dịch Đối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ Các giá (tỷ giá, lãi suất...) giao dịch và giá (tỷ giá, lãi suất...) dùng để đánh giá lại không phù hợp 2.4. Tổ chức và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ kinh doanh giao dịch. 2.4.1. Qui định về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ kinh doanh giao dịch. (1). Đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối đã được công nhận và mang tính phổ biến trên thế giới: + Ban Giám đốc phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức và giám sát các hoạt động kinh doanh + Các hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành trong khuôn khổ của điều kiện khung do Ban Giám đốc qui định + Khi đưa ra 1 sản phẩm mới cần được nghiên cứu thử nghiệm và thực hiện đúng qui trình nhằm đảm bảo với những điều kiện của thị trường: Phải có sự chấp thuận của thành viên chuyên trách trong BGĐ & sau đó phải thông báo cho toàn bộ BGĐ biết. Xây dựng đề án tổng thể & chi tiết về cơ cấu tổ chức, về qui trình nghiệp vụ đối với việc kinh doanh sản phẩm mới. Giai đoạn thử nghiệm ở phạm vi & mức độ có thể nắm bắt được khái quát -> để nếu có rủi ro thì cúng không lớn, và mức ảnh hưởng nhỏ tới NH. Kết thúc giai đoạn thử nghiệm phải tổng kết, hoàn thiện qui chế về tổ chức, về qui trình nghiệp vụ, về trình độ giao dịch viên, trang thiết bị kỹ thuật, đảm bảo có hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ, giúp cán bộ NH làm chủ được nghiệp vụ. Phải được sự phê duyệt của toàn thể BGĐ về qui chế tổ chức, về qui trình nghiệp vụ để có thể kinh doanh giao dịch thường xuyên + Các nhân viên NH có liên quan đến hoạt động ngoại hối phải hiểu biết về nội dung, yêu cầu, qui trình nghiệp vụ và xử lý nghiệp đúng theo vị trí chức năng của mình. + Các hồ sơ, tài liệu về các giao dịch phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ và được quản lý chặt chẽ (2) Các loại hình rủi ro trong hoạt động kinh doanh đều phải được NH nhận biết đầy đủ và có các biện pháp quản lý, kiểm soát, nghĩa là phải phát huy được vai trò của ICS tại các khâu then chốt có hàm chứa nhiều rủi ro. (3) Phải qui định các giới hạn kinh doanh, hạn mức kinh doanh cho mỗi hợp đồng, mỗi đối tác, mỗi giao dịch viên: Có các loại hạn mức: + Hạn mức về thi trường giao dịch và hạn mức khách hàng cụ thể -> chống RR đối tác + Hạn mức đồng tiền giao dịch + Hạn mức theo loại sản phẩm + Hạn mức được phép giao dịch của giao dịch viên Khống chế hạn mức mua, bán Khống chế chênh lệch mua bán, không khống chế doanh số mua bán từng hợp đồng + Hạn mức về giao dịch trong ngày của cả ngân hàng + Hạn mức về trạng thái ngoại hối + Hạn mức về giới hạn lỗ (Stop loss order) (4) Sau khi giao dịch viên kết thúc 1 giao dịch phải viết phiếu giao dịch, trong đó có đầy đủ các thông tin quan trọng như: + Loại sản phẩm giao dịch + Điều kiện hợp đồng + Thời hạn thực hiện hợp đồng + Đối tác + Giờ, ngày tháng giao dịch + Khối lượng giao dịch + Giá cả giao dịch => Phiếu giao dịch của từng loại giao dịch phải được chuẩn hoá theo mẫu, phải được chuyển ngay cho 3 bộ phận: Tất toán, hạch toán, giám sát. (5) Phải hạch toán cập nhật ngay số liệu: + Hạch toán ngay từng giao dịch + Phải theo dõi được các loại hạn mức (6) Việc lưu giữ hồ sơ phải đảm bảo tất cả các giao dịch được thể hiện rõ ràng, hợp lý, đầy đủ (7) Việc ra lệnh chuyển tiền thanh toán với NH nước ngoài phải được người có trách nhiệm, có thẩm quyền ra quyết định và giám sát. (8) Qui định về hệ thống thông tin báo cáo cho BGĐ: Trạng thái ngoại hối cuối ngày, trạng thái các nghiệp vụ, sản phẩm, trạng thái số dư ngoại tệ tại mỗi NH nước ngoài. 2.4.2. Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh giao dịch Xuất phát từ tính rủi ro cao => việc tổ chức các bộ phận phải đảm bảo sự phân tách chức năng rõ ràng: nên tách 4 khâu của hoạt động giao dịch thành 4 bộ phận tách biệt. Nếu không cũng phải tách bộ phận kinh doanh giao dịch với các bộ phận khác: Front Office Teller Teller Teller Teller Teller Teller Back Office Tất toán & Kiểm tra Giám sát Hạch toán kế toán Tổ chức kinh doanh giao dịch Đồng đẳng Customer Services Self Services- ATM - Bộ phận giao dịch: + Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập thông tin thị truờng, tìm kiếm đối tác, tiến hành các giao dịch thông qua thị truờng tập trung và phi tập trung và ký kết các hợp đồng + Quyết định hình thức giao dịch, loại ngoại tệ, loại hợp dồng, khối luợng mua bán, giá cả, thời hạn giao dịch trong phạm vi hạn mức đuợc phép - Bộ phận khác: + Bộ phận hạch toán + Bộ phận tất toán kiểm tra + Bộ phận giám sát => Thực hiện các công việc liên quan trong giao dịch kinh doanh ngoại hối để hoàn tất giao dịch, đồng thời ngan chặn các rủi ro, đưa ra các giải pháp đối phó khi tình huống phát sinh * Bộ phận hạch toán: Nhập dữ liệu giao dịch vào các sổ sách kế toán, cập nhật các thông tin giao dịch vào máy tính * Bộ phận tất toán kiểm tra: Xác nhận các giao dịch với đối tác mà bộ phận giao dịch đã thực hiện, tiếp nhận các phản hồi từ phía đối tác, kiểm tra qui trình thực hiện giao dịch và hoàn tất các giao dịch theo hợp đồng * Bộ phận giám sát: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các hạn mức giao dịch, các hạn mức về rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh doanh, phát hiện những tình huống bất thuờng để đưa ra các biện pháp đối phó. 2.5. Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh giao dịch 2.5.1. Mục tiêu, đối tượng của kiểm toán kinh doanh giao dịch a. Mục tiêu: - Đánh giá việc tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiện hành - Đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả của các chính sách, thủ tục kiểm soát trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Đánh giá tính đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ để đảm bảo những nghiệp vụ đã phát sinh phải được ghi nhận, phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính (nội, ngoại bảng) - Đánh giá được thực trạng hoạt động, tình trạng rủi ro của toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mức độ ảnh hưởng của nghiệp vụ này tới kết quả kinh doanh của NH cũng như sự an toàn của NH. - Đánh giá các phương tiện, công cụ đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh giao dịch - Đánh giá độ chính xác, trung thực của số liệu kế toán vệ kinh doanh giao dịch. - Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong dây chuyền, bao gồm cả yêu cầu về mô hình tổ chức, nguồn nhân lực - Đề xuất, khuyến nghị, tư vấn trên cơ sở phát hiện trong quá trình kiểm toán để BLĐ có cơ sở tin cậy trong việc quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối, hướng tới hiệu quả, chất lượng, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế b. Đối tượng Là toàn bộ các hoạt động có liên quan đến giao dịch kinh doanh ngoại hối, trong đó chủ yếu là: - Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh, chức năng của từng bộ phận và qui trình thực hiện nghiệp vụ. - Kiểm toán về hệ thống hạn mức - Kiểm toán các món giao dịch: + Việc thực hiện giao dịch có đúng điều kiện, giá cả thị trường + Kiểm toán việc gửi và tiếp nhận các xác nhận trong KDGD - Kiểm toán hệ thống điện toán & xử lý thông tin - Kiểm toán hệ thống thông tin, báo cáo trong KDGD - Kiểm toán việc quản lý rủi ro trong KDGD 2.5.2. Nội dung và phương pháp kiểm toán Kiểm toán hệ thống: * Phân tích hệ thống: Phải thu thập được đầy đủ các thông tin về tổ chức, về qui trình KDGD để đánh giá điểm mạnh, yếu - Xem xét hệ thống hạn mức có những hạn mức cụ thể nào - Bộ phận nào xây dựng qui trình hạn mức - Các căn cứ xây dựng hạn mức có hợp lý không - Trong qui trình mỗi khi có ký kết hợp đồng giao dịch thì giao dịch đó có được cập nhật để giám sát việc chấp hành hạn mức. - Trong qui trình, kiểm soát nội bộ phải cài đặt chốt kiểm soát để nếu hạn mức bị vi phạm thì phát hiện được ngay và xử lý vi phạm. * Xác nhận hệ thống: - Thực hiện các “thử nghiệm kiểm soát” để xác nhận tính hiệu lực của các qui định trong thực tế. - Chọn mẫu một số nghiệp vụ để kiểm tra trực tiếp xem qui trình có được tuân thủ, giao dịch có được cập nhật, hạn mức có được xác định ngay hay không? Thử nghiệm kiểm soát Chọn 25 giao dịch kinh doanh ngoại tệ trong năm và kiểm tra: Phiếu giao dịch có được đánh số thứ tự, được ký bởi nhân viên giao dịch và nhân viên kiểm soát có thẩm quyền Có xác nhận gửi đi không, xác nhận gửi đi có trùng khớp với nội dung của giao dịch không. Có xác nhận gửi đến không, có trùng khớp với nội dung phiếu giao dịch không. Nếu có khác biệt thì yêu cầu giải thích và biện pháp giải quyết. Ngày tháng trên xác nhận cùng ngày với ngày thực hiện giao dịch? Các xác nhận gửi đến được chuyển thằng đến bộ phận kiểm soát chứ không phải bộ phận giao dịch. Biện pháp giải quyết nếu không nhận được xác nhận của đối tác, hoặc nhận được xác nhận mà không đối chiếu được với ghi chép của ngân hàng. Các trường hợp này cần được lưu lại và báo cáo với ban lãnh đạo. Thử nghiệm kiểm soát (tiếp) Yêu cầu cán bộ ngân hàng cung cấp bảng liệt kê các giao dịch chưa được chưa nhận được xác nhận của đối tác, và các xác nhận của đối tác mà chưa đối chiếu được với hệ thống của ngân hàng tại thời điểm kiểm toán. Yêu cầu cán bộ ngân hàng giải thích các giao dịch này và các biện pháp giải quyết. Đối chiếu số liệu tài khoản giao dịch ngoại tệ với bảng cân đối ngày cho 15 ngày trong năm. Yêu cầu cán bộ ngân hàng cung cấp bảng đối chiếu lỗ/lãi của các giao dịch theo ngày/tuần giữa bộ phận giao dịch và bộ phận kiểm soát/kế toán. Yêu cầu lý giải cho các khác biệt lớn. Kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt của cán bộ có thẩm quyền. Thử nghiệm kiểm soát (tiếp) Kiểm tra việc tính lỗ/lãi kinh doanh ngoại tệ cho 15 ngày trong năm. Đối chiếu số liệu lỗ/lãi của tháng với bảng cân đối cuối tháng cho 2 tháng trong năm.Yêu cầu ngân hàng cung cấp báo cáo trạng thái ngoại hối của 15 ngày trong năm, kiểm tra xem có tuân thủ với qui định hiện hành. Kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt của cán bộ có thẩm quyền đối với các báo cáo trên. Thu thập mức tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng nhà nước ban hành trong 15 ngày trong năm, kiểm tra với mức tỷ giá của các giao dịch với các doanh nghiệp xem có vượt quá mức qui định. Thử nghiệm kiểm soát (tiếp) Đối với tỷ giá giao dịch với các đối tác là ngân hàng và tỷ giá dùng để đánh giá lại, kiểm tra mức độ hợp lý của tỷ giá với các nguồn thông tin từ thị trường (Reuters...). Đảm bảo rằng các tỷ giá này được nhân viên có thẩm quyền độc lập với bộ phận giao dịch phê duyệt. Thu thập file lưu trữ phiếu giao dịch, kiểm tra chọn mẫu xem các phiếu giao dịch có được đánh số thứ tự liên tục. Quan sát nhân viên giao dịch, nhân viên kế toán và nhân viên kiểm soát thực hiện các giao dịch để kiểm tra sự phân định trách nhiệm giữa các bộ phận và tuân thủ với các qui định của ngân hàng. Đánh giá chính sách của ngân hàng trong việc phê duyệt hạn mức giao dịch với đối tác. Thử nghiệm kiểm soát (tiếp) Đối với tỷ giá giao dịch với các đối tác là ngân hàng và tỷ giá dùng để đánh giá lại, kiểm tra mức độ hợp lý của tỷ giá với các nguồn thông tin từ thị trường (Reuters...). Đảm bảo rằng các tỷ giá này được nhân viên có thẩm quyền độc lập với bộ phận giao dịch phê duyệt. Thu thập file lưu trữ phiếu giao dịch, kiểm tra chọn mẫu xem các phiếu giao dịch có được đánh số thứ tự liên tục. Quan sát nhân viên giao dịch, nhân viên kế toán và nhân viên kiểm soát thực hiện các giao dịch để kiểm tra sự phân định trách nhiệm giữa các bộ phận và tuân thủ với các qui định của ngân hàng. Đánh giá chính sách của ngân hàng trong việc phê duyệt hạn mức giao dịch với đối tác. Kiểm toán cơ bản: * Phân tích tổng quát: - Số liệu trên Báo cáo tài chính và các báo cáo thống kê khác về KDGD - Đánh giá tổng quát về các loại sản phẩm mà NH giao dịch: + Đánh giá về thị trường + Trạng thái ngoại hối so VTC + Đánh giá trình độ, kinh nghiệm của GD viên + Đánh giá thu chi của hoạt động KDGD trong tổng thu chi, + Đánh giá khái quát mức độ rủi ro của hoạt động KDGD Đánh giá khái quát hoạt động KDGD để biết NH tham gia KDGD để phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ. Thử nghiệm cơ bản Đánh giá thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ với số liệu năm trước, với kế hoạch theo từng loại giao dịch. Đánh giá doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo từng loại tiền tệ, bao gồm cả việc phân tích kỳ hạn và bộ phận các hợp đồng chưa tới hạn. Kiểm tra việc tính toán và tỷ giá dùng cho việc tính toán thu nhập kinh doanh ngoại tệ trong năm. Kiểm tra qui trình khóa sổ giao dịch và sự ghi nhận đầy đủ các giao dịch bằng cách xem xét các xác nhận gửi đi và nhận được chưa đối chiếu được, đối chiếu giữa bộ phận giao dịch và bộ phận kiểm soát, kiểm tra các giao dịch trước và sau thời điểm khóa sổ. Thử nghiệm cơ bản (tiếp) Kiểm tra các hợp đồng chưa tới hạn tại thời điểm cuối năm tới xác nhận của đối tác gửi cho ngân hàng, hoặc gửi xác nhận trực tiếp. Xem xét việc đánh giá lại các hợp đồng chưa tới hạn tại thời điểm cuối năm. Đánh giá rủi ro tập trung và sự cần thiết phái đánh giá tín dụng các đối tác. Đánh giá sự phù hợp của chính sách kế toán với qui định hiện hành. Đảm bảo việc trình bày trên báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ hiện hành. 3. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản nhất, quan trọng nhất, phức tạp nhất và được ưu tiên hàng đầu khi tiến hành kiểm toán tổ chức tín dụng. Quy mô hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tài sản Có của ngân hàng thương mại. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập Quy trình cấp tín dụng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp; sản phẩm tín dụng đa dạng; khách hàng vay vốn thuộc nhiều ngành kinh tế khác nhau, loại hình doanh nghiệp khác nhau, đk kinh doanh khác nhau, trình độ và phẩm chất đạo đức của các nhà quản trị khác nhau...=> ẩn chứa trong nó rất nhiều rủi ro. vì: a. Khái niệm tín dụng: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó bên cho vay chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng gồm hai hình thức: Hình thức cho vay bằng tiền và cho thuê động sản hoặc bất động sản. 3.1. Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng * Các phương thức cấp tín dụng Ngân hàng: (1). Cho vay: Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay trả góp Cho vay hợp vốn Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay bằng phát hành thẻ tín dụng (2). Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá (3). Cho thuê tài chính (4). Bảo lãnh ... Các phương thức cấp tín dụng khác Trong kiểm toán: Quan hệ tín dụng giữa NH – KH bao gồm: Dư Nợ trên các loại Tài khoản cấp tín dụng Doanh số Bảo lãnh vay vốn, thanh toán... Cổ phiếu, trái phiếu do khách hàng phát hành mà NH đang nắm giữ Một khách hàng là một pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các tổ chức khác có quan hệ tín dụng với TCTD. Nhóm khách hàng liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD, thuộc một trong các trường hợp sau: Quan hệ sở hữu: Một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác; hoặc Một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác. Quan hệ về quản trị, điều hành, thành viên: Quan hệ gia đình Quan hệ thị trường b. Khái niệm “một đơn vị khách hàng vay vốn” Epco Minh Phụng Tổng dư Nợ cho vay với tập đoàn Epco = 4.800 TỶ VND Trong khi VĐL = 1.100tỷ Như vậy: Tổng DN tập đoàn này chiếm hơn 400% VTC của NHCT Việt nam Công ty A 8% VTC Công ty B 10% VTC Công ty C 5% VTC Công ty D 12% VTC Công ty E 9% VTC Công ty F 6% VTC Công ty G 2% VTC Công ty H 4% VTC Công ty I 7% VTC Công ty K 8% VTC Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng Theo QĐ 457/2005/QĐ-NHNN: Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một KH không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một KH không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD. Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD. Công ty Cổ phần A Cty B Cty C Cty D Cty E Cty H Cty F Cty I Cty K Cty L Cty G 70% 80% 60% 90% 30% 80% 100% 20% 20% 10% Những công ty nào cần được coi là 1 nhóm khách hàng vay vốn ??? 3.2. Mục tiêu, yêu cầu và đối tượng của kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng 3.2.1. Mục tiêu của kiểm toán tín dụng Đánh giá tính nghiêm túc, đúng đắn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng, như: Chiến lược, chính sách, các điều kiện khung trong kinh doanh tín dụng, phân chia về chức năng hoạt động... Xác định tính phù hợp của các khoản vay, tính chính xác, trung thực, phù hợp của các số liệu kế toán: Dư nợ, nợ quá hạn, lãi suất cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo, mức trích lập dự phòng... Phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của NH từ đó đề xuất với HĐQT, BLĐ các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng tới hiệu quả hoạt động tài chính của NH 3.2.2. Yêu cầu của KTNB hoạt động tín dụng Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy định, quy trình hoạt động tín dụng hiện hành Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống có đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả không Đánh giá tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin về hoạt động tín dụng không chỉ ở từng chi nhánh riêng biệt mà trong toàn hệ thống Đánh giá việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với chương trình hoạt động tín dụng Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng Xác nhận về dư nợ và thực trạng tín dụng 3.3.3. Đối tượng của KTNB hoạt động tín dụng Kiểm toán tổng thể cơ cấu nghiệp vụ tín dụng của NH, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro luỹ kế qua cơ cấu tín dụng của NH Kiểm toán việc tổ chức và qui trình nghiệp vụ tín dụng Hệ thống các văn bản hiện có về nghiệp vụ tín dụng có phù hợp không? Có tối ưu không? Hệ thống các văn bản hiện có về nghiệp vụ tín dụng có được chấp hành không? Kiểm toán đánh giá từng khoản vay (từng món tín dụng): Về chất lượng, về độ trung thực của thông tin kế toán cho vay.... 3.3. Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng 3.3.1. Đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng Các biểu hiện của rủi ro trong hoạt động tín dụng: Không phân loại và báo cáo kịp thời các khoản cho vay hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó không có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu nên không thu hồi được TS thế chấp làm ảnh hưởng đến vị thế của NH Không thực hiện soát xét định kỳ các khoản cho vay, không đánh giá lại rủi ro và do đó không đảm bảo được là những khoản cho vay đó có phù hợp với chính sách cho vay của NH hay không Cán bộ tín dụng cho vay chồng chất, gia hạn khoản vay cả vốn gốc và lãi, hoặc không thông báo việc không trả nợ đúng hạn của KH nhằm che giấu việc các KH đang tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán, hoặc nhằm chứng tỏ rằng danh mục khoản vay có lợi ích hoặc đã và đang đem lại lợi ích cho NH Các biểu hiện của rủi ro trong hoạt động TD (tiếp): Giá trị TSTC không còn đủ để trả cho những khoản nợ còn tồn đọng của một khách hàng mất khả năng thanh toán mà trước đây có tài sản thế chấp đầy đủ Các số liệu thống kê cơ bản và thông tin cung cấp cho ban lãnh đạo phục vụ cho việc giám sát tình hình các khoản vay không đầy đủ Các thông tin quản lý không thể hiện được tình hình cho vay thực tế tài chi nhánh Các thông tin cung cấp trong các báo cáo không thể hiện được tình hình thực tế về các khoản vay, thu nhập từ lãi suất, các khoản cho vay không hiệu quả và các vấn đề khác Các rủi ro do biến động thị trường, thiên tai, khách hàng cố ý lừa đảo... Đánh giá chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ tại đơn vị Các chính sách, thủ tục chi tiết về cơ chế, chính sách, chế độ tín dụng được cập nhật thường xuyên và định kỳ Nhân viên có kinh nghiệm, năng lực và có kiến thức và hiểu biết về nghiệp vụ tín dụng Nhân viên nhận thức được mục đích và mục tiêu hoạt động của đơn vị mình Phân công nhiệm vụ một cách đầy đủ và hiệu quả Ban lãnh đạo nhận thức rõ ràng về những nhân tố quan trọng có thể mang lại rủi ro và có thể kiểm soát được những yếu tố này Bộ phận quản lý nhận thức được những vấn đề quan trọng và có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu một cách kịp thời Kế hoạch chỉnh sửa đã được thực hiện đúng thời hạn Chương trình đào tạo nhân viên hoàn chỉnh phù hợp với những nhu cầu về đào tạo đã được xác định Những thay đổi được quản lý một cách hiệu quả Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh Ban lãnh đạo nhận trách nhiệm những yếu kém và khắc phục những yếu kém Tính hiệu lực của các chính sách tín dụng, chính sách khách hàng Đánh giá chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ tại đơn vị (tiếp) 3.3.2. Kiểm toán cơ cấu tín dụng Lý do: Rủi ro tín dụng, hiệu quả của hoạt động tín dụng thể hiện ngay trong cơ cấu tín dụng Ví dụ: Việc tập trung tín dụng vào 1 ngành kinh tế, khu vực địa lý, loại hình khách hàng, loại hình đảm bảo với mức độ quá cao => Rủi ro Mức độ tập trung quá lớn vào 1 số khách hàng quá lớn => Rủi ro Nội dung kiểm toán cơ cấu tín dụng: Kiểm toán việc triển khai thực hiện chính sách TD về cơ cấu tín dụng, chính sách khách hàng về đối tượng quan hệ khách hàng Kiểm toán về tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ, đầu năm và mức độ hoàn thành kế hoạch. Kiểm toán mức độ tập trung tín dụng: Phân chia tổng dư Nợ tín dụng theo các tiêu thức khác nhau: Ngành nghề kinh doanh Loại hình doanh nghiệp Khu vực kinh tế Khu vực địa lý Kỳ hạn của khoản vay Đồng tiền Giá trị khoản vay Nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết Tổng dư nợ có Tài sản đảm bảo/ Dư nợ không có TSĐB Loại hình, tính chất tài sản đảm bảo Kiểm toán chất lượng tín dụng: trên cơ sở tính toán: Tỷ lệ NQH, nợ xấu thực tế đến thời điểm kiểm tra do đoàn kiểm toán xác định so sánh với tỷ lệ đó do đơn vị cung cấp trên cân đối của đơn vị tại thời điểm kiểm tra Tỷ lệ thu lãi tiền vay thực tế trong kỳ so sánh với lãi tiền vay phải thu trong kỳ (nếu đạt trên 90% là tốt, nhỏ hơn 80% là xấu) Tỷ lệ nợ khoanh, chờ xử lý trên tổng dự nợ Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ Kiểm toán việc thực hiện tỷ lệ đảm bảo an toàn tín dụng: Tính toán 15% VTC, 50% VTC => Đối chiếu số dư Nợ 1 khách hàng, 1 nhóm khách hàng vay Tính toán 25% VTC, 60% VTC => Đối chiếu số dư Nợ và giá trị cam kết bảo lãnh cho 1 khách hàng, 1 nhóm KH Tính toán lại dự phòng rủi ro tín dụng so sánh với DPRR mà đơn vị đã tính toán Nội dung kiểm toán cơ cấu tín dụng (tiếp): Mục đích: Đánh giá, kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng có hiệu quả không, có khoa học không??? Đánh giá qui trình tín dụng được qui định bằng văn bản có hiệu quả, tối ưu không??? Các qui định về qui trình nghiệp vụ tín dụng có được tuân thủ nghiêm túc trên thực tế không??? Phương pháp: Kiểm toán hệ thống (phân tích hệ thống) 3.3.3. Kiểm toán tổ chức và thực hiện qui trình nghiệp vụ TD 3.3.3.1. Kiểm toán về tổ chức, chỉ đạo điều hành nghiệp vụ TD Kiểm toán các qui định về cơ cấu tổ chức: các phòng ban chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận => Đánh giá đã hợp lý, hiệu quả chưa. Bản mô tả công việc của từng phòng, bộ phận, cán bộ trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng đã hợp lý? Có phân tách chức năng giữa các bộ phận nghiệp vụ không??? Kiểm tra việc triển khai chế độ, thể lệ và các văn bản chỉ đạo của NH Kiểm toán việc bố trí cán bộ làm công tác tín dụng: chất lượng, trình độ cán bộ tín dụng => ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng Kiểm tra việc phân tách chức năng giữa tiếp cận khách hàng, nhận đơn xin vay vốn với xem xét, thẩm đinh tín dụng, kiểm tra, giám sát với khoản TD đã cấp Đánh giá sự kết nối của hệ thống điện toán trong nghiệp vụ tín dụng: thông tin đầy đủ, cập nhật đến khách hàng và nghiệp vụ tín dụng Kiểm tra xem có các đơn vị trung gian và đơn vị tham mưu không? VD: + Bộ phận chuyên trách thẩm định: TS đảm bảo, thẩm định khách hàng + Bộ phận tham mưu: chuyên nghiên cứu chính sách, qui trình nghiệp vụ tín dụng + Bộ phận xếp hạng khách hàng: Rating Kiểm toán các hệ thống xếp hạng, phân loại khách hàng có hiệu quả không? có giúp cho việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng được chính xác, nhanh chóng => thẩm định được chính xác, giảm chi phí của nghiệp vụ tín dụng không? 3.3.3.2. Kiểm toán qui trình nghiệp vụ cấp tín dụng * Mục đích: - Đánh giá qui trình tín dụng được qui định bằng văn bản có hiệu quả, tối ưu không ??? - Các qui định về qui trình nghiệp vụ tín dụng có được tuân thủ nghiêm túc trên thực tế ??? * Phương pháp: (Kiểm toán hệ thống) - Phân tích hệ thống: (Phân tích qui trình nghiệp vụ) (1). Định hình 1 qui trình nghiệp vụ chuẩn (thông lệ tốt nhất về hoạt động tín dụng ngân hàng) (2). Tập hợp đầy đủ các văn bản, qui định về qui trình nghiệp vụ tín dụng của NH? (có tồn tại dưới dạng văn bản hay không) (3). So sánh giữa qui trình qui định bằng văn bản với cái “chuẩn” (4). Tìm ra những khác biệt -> đánh giá sự khác biệt là tốt hay xấu - Xác nhận hệ thống: (Đánh giá mức độ tuân thủ trên thực tế) (1). Nắm vững, mô tả rõ ràng chi tiết qui trình nghiệp vụ tín dụng được qui định bằng văn bản) (2). Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (chọn mẫu) để biết xem qui trình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế diễn ra như thế nào (3). So sánh giữa qui trình diễn ra trên thực tế với qui trình qui định bằng văn bản (4). Chỉ ra những khác biệt, giải thích nguyên nhân và hậu quả của những khác biệt. => Đưa ra nhận xét đánh giá về mức độ rủi ro kiểm soát * Nội dung cụ thể: Thực chất là xem xét, đánh giá qui trình cấp tín dụng của đơn vị thông qua đánh giá từng bước của qui trình cấp tín dụng (1). Tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ xin vay: (phân tách chức năng giữa tiếp cận khách hàng, nhận đơn với thẩm định TD) (2). Thẩm định tín dụng (3). Quyết định cho vay, cam kết cho vay và giải ngân (4) Giám sát tín dụng (5). Quản lý hồ sơ, lưu giữ tài sản đảm bảo (6). Xử lý các khoản nợ xấu a. Nhận và xử lý hồ sơ của KH: Hồ sơ vay vốn mà CBTD tiếp nhận chủ yếu bao gồm các tài liệu sau: Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm... Hồ sơ kinh tế: Các BCTC của KH, báo cáo KQHĐKD, phương án vay vốn... Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố và những tài liệu khác Rủi ro tiềm ẩn: Hồ sơ không đầy đủ hoặc bị mất tài liệu...; Hồ sơ giả mạo/ có sự thông đồng giữa Cán bộ tín dụng với khách hàng vay… Thủ tục kiểm soát: Quy định mẫu HSTD; tiêu chuẩn của Hồ sơ tín dụng; quy định cụ thể ai là người nhận HSTD... Nội dung kiểm toán: Có người chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ: Qui định về thẩm quyền được tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn - đối chiếu với các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ Nơi cất giữ hồ sơ có độc lập và khoa học không? Xem xét việc quy định các tài liệu, các mẩu biểu được tiêu chuẩn hoá đối với hồ sơ vay vốn Nội dung khi xem xét hồ sơ xin vay: Xem xét những nội dung gì? NH chủ động hay thụ động tìm kiếm khách hàng? b. Thẩm định Nội dung thẩm định: (Character, Capacity, Cash, Colateral) Thông tin tài chính: NH đưa ra các chỉ tiêu phân tích và đánh giá tiình hình tài chính khách hàng ntn? Thực hiện tính toán, phân tích các chỉ tiêu ntn? Sử dụng phương pháp gì? có chuẩn không? Thông tin phi tài chính: Tình hình hoạt động của khách hàng, sản phẩm chính, thị phần sản phẩm, mức độ thị trường đánh giá về chất lượng sản phẩm, mức độ ứ đọng sản phẩm; trình độ quản lý, đạo đức ứng xử, đạo đức kinh doanh của BGĐ Đánh giá trực tiếp khoản vay: Mục đích vay, phương án kinh doanh, nguồn thanh toán, hiệu quả và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh; Tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo: Hồ sơ tài sản, phương pháp đánh giá TS Rủi ro tiềm ẩn: Hồ sơ tín dụng bị lập khống Thông tin trong hồ sơ không chính xác đầy đủ Tính khả thi của phương án vay vốn không được đánh giá chính xác do CBTD thiếu năng lực Việc thẩm định không thực hiện đúng quy trình Thời gian xem xét hồ sơ vượt quá thời hạn quy định Mức tín dụng cấp vượt quá hạn mức cho phép Thủ tục kiểm soát: Phân tách chức năng giữa cán bộ thẩm định với cán bộ tiếp nhận hồ sơ Ban hành quy trình thẩm định tín dụng chi tiết, cụ thể Quy định hạn mức xét duyệt cấp tín dụng Nội dung kiểm toán quy trình thẩm định: Xem xét qui định về thẩm quyền và sự tuân thủ thẩm quyền thẩm định: thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ bảo đảm tín dụng. Báo cáo thẩm định có đúng mẫu quy định không? Nội dung báo cáo thẩm định đã phân tích đầy đủ các yếu tố về khách hàng và dự án theo quy trình thẩm định và sổ tay tín dụng chưa? Chất lượng thẩm định có tốt không? (liên hệ với các khoản vay và kết hợp thu nợ, thu lãi và các vấn đề phát sinh để đánh giá) c. Quyết định cho vay và giải ngân Nội dung nghiệp vụ: Quyết định cho vay: Khi CBTD thẩm định xong sẽ lập báo cáo thẩm định gửi trưởng phòng tín dụng, BGĐ, HĐTD để xem xét và kiểm tra lại công tác thẩm định và quyết định cho vay và sau đó ký kết hợp đồng tín dụng, cam kết cho vay. Giải ngân: Mỗi lần rút vốn, khách hàng phải lập khế ước rút vốn, kèm theo là những giấy tờ được yêu cầu khác. Trưởng phòng hay người có thẩm quyền sẽ phê duyệt khế ước, ký vào khế ước. Sau đó khách hàng mới có thể rút vốn ở phòng kế toán, khế ước cũng là cơ sở để kế toán hạch toán. Rủi ro tiềm ẩn: Không kiểm tra cẩn thận việc thẩm định, thẩm quyền quyết định cho vay bị lạm dụng, lập hợp đồng không đầy đủ, nhầm lẫn Khoản cho vay được giải ngân nhưng không được ghi nhận và ngược lại Tài liệu để được giải ngân không đầy đủ, khế ước nhận nợ không được phê duyệt bởi người có đầy đủ thẩm quyền. Nội dung kiểm toán việc xét duyệt cho vay: Kiểm toán xem đơn vị có qui định về thẩm quyền quyết định cho vay hay không? Kiểm tra việc phân cấp thẩm quyền: CBTD, trưởng phòng, Ban TD, Hội đồng TD, GĐ theo hạn mức, theo khách hàng vay ntn? Việc ra quyết định cho vay có được ghi thành văn bản không? Hình thức và nội dung của hợp đồng tín dụng: đây là bước quan trọng vì nó cho biết những cam kết của NH và KH, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Nội dung kiểm toán việc giải ngân: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và chứng từ thanh toán Kiểm tra căn cứ phát tiền vay theo quy định và tờ trình giải ngân, khế ước nhận nợ có phê duyệt của lãnh đạo không? Có đúng thẩm quyền không? địa chỉ chuyển tiền?... Kiểm tra việc hạch toán kế toán có đầy đủ, chính xác không? Chứng từ ghi sổ có bảo đảm có đủ thẩm quyền của người giải ngân, người kiểm soát, người duyệt bằng sự hiện hữu của chữ ký của những người có thẩm quyền liên quan không? Cán bộ TD có theo dõi việc giải ngân thông qua việc đối chiếu thông tin với phòng kế toán để phát hiện ra những sai lệch kịp thời không? d. Giám sát tín dụng, đôn đốc thu nợ, thu lãi Nội dung nghiệp vụ: Cán bộ tín dụng: sẽ theo dõi, quản lý các khoản cho vay: theo dõi và nhắc nhở khách hàng về hạn trả nợ gốc và lãi, thu thập các thông tin về khách hàng, về phương án kinh doanh nếu cần thiết để kịp thời có biện pháp xử lý khi có dấu hiệu rủi ro. Kế toán cho vay: sẽ chịu trách nhiệm ghi nhận các khoản thanh toán gốc và lãi. Nếu khách hàng thanh toán đúng hạn, kế toán sẽ có bút toán ghi nhận giảm số dư nợ hay tiền lãi. Nếu không sẽ ghi nhận vào các nhóm nợ thích hợp tuỳ theo quy định của NH và của NHNN. Rủi ro tiềm ẩn: Cán bộ tín dụng theo dõi không chặt chẽ do hạn chế về năng lực, điều kiện thực hiện nghiệp vụ CBTD không kịp thời nắm bắt được thông tin hay thông tin không chính xác Gốc và lãi không được ghi nhận kịp thời vào hệ thống hay bị ghi nhầm tài khoản. Nội dung kiểm toán: Có qui định rõ phạm vi, thời điểm, nội dung của kiểm tra giám sát (thường xuyên, hàng tháng; đột xuất theo tình trạng sử dụng vốn vay theo nội dung HĐTD) không? Ngoài việc kiểm tra trên tài liệu có thực hiện kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay tại cơ sở hoạt động của khách hàng không? Đối với những khoản cho vay có vấn đề có tăng cường kiểm tra, giám sát hơn không? Có qui định phải ghi thành văn bản việc kiểm tra khách hàng của cán bộ tín dụng không? Và có thực hiện không? Có qui định các nguồn thông tin bổ sung và yêu cầu cập nhật thông tin không? Sự cộng tác của các bộ phận nghiệp vụ khác (Bộ phận thông tin khách hàng) như thế nào? Ví dụ: Trong trường hợp cho vay dài hạn, hàng năm phải bổ sung thông tin tài chính, phi tài chính như thế nào? Nội dung kiểm toán (tiếp): Kiểm tra việc tính và thu lãi có đúng, đầy đủ không? Lãi suất áp dụng có đúng không? Có kiểm soát viên kiểm soát những giao dịch trước khi vào hệ thống và cuối ngày có đối chiếu không? Để giám sát tổng thể nghiệp vụ tín dụng, hệ thống thông tin nghiệp vụ tín dụng có đầy đủ, kịp thời không? Yêu cầu phải thường xuyên cung cấp: + Cơ cấu tín dụng của NH + Danh mục khách hàng vay lớn + Tổng dư nợ của nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết + Biến động giá thị trường của TS đảm bảo Có qui định về thủ tục cảnh báo & hệ thống nhắc nhở khách hàng không? e. Quản lý hồ sơ và lưu giữ tài sản cầm cố, thế chấp Nội dung nghiệp vụ: Hồ sơ tín dụng và các TSĐB có quy trình quản lý tương đối chặt chẽ. Việc bàn giao TSĐB phải căn cứ vào HĐTD, phải có biên bản ghi nhận việc nhập xuất TSĐB dưới sự chứng kiến của KH, CBTD, GĐ.. và phải được theo dõi ngoại bảng. Các TSĐB phải được được cất giữ bảo quản chặt chẽ. Rủi ro: Hồ sơ tín dụng không được lưu giữ khoa học, đúng quy định, lộ thông tin khách hàng, hồ sơ không được cập nhật TSĐB không được ghi nhận đầy đủ, hợp lệ TSĐB không được quản lý chặt chẽ dẫn đến khả năng bị sử dụng không đúng mục đích đã thoả thuận, bị hư hỏng, giảm giá trị Nội dung kiểm toán: Hồ sơ: Hồ sơ vay vốn do bộ phận nào quản lý? Có đúng quy định không? Trật tự hồ sơ tín dụng có được quản lý khoa học, dễ tìm, dễ truy cập, dễ bao quát tổng thể các khoản vay của 1 khách hàng và tổng thể tín dụng NH không? Quy trình bảo quản, xuất nhập hồ sơ có đúng trình tự quy định không? Bảo đảm an toàn hồ sơ tín dụng, hồ sơ tín dụng có chứa đựng những thông tin cập nhật về khách hàng vay vốn không? Tài sản: Xem xét việc lưu giữ và quản lý tài sản đảm bảo, quy trình nhập xuất TSĐB có đúng trình tự quy định không? Bảo quản TSĐB, mở sổ theo dõi đầy đủ không? So sánh số liệu kế toán và của kho quỹ có khớp không? Kiểm toán việc giám sát đối với việc sử dụng TSĐB, có kiểm kê TSĐB theo quy định không? Các biên bản kiểm kê TSĐB định kỳ, đột xuất? f. Kiểm toán các khoản nợ được thanh lý - Định nghĩa các khoản nợ xấu - Qui định thẩm quyền xử lý nợ xấu: Ai ra phán quyết - NH có bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu không. (phân định trách nhiệm giữa cán bộ tín dụng thực hiện khoản tín dụng với cán bộ phụ trách việc xử lý khoản nợ xấu – có bộ phận riêng theo dõi nợ xấu) - Qui định về thanh lý các khoản nợ xấu: + Nguồn bù đắp + Sau khi thanh lý, việc bảo mật thông tin + Thủ tục giám sát nợ xấu để truy thu - Qui định cụ thể trong việc lập báo cáo thống kê về tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu 3.3.4. Kiểm toán đánh giá các khoản cho vay 3.3.4.1. Mục tiêu kiểm toán các khoản cho vay - Nhằm kiểm tra và đánh giá cơ sở dẫn liệu của khoản vay: Có thật? Có thuộc quyền (nghĩa vụ) của NH? Đã được ghi nhận và phản ánh chính xác? - Đánh giá sự phù hợp của các khoản vay: Giá trị? Ngành nghề? Đối tượng vay? Tài sản đảm bảo? - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, mức độ rủi ro của món vay? - Đánh giá mức độ chính xác của kế toán cho vay? - Đồng thời qua đối chiếu trực tiếp với KH có thể rút ra mặt được, mặt chưa được, những vướng mắc của KH để phản ánh với các cấp có thẩm quyền 3.3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản cho vay - Trước hết cần phân tổ các số Dư Nợ TD theo giá trị + Đối với các khoản cho vay lớn: kiểm toán toàn diện 100%. + Đối với các khoản vay nhỏ: tiến hành chọn mẫu kiểm toán. => Khi chọn mẫu cần chú ý: + Xác định tổng thể 1 cách chính xác: Tổng dư Nợ, trong đó: Có thể có 1 số khoản vay ở trong tổng dư nợ nhưng kiểm toán viên loại ra (Lãi nhập gốc) Một số các khoản cho vay chắc chắn không có rủi ro: loại + Chọn mẫu đại diện cho tổng thể - Lấy xác nhận số dư từ phía KH: cần đảm bảo tính trung thực - Đánh giá các khoản cho vay: Tiêu chí để đánh giá ???????? Việt nam Duy nhất Dựa vào thời gian nợ quá hạn Không phản ánh chất lượng tín dụng Việt nam khác quốc tế Tình hình tài sản đảm bảo QĐ 488/2000/QĐ- NHNN5 Ngày 27/11/2000 Quốc tế QĐ 493/2005/QĐ- NHNN Ngày 22/04/2005 Tình hình kinh tế của khách hàng vay Tình hình trả nợ, trả lãi Dựa vào chất lượng tín dụng (Các tiêu chí định tính) Vẫn dựa trên tuổi nợ Việt nam đang tiến dần tới cách phân loại nợ theo chuẩn quốc tế a. Xác nhận nợ vay: Căn cứ vào sao kê khế ước, sổ kế toán, các khế ước đang còn nợ để xác định số tiền KH đang còn nợ NH (bao gồm N,T,D hạn, nôi, ngoại tệ...) Yêu cầu KH ký xác nhận số tiền đang còn nợ NH. Nếu có chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân. b. Kiểm toán việc sử dụng tiền vay: Cần làm rõ: Tiền vay được chuyển cho ai? Để thanh toán hợp đồng kinh tế nào? Có phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong HSTD không? Tài liệu cần xem xét: chứng từ chuyển tiền hoặc phiếu chi, hợp đồng kinh tế liên quan, hóa đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, thẻ kho... Kiểm tra thực tế: tài sản được hình thành từ tiền vay NH c. Kiểm toán tình hình kinh tế, tư cách cũng như khả năng trả nợ của khách hàng - Căn cứ: + Dựa vào hoạt động của các tài khoản TG, cho vay của KH + Dựa vào phân tích báo cáo quyết toán năm đã được kiểm toán của doanh nghiệp => phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp => so sánh với mức trung bình của ngành - Những dấu hiệu khách hàng có khó khăn về tài chính: + Tỷ lệ nợ tăng, thanh toán không đúng hạn + Lượng hàng tồn kho của khách hàng tăng + Doanh thu bán hàng của khách hàng giảm + Cơ cấu tổ chức thay đổi thường xuyên + Khách hàng dựa quá nhiều vào 1 nguồn đầu ra hoặc đầu vào + Khách hàng không có luồng luân chuyển tài chính thường xuyên và liên tục thấu chi tài khoản + Khách hàng thay đổi hình thức tổ chức, nỗ lực sáp nhập + Tình trạng nhà xưởng, sản xuất lạc hậu, máy móc lỗi thời + Sản phẩm chất lượng kém, không phù hợp với cầu thị trường + Tổ chức hệ thống kế toán không hợp lý, trình độ yếu kém + Trả lương chậm cho nhân viên d. Kiểm toán việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR Nội dung nghiệp vụ: Hàng quý NH phải thực hiện phân loại nợ vào các nhóm thích hợp với độ rủi ro của nó, trên cơ sở đó trích lập DPRR tín dụng và sử dụng DPRR tín dụng để xử lý nợ theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro Đối với các khoản nợ xấu phải được đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và phân loại nợ theo tháng Rủi ro: Không đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng do đó dẫn tới thiếu chính xác trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định Kế toán không ghi nhận việc chuyển nhóm nợ chính xác, kịp thời Phương pháp tính Dự phòng rủi ro theo Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39: “Các Công cụ tài chính- Đo lường và ghi nhận” Cơ sở tính: Trên cơ sở chiết khấu dòng tiền => Quyết định 493 Ngày 22/04/2005 – NHNN Việt nam: - Dự phòng cụ thể: + Đủ tiêu chuẩn (Current) : 0% + Cần chú ý (Special Mentioned) : 5% + Dưới tiêu chuẩn (Sub- Standard) : 20% + Nghi ngờ (Doubtful) : 50% + Có khả năng mất vốn (Loss) : 100% R = Max [0; (A – C)] * r Trong đó: R: Dự phòng cụ thể cần trích A: Giá trị của khoản nợ C: Giá trị (có khả năng thu hồi) của TS đảm bảo r: Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm - Dự phòng chung = 0.75% * Tổng dư Nợ từ nhóm 1 đến Nhóm 4 Nội dung kiểm toán: Việc phân loại nợ của đơn vị có đúng tiêu chí phân loại nợ mà NH xây dựng theo hướng dẫn của NHNN không? Nợ xấu đã được phân loại hàng tháng chưa? Kế toán có theo dõi và ghi nhận kịp thời việc chuyển nhóm nợ không? Có căn cứ xác đáng không? Thực hiện phân loại lại nợ trên số mẫu chọn, tính toán số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro, so sánh với số mà NH đã trích để điều chỉnh. Kiểm toán việc sử dụng DPRR để xử lý nợ có đúng quy trình không? Đúng thẩm quyền không?... e. Kiểm toán thực trạng tài sản đảm bảo tín dụng - Mục đích: + Làm rõ tình trạng hiện tại của TSĐB (ai đang sử dụng? Chất lượng TS?) + Giá trị tài sản đảm bảo được xác định chính xác (đánh giá lại từng kỳ?) + Khi cần thiết thì NH có thể phát mại TS và có quyền hợp pháp về bù đắp từ nguồn thu phát mại TS. - Cách tiến hành: + Kiểm tra giấy tờ sở hữu về tài sản (khả năng giám sát TSĐB của NH) + Kiểm toán các hợp đồng tín dụng & hợp đồng thế chấp, bảo đảm tín dụng bằng tài sản, hợp đồng về bảo hiểm tài sản, hợp đồng về quyền nhượng bán tài sản + Đánh giá doanh thu phát mại dự kiến: Khi cần thiết thuê chuyên gia + Kiểm tra lại biên bản định giá TS khi thẩm định vào thời điểm cho vay + Tính đến yếu tố phong tục, tập quán của từng khu vực, dân tộc...có ảnh hưởng tới việc định giá TSĐB f. Kiểm toán số liệu kế toán về khoản tín dụng - Giải ngân, thu nợ, thu lãi, mức lãi suất áp dụng => Hạch toán đúng không? có đầy đủ chứng từ không? đúng TK chi tiết, tổng hợp về loại hình cho vay không? - Kiểm tra việc tính toán và hạch toán lãi phải thu, theo dõi lãi chưa thu... - Việc chuyển nhóm nợ có kịp thời, đầy đủ không, có căn cứ xác đáng không? - Trong trường hợp khoản vay phải trích lập dự phòng, tính toán số cần trích lập dự phòng và so sánh với số đã trích. 4. Kiểm toán Báo cáo tài chính 4.1. Mục tiêu của KTNB Báo cáo tài chính 4.2. Khái quát qui trình kiểm toán BCTC 4.1. Mục tiêu của KTNB Báo cáo tài chính Giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. => Ý kiến của kiểm toán viên làm tăng thêm sự tin cậy của báo cáo tài chính, nhưng người sử dụng báo cáo tài chính không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai cũng như hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý. Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính Tuân thủ pháp luật của Nhà nước; Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán; Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp. 4.2. Khái quát qui trình kiểm toán BCTC Lập Kế hoạch kiểm toán BCTC Thực hiện Kiểm toán Hoàn tất & Lập Báo cáo kiểm toán 1. Lập Kế hoạch kiểm toán BCTC 1.1. Xác định mục tiêu kiểm toán 1.2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của NH 1.3. Kiểm tra đối chiếu tổng quát BCTC 1.4. Phân tích tổng quát BCTC của NH 1.5. Đưa ra những đánh giá ban đầu liên quan đến mức trọng yếu. 1.6. Xác định những tài khoản quan trọng. 1.7. Xác định và đánh giá các nguồn thông tin ảnh hưởng đến những tài khoản đó. 1.8. Nghiên cứu, đánh giá ICS 1.1. Xác định mục tiêu kiểm toán - Mục tiêu kiểm toán phụ thuộc yêu cầu cụ thể của NH (True & fair + Thư quản lý đề cập toàn diện hơn mọi mặt hoạt động của NH) - Mục tiêu chung của kiểm toán thưường là: + Đánh giá và báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ + Xem xét các thông tin cần kiểm toán + Phát hành các báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến của KTV về mức độ True & Fair của các thông tin được kiểm toán -> Mục tiêu kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến các quyết định trong từng giai đoạn kiểm toán. 1.2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động của NH 1.3. Kiểm tra đối chiếu tổng quát BCTC a. Kiểm tra đối chiếu sự chính xác của các khoản mục, các phần trên từng BCTC * Bảng Cân đối Tài khoản Kế toán: + Ba cặp số cân bằng: A-A; B-B; C-C + Từng tài khoản: TK Tài sản Nợ (nguồn vốn): Dư Có đầu kỳ + DS Có – DS Nợ = Dư Có cuối kỳ TK tài sản Có (sử dụng vốn): Dư Nợ đầu kỳ + DS Nợ – DS Có = Dư Nợ cuối kỳ TK Tài sản Nợ – Có: Dư Có đầu kỳ + PS Có + Dư Nợ cuối kỳ = = Dư Nợ đầu kỳ + PS Nợ + Dư Có cuối kỳ BẢng c©n ®èi tµi khoẢn kÕ to¸n Th¸ng … năm …… A – C¸C TµI KHO¶N TRONG B¶NG C¢N §èi kÕ to¸n Ьn vÞ: ®ång B – c¸c kho¶n ngoµi b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n * Bảng Cân đối kế toán (Tổng kết tài sản, cân đối tài chính) - Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn, hay TS Có = Công Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu - Kiểm tra chi tiết các khoản mục: + Cho vay Tổng dư nợ cho vay Nợ quá hạn Dự phòng + TSCĐ: Nguyên giá Hao mòn * Báo cáo kết quả hoạt động + Thu lãi + thu kkác + Chi lãi + chi khác + Lãi gộp (lợi nhuận trước thuế) = Tổng thu - Tổng chi + Thuế thu nhập = LNTT * t (28%) + LNST = LNTT – Thuế + Thuế nộp NSNN * Thuyết minh Báo cáo tài chính * Lưu chuyển tiền tệ b. Kiểm tra đối chiếu sự khớp đúng giữa các BCTC với nhau - Báo cáo tài chính kỳ này – kỳ trước - Cân đối tài khoản – Tổng kết tài sản - Cân đối tài khoản, Tổng kết tài sản với thuyết minh BCTC c. Kiểm tra sự khớp đúng giữa BCTC với cơ sở lập + Sổ kế toán + Tài khoản kế toán 1.4. Phân tích tổng quát BCTC của NH - Mục tiêu phân tích: Để có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của NH. Thấy được những vấn đề bất hợp lý, những vấn đề không bình thường, những biến động lớn, những mối quan hệ bản chất => Để giúp cho việc định hướng và xác định trọng tâm kiểm toán - Phương pháp phân tích: + Phân tích tăng trưởng và kết cấu Tài sản + Phân tích tăng trưởng và kết cấu nguồn vốn + Phân tích tương quan Tài sản – Nguồn vốn + Phân tích Thu nhập – Chi phí * Tính toán các chỉ tiêu 1.5. Đưa ra những đánh giá ban đầu liên quan đến mức trọng yếu. -/ Mức trọng yếu (PM) được tính dựa trên kết quả kinh doanh. (Lợi nhuận, Doanh thu) -/ Mức trọng yếu được tính dựa trên tình hình tài chính (VTC). -/ Mức trọng yếu được tính dựa trên mong muốn của khách hàng. => Phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV > Phân bổ PM cho các bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình thành Mức lỗi có thể bỏ qua (TE) 1.6. Xác định những tài khoản quan trọng. - Những tài khoản quan trọng là những tài khoản có thể có những lỗi kiểm toán trọng yếu sau: + Những lỗi có ảnh hưởng trọng yếu tới các báo cáo tài chính đang được kiểm toán. + Những lỗi có ảnh hưởng tới các vấn đề khác, có thể là không ảnh hưởng trọng yếu nhưng lại ảnh hưởng tới danh tiếng, uy tín hay các mối quan hệ của Ngân hàng, nếu như không được phát hiện ra. - Trong kiểm toán ngân hàng, những tài khoản sau thường được coi là những tài khoản quan trọng: Tiền mặt Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng khác, đặc biệt là tại các ngân hàng nước ngoài. Các khoản đầu tư góp vốn liên doanh Các khoản cho vay khách hàng Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng khác. Thuế phải nộp Các khoản ngoại bảng: bảo lãnh, thư tín dụng, và những cam kết khác… Doanh thu và chi phí - Các tài khoản ngoại bảng sau, đôi khi có ảnh hưởng trọng yếu tới thu nhập cũng như chi phí của ngân hàng nhưng lại thường không được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối tài sản: Các loại hợp đồng ngoại hối: kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi, Dịch vụ tín thác, dịch vụ bảo lãnh... 1.7. Xác định và đánh giá các nguồn thông tin ảnh hưởng đến những tài khoản đó. - Có 3 nguồn thông tin chính sau: a/ Nguồn thông tin kế toán ước đoán. b/ Nguồn dữ liệu thường xuyên c/ Nguồn dữ liệu định kì Bởi vì khả năng xảy ra các lỗi kiểm toán trọng yếu đối với các nguồn thông tin là khác nhau. Do đó, bản chất, thời gian, và phạm vi & cường độ của các thủ tục kiểm toán cũng sẽ phải khác nhau. Tại sao phải phân loại và đánh giá các thông tin? Nguồn thông tin ước đoán: Các thông tin ước đoán trong các ngân hàng thường bao gồm: + Giá trị thị trường của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá. Đặc biệt là các GTCG chưa được niêm yết và ít có giao dịch. + Dự phòng cho các tổn thất tín dụng + Giá trị tài sản đảm bảo hoặc tài sản xiết nợ... Nguồn dữ liệu thường xuyên: Tín dụng: Nghiệp vụ này bao gồm tín dụng cho khách hàng, cho thuê tài chính, thư tín dụng, bảo lãnh, các quy trình xử lý nghiệp vụ, ghi nhận thu nhập và chi phí. Chứng khoán: Bao gồm các quy trình mua, bán chứng khoán cho ngân hàng và cho khách hàng, nghiệp vụ tư vấn, định giá chứng khoán, ghi nhận thu nhập. Tiền tệ, ngoại hối: Bao gồm các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, đầu tư vào các hàng hóa trên thị trường tài chính, các nghiệp vụ định gía , ghi nhận thu nhập. Nghiệp vụ ngân hàng: Bao gồm các nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền, tất toán và thanh toán một khối lượng lớn các giao dịch, các nghiệp vụ xử lý các giao dịch của khách hàng, và duy trì tài khoản cho khách hàng Quản trị: Bao gồm quy trình xử lý tiền lương, và các khoản chi phí khác ngoài lãi. Nguồn dữ liệu định kỳ: - Các nguồn dữ liệu định kỳ bao gồm: Kiểm kê tiền mặt Chi phí trả trước Chi phí thuế thu nhập Chi phí khấu hao Các khoản dự thu, dự trả Chi phí phân bổ... * Đặc điểm của nguồn dữ liệu định kỳ: Các dữ liệu thường xuyên hay ước đoán là một phần của quy trình xử lý dữ liệu định kỳ, do vậy rủi ro đối với nguồn dữ liệu này thường gắn liền với các quy trình trên. Ngoài ra, nguồn dữ liệu định kỳ thường ít có hoạt động kiểm soát do vậy rủi ro tiềm ẩn thường lớn hơn nguồn dữ liệu thường xuyên. * Phương pháp kiểm toán đối với nguồn dữ liệu định kỳ: + Tìm hiểu quy trình xử lý dữ liệu định kỳ + Đánh giá rủi ro tiềm tàng 1.8. Nghiên cứu đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ của NH - Dùng các biện pháp mô tả ICS, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát -> Đánh giá rủi ro kiểm soát. - Xác định trọng tâm, phương hướng, phạm vi kiểm toán, thiết kế các thủ thục kiểm toán, phương pháp kiểm toán, dự tính về thời gian, nhân sự cần thiết cho cuộc kiểm toán => Lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch cần chi tiết về cả 3 mảng quan trọng: + Kế hoạch về nội dung + Kế hoạch về nhân sự + Kế hoạch về thời gian Giai đoạn 2. Tiến hành kiểm toán Là giai đoạn thực tế triển khai công việc kiểm toán tại NHTM được kiểm toán Tiến hành theo các nội dung đã hoạch định sẵn; sử dụng phối hợp các kỹ thuật để thu thập các Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Mỗi khoản mục trên Báo cáo tài chính có nội dung, bản chất, rủi ro, đặc trưng khác nhau. Vì vậy kỹ thuật kiểm toán đối với mỗi khoản mục cũng khác nhau. Ví dụ: Kiểm toán Ngân quĩ, kiểm toán đầu tư, kiểm toán tín dụng, kiểm toán hoạt động kinh doanh giao dịch… Giai đoạn 3 BÁO CÁO KIỂM TOÁN Thank you for your attention! Contact: Le Van Luyen PhD The Dean of Accounting & Auditing Faculty, Banking Academy Office Tel: (844) 8526412 Mobi: 84.0913.507.608 E-mail: luyenlvhvnh@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt10724.ppt
Tài liệu liên quan