Ôn tập tài chính chương 1 - Nguyễn Thị Minh Châu

Câu 20: Tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm là Hợp đồng có thể được thực hiện hoặc không Rủi ro không biết có xảy ra hay không Công ty bảo hiểm có trả tiền bảo hiểm hay không Người mua bảo hiểm có trung thực hay không

ppt85 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập tài chính chương 1 - Nguyễn Thị Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 GV: NGUYỄN THỊ MINH CHÂU Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Các trung gian tài chính là: a) Các tổ chức và cá nhân thừa vốn b) Các tổ chức thiếu vốn c) Các tổ chức thu hút vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu d) Các tổ chức môi giới Câu 2: Bảo hiểm kinh doanh là: a) Bảo hiểm hưu trí b) Bảo hiểm y tế c) Bảo hiểm tài sản d) Bảo hiểm thất nghiệp Câu hỏi trắc nghiệm Câu 3: Bảo hiểm xã hội là: a) Bảo hiểm tài sản b) Bảo hiểm con người c) Bảo hiểm y tế d) Bảo hiểm nhân thọ Câu hỏi trắc nghiệm Câu 4: Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải đóng cho người lao động trong doanh nghiệp: a) Bảo hiểm con người b) Bảo hiểm nhân thọ c) Bảo hiểm xã hội d) Bảo hiểm tài sản Câu hỏi trắc nghiệm Câu 5: Người lao động bắt buộc phải đóng: a) Bảo hiểm con người b) Bảo hiểm xã hội c) Bảo hiểm nhân thọ d) Bảo hiểm tài sản Câu hỏi trắc nghiệm Câu 6: Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế từ đóng góp của: a) Ngân sách nhà nước b) Đơn vị sử dụng lao động và người lao động c) Doanh nghiệp nhà nước d) Chủ sử dụng lao động Câu hỏi trắc nghiệm Câu 7: Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội a) Kinh doanh lấy lãi b) Lấy số đông bù số ít, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình c) Cả a và b đều đúng d) Cả a và b đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 8: Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại là: a) Kinh doanh lấy lãi b) Lấy số đông bù số ít, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình c) Cả a và b đều đúng d) Cả a và b đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 9: Khẳng định nào sau đây là đúng: a) Con người đều chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên và xã hội b) Con người luôn luôn chịu rủi ro từ môi trường tự nhiên và xã hội c) Môi trường tự nhiên và xã hội có thể gây ra cho con người những tổn thất d) Câu b và c đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng: a) Rủi ro mang tính khách quan không lường trước được b) Rủi ro mang tính chủ quan c) Rủi ro vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan d) Cả a, b, c đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 11: Biện pháp có thể đối phó với rủi ro: a) Tích lũy tài sản b) Phòng ngừa rủi ro c) Mua bảo hiểm d) Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 12: Về mặt pháp lý: a) BH là một cam kết đảm bảo có điều kiện của DNBH đối với người tham gia. b) BH được thực hiện thông qua một cơ chế nhằm phân tán rủi ro trên nguyên tắc tương hỗ. c) Rủi ro của một người hay số ít người được cộng đồng bảo hiểm tham gia chia sẻ. d) Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 13: Khẳng định nào sau đây là đúng: a) Bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít b) Bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy số ít bù số đông c) Bảo hiểm hoạt động dựa trên bồi thường lấy số đông bù số đông d) Bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy số ít bù số ít Câu hỏi trắc nghiệm Câu 14: Xét về bản chất, tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm cho những người bị thiệt hại do rủi ro đã mua bảo hiểm gây ra: a) Là tiền của doanh nghiệp bảo hiểm b) Là tiền của người tham gia bảo hiểm c) Một phần tiền của doanh nghiệp bảo hiểm và một phần tiền của người tham gia bảo hiểm d) Cả A, B và C đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 15: Mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm: a) Hoạt động vì mục tiêu nhằm nâng cao phúc lợi xã hội b) Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận c) Hoạt động vì mục tiêu hỗ trợ người nghèo d) Cả A, B và C đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 16: Hoạt động tái bảo hiểm: a) Là việc doanh nghiệp bảo hiểm bán lại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác b) Là việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng c) Là việc doanh nghiệp bảo hiểm cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm khác thực hiện một hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng d) Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 17: Hoạt động đồng bảo hiểm a) Là việc doanh nghiệp bảo hiểm bán lại hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác b) Là việc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng c) Là việc doanh nghiệp bảo hiểm cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm khác thực hiện một hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng d) Cả A, B và C đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 18: Một quỹ bảo hiểm được hình thành: a) Từ những người tham gia bảo hiểm có khả năng xảy ra rủi ro khác tính chất b) Từ những người tham gia bảo hiểm có khả năng xảy ra rủi ro cùng tính chất c) Từ những người tham gia bảo hiểm có khả năng xảy ra rủi ro cùng tính chất hoặc khác tính chất d) Cả a, b, c đều sai Câu hỏi trắc nghiệm Câu 19: Vai trò của bảo hiểm: A. Bảo hiểm mang đến sự an toàn, ổn định cho hoạt động KT-XH và đời sống con người. B. Bảo hiểm góp phần tích cực hạn chế khả năng xảy ra rủi ro, tổn thất. C. Bảo hiểm cung ứng vốn hỗ trợ cho phát triển KT-XH. D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 20: Căn cứ vào tình hình pháp lý, bảo hiểm thương mại được chia thành: A. Bảo hiểm bắt buộc; Bảo hiểm tự nguyện B. Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ C. Các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản; Các nghiệp vụ bảo hiểm con người; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 21: Căn cứ vào phương diện kỹ thuật bảo hiểm, bảo hiểm thương mại được chia thành: A. Bảo hiểm bắt buộc; Bảo hiểm tự nguyện B. Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ C. Các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản; Các nghiệp vụ bảo hiểm con người; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 22: Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm thương mại được chia thành: A. Bảo hiểm bắt buộc; Bảo hiểm tự nguyện B. Bảo hiểm nhân thọ; Bảo hiểm phi nhân thọ C. Các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản; Các nghiệp vụ bảo hiểm con người; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 23: Bảo hiểm nhân thọ: A. Là loại hình BH liên quan đến những rủi ro gắn liền với tuổi thọ con người. B. Bảo đảm cho KH trong trường hợp tử vong dẫn đến mất thu nhập. C. Bảo đảm cho KH trong trường hợp sống qua một thời kỳ D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 24: Bảo hiểm phi nhân thọ A. Kỳ hạn cho HĐBH loại này thường là dưới 1 năm; Việc quản lý tài chính các nghiệp vụ bảo hiểm này được áp dụng kỹ thuật phân chia. B. DNBH không chịu sức ép về lạm phát, lãi suất. C. Quỹ bảo hiểm có độ thanh khoản cao nên ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của DNBH, và được đầu tư ngắn hạn và một phần tiền được gửi dưới dạng không kỳ hạn. D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 25: Nguyên tắc của hoạt động bảo hiểm thương mại: A. Nguyên tắc lấy số đông bù đắp số ít B. Nguyên tắc phí bảo hiểm được xây dựng gắn liền với giá cả của rủi ro C. Nguyên tắc lựa chọn rủi ro kinh doanh D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 26:. Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm: A. Phí BH gốc B. Từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác C. Phí BH nhận tái BH D. Cả A, B và C đều đúng Câu hỏi trắc nghiệm Câu 27: Trong trường hợp tái bh: a) Doanh nghiệp bh chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bh theo hợp đồng bh, kể cả trong trường hợp tái bh những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm b) Doanh nghiệp nhận tái bh có thể yêu cầu bên mua bh trực tiếp đóng phí bh cho mình c) Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình. d) Tất cả các câu trên đều đúng. Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM GV: NGUYỄN THỊ MINH CHÂU Nội dung chính Mục tiêu chương 2 Mục tiêu Hiểu và giải thích được những nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm Phân biệt các loại hợp đồng bảo hiểm. Trình bày các giai đoạn thực hiện hợp đồng bảo hiểm. I. TỔNG QUAN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 1.4 Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm Nguyên tắc ký kết hợp đồng bảo hiểm Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm 1.1 Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm Diagram Add Your Text Hợp đồng bảo hiểm??? Khái niệm về hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Bộ luật dân sự năm 2005) 1.1 Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm Khái niệm hợp đồng bảo hiểm: Khoản 1, Điều 12, luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: HĐBH là sự thỏa thuận giữa người tham gia/mua BH và người BH, theo đó, người tham gia BH phải đóng phí, người BH phải trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH. 1.1 Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm Người thụ hưởng Người được bảo hiểm Người bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) Người tham gia/ mua bảo hiểm Các bên tham gia 1.2 Nguyên tắc ký kết hợp đồng bảo hiểm Mục đích, nội dung ký kết hợp đồng phải hợp pháp, không được trái với đạo đức xã hội. Hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Việc ký kết hợp đồng phải trên cơ sở tự do thỏa thuận. Những người tham gia ký kết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 1.3 Tính chất của hợp đồng bảo hiểm a. HĐBH là hợp đồng song vụ Người tham gia bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm Nghĩa vụ, quyền Quyền, nghĩa vụ Diagram b. HĐBH là HĐ có điều kiện: Điều kiện của HĐBH gồm 3 nhóm: Điều kiện tiên quyết cho việc thanh toán BH Điều kiện sau HĐ 1.3 Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Điều kiện tiên quyết của HĐ 1.3 Tính chất của hợp đồng bảo hiểm c. HĐBH có thể dựa trên sự trao đổi không ngang giá d. HĐBH có tính chất gia nhập: Mẫu hợp đồng 1.3 Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm thường có các nội dung sau: Thời hạn BH. Mức phí và phương thức đóng phí. Phương thức giải quyết quyền lợi BH. - Các thỏa thuận khác. Đối tượng được BH. Số tiền BH/ giá trị tài sản BH. Phạm vi, điều kiện BH. Điều khoản loại trừ trách nhiệm BH. Câu hỏi thảo luận Vì tính chất bấp bênh của hợp đồng bảo hiểm, có người nói hợp đồng bảo hiểm là một hình thức cá cược? Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên? Giải thích tại sao. 1.4 Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm 1.4 Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm a. Quyền lợi được bảo hiểm: Quyền lợi được BH là giá trị của những lợi ích tài chính mà người tham gia BH sẽ có được nếu đối tượng được BH tồn tại và là những thiệt hại nếu xảy ra tổn thất liên quan đến đối tượng được BH. 1.4 Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm Một số các yếu tố cần lưu ý của quyền lợi được BH 1.4 Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm Quyền lợi được BH tồn tại khi BH tài sản Quyền lợi được BH tồn tại vào lúc xảy ra tổn thất. BH nhân thọ Quyền lợi được BH tồn tại ngay khi HĐ được phát hành. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Ông An mua bảo hiểm hoả hoạn cho căn nhà của mình trong vòng một năm. Sáu tháng sau, ông bán căn nhà đó lại cho ông Bình mà không sửa tên người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm. Sau khoảng 2 tháng, căn nhà bị cháy. Hỏi công ty bảo hiểm có phải chi trả tiền bảo hiểm không? Tại sao? 1.4 Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm b. Thông tin trung thực tuyệt đối: Trung thực tuyệt đối được hiểu là mức độ cao hơn của thành thật và được yêu cầu cho cả hai phía của HĐBH. 1.4 Những quy tắc xây dựng hợp đồng bảo hiểm Diagram Rủi ro được BH là những biến cố mà nếu nó xảy ra, nhà BH phải có trách nhiệm trả tiền BH. c. Rủi ro được BH và rủi ro loại trừ: Rủi ro loại trừ là những biến cố có thể mang lại tổn thất cho người được BH nhưng nhà BH không có trách nhiệm phải trả toàn bộ tiền BH. II. Các loại hợp đồng bảo hiểm 2.1 HĐBH Nhân thọ Ý nghĩa của HĐBH Nhân Thọ Các đặc trưng của HĐBH Nhân thọ Một số loại HĐBH Nhân thọ 2.2 HĐBH Phi nhân thọ Ý nghĩa HĐBH Phi nhân thọ Các đặc trưng HĐBH Phi nhân thọ Các loại HĐBH Phi nhân thọ 2.1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ a. Ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Mang ý nghĩa bảo vệ, giúp người mua BH tránh khỏi những thiệt hại rủi ro. Phương tiện tích lũy đầu tư sinh lời. Duy trì sự ổn định vững chắc về tài chính trong tương lai. Được xem là một chứng từ có giá, dễ chuyển nhượng trên thị trường nên còn được sử dụng làm tài sản đảm bảo để vay nợ ngân hàng. 2.1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ b. Các đặc trưng của HĐBH nhân thọ: Quan hệ giữa người tham gia BH và đối tượng được BH: + Đối tượng được BH là tính mạng con người. + Mối quan hệ giữa người tham gia BH và người được BH thuộc một trong những dạng sau: ● Quyền lợi được BH hình thành trên tính mạng của bản thân. ● Quyền lợi được BH hình thành trên tính mạng của người khác. 2.1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Biến cố rủi ro: + Biến cố rủi ro được nhận BH là: + Sự xuất hiện của biến cố này là chắc chắn nên giá trị của HĐBH nhân thọ luôn được xác định ngay tại thời điểm kí kết HĐ thương tật vĩnh viễn biến cố tử vong 2.1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Thời gian bảo hiểm: Thời gian kí HĐBH nhân thọ thường trung hoặc dài hạn. - Chuyển nhượng hợp đồng: Hầu hết các loại HĐBH nhân thọ (trừ HĐBH nhân thọ có thời hạn) đều có thể được chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật. Phí BH có thể đóng một lần hoặc đóng theo định kì (tháng, quý, năm…) 2.1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ c. Một số loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn Hợp đồng bảo hiểm sinh kì thuần túy Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp Niên kim 2.2 Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ Ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: Các loại HĐBH phi nhân thọ là một công cụ bảo vệ người được BH trước những thiệt hại nếu xảy ra rủi ro trong thời gian hiệu lực của HĐ. b. Các đặc trưng của HĐBH phi nhân thọ: Biến cố rủi ro liên quan đến đối tượng được BH: + Đối tượng được BH rất đa dạng. + Biến cố rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra. 2.2 Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ 2.2 Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ Thời gian BH: Thời gian của HĐBH phi nhân thọ thường ngắn hơn so với HĐBH nhân thọ, thường trong khoảng thời gian 1 năm. Phí bảo hiểm: được đóng 1 lần ngay khi kí HĐBH và sau đó được tái tục hàng năm. Tính chuyển nhượng: HĐBH phi nhân thọ không có tính chất chuyển nhượng. 2.2 Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ c. Các loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ: HĐBH tài sản HĐBH trách nhiệm HĐBH con người phi nhân thọ III. Giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐBH 3.1 Giao kết hợp đồng: Xác định các chủ thể có liên quan Các chủ thể có liên quan trong HĐBH: người BH, người mua BH, người được BH và người thụ hưởng. Ngoài ra còn có trung gian BH là đại lý hoặc môi giới BH. 3.1 Giao kết hợp đồng Xác định quyền lợi có thể được BH Khai báo rủi ro khi giao kết HĐ Trước khi thiết lập HĐBH, người tham gia BH phải khai báo trung thực, chính xác vào giấy yêu cầu BH theo mẫu của công ty BH. Chấp nhận BH: Sau khi nhận được phiếu yêu cầu BH của khách hàng, công ty BH sẽ xét duyệt với các điều kiện BH, nếu đồng ý chấp nhận thì công ty BH sẽ đóng dấu vào giấy yêu cầu BH đó. 3.1 Giao kết hợp đồng Những điều kiện chung của HĐ Những điều kiện riêng của HĐ là những điều kiện riêng do cả hai bên thỏa thuận thống nhất. Thỏa thuận về việc nộp phí BH. Cấp đơn BH hoặc giấy chứng nhận BH 3.2 Thực hiện hợp đồng bảo hiểm Thực hiện HĐBH là quá trình mà hai bên thực hiện quyền và nghĩa vụ đã cam kết. Quyền và nghĩa vụ của công ty bảo hiểm được quy định trong điều 17, mục 1, chương III, luật Kinh doanh bảo hiểm. Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm được quy định trong điều 18, mục 1, chương III, luật Kinh doanh bảo hiểm. 3.3 Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm HĐBH chấm dứt là do: Hết thời hạn hiệu lực. Nhà BH đã thực hiện việc thanh toán khiếu nại khi xảy ra sự kiện BH. Buộc phải đình chỉ hoặc hủy bỏ trước thời hạn thỏa thuận. Có các loại đình chỉ, hủy bỏ sau: đình chỉ mặc nhiên; đình chỉ, hủy bỏ do hai bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện HĐ; đình chỉ, hủy bỏ do thỏa thuận giữa hai bên. Câu 1: Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào? a) Bên mua bh không có quyền lợi có thể bh b) Tại thời điểm giao kết hd bh, đối tượng bh không tồn tại c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bh, bên mua bh biết sự kiện bh đã xảy ra d) Bên mua bh hoặc doanh nghiệp bh có hành vi lừa dối khi giao kết hd bh e) Tất cả các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 2: Trong trường hợp hợp đồng bh bị chấm dứt do bên mua bh không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm thì: Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại toàn bộ phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại một phần phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Câu b và c đều đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 3: Trong thời hạn còn hiệu lực trên giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì: Chủ xe cơ giới cũ vẫn hưởng quyền lợi bảo hiểm. Chủ xe cơ giới mới có thể được hưởng quyền lợi được bảo hiểm nếu chủ xe cũ thông báo với doanh nghiệp bảo hiểm. Cả chủ xe cơ giới mới và cũ đều được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Không ai được hưởng quyền lợi được bảo hiểm. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 4: Đối với hd bh tài sản và hd bh trách nhiệm dân sự, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bh do bên mua bh không đóng đủ phí bh trong thời gian gia hạn đóng phí bh theo thỏa thuận trong hợp đồng bh: a) Bên mua bh vẫn phải đóng đủ phí bh cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bh. b) Doanh nghiệp bh vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bh khi sự kiện bh xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí c) Doanh nghiệp bh không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bh khi sự kiện bh xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí. d) Câu a và b đúng e) Câu a và c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 5: Quyền lợi có thể được bh là: a) Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu b) Quyền sử dụng, quyền tài sản c) Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm d) Tất cả các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 6: Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm: Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết. Khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm. Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm. Câu a, b, c đúng. Câu a và c đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 7: Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bh, dẫn đến giảm các rủi ro được bh thì: a) Bên mua bh có quyền yêu cầu doanh nghiệp bh giảm phí bh cho thời gian còn lại của hd bh b) Bên mua bh không có quyền yêu cầu doanh nghiệp bh giảm phí bh cho thời gian còn lại của hd bh c) Bên mua bh có quyền đơn phương đình chỉ hd bh và thông báo cho doanh nghiệp bh bằng văn bản nếu doanh nghiệp bh không chấp nhận giảm phí bh d) Bên mua bh không có quyền đơn phương đình chỉ hd bh nếu doanh nghiệp bh không chấp nhận giảm phí bh e) Câu a và c đúng f) Câu a và d đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 8: Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bh, dẫn đến tăng các rủi ro được bh thì: a) Doanh nghiệp bh có quyền tính lại phí bh cho thời gian còn lại của hd bh b) Doanh nghiệp bh không có quyền tính lại phí bh cho thời gian còn lại của hd bh c) Doanh nghiệp bh có quyền đơn phương đình chỉ hd bh nếu bên mua bh không chấp nhận tăng phí bh d) Doanh nghiệp bh không có quyền đơn phương đình chỉ hd bh nếu bên mua bh không chấp nhận tăng phí bh e) Câu b và d đúng f) Câu a và c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 9: Thời hạn trả tiền bh hoặc bồi thường: a) Là 1 năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bh b) Là 1 năm, kể từ ngày bên mua bh biết việc xảy ra sự kiện bh đó c) Là 1 năm, kể từ ngày bên thứ ba yêu cầu bên mua bh bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bh theo thỏa thuận trong hd bh d) Câu a và c đúng e) Câu a, b, c đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 10: Trong bh con người, nếu bên mua bh không đóng hoặc đóng không đủ phí bh thì doanh nghiệp bh: a. Có quyền khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. b. Không có quyền khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. c. Không được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. d. Câu b, c đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 11: Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trong trường hợp, người được bảo hiểm chết hoặc thương tật vĩnh viễn do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ 3 gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm và: Có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Không có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ 3 chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm không phải trả tiền cho người thụ hưởng. Câu a, c đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 12: Đối với hợp đồng bảo hiểm con người, trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây tử vong hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải trả lại phí bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 13: Đối với hd bh tài sản: a) Số tiền bồi thường mà DN bh phải trả cho người được bh được xác định trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản được bh tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất b) Số tiền bồi thường mà DN bh phải trả cho người được bh được xác định trên cơ sở mức độ thiệt hại thực tế c) Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do DN bh chịu d) Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do người mua bh chịu e) Câu a, b, c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 14: Trong trường hợp người được bh không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bh thì DN bh có quyền ấn định một thời hạn để người được bh thực hiện các biện pháp đó, nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm số tiền bảo hiểm. Câu a và b đúng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 15: Doanh nghiệp bảo hiểm: a) Có thể đồng thời kinh doanh bh nhân thọ và bh phi nhân thọ b) Không được phép đồng thời kinh doanh bh nhân thọ và bh phi nhân thọ c) DN bh nhân thọ có thể vừa kinh doanh bh sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bh nhân thọ d) Câu b và c đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 16: Trong hợp đồng bh thương mại, người thụ hưởng: a) Được chỉ định đích danh b) Không được chỉ định đích danh c) Có thể chỉ định đích danh hoặc có thể không đích danh CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 17: Khái niệm giá trị bảo hiểm được sử dụng trong: a) Bảo hiểm TNDS b) Bảo hiểm con người c) Bảo hiểm tài sản d) Tất cả các câu trên đều đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 18: Số tiền bảo hiểm là khoản tiền được xác định trong hd bh thể hiện: a) Số tiền mà doanh nghiệp bh phải chi trả khi có sự kiện bh xảy ra b) Số tiền tối thiểu mà doanh nghiệp bh phải chi trả khi có sự kiện bh xảy ra c) Số tiền tối đa mà doanh nghiệp bh phải chi trả khi có sự kiện bh xảy ra d) Không có câu nào ở trên đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 19: Trách nhiệm cung cấp thông tin Chấm dứt khi hoàn tất giấy yêu cầu bảo hiểm Chấm dứt khi giấy yêu cầu bảo hiểm đã được gửi tới công ty bảo hiểm Được áp dụng từ khi yêu cầu bảo hiểm đến toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng Chấm dứt khi công ty bảo hiểm cấp đơn/ giấy chứng nhận bảo hiểm CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 20: Tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm là Hợp đồng có thể được thực hiện hoặc không Rủi ro không biết có xảy ra hay không Công ty bảo hiểm có trả tiền bảo hiểm hay không Người mua bảo hiểm có trung thực hay không CẢM ƠN!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_2_576.ppt