Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp gây ra

1. Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp gây ra. (3 điểm) 2. Ngày 10/ 9/ 2000, anh V thường trú tại quận 1, thành phố H có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ti C có trụ sở chính đóng tại quận T, thành phố H. Theo bản hợp đồng lao động này, công việc mà anh V là nhân viên đội bảo vệ, tiền lương theo hợp đồng là 2.000 đồng/ tháng, tiền lương trước khi nghỉ việc là 2,5 triệu đồng/ tháng. Cuối năm 2007, công ti C có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Ngày 12 /12 /2007, Tổng Giám đốc công ti C ra quyết định số 08/QĐ- VL giải thể đội bảo vệ và cho 20 nhân viên bảo vệ thôi việc theo Điều 17 Bộ luật Lao động, trong đó có anh V. Ngày 05/2/2008 công ti C ra quyết định số 12 chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh V kể từ ngày 08/ 2/2008. Khi chấm dứt hợp đồng, công ty trả cho anh V trợ cấp thôi việc theo số năm anh đã làm việc cho công ty. Ngày 03/02/2008, anh V gửi đơn đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Anh V yêu cầu công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc. a/ Các cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V? b/ Trong vụ việc trên, anh V và công ty tranh chấp về vấn đề gì? c/ Theo anh (chị), công ti có thể căn cứ vào cơ sở pháp lí nào để chấm dứt hợp đồng với anh V và để chấm dứt hợp pháp công ti sẽ phải tiến hành những thủ tục gì?

docx17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI 1. Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp gây ra. (3 điểm) 2. Ngày 10/ 9/ 2000, anh V thường trú tại quận 1, thành phố H có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ti C có trụ sở chính đóng tại quận T, thành phố H. Theo bản hợp đồng lao động này, công việc mà anh V là nhân viên đội bảo vệ, tiền lương theo hợp đồng là 2.000 đồng/ tháng, tiền lương trước khi nghỉ việc là 2,5 triệu đồng/ tháng. Cuối năm 2007, công ti C có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Ngày 12 /12 /2007, Tổng Giám đốc công ti C ra quyết định số 08/QĐ- VL giải thể đội bảo vệ và cho 20 nhân viên bảo vệ thôi việc theo Điều 17 Bộ luật Lao động, trong đó có anh V. Ngày 05/2/2008 công ti C ra quyết định số 12 chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh V kể từ ngày 08/ 2/2008. Khi chấm dứt hợp đồng, công ty trả cho anh V trợ cấp thôi việc theo số năm anh đã làm việc cho công ty. Ngày 03/02/2008, anh V gửi đơn đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Anh V yêu cầu công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc. a/ Các cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V? b/ Trong vụ việc trên, anh V và công ty tranh chấp về vấn đề gì? c/ Theo anh (chị), công ti có thể căn cứ vào cơ sở pháp lí nào để chấm dứt hợp đồng với anh V và để chấm dứt hợp pháp công ti sẽ phải tiến hành những thủ tục gì? d/ Giả sử việc chấm dứt hợp đồng của công ti là hợp pháp thì quyền lợi của anh V sẽ được giải quyết như thế nào? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp gây ra. Quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp gây ra. Hiện nay, quan niệm về đình công có nhiều điểm khác nhau, có thể khẳng định rằng rất khó để đưa ra quan niệm nhất quan, có tính thuyết phục để trở thành quan điểm chính thống về đình công. Tuy nhiên, đình công là hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thị trường, phụ thuộc vào các quan điểm hay sự ghi nhận của pháp luật. Chính vì vậy mà từ bản chất của vấn đề và từ sự tồn tại khách quan của hiện tượng đình công Điều 172 luật lao động đã đưa ra khái niệm về đình công: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể” Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đình công thì đình công được chia làm hai loại: Đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Xét đình công bất hợp pháp ta có thể hiểu là đình công không thực hiện đầy đủ, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định đình công thuộc một trong các trường hợp tại Điều 173 LLĐ là đình công bất hợp pháp: “1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; 2. Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành; 3. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này; 4. Không lấy ý kiến người lao động về đình công theo quy định tại Điều 174a hoặc vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này; 5. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 172a của Bộ luật này; 6. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định; 7. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.” Vậy khi cuộc đình công bất hợp pháp xảy ra mà người sử dụng lao động bị thiệt hại thì pháp luật đã có những quy định như thế nào để giải quyết? Trong trường hợp đình công bất hợp pháp, gây thiệt hại cho NSDLĐ thì công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động và người tham gia đình công phải bồi thường thiệt hại. Căn cứ Nghị định của chính phủ số 11/2008 /NĐ-CP ngày 30/1/2008 và Thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC đã quy định một cách khá chặt chẽ và rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại, thủ tục yêu cầu và thực hiện bồi thường… của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp theo quy định của Bộ Luật Lao động.  Nguyên tắc bồi thường thiệt hại Việc bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp là tất yếu nhưng phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 3 Nghị định số 11/2008/NĐ-CP: “1. Thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu. 2. Mức bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất thực tế. 3. Tôn trọng, khuyến khích quyền tự định đoạt của các bên. 4.  Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động để duy trì và phát triển quan hệ lao động tại doanh nghiệp. 5. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc.” Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Được quy định tại Điều 4, Nghị định của chính phủ số 11/2008 /NĐ-CP ngày 30/1/2008: “1. Tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 2. Trong trường hợp cuộc đình công do đại diện tập thể lao động lãnh đạo bị Toà án tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại thì những người được cử làm đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.” Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về hai chủ thể. Thứ nhất là tổ chức công đoàn cơ sở hoặc những người được cử làm đại diện NLĐ lãnh đạo cuộc đình công và thứu hai là những người lao động tham gia đình công. Trong trường hợp cuộc đình công do công đoàn cơ sở, công đoàn lâm thời lãnh đạo thì tổ chức công đoàn đó phải nhân danh chính mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đối với cuộc đình công đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Do công đoàn là một tổ chức còn đại diện tập thể lao động chỉ là những cá nhân được NLĐ cư làm đại diện trong cuộc đình công nên họ phải chịu trách nhiệm cá nhân và theo phần như NLĐ. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với sự tham gia của mình trong cuộc đình công bất hợp pháp đó. Quy định này được hướng dẫn cụ thể hơn tại tiết 2 Mục II Thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về thời hạn yêu cầu bồi thường thiệt hại là một năm, kể từ ngày quyết định của Toà án về tính bất hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực. Đối với người lao động tham gia đình công bất hợp pháp, việc bồi thường thiệt hại được khấu trừ dần vào tiền lương, tiền công hàng tháng của người đó. Mức khấu trừ tối đa của một lần là không quá 30% tiền lương, tiền công tháng theo hợp đồng của người lao động. Trình tự, thủ tục thực hiện việc bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp, vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra. Nhà nước khuyến khích các bên tự thương lượng thảo thuận với nhau về vấn đề này. Việc thương lượng bồi thường thiệt hại tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 9, Nghị định của chính phủ số 11/2008 /NĐ-CP ngày 30/1/2008 và tiết 5 Mục II Thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC. Nếu không thương lượng được thì NSDLĐ có quyền kiện ra Tòa án đòi bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại Để xác định mức bồi thường thiệt hại trước tiên cần xác định được thiệt hại do cuộc đình công gây ra. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 11/2008/NĐ-Cp thì: “Thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công. Trong trường hợp hai bên không nhất trí về giá trị thiệt hại thì có quyền yêu cầu tổ chức trung gian xác định giá trị thiệt hại. Chi phí xác định giá trị thiệt hại do bên yêu cầu thanh toán.” Mức bồi thường thiệt hại theo Điều 7 Nghị định số 11/2008/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau: “Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính trên cơ sở xác định thiệt hại theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Mức bồi thường thiệt hại tối đa không vượt quá ba (03) tháng tiền lương, tiền công liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công.” Vậy, mức bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất thực tế. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc. Quyền tự định đoạt của các bên được tôn trọng và khuyến khích cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động được bảo đảm để duy trì và phát triển quan hệ lao động tại doanh nghiệp. 2. Một số ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp là một quy định hoàn toàn mới, đã được BLLĐ sửa đổi năm 2006 quy định lần đầu tiên, đây là một quy định cần thiết trong thực tiễn về giải quyết đình công. Quy định này thể hiện sự công bằng trong việc xem xét giữa bảo vệ quyền lợi NLĐ và quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ. Đình công là quyền của NLĐ, song NLĐ khi thực hiện quyền của mình thì phải tuân thủ quy định của pháp luật và tôn trọng quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ. Mặt khác, vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp có tác dụng ngăn ngừa đình công bất hợp pháp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động phát triển, mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc quy định bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp hiện nay vẫn còn một số điểm chưa hợp lí. Cụ thể, xin đưa ra một số vấn đề như sau: Thứ nhất, Theo Điều 1 của Nghị định 11 thì Nghị định này chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Tòa án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp. Vậy những cuộc đình công bất hợp pháp nhưng do không có yêu cầu của NLĐ hoặc NSDLĐ nên Tòa án không xét tính hợp pháp của nó, thì vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được quy định như thế nào. Như vậy, luật quy định như vậy có khả thi, có đảm bảo được quyền lợi cho các bên hay không. Đây còn là một vấn đề, mà pháp luật cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa để có thể đảm bảo và thực hiện trong thực tiễn. Thứ hai, khi người lao động tổ chức đình công đã là phương án cuối cùng cho việc giải quyết tranh chấp, đa số các cuộc đình công xảy ra khi người lao động đã bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của mình, nhưng do trình độ hiểu biết về luật, và thủ tục đình công còn thấp kém nên người lao động khi tổ chức đình công dễ bị lâm vào tình trạng cuộc đình công là không hợp pháp. Thậm chí, còn có những trường hợp mà người lao động biết nhưng vẫn thực hiện trái với các quy định của pháp luật về điều kiện đình công theo quy định của pháp luật, nhằm nhanh chóng gây sức ép với người sử dụng lao động để đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng của mình. Do đó, theo em luật nên quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đình công bất hợp pháp xảy ra cho tổ chức công đoàn cơ sở, người đại diện cho người lao động…để có thể bảo về quyền và lợi ích cho người lao động. Thứ ba, về mức bồi thường thiệt hại được quy định được quy định chưa được cụ thể, rõ ràng. Mức này có được đặt ra với trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở bồi thường thiệt hại không, nếu được đặt ra thì việc tính mức tối đa đó sẽ được hiểu như thế nào. Bên cạnh đó, tiền lương của mỗi NLĐ là khác nhau, như vậy lấy mức lương thấp nhất hay cao nhất làm mức tối đa. Vấn đề này cần phải được quy định một cách rõ dàng hơn nữa. II - Giải quyết tình huống Các cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V? Căn cứ vào những tình tiết của vụ việc trong đề bài ra, ta nhận thấy rằng đây là tranh chấp lao động cá nhân giữa anh V và công ty C. Do vậy, căn cứ theo Điều 165 Bộ luật Lao động quy định : “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: 1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động; 2. Tòa án nhân dân.” Như vậy, để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh V có thể gửi đơn yêu cầu của mình đến: 1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Trong trường hợp nếu công ty không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở thì có thể gửi đơn đến hòa giải viên lao động. 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền được nêu trên phải tổ chức họp và đưa ra phương án tiến hành hòa giải (khoản 1 Điều 165a). Nếu anh V và công ty C chấp nhận phương án hòa giải thì việc hòa giải thành công và được lập thành biên bản hòa giải thành (khoản 2 Điều 165a). Trong trường hợp không chấp nhận hòa giải thì có thể làm đơn kiện ra Tòa án nhân dân. Hồ sơ gửi Tòa án nhân dân phải kèm theo bản giải quyết không thành của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. Hoặc anh V có thể gửi đơn khiếu nại đến những người sử dụng lao động để giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu không được giải quyết, anh V có thể tiếp tục khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết theo trình tự sau: Thanh tra viên lao động; Chánh thanh tra sở; Chánh thanh tra Bộ lao động thương binh - xã hội (quyết định thanh tra cuối cùng) – theo Điều 8 Mục II Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005. Theo quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ: “ Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng…”. Như vậy, trong trường hợp của anh V thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 166. Do đó anh V có thể gửi đơn kiện ta Tòa án nhân dân trực tiếp mà không cần qua các bước hòa giải tại cơ sở. Trong vụ việc trên, anh V và công ty tranh chấp về vấn đề gì? Trong tình huống trên ta thấy, anh V đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu: “Công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ. Thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc” Do vậy, trong trường hợp này, có hai loại tranh chấp lao động đó là tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Theo anh (chị), công ty có thể căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để chấm dứt hợp đồng đối với anh V và để chấm dứt hợp pháp công ty sẽ phải tiến hành những thủ tục gì? Căn cứ pháp lý để công ty C chấm dứt hợp đồng lao động: Công ty C cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo khoản 1, Điều 8 BLLĐ, Điều 17 BLLĐ và Điều 11 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. Điều 8 BLLĐ quy định: “ Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh…” Do đó việc cơ cấu tổ chức lao động của công ty cũng như việc sắp xếp lao động là quyền của NSDLĐ. NSDLĐ có quyền thay đổi cơ cấu doanh nghiệp trong đó có giải thể bộ phận doanh nghiệp nhưng cần tuân theo các quy định của pháp luật. Điều 11 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP nói trên quy định: “Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật lao động: Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; Thay đổi cơ cấu tổ chức, sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị”. Trong trường hợp này, công ty C đã quyết định giải thể dội abor vệ nên những theo những quy định trên thì công ty C được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với anh V cũng như 19 nhân viên kjacs trong đội bảo vệ. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp của công ty C với anh V: Khi cho người lao động thôi việc, công ty C phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 17 BLLĐ: Thứ nhất, trước tiên công ty C cần trao dổi và nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở : Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 BLLĐ hiện hành thì “ Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b, c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi , nhất trí với ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mói có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sỏ và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tụ do pháp luật quy định”. Thủ tục trao đổi với Công đoàn là yêu cầu cần thiết mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động. Xuất phát từ vai trò của Công đoàn “là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn được thành lập trong các đơn vị sản xuất để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Vì vậy khi người sửu dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không thể không thông qua Ban chấp hành Công đoàn. Việc tham khảo ý kiến Công đoàn trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng lao động, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động khỏi sự xâm phạm từ phía người sử dụng lao động. Do đó, trong trường hợp này công ty C muốn chấm dứt hợp đồng lao động với anh V thì công ty phải trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để triển khai thực hiện. Thứ hai, công ty cần thong báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết dố là sơ lao động thương binh và xã hội. Nếu công ty thuộc bên chế suất hoặc khu công nghiệp thì công ty C phải thong báo cho ban quản lý khu công nghiệp, khu chế suất. Thứ ba, Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động: “ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.” Theo tiết b Điều 1 Mục III Thông tư 21/2003/TT-BLĐTB-XH quy định: “ Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc 38 của Bộ luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng văn bản. Số ngày báo trước của người lao động được quy định tại khoản 2, 3 Điều 37; của người sử dụng lao động tại khoản 3 Điều 38 của Bộ luật Lao động. Số ngày báo trước là ngày làm việc. Riêng trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước. Theo quy định tại tiết b điểm 1 Mục III của Thông tư 21/2003/TT-BLĐTB-XH ngày 22/09/2003 hướng dẫn “Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc 38 của BLLĐ, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện báo trước cho bên kia bằng văn bản.” Như vậy, trong trường hợp này Công ty C phải thông báo trước cho anh V ít nhất là 45 ngày và phải kèm theo văn bản thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty C cho anh V biết. Thứ tư, Thủ tục đào tạo lại người lao động trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo Điều 17 Bộ luật Lao động hiện hành. Xuất phát từ tinh thần của Hiến pháp nói chung và pháp luật lao động nói riêng đó là bảo vệ việc làm cho người lao động, do đó “ Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ tiếp tục sử dụng vào những chổ làm việc mới; nếu không giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhấp cũng bằng hai tháng lương”. (Điều 17 BLLĐ). Và theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP: “ những thay đổi trên dẫn đến người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại nghề cho người lao động để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động và Điều 12, 13 của Nghị định này”. Thủ tục đào tạo lại người lao động khi thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ của đơn vị, doanh nghiệp là bắt buộc và chỉ khi không giải quyết được việc làm mới người sử dụng lao động mới có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Như vậy, trước khi cho anh V thôi việc thì công ty C phải có trách nhiệm đào tạo lại anh V theo quy định của pháp luật. Giả sử việc chấm dứt của công ty là hợp pháp thì quyền, lợi của anh V sẽ được giải quyết như thế nào? Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện phát sinh nhằm làm chấm dứt mối quan hệ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì trách nhiệm đặt ra đối với người sử dụng lao động là rất lớn, bởi xuất phát từ vị thế của người làm chủ, có tài sản và tư liệu sản xuất và xuất phát từ tinh thần bảo vệ người lao động của pháp luật. Như vậy trong trường hợp chấm dứt của công ty là hợp pháp thì quyền, lợi ích của anh V sẽ được giải quyết như sau: Anh A được thanh toán đầy đủ các khoản tiền được hưởng trong quá trình lao động thực tế tại công ty C theo quy định của pháp luật là + Tiền lương theo thực tế: mà thực tế anh V làm cho công ty C tính từ ngày 10/9/200 đến ngày 08/02/2008 tức là được 7 năm 4 tháng 28 ngày là 88 tháng 28 ngày. + Các khoản khác nếu có như: phụ cấp lương, thưởng, làm them giờ… Công ty phải có trách nhiệm trợ cấp mất việc làm cho anh V: Trợ cấp mất việc làm là nghĩa vụ mà người sử dụng lao động phải thực hiện đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 17 và Điều 31 của Bộ luật Lao động hiện hành. Theo đó thì trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì phải trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Và căn cứ theo Điều 15 của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì: “ Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính theo bình quân 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Áp dụng vào trường hợp của anh V, công ty C kí hợp đồng với anh V số tiền lương hàng tháng là 2 triệu đồng, thời gian anh V làm việc cho công ty là từ ngày 10 tháng 9 năm 2000 tới ngày 8 tháng 2 năm 2008 (ngày công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với anh V). Như vậy, anh V đã làm việc cho công ty C 8 năm 5 tháng, thời gian tính trợ cấp mất việc của anh sẽ là 8 năm (vì thời gian 5 tháng dư ra không được làm tròn theo quy định tại khoản 5 Điều 14 nghị định số 44/2003/NĐ-CP). Như vậy anh V sẽ được nhận tiền trợ cấp mất việc ít nhất là 8 triệu đồng. Ngoài ra công ty C còn phải có trách nhiệm trả lại các giấy tờ liên quan cho anh V. Trước khi việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì công ty C phải có trách nhiệm thanh toán các khoản lợi ích mà trong thời gian làm việc anh V được hưởng như tiền đóng bảo hiểm xã hội, ngoài ra công ty C có trách nhiệm trả lại sổ lao động cho lao động. Theo quy định của tại Điều 43 Bộ luật Lao động: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.” MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ luật lao động Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 Giáo trình Luật lao động Việt Nam_Trường Đại học Luật Hà Nội_NXB Công an nhân dân_Hà Nội-2009. Nghị định của chính phủ số 11/2008 /NĐ-CP ngày 30/1/2008 Thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC Bộ luật dân sự BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ luật lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động NLĐ : Người lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBài tập lao động học kì nè bà con^^.docx