Phòng trừ một số sâu bệnh hại lúa

Bệnh lem lép hạt Phòng trừ bệnh: Thời điểm phun là rất quan trọng. Nên phun phòng là chính nếu để bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa rồi thì rất khó có kết quả tốt. Phun hai lần vào thời kỳ lúa bắt đầu trổ và trổ đều để hạn chế các loại nấm phát triển trên vỏ hạt lúa. Có thể dùng các thuốc như Anvil 5SC giai đoạn cuối đẻ nhánh, Nevo 330EC giai đoạn từ làm đòng - trước trỗ, sau trỗ 1 tuần.

ppt124 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phòng trừ một số sâu bệnh hại lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI LÚATân Châu, tháng 4 năm 20151. Bọ trĩĐặc điểm và quy luật phát sinh bọ trĩ gây hại: Bọ trĩ non thường sống tập trung trong lá non và gây hại. Khi lá non xòe ra hoàn toàn, thì bọ non chuyển vào đầu chóp lá nõn bị cuốn. Bọ trĩ non khoảng 1mm, màu vàng nhạt, hình dạng giống bọ trưởng thành nhưng không có cánh.1. Bọ trĩ Bọ trĩ trưởng thành dài 1,5-1,8mm, màu nâu đỏ hoặc màu đen, khi bị khua động, thì nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẩn trốn hoặc rơi xuống đất. Thường bò và cong bụng ở trên mặt lá, hoặc trong các lá cuốn. Ưa hoạt động phá hoại vào những ngày trời râm mát, hoặc ban đêm, khi trời nắng thường ẩn náu trong các lá nõn hoặc lá non (cuộn lại).1. Bọ trĩ1. Bọ trĩCác yếu tố ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ:- Khi nhiệt độ từ 15-25oC mật độ bọ trĩ tăng dần;- Khi nhiệt độ tăng từ 25-27oC trở nên thì mật độ bọ trĩ giảm xuống;- Ruộng khô hạn thiếu nước, chăm sóc kém, mật độ bọ trĩ tăng cao;1. Bọ trĩCác yếu tố ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ:- Mưa có tác dụng làm giảm số lượng bọ trĩ rõ rệt, đặc biệt là bọ trĩ trưởng thành sau những trận mưa số lượng giảm hẳn;- Mật độ bọ trĩ giảm phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây lúa, từ khi cây lúa mọc mềm đến đẻ nhánh mật độ bọ trĩ tăng dần và đến ngưỡng cao nhất sau đó giảm dần.1. Bọ trĩCách phát hiện: Vì bọ trĩ rất nhỏ, mắt thường khó phát hiện, thông thường muốn biết sự xuất hiện của bọ trĩ thì ta nhúng tay xuống nước, rồi khoát tay qua lá và quan sát.1. Bọ trĩBiện pháp phòng trừ:- Vệ sinh đồng ruộng: Trừ cỏ dại quanh ruộng vì tỷ lệ trứng bọ trĩ tồn tại trên cỏ dại có lúc nhiều hơn so với lúa (nên cần phun trừ sâu trên bờ ruộng).- Gieo cấy thời vụ tập trung.1. Bọ trĩ- Phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp hóa học:Xử lý hạt giống với Cruiser theo liều khuyến cáo.Có thể sử dụng các loại thuốc như: Sherpa, Padan, Fastac, Actara,2. Rầy nâuĐặc điểm hình thái và vòng đời:- Rầy nâu trưởng thành có màu nâu. Rầy trưởng thành có 2 dạng hình: cánh dài và cánh ngắn; thời gian từ khi vũ hoá đến đẻ trứng 3-5 ngày, có thể sống 20 - 30 ngày.- Rầy đẻ trứng thành ổ trong bẹ và gân chính của lá lúa, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng trong, trước khi nở có điểm mắt màu nâu đỏ, thời gian trứng từ 6 – 8 nở ngày.2. Rầy nâu2. Rầy nâuĐặc điểm hình thái và vòng đời:- Rầy non có 5 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 3 gọi là rầy cám, hết tuổi 5 lột xác sang trưởng thành.- Vòng đời của rầy ngắn, từ 26 – 30 ngày nên khả năng tăng mật độ rất nhanh.- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều có tập tính bò ngang, dễ phát hiện, thường sống tập trung ở gốc và thân cây lúa, phần sát mặt nước để gây hại.2. Rầy nâu2. Rầy nâuTriệu chứng gây hại và quy luật phát triển của rầy:- Rầy nâu, là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời 2. Rầy nâu2. Rầy nâu2. Rầy nâu- Rầy thường gây hại nặng trên các chân ruộng thấp trũng, giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ, chín; nhất là những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm, trên các giống nhiễm.2. Rầy nâuBiện pháp phòng trừ:Xuống giống tập trung né rầy theo lịch thời vụ.Bón phân cân đối: không bón thừa phân đạm, khuyến cáo bón tăng liều lượng kali ở lần thúc lúc cây lúa 40-45 ngày sau sạ.2. Rầy nâuBiện pháp phòng trừ:Biện pháp hóa học:Dùng các loại thuốc sau: Aperlaur, Butyl, Bassa, Actara, Chess, Oshin,3. Nhện giéHình dạng của nhện gié:- Nhện có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường.- Có thể nhận dạng được nhện ở trong bẹ lá lúa bằng kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Nhện có màu vàng rơm chiều dầy khoảng 250µm. Con đực thon dài, rất hiếu động có thể phát hiện được nó trên bề mặt của lá lúa. Con cái có hình trứng (hình oval).3. Nhện gié3. Nhện giéẤu trùng có kích thước bằng nữa con trưởng thành. Trứng của chúng củng có kích thước như vậy.3. Nhện giéĐặc tính sinh vật học của nhện - Nhện sinh sản đơn tính không cần thụ tinh (không có con đực), trứngnở ra con đực. Sinh sản hữu tính, có thụ tinh (có con đực), trứng nở ra con cái.- Nhện cái có thể đẻ 55 trứng.- Sống tập trung ở trong bẹ lá lúa phần trên mặt nước, mật độ cao chúng bò lên bông lúa. - Nhện có thể cư trú bên trong vỏ trấu của hạt lúa.- Nhện ở hạt giống có thể bị chết bởi nhiệt độ nóng, lạnh trong kho trử hoặc chết bởi thuốc khử trùng. Lúa để khô thông thường có thể diệt chết nhện trong hạt giống.Phương pháp kiểm soát nhện là kiểm tra hạt giống và trên cây trồng3. Nhện giéTriệu chứng gây hại Nhện ăn phá bên trong bẹ lá lúa, vết ăn phá của nhện làm biến màu bẹ lá lúa có màu nâu vàng đến màu nâu socola. Do đó có thể phát hiện được chúng bởi sự biến màu của bẹ lá lúa.3. Nhện gié3. Nhện giéKhi 1 lá mới bắt đầu phát triển thì nhện sẽ di chuyển sang bẹ lá mới và chúng tiếp tục ăn phá ở bẹ lá mới này. Như thế chúng tiếp tục ăn phá đến lá sát với thân cây lúa (bẹ lá đòng).3. Nhện gié3. Nhện giéNhện ăn phá nhánh gié lúa ở giai đoạn lúa làm đòng đến giai đoạn lúa trổ ngậm sữa làm bông lúa bị lép.3. Nhện giéĐiều kiện phát sinh, phát triển của nhện gié - Nhiệt độ không khí cao, lượng mưa ít là điều kiện thích hợp cho nhện phát triển trên đồng. Nhện thường gây hại nặng trên chân ruộng xuống giống vụ Đông Xuân trể hoặc mùa vụ kế tiếp xuống giống sớm (xuân hè). Nhất là chân ruộng sạ dầy, thiếu nước tưới.3. Nhện giéChân ruộng trồng lúa liên tục nhiều vụ trong năm, nhất là giống nhiễm nhện tạo điều kiện cho nhện phát triển. Lây lan từ vụ lúa này sang vụ lúa kế tíêp. Và nhện có điều kiện tích lũy mật số gây thiệt hại nghiêm trọng. 3. Nhện giéNhện gây thiệt hại trên ruộng lúa bằng 2 cách trực tiếp và gián tiếp.Cách trực tiếp là ăn phá các mô lá bên trong bẹ lá lúa và gây thiệt hại nặng từ giai đoạn phát triển hạt đến giai đoạn lúa ngậm sữa.Cách gian tiếp, nhện tạo vết thương trên bẹ mở đường cho nấm bệnh, vi khuẩn tấn công cây lúa.3. Nhện giéBiện pháp phòng trừ:Đối với chân ruộng thường xuyên bị nhiện gié gây hại nên luân canh với cây trồng khác nhằm cắt đứt nguồn ký chủ. Sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng trước khi làm đất nếu là vùng thường xuyên có nhện gié xuất hiện. 3. Nhện gié - Cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt hết các lúa gốc rạ. - Mật độ sạ vừa phải hoặc gieo lúa theo hàng, bón phân cân đối. - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa (40 ngày đầu) nhằm bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa.3. Nhện giéBiện pháp hóa học:Sử dụng thuốc: Kinalux, Map Go, Angun, Ameta, 4. Sâu cuốc láĐặc điểm hình tháiTrưởng thành: mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh.   4. Sâu cuốc lá- Nhộng có  màu  vàng - nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn.    4. Sâu cuốc lá- Sâu non: Mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ - màu vàng, đầu màu nâu sáng. 4. Sâu cuốc láĐặc điểm gây hại: Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính.Đợi thứ nhất: thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ. Đợt này tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, chồi mới để bù đắp những gì đã mất. 4. Sâu cuốc láĐợt sâu thứ hai: thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông. Đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa 4. Sâu cuốc láSâu non nhả tơ cuốn dọc lá thành bao thẳng đứng và nằm trong đó ăn phần chất xanh trên mặt lá, để lại lớp màng trắng làm giảm diện tích quang hợp và mất diệp lục tố gây tổn thất cho năng suất và chất lượng nông sản. Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30 - 35 ngày. Thời gian trứng 6 - 7 ngày. Thời gian sâu non 15 - 25 ngày. Thời gian nhộng 6 - 8 ngày. Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng 2 - 7 ngày. 4. Sâu cuốc láCác yếu tố tác động đến sự bộc phát sâu cuốn lá nhỏ Thời vụ gieo sạ muộn, gieo cấy giống dễ nhiễm sâu bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và làm đòng - trổ. Khi trà lúa chính vụ đã qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập trung vào trà lúa muộn để phát triển và bảo tồn nòi giống. 4. Sâu cuốc lá- Sử dụng phân bón không hợp lý: Bón quá nhiều đạm, bón lai rai nhiều lần. Thực hiện biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng là giải pháp hữu hiệu giúp cây lúa phát triển chắc khỏe, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh nói chung. 4. Sâu cuốc lá- Thời tiết khí hậu, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao, sâu cuốn lá phát sinh rất nặng.4. Sâu cuốc láBiện pháp phòng trừ + Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm, các loài ăn thịt.+ Biện pháp canh tác rất quan trọng, thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước 4. Sâu cuốc lá+ Biện pháp hóa học là vũ khí cuối cùng phải sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế. Sử dụng các loại thuốc Padan 95SP, Gegent 800WP, Ammate 150SC, Takumi 20WG, 5. Sâu đục thânĐặc điểm hình thái  Trưởng thành có màu nâu vàng nhạt, mỗi cánh trước có 1 chấm đen rất rõ ở giữa cánh, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt (thường thấy rõ ở con cái). Bướm thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày nấp dưới khóm lúa. 5. Sâu đục thân Trứng đẻ theo ổ, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài. Mỗi con bướm cái có thể đẻ từ 1 – 5 ổ trứng, mỗi ổ có khoảng 50 – 217 trứng tuỳ theo lúa. Sâu non có 5 tuổi. Sâu non nằm trong thân lúa, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sâu tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu. Nhộng có màu vàng nhạt. 5. Sâu đục thân5. Sâu đục thân5. Sâu đục thânĐặc điểm gây hại - Sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra héo chồi thời kỳ lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc thời kỳ lúa trổ.- Trong một vụ thường có 2 đợt sâu non phát sinh gây hại nặng (Khi lúa GĐ đẻ nhánh và trỗ).5. Sâu đục thân5. Sâu đục thânBiện pháp phòng trừ  Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. Cày lật gốc rạ kèm theo ngâm nước. Bón phân cân đối giữa các loại phân theo quy trình kỹ thuật. Hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng.- Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đến quá ngưỡng phòng trừ:  giai đoạn đẻ nhánh: 0,5 ổ trứng/m2; đòng già -  bắt đầu trỗ: 0,3 - 0,5 ổ trứng/m2. 5. Sâu đục thânBiện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc: Virtako 40WG, Padan 95 SP, Regent 800WG, Marshal 200SC, 6. Bệnh thối thân do vi khuẩnBệnh thối thân lúa do vi khuẩn Erwinia sp gây ra, bệnh gây hại trên lúa vụ hè thu nhiều hơn vụ đông xuân do thời tiết ẩm ướt, nhiều sương mù, độ ẩm không khí cao.Bệnh xuất hiện vào khoảng 15 ngày sau khi sạ và gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. 6. Bệnh thối thân do vi khuẩnSự xâm nhập và lan truyền bệnh: Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước, xâm nhập qua vết thương, làm nghẽn mạch, gây héo. Bệnh lan truyền rất nhanh, trường hợp thiệt hại nhẹ thì lúa chết từng chòm, trường hợp nặng có thể cả ruộng lúa chết rụi.6. Bệnh thối thân do vi khuẩnTriệu chứng gây hạiĐầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Nhổ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Thời điểm gây chết rụi thường vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa.6. Bệnh thối thân do vi khuẩn6. Bệnh thối thân do vi khuẩn6. Bệnh thối thân do vi khuẩnBiện pháp phòng trừ:- Bón phân cân đối không bón dư thừa phân đạm.- Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó rải vôi bột 20-25kg vôi/1.000 m2. 6. Bệnh thối thân do vi khuẩn- Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ vi khuẩn như: Anti-Xo 200WP + Kasumin 2L, Xantocin 40WP, Physan 20L. Trường hợp trên ruộng xuất hiện đồng thời bệnh đạo ôn và bệnh thối thân do vi khuẩn thì kết hợp thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn .6. Bệnh thối thân do vi khuẩnSau khi xử lý khoảng 3-4 ngày, kiểm tra nếu thấy rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.Lưu ý: Khi lúa bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi đã xử lý tốt bệnh, quan sát thấy vết bệnh đã khô hoàn toàn và lúa ra rễ trắng.7. Bệnh đạo ônBệnh đạo ôn phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và có thể gây hại nhiều bộ phận của cây lúa, từ lá, đốt thân, cổ bông đến gié, hạt. Việc sạ dày, bón thừa đạm vào giai đoạn đẻ nhánh, tượng đòng, trổ, chín hoặc ruộng thiếu nước (giai đoạn sau trổ) là những nguyên nhân khiến cho bệnh đạo ôn phát triển, gây hại mạnh.7. Bệnh đạo ônTriệu chứng - Trên lá: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển sang màu xám nhạt. Sau hình thoi, dày, mầu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu nâu xám.7. Bệnh đạo ôn7. Bệnh đạo ônTrên cổ bông, cổ gié và trên hạt:Vết bệnh trên cổ bông, cổ gié xuất hiện sớm thì gây bông bạc, hạt bị lép và thường gây hiện tượng gãy cổ bông. Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu xám hoặc nâu đen. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác.7. Bệnh đạo ôn7. Bệnh đạo ôn7. Bệnh đạo ôn- Trên đốt thân: Các đốt thân ở gần gốc bị bệnh mục ra làm cho cây bị đổ.7. Bệnh đạo ôn7. Bệnh đạo ônNguyên nhân gây bệnh: Do nấm Pyricularia oryzae gây ra.Đặc điểm phát sinh, phát triển:- Bệnh thường hay phát sinh gây hại mạnh ở vụ Đông Xuân, ẩm độ cao, ban đêm có sương mù, mưa phùn liên tục trong nhiều ngày, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao. Ruộng gieo trồng giống nhiễm hoặc bón thừa đạm thường bị nặng hơn so ruộng bón hân cân đối.- Nấm bệnh sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25 – 280C và ẩm độ không khí 93% trở lên.7. Bệnh đạo ônBiện pháp phòng trừ Phòng bệnh - Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm bệnh. - Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch và trước khi gieo sạ đặc biệt phải dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại trên đồng ruộng có mang nguồn bệnh từ vụ trước7. Bệnh đạo ôn- Bón đạm, lân, kali cân đối, không bón thừa đạm, không nên bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh như thời kỳ trổ bông. Khi có bệnh xâm nhập phải giữ mực nước trên ruộng ngập 3-5cm; ngừng bón phân, ngừng phun phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng các loại và phun thuốc phòng, trừ kịp thời. 7. Bệnh đạo ôn- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn.- Thăm đồng thường xuyên, nhất là giai đoạn lúa khoảng 40 ngày tuổi cho tới khi trổ. Khi phát hiện ruộng lúa bị bệnh đạo ôn nên phun thuốc ngừa đặc biệt trên các giống lúa nhiễm, phun càng sớm càng tốt.7. Bệnh đạo ônTrừ bệnh- Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun:Beam 75 WP, Filia 525 SE, Fuan 40 EC, Vista 72.5 WP, Fuji One 40 EC, Rabcide 20 SC.8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)Trong các bệnh nấm hại lúa hiện nay ở nước ta bệnh khô vằn được xếp vào bệnh nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn.Nếu không phòng trừ, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của bệnh, nấm khô vằn sẽ tấn công lên ngọn lúa làm năng suất giảm đáng kể (gây bạc bông)...8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)Triệu chứng Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở một số bộ phận của cây như bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)- Vết bệnh lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng rất nhanh chiếm hết bề rộng ở phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi phát sinh trước sau đó lan lên các lá phía trên. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)- Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)- Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)Tác nhân:- Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani sống trong đất gây ra. Ngoài lúa, nấm còn gây hại trên rau cải, ngô, bầu bí, dưa, cà rốt, ớt mầm bệnh lây lan qua nước tưới, đất mang mầm bệnh và tàn dư thực vật của cây trồng bị bệnh vụ trước. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh : Điều kiện thời tiết : Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên ruộng quá cao, đặc biệt ở ruộng gieo sạ dày. Giai đoạn đòng trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng nhất. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)- Ảnh hưởng của phân bón : Bón thừa đạm, bón không cân đối N-P-K.-  Nấm tồn tại dưới dạng hạch, sợi nấm trong đất, tàn dư cây trồng, rơm rạ, cỏ, lúa chét. Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau khi thu hoạch lúa, thậm chí trong điều kiện ngập nước vẫn có tới 30% số hạch giữ được sức sống, nảy mầm thành sợi. 8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)Biện pháp phòng trừ : - Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng.- Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Mật độ gieo sạ vừa phải, bón cân đối NPK.8. Bệnh đốm vằn (khô vằn)- Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn, đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng.- Sử dụng thuốc hóa học như: Tilt 250ND, Anvil 5SC, Rovral 50WP, 9. Bệnh cháy bìa láCháy bìa lá (Xanthomonas oryzae) là một trong những bệnh nguy hiểm cho cây lúa ở nước ta hiện nay. Bệnh có thể phát sinh gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Bệnh có khả năng lây lan trên diện rộng và gây hại nặng nếu không phòng trị kịp thời.9. Bệnh cháy bìa láSự xâm nhập và lan truyền bệnh- Vi khuẩn tồn tại sẵn trong đất ruộng, xâm nhập vào cây lúa qua rễ. Từ các vết bệnh trên lá, vi khuẩn lan truyền qua vết thương cơ giới, chỗ lá lúa bị cọ sát, bị rách hoặc qua khí khổng trên lá.9. Bệnh cháy bìa láTriệu chứng của bệnhVi khuẩn xâm nhập đầu tiên thường ở mép lá, chóp lá sau đó lan dần vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính. Vết bệnh rộng dần ra theo đường gợn sóng hoặc thẳng, tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám và phát triển lên chóp lá. 9. Bệnh cháy bìa lá9. Bệnh cháy bìa láGiữa phần lá bệnh và không bệnh nổi lên một đường gợn sóng. Bệnh nặng lan rộng ra khắp phiến lá, xuống tới tận gốc của bẹ lá. 9. Bệnh cháy bìa láKhi bệnh nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn kém, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, bông lúa ngắn sẽ dẫn đến giảm năng suất. 9. Bệnh cháy bìa láPhương pháp phòng trị- Trong vụ Hè Thu cần canh tác đúng thời vụ, tránh sạ trễ, không để khi lúa làm đòng trổ bông trùng với lúc mưa nhiều.- Sạ thưa với mật độ vừa phải, nên áp dụng biện pháp sạ hàng với lượng giống 100 - 120 kg/ha.9. Bệnh cháy bìa lá- Sử dụng những giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh này, đặc biệt là khi sạ trễ trong vụ Hè Thu thì không nên sử dụng các giống lúa thơm.- Bón phân cân đối giữa các loại phân đạm, lân và kali, không nên bón thừa đạm làm cây lúa yếu dễ nhiễm bệnh và đổ ngã. 9. Bệnh cháy bìa láTriệu chứng bệnh cháy bìa lá lúa trên giống OM 4218, OM 6561 và Jasmine 859. Bệnh cháy bìa láPhòng trừ bằng thuốc hóa họcKhi lúa bị bệnh có thể sử dụng thuốc hóa học để trị bệnh như: Kasumin 2L, Kasuran 47 WP, Avalon, Anti-xo.Cần tiến hành phun thuốc ngay khi bệnh mới xuất hiện mới đạt hiệu quả cao. Khi phun cần hạ thấp cần phun để thuốc tiếp xúc nhiều với lá, nên phun thuốc vào buổi chiều lúc trời mát, khô ráo.10. Bệnh vàng lá chín sớmBệnh xuất hiện ở các tỉnh phía Nam cuối những năm 1980, sau một thời gian rất ngắn bệnh đã phát triển rất nhanh và gây hại đáng kể cho nghề trồng lúa của các tỉnh Nam bộ. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều từ khi lúa đòng - trỗ trở đi và nặng nhất vào lúc gần cuối vụ10. Bệnh vàng lá chín sớmNguyên nhân gây bệnh: Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá lúa còn có nhiều tranh cãi chưa được xác định chính xác. Có ý kiến cho là do nấm Curvularia sp. gây ra, ý kiến khác lại cho là do vi khuẩn Pseudomonas setariae.10. Bệnh vàng lá chín sớmTriệu chứngBệnh thường tấn công những lá phía dưới trước, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ có màu xanh úng hay vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu vàng cam và lớn dần, kéo dài thành một vệt dọc theo phiến lá đi dần lên phía chóp lá.10. Bệnh vàng lá chín sớm10. Bệnh vàng lá chín sớmKhi mới nhiễm, vết bệnh vẫn còn tươi, nhưng càng về sau vết bệnh càng trở nên khô cháy, nếu nặng sẽ làm cho toàn bộ lá bị khô trước khi lúa chín làm hạt lúa trỗ ra bị lép lửng nhiều, vì thế bệnh được gọi là "vàng lá chín sớm.10. Bệnh vàng lá chín sớmĐiều kiện phát sinhThực tế đồng ruộng cho thấy, những điều kiện về dinh dưỡng, về tình hình sinh trưởng của cây lúa thuận lợi cho bệnh đạo ôn và khô vằn, thì thường cũng là những điều kiện thuận lợi cho bệnh vàng lá chín sớm phát sinh, phát triển và gây hại mạnh.10. Bệnh vàng lá chín sớmBiện pháp phòng trừ- Cày ải phơi đất, làm cho đất thông thoáng, giúp phân huỷ chất hữu cơ trong đất, hạn chế chất độc gây hại cho bộ rễ của cây lúa. - Nên sử dụng những giống ít nhiễm bệnh có bộ lá dày, cứng cây, ít đổ ngã.10. Bệnh vàng lá chín sớm- Xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc Carbenzim 500FL pha nồng độ 0,3% (tức cứ 30ml thuốc pha trong 10 lít nước) trong 24-36 giờ, sau đó vớt ra đãi sạch rồi ngâm ủ bình thường. - Không nên gieo sạ lúa quá dày, tốt nhất dùng máy sạ hàng sạ với lượng giống khoảng 100-120 kg/ha là vừa.10. Bệnh vàng lá chín sớmCác thuốc hóa học có thể hạn chế sự gây hại của bệnh vàng lá gồm Benlate, Anvil, copper B, bộ đôi sản phẩm Mataxyl 500WP + Map Green 6AS  11. Bệnh lem lép hạtBệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. 11. Bệnh lem lép hạtLem lép hạt là thuật ngữ chung để chỉ triệu chứng hạt lúa bị lép, lửng không cho năng suất. Biểu hiện 3 dạng là lép trắng, lép xanh và lép đen.11. Bệnh lem lép hạt“Lép trắng” là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hạt đó không được hình thành đầy đủ. 11. Bệnh lem lép hạt“Lép xanh” là hiện tượng hạt trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.“Lép đen” là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. 11. Bệnh lem lép hạt11. Bệnh lem lép hạtTÁC NHÂN GÂY BỆNH Do nhện gié, vi khuẩn, nấm hoặc do các tác nhân khác như: rầy nâu, sâu đục thân, khô hạn.11. Bệnh lem lép hạtSỰ PHÁT SINH VÀ TÁC HẠI- Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều.- Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau.11. Bệnh lem lép hạt11. Bệnh lem lép hạtBIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP Giống : Gieo cấy hạt giống ít mang mầm bệnh hoặc dùng giống lúa có xác nhận tuyệt đối không lấy giống ở chân ruộng vụ trước bị lem lép nặng để gieo sạ lại. Trước khi ngâm ủ phơi khô rê sạch loại bỏ những hạt lép lửng, biến màu. 11. Bệnh lem lép hạtThời vụ : Gieo cấy lúa vào thời kỳ thích hợp để khi lúa trổ không trùng với thời kỳ mưa gió nhều; khi lúa có đòng - trổ không để ruộng bị khô hạn. Phân bón : Bón phân đầy đủ và cân đối. Có thể áp dụng phương pháp bón phân theo màu lá lúa dựa vào bảng so màu lá lúa.11. Bệnh lem lép hạtSâu bệnh: Phòng trừ tốt các loại sâu bệnh phát sinh vào giai đoạn đòng - trổ là sẽ giảm bệnh lem lép hạt.Cỏ dại: Cỏ dại ký chủ của nhiều nấm gây bệnh trên lá và hạt lúa. Cần phòng trừ cỏ trong ruộng cũng như trên bờ ruộng.11. Bệnh lem lép hạtBIỆN PHÁP HÓA HỌC Xử lý hạt giống trước khi gieo sạ :- Pha hoạt chất Benomyl (Viben 50BTN), Carben dazim (Vicarben 50HP) nồng độ 3 ‰ ngâm 24 – 36 giờ vớt ra rửa sạch bằng nước trong sau đó ủ bình thường.- Xử lý hạt giống giúp phòng ngừa ngoài bệnh lem lép hạt còn thêm các bệnh khác như lúa von, đạo ôn lá, vàng lá chín sớm.11. Bệnh lem lép hạtPhòng trừ bệnh:Thời điểm phun là rất quan trọng. Nên phun phòng là chính nếu để bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa rồi thì rất khó có kết quả tốt. Phun hai lần vào thời kỳ lúa bắt đầu trổ và trổ đều để hạn chế các loại nấm phát triển trên vỏ hạt lúa. Có thể dùng các thuốc như Anvil 5SC giai đoạn cuối đẻ nhánh, Nevo 330EC giai đoạn từ làm đòng - trước trỗ, sau trỗ 1 tuần. 11. Bệnh lem lép hạtNếu có áp lực đạo ôn, trước trỗ có thể dùng Amistar Top 325SC để phòng đạo ôn cổ bông, cả khô vằn, vàng lá, lem lép hạt.CÁM ƠN QUÝ BÀ CON LẮNG NGHE!CHÚC BÀ CON TRÚNG MÙA, TRÚNG GIÁ!!!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptphong_tru_sau_benh_hai_lua_8498.ppt
Tài liệu liên quan