Sách Hỏi đáp pháp luật về đất đai

Mục lục Trang I Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất 4 II Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai 7 III Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 18 IV Chế độ sử dụng đất nông nghiệp 21 V Chế độ sử dụng đất phi nông nghiệp 24 VI Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 26 VII Thủ tục hành chính áp dụng chung khi người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ 37 VIII Trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai 39 IX Trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất 47 X Bồi thường đất 57 XI Bồi thường tài sản 61 XII Chính sách hỗ trợ 67

doc35 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sách Hỏi đáp pháp luật về đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; đ) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; e) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất chuyển đổi và gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường. 2. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau: a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); b) Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Câu 55: Để thuận tiện cho việc sinh hoạt, học tập của con cái, vợ chồng tôi quyết định mua ngôi nhà của ông bà H. Ngôi nhà này được xây dựng trên đất thổ cư đã được cấp sổ đỏ. Sau khi thống nhất giá cả, tôi đề nghị ông H cùng vợ chồng tôi ra UBND phường làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tôi rất băn khoăn không biết để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, tôi phải thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được cụ thể hoá tại Điều 148, Nghị định số 181 như sau: 1. Bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). 2. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính; c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Câu 56: Pháp Luật Đất đai quy định việc đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất quy định cụ thể tại Điều 149, Nghị định số 181 như sau: 1. Bên cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). 2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. 3. Trình tự, thủ tục cho thuê, cho thuê lại đất quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp. Câu 57: Để cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, công ty chúng tôi đã ký hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng 60m2 đất mặt đường (thuộc khuôn viên của công ty) để làm trụ sở giao dịch với doanh nghiệp tư nhân VT với thời hạn là 5 năm. Nay thời hạn cho thuê lại đất đã hết, công ty chúng tôi cũng có nhu cầu tiếp tục sản xuất kinh doanh trên diện tích đất đã cho thuê, chúng tôi cần tiến hành thủ tục gì để xoá đăng ký cho thuê lại quyền sử dụng đất? Theo Điều 150, Nghị định số 181, việc xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau: 1. Sau khi hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất hết hiệu lực, người đã cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Xác nhận thanh lý hợp đồng thuê đất trong Hợp đồng thuê đất đã ký kết hoặc bản thanh lý hợp đồng thuê đất; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Câu 58: Tôi có hai người anh cùng cha nhưng khác mẹ. Các anh tôi đều đã có gia đình riêng, nhà cửa, công ăn việc làm ổn định và thu nhập cao. 5 năm trước, khi tôi còn ít tuổi bố tôi vì trọng bệnh qua đời đã để lại di chúc cho tôi hưởng thừa kế căn nhà gắn liền với quyền sử dụng đất của ông (di chúc có xác nhận của UBND xã). Nay tôi đã đến tuổi trưởng thành (18 tuổi), tôi muốn làm các thủ tục để chính thức nhận thừa kế theo di chúc của bố. Đề nghị cho tôi biết trình tự, thủ tục để tôi thực hiện? Để được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất, pháp Luật Đất đai (Điều 151, Nghị định số 181) quy định người nhận thừa kế phải thực hiện các thủ tục như sau: 1. Người nhận thừa kế nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Di chúc; biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). 2. Việc đăng ký thừa kế được thực hiện như sau: a) Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; b) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Câu 59: Vợ chồng chúng tôi hiếm muộn chưa có con nhưng được thừa hưởng tài sản hơn 200 m2 đất do ông bà để lại. Chúng tôi sống với người cháu ruột và muốn tặng cho cháu mình một nửa diện tích đất gắn với quyền sử dụng đất trên để xây nhà ở. Đề nghị cho chúng tôi biết để làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, chúng tôi cần có những giấy tờ gì và chúng tôi phải đến đâu để thực hiện việc này? Nghị định số 181 tại Điều 152 đã quy định về trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Theo đó, bên được tặng cho quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, gồm có: a) Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên được tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên được tặng cho thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Câu 60: Pháp luật Đất đai quy định như thế nào về trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất? Để thực hiện việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, Điều 153 Nghị định số 181 đã quy định cụ thể như sau; 1. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, các bên tham gia thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). 2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. 3. Việc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp, đã đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với việc đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này. Câu 61: Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, bên đã thế chấp, bảo lãnh sẽ thực hiện việc đăng ký xoá thế chấp, bảo lãnh như thế nào? Để thực hiện việc đăng ký xoá thế chấp, bảo lãnh sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, bên đã thế chấp, bên đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ lên Văn phòng đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm có: a) Xác nhận của bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc bản xác nhận của bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh; thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự, thủ tục đối với việc đăng ký huỷ đăng ký thế chấp, đăng ký huỷ đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; đăng ký kết quả về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, đăng ký kết quả về việc xử lý tài sản bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Câu 62: Năm 2003 qua giới thiệu của bạn bè tôi đã mua được mảnh đất đồi rộng gần 2 hecta để làm trang trại. Gần đây, tôi quyết định góp vốn bằng quyền sử dụng mảnh đất trên cùng một số người bạn để thành lập công ty chuyên sản xuất giấy bao bì nhằm tận dụng lao động tại địa phương. Để đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tôi đã chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đã gần 20 ngày nhưng tôi vẫn chưa thực hiện được việc đăng ký của mình. Đề nghị cho tôi biết pháp luật quy định trong thời hạn bao lâu thì việc đăng ký của tôi sẽ được giải quyết? Để thực hiện việc đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất sau khi đã chuẩn bị đủ 01 bộ hồ sơ và nộp lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Hồ sơ hợp lệ bao gồm: - Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); Trong trường hợp trên, bạn nên kiểm tra hồ sơ thực hiện việc đăng ký của mình. Nếu thấy hồ sơ đã hợp lệ, bạn có thể khiếu nại việc chậm trễ giải quyết hồ sơ của bạn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng địa chính huyện hoặc UBND huyện nơi bạn tiến hành các thủ tục đăng ký. Câu 63: Trình tự, thủ tục xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Theo quy định tại Điều 156, Nghị định số 181, để thực hiện việc xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên đã góp vốn hoặc bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cả hai bên nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Hợp đồng chấm dứt góp vốn; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp xoá đăng ký góp vốn mà trước đây khi góp vốn chỉ chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do không thay đổi thửa đất) thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện xoá đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp xoá đăng ký góp vốn mà trước đây khi góp vốn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới (do có thay đổi thửa đất) thì thực hiện như sau: a) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường; b) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không thay đổi thửa đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho pháp nhân mới đối với trường hợp có thay đổi thửa đất; trường hợp bên góp vốn là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn thì ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp cho bên đã góp vốn và gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; trường hợp bên góp vốn là hộ gia đình, cá nhân mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn thì gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi của pháp nhân mới cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; c) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đã góp vốn mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn; d) Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng lúc với chấm dứt góp vốn nếu bên góp vốn có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì lập thủ tục xin gia hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật; nếu bên góp vốn không xin gia hạn hoặc không được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Câu 64: Để thực hiện việc đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, pháp luật Đất đai quy định trình tự, thủ tục gì? Theo Điều 157 Nghị định số 181, để thực hiện việc đăng ký nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất thì tổ chức đã thực hiện việc xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án theo quy định của pháp luật có trách nhiệm nộp thay người được nhận quyền sử dụng đất một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyết định kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất của cơ quan thi hành án; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); c) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có); d) Văn bản về kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất. Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ, việc đăng ký nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp; b) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Câu 65: Trình tự, thủ tục mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho tài sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất được pháp luật quy định như thế nào? Trình tự thủ tục mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm thuộc sở hữu của người sử dụng đất gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm thuộc sở hữu của người sử dụng đất gắn liền với đất được thực hiện theo trình tự chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại các Điều 148, 149, 151, 152, 153 và 155 của Nghị định số 181. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quyền mua bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho tài sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất. X- BỒI THƯỜNG ĐẤT Câu 66: Việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dựa trên nguyên tắc nào? Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Nhà nước thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dựa trên nguyên tắc sau đây: - Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét để hỗ trợ. - Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền. - Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước. Câu 67: Trong những trường hợp nào thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất mà không phải bồi thường? Theo quy định tại Điều 43 Luật Đất đai và Điều 7 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong những trường hợp sau đây Nhà nước thu hồi đất mà không thực hiện việc bồi thường cho người bị thu hồi: 1- Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này. 2- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. 3- Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm và trường hợp đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn; đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền; đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép. 4- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng. 5- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. 6- Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. Câu 68: Ông H không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nhưng lại có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Vậy khi Nhà nước thu hồi đất đó thì ông H có được bồi thường thiệt hại hay không? Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định người bị Nhà nước thu hồi đất mà có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Đối chiếu với quy định nêu trên, khi bị thu hồi đất mà đất đó có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thì ông H được Nhà nước bồi thường thiệt hại. Câu 69: Khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai thì người sử dụng đất phải có các giấy tờ nào mới được Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất? Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì ngoài giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây cũng được Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15/10/1993; - Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Câu 70: Ông H sử dụng đất do nhận chuyển nhượng từ ông T, có hợp đồng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông T, nhưng hiện chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Vậy ông T hay ông H sẽ là người được hưởng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đó để sử dụng vào mục đích công cộng? Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp cũng được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đó. Đối chiếu với quy định nêu trên, khi ông H bị Nhà nước thu hồi đối với đất nhận chuyển nhượng từ ông T, nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì ông H là người được hưởng bồi thường. Tuy nhiên, ông H chỉ được hưởng quyền này khi được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. Câu 71: Ông A thừa kế 500 m2 đất nông nghiệp, nhưng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Vậy khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công ích thì ông A có được bồi thường hay không? Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật khi bị thu hồi đất. Đối chiếu với quy định nêu trên, khi ông A thừa kế 500 m2 đất nông nghiệp, mà không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì khi bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công ích, ông A sẽ không được bồi thường. XI. BỒI THƯỜNG TÀI SẢN Câu 72: Gia đình tôi đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động phân xưởng cán thép từ nhiều năm nay trên thửa đất của gia đình. Gần đây theo quy hoạch mới của UBND huyện, thửa đất này sẽ bị thu hồi để giải phóng mặt bằng phục vụ dự án mở đường của huyện. Được biết chúng tôi sẽ được bồi thường toàn bộ tài sản gắn liền với đất đang sử dụng. Nhưng đối với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất cán thép có thể tháo dời và di chuyển được thì sẽ được bồi thường ra sao? Đề nghị cho chúng tôi biết Nhà nước chủ trương thực hiện bồi thường tài sản khi thu hồi đất theo nguyên tắc như thế nào? Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân khi bị nhà nước thu hồi đất, Luật Đất đai, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197 đã quy định cụ thể về việc bồi thường tài sản. Đối với trường hợp trên cũng sẽ thực hiện theo các nguyên tắc bồi thường tài sản như sau: 1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường. Trong đó, tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất (sau đây gọi chung là nhà, công trình), cây trồng trên đất. 2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản. 3. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường. 4. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường. 5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường, bao gồm cả cây trồng trên đất. 6. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương. Câu 73: Vợ chồng tôi làm nhà và sinh sống trên thửa đất của cha ông để lại đã hơn 10 năm. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển khu công nghiệp tại địa phương, gia đình chúng tôi phải di dời và được hỗ trợ tái định cư tại địa điểm khác. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, chúng tôi rất lo lắng không biết sẽ xoay sở như thế nào để đủ tiền xây dựng nhà trên thửa đất mới, liệu chúng tôi có được nhà nước bồi thường giá trị xây dựng căn nhà đang ở hay không? Đề nghị cho chúng tôi rõ về vấn đề này. Khi thực hiện bồi thường đất đai, pháp luật cũng quy định việc bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất với mục đích tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân. Theo Điều 19, Nghị định số 197 của Chính phủ, việc bồi thường này sẽ được thực hiện như sau: 1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ. 2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau: Mức bồi thường nhà, công trình = Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại + Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại; Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường. Việc phá dỡ nhà, công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến công trình khác mà những công trình này không thể sử dụng được theo thiết kế, quy hoạch xây dựng ban đầu hoặc phải phá dỡ thì được bồi thường; Việc xác định tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình bị thiệt hại do cơ quan được giao thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành. Tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan; Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường. 3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. 4. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì không được bồi thường, cụ thể là: Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp: đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm và đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn. Câu 74: Theo quy định của pháp luật về đất đai, Nhà nước xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình như thế nào? Theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Nhà nước tiến hành xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình như sau: 1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 8, Nghị định 197) thì được bồi thường như cách thức bồi thường của nhà, công trình xây dựng trên đất. 2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng thì tùy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau: a) Nhà, công trình xây dựng khác không được phép xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường đất theo quy định của pháp luật, xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường như cách thức bồi thường của nhà, công trình xây dựng trên đất; nếu xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tế tại địa phương. b) Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường của nhà, công trình xây dựng trên đất ở trên; c) Nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường; trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể. 3. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật mà khi xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự phá dỡ và tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ. Câu 75: Năm 1995, vợ chồng tôi được cơ quan giao cho ở căn hộ cấp 4 có diện tích 60 m2 thuộc khu tập thể cơ quan (hàng tháng có trả tiền thuê). Một thời gian sau, vì các con tôi đã lớn, diện tích nhà chật hẹp nên không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, được phép của cơ quan, chúng tôi quyết định cải tạo, nâng cấp xây thêm tầng nhà trên nền móng cũ. Tuy nhiên, vừa qua cơ quan tôi quyết định lấy lại diện tích nhà trên để xây dựng thêm trụ sở mới. Tôi rất băn khoăn vì không biết gia đình mình có được bồi thường chi phí đã đầu tư cải tạo nhà trước kia hay không? Bạn đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nên việc giải quyết bồi thường nhà, công trình được quy định cụ thể tại Điều 21, Nghị định số 197 như sau: Đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp được coi là hợp pháp khi được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương cho phép. Bên cạnh đó, người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền. Câu 76: Việc di chuyển mồ mả trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất được bồi thường như thế nào? Bồi thường về di chuyển mồ mả được cụ thể hoá tại Điều 22, Nghị định số 197. Theo đó, đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương. Câu 77: Tôi là xã viên hợp tác xã nông nghiệp. 5 năm trước, tôi được Nhà nước giao cho gần 1,5 hecta đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm. Nay thực hiện chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp của huyện, tôi phải giao lại diện tích đất đang canh tác của mình. Xin hỏi tôi sẽ được bồi thường như thế nào đối với cây trồng đang đến mùa thu hoạch của mình? Ở xã tôi cũng còn nhiều hộ gia đình có diện tích trồng cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhưng đều nằm trong diện quy hoạch của huyện. Vậy những hộ đó có được đền bù đối với giá trị cây trồng, vật nuôi thuỷ sản hay không, mức đền bù như thế nào? Vấn đề bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi cũng được Nhà nước chú trọng, quan tâm khi thu hồi đất. Điều 24 Nghị định số 197 cũng đã quy định cụ thể vấn đề này. Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách bồi thường với từng loại cây, con cụ thể. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Đối với cây lâu năm (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp), khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất). Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau: a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương; b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân với (x) giá bán 1 cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ đi (-) giá trị thu hồi (nếu có); c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ đi (-) giá trị thu hồi (nếu có); d) Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây. Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ nói tại mục này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ đi giá trị thu hồi (nếu có). Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau: a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế. XII. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ Câu 78: Thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng để làm đường của UBND thành phố, gia đình tôi thuộc diện phải chuyển tái định cư tại một quận mới. Được biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ di dời đối với những trường hợp như gia đình chúng tôi. Vấn đề này được quy định như thế nào? Hỗ trợ di chuyển là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu được Nhà nước áp dụng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất nay phải chuyển đến nơi ở mới. Theo Điều 27, Nghị định số 197, vấn đề này được quy định như sau: 1. Đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 2. Đối với tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt. 3. Trường hợp người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương. Câu 79: Khi thu hồi đất, Nhà nước có những chính sách cụ thể như thế nào để hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho cá nhân, tổ chức? Trả lời: Để khắc phục khó khăn bước đầu về đời sống và sản xuất của bà con, tổ chức, doanh nghiệp khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, pháp luật đã quy định những chính sách cụ thể để hỗ trợ ổn định như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương. 2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế. Mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Câu 80: Vừa qua, địa phương tôi thực hiện dự án mở rộng, phát triển khu du lịch sinh thái biển. Theo dự án này, gia đình tôi là một trong số nhiều hộ nông dân sẽ phải giao lại diện tích đất nông nghiệp đang nuôi trồng thuỷ sản cho Nhà nước. Chúng tôi rất lo lắng vì chưa biết mình sẽ làm gì trong tương lai, Nhà nước có hỗ trợ gì không để chúng tôi có việc làm, đảm bảo đời sống ổn định trong thời gian tới? Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là một trong mối quan tâm của nhiều bà con khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhà nước cũng đã ban hành những chính sách cụ thể như sau: Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho số lao động trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng hình thức hỗ trợ một phần chi phí học nghề tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương. Mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề. Trường hợp ở địa phương chưa tổ chức được việc đào tạo chuyển đổi nghề và chủ dự án sử dụng đất thu hồi không thể tổ chức được đào tạo nghề hoặc người được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề không muốn tham gia đào tạo nghề thì thực hiện hỗ trợ bằng tiền; mức hỗ trợ bằng tiền cụ thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Câu 81: Vì điều kiện khó khăn nên vợ chồng tôi vẫn đang phải thuê nhà ở của gia đình bà T. với thời hạn hợp đồng là 5 năm. Nay theo quy hoạch của thành phố để phát triển khu đô thị mới, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi diện tích nhà đất mà chúng tôi đang thuê, nên gia đình tôi phải di chuyển đến nơi khác. Trong trường hợp này, liệu chúng tôi có được hưởng chính sách hỗ trợ nào của Nhà nước không? Bạn đang thuê nhà không phải thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, trường hợp của bạn cũng sẽ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ một phần. Điều 30 Nghị định số 197 đã quy định cụ thể như sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển (bằng mức hỗ trợ đối với những gia đình bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới). 2. Căn cứ vào thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân. Câu 82: Người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo qui định của pháp luật? Theo qui định tại Điều 37 Nghị định số 197, người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có các quyền như sau: - Đăng ký đến ở nơi tái định cư bằng văn bản; - Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học; - Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai; - Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí. Đồng thời, họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ sau: - Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; - Nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSach_hoi_dap_dat_dai_-DA.doc
Tài liệu liên quan