Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục. GV: Quá trình sinh trưởng và phát dục chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? HS: Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. GV: Dựa vào sơ đồ 22.3 – SGK để phân tích cho HS thấy rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi.

docx4 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 14592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm được: a. Cơ bản - Khái niệm và vai trò của sinh trưởng, phát dục. - Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng và phát dục. - Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. b. Trọng tâm - Khái niệm sinh trưởng, pháp dục. - Các quy luật sinh trưởng, phát dục. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục. 2. Kỹ năng: rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm hiểu và phân tích, làm việc nhóm. 3. Thái độ: Giúp HS hiểu rỏ hơn về sự phát triển của vật nuôi. II. Chuẩn bị dạy và học 1. Giáo viên - Sơ đồ các giai đoạn của quá trình sinh trưởng, phát dục ở vật nuôi. - Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm. 2. Học sinh - Xem trước bài mới, tìm hiểu về sự sinh trưởng phát dục ở vật nuôi diễn ra như thế nào? - Phiếu học tập của nhóm để thảo luận. III. Tiến trình dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra – bài đầu chương trình học kì II. 3. Hoạt động dạy và học a. Vào bài - Việc phát triển nông nghiệp không chỉ dựa vào trồng trọt mà việc nuôi trồng cũng đóng gớp một vai trò rất quan trọng. Vì thế phát triển chăn nuôi, thuỷ sản cũng đang là hướng phát triển tích cực được nhà nước đầu tư, người dân chú ý. - Làm thế nào để vật nuôi có thể phát triển tốt, trước hết ta phải nắm được quy luật phát triển của vật nuôi, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng, phát dục của chúng. Đó cũng chính là nội dung cần nắm được trong bài học hôm nay: Bài “Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi”. b. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội Dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. GV: Chúng ta đã học qua về sinh trưởng, phát dục trong chương trình sinh học và công nghệ lớp 7: cho HS thảo luận nhóm để gợi nhớ lại kiến thức đã học: - Cho một ví dụ về quá trình sinh trưởng? - Vậy sinh trưởng là gì? - Cho một ví dụ về quá trình phát dục? - Vậy cho biết thế nào là phát dục? HS: Thảo luận nhóm, ghi nhận kết quả và trả lời, các nhóm khác bổ sung lẫn nhau: - VD: Con bê con mới sinh ra thì còn nhỏ, sau vài tháng sẽ tăng về kích thước và khối lượng. - Sinh trưởng: là quá trình tăng về khối lượng, kích thước của cơ thể. - VD: Quá trình sinh trưởng đến một thời điểm nào đó sẽ kéo theo quá trình phát dục: động dục. - Phát dục: là quá trình phân hoá để tạo ra các cơ quan, bộ phận của cơ thể và hoàn thiện các chức năng sinh lý. GV: Nhận xét và bổ sung, và yêu cầu tiếp: Vậy sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ như thế nào? HS: Dựa vào sơ đồ 22.1 trong SGK để trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi. GV: Cho HS đọc SGK, mục II và trao đổi, giáo viên giảng thêm cho HS hiểu. GV: Cho biết sinh trưởng và phát dục tuân theo những quy luật nào? HS: Tuân theo 3 quy luật: theo giai đoạn, không đồng đều và theo chu kỳ. GV: Nhận xét, giảng và cho ví dụ cụ thể về từng quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi. GV: Cho HS phân tích các ví dụ trong SGK để thấy rõ quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi. Nắm rõ được quy luật này thì con người có ứng dụng được điều gì trong chăn nuôi hay không? HS: Người chăn nuôi có thể điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi để thu được nhiều lợi ích kinh tế. GV: Những người chăn nuôi khi nắm bắt được quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sẽ có những tác động tích cực để đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Hoạt động 3: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục. GV: Quá trình sinh trưởng và phát dục chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? HS: Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. GV: Dựa vào sơ đồ 22.3 – SGK để phân tích cho HS thấy rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. I. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi 1. Khái niệm - Sinh trưởng: là quá trình tăng về khối lượng, kích thước của cơ thể. VD: Con bê con mới sinh ra thì còn nhỏ, sau vài tháng sẽ tăng về kích thước và khối lượng. - Phát dục: là quá trình phân hoá để tạo ra các cơ quan, bộ phận của cơ thể và hoàn thiện các chức năng sinh lý. VD: Quá trình sinh trưởng đến một thời điểm nào đó sẽ kéo theo quá trình phát dục: động dục. 2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát dục Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng có mối quan hệ thống nhất, sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát dục và phát dục lại là cơ sở cho quá trình sinh trưởng và phát dục tiếp theo. II. Quy luật sinh trưởng và phát dục Có ba quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: 1. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn - Giai đoạn phôi thai: + Thời kì tiền phôi + Thời kì phôi + Thời kì thai - Giai đoạn sau phôi thai: + Thời kì bú sữa + Thời kì trưởng thành + Thời kì già cỗi và chết VD: SGK 2. Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều Sự sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. VD: SGK 3. Quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kỳ Các hoạt động sinh lí, sinh hóa diễn ra có tính chu kỳ. VD: Chu kì động dục của con cái. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục - Yếu tố bên trong: + Những đặc tính di truyền + Tuổi + Trạng thái sức khoẻ - Yếu tố bên ngoài: + Thức ăn + Chế độ chăm sóc, quản lý + Môi trường sống của vật nuôi. 4. Củng cố - Nếu muốn vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, người chăn nuôi tác động vào yếu tố nào thì đem lại kết quả tốt nhất? - Cho các ví dụ minh họa các quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Tìm thêm các ví dụ khác để minh họa các quy luật sinh trưởng phát dục ở vật nuôi. - Tìm hiểu về quá trình chọn lọc giống vật nuôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_22_tham_khao_5775.docx
Tài liệu liên quan