Ôn tập: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Ôn tập: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Câu 1: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ năm 1945 đến năm 1975? Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào(1945-1975). *Khởi nghĩa chống quân phiệt Nhật(1945). -23/8/1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. -12/10/1945 chính phủ Lào tuyên bố độc lập. *Kháng chiến chống Pháp(1946-1954). -3/1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào. -1946-1954 phối hợp Việt Nam và Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp. -7/1954 Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản ở Lào. *Kháng chiến chống Mỹ. -22/3/1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập, lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Mỹ. -21/2/1973 Mỹ và tay sai ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. -Từ tháng 5 đến tháng 12/1975 quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Câu 2: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng CamPuChia từ năm 1945 đến năm 1993? Các giai đoạn phát triển của cách mạng CamPuChia(1945-1993). *Kháng chiến chống Pháp(1945-1954). -10/1945 Pháp trở lại xâm lược CamPuChia. -1951 Đảng nhân dân cách mạng CamPuChia thành lập lãnh đạo nhân dân đấu tranh. -9/11/1953 chính phủ Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập nhưng quân Pháp vẫn còn chiếm đóng. -7/1954 Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của CamPuChia. *Thời kỳ trung lập(1954-1970). -1954-1970 chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình trung lập; đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. *Kháng chiến chống Mỹ(1970-1975). -18/3/1970 Mỹ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc. Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mỹ. -17/4/1975 giải phóng thủ đô Phnômpênh. Đế quốc Mỹ bị đánh bại. *Đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ(1975-1979). -1975-1979 nhân dân CamPuChia nổi dậy đánh đuổi tập đoàn Khơme đỏ do PônPốt cầm đầu. -7/1/1979 tập đoàn PônPốt bị lật đổ. Nước Cộng hòa nhân dân CamPuChia được thành lập *Nội chiến(1979-1993). -1979 bùng nổ nội chiến giữa Đảng nhân dân cách mạng với phe đối lập, chủ yếu là tập đoàn Khơme đỏ. -23/10/1991 được cộng đồng quốc tế giúp đỡ, Hiệp định hòa bình về CamPuChia được ký kết tại Pari. -9/1993 tổng tuyển cử bầu quốc hội mới, thành lập vương quốc CamPuChia. Câu 3: Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ(1945-1975)? *Trong kháng chiến chống Pháp -Tháng 4/1953, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lì. Căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam.

docx7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4850 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Câu 1: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ năm 1945 đến năm 1975? Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào(1945-1975). *Khởi nghĩa chống quân phiệt Nhật(1945). -23/8/1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. -12/10/1945 chính phủ Lào tuyên bố độc lập. *Kháng chiến chống Pháp(1946-1954). -3/1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào. -1946-1954 phối hợp Việt Nam và Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp. -7/1954 Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản ở Lào. *Kháng chiến chống Mỹ. -22/3/1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập, lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Mỹ. -21/2/1973 Mỹ và tay sai ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. -Từ tháng 5 đến tháng 12/1975 quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Câu 2: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng CamPuChia từ năm 1945 đến năm 1993? Các giai đoạn phát triển của cách mạng CamPuChia(1945-1993). *Kháng chiến chống Pháp(1945-1954). -10/1945 Pháp trở lại xâm lược CamPuChia. -1951 Đảng nhân dân cách mạng CamPuChia thành lập lãnh đạo nhân dân đấu tranh. -9/11/1953 chính phủ Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập nhưng quân Pháp vẫn còn chiếm đóng. -7/1954 Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của CamPuChia. *Thời kỳ trung lập(1954-1970). -1954-1970 chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình trung lập; đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. *Kháng chiến chống Mỹ(1970-1975). -18/3/1970 Mỹ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ Xihanúc. Campuchia tiến hành kháng chiến chống Mỹ. -17/4/1975 giải phóng thủ đô Phnômpênh. Đế quốc Mỹ bị đánh bại. *Đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ(1975-1979). -1975-1979 nhân dân CamPuChia nổi dậy đánh đuổi tập đoàn Khơme đỏ do PônPốt cầm đầu. -7/1/1979 tập đoàn PônPốt bị lật đổ. Nước Cộng hòa nhân dân CamPuChia được thành lập *Nội chiến(1979-1993). -1979 bùng nổ nội chiến giữa Đảng nhân dân cách mạng với phe đối lập, chủ yếu là tập đoàn Khơme đỏ. -23/10/1991 được cộng đồng quốc tế giúp đỡ, Hiệp định hòa bình về CamPuChia được ký kết tại Pari. -9/1993 tổng tuyển cử bầu quốc hội mới, thành lập vương quốc CamPuChia. Câu 3: Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ(1945-1975)? *Trong kháng chiến chống Pháp -Tháng 4/1953, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa Lì. Căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam. -Tháng 12/1953, phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào, bộ đội Việt Nam mở chiến dịch Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt và toàn bộ tỉnh Khăm Muộn, uy hiếp Sê-nô... -Những thắng lợi của quân dân Việt-Lào trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Pháp đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ(21/7/1954), công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Câu 4: Trình bày sự ra đời, quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN)? a, Sự ra đời. -Sau khi giành độc lập, các nước bước vào thời kỳ phát triển kinh tế rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển. -Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi. -Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của khối thị trường chung Châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. -Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan), với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. b, Quá trình phát triển. -Trong giai đoạn đầu(19671975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. -Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được ký kết với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á. Từ đây, ASENAN có sự khởi sắc. -Lúc đầu, ASEAN thực hiện chính sách đối đầu với các nước Đông Dương. Song từ cuối thập niên 80, khi "vấn đề Campuchia" được giải quyết, các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. -Các nước gia nhập ASEAN: Brunây(1984), Việt Nam(1995), Lào và Mianma(1997), Campuchia(1999). -Từ 5 nước sáng lập ban đầu đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt. *Vai trò: ASEAN ngày càng trở thành tổ chức hợp tác chặt chẽ và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. Câu 5: Anh(chị) hãy trình bày rõ mục tiêu của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN). Mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN từ năm 1967-1999? a,mục tiêu của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN): -Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) thành lập 8/1967 tại Băng Cốc(Thái Lan) với sự tham gia của các nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan. -Mục tiêu của tổ chức ASEAN được nêu rõ tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Ba-li(Inđônêxia) tháng 12/1976 có nội dung là: +Xây dựng những mối quan hệ hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo ra một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á. +Như vậy, ASEAN là một liên minh kinh tế-chính trị của khu vực Đông Nam Á. b, Quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN.  Diễn biến phức tạp, có lúc căng thẳng, lúc hòa dịu tùy theo tình hình khu vực, có thể chia thành các thời kỳ sau: -Từ 1967 đến 1992, ASEAN mới thành lập và thời điểm này một số nước ASEAN(Philippin, Thái Lan) có thể tham gia vào cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam...Vì thế, Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN. -Từ 1972 đến 1986: do tình hình khu vực có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, ASEAN điều chỉnh chính sách của mình đối với Việt Nam. Về phía Việt Nam, hiệp định Pari 1973 được ký kết, đặc biệt năm 1975, ta thắng giặc Mỹ xâm lược, đất nước thống nhất, các nước ASEAN phải tính lại "quan hệ với Mỹ".Nhưng quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN vẫn căng thẳng do "vấn đề Campuchia". -Từ năm 1986 đến nay khi"vấn đề Campuchia" được giải quyết và Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại "muốn làm bạn với tất cả các nước", thì quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng được cải thiện, từ đối đầu sang đối thoại, thân thiện, hợp tác. -Ngày 22/7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên chính thức của ASEAN cùng Lào.  -Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc khẳng định sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức ASEAN. -Năm 1998, Việt Nam đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6. Câu 6: Nêu nội dung, thành tựu và hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? a, Chiến lược kinh tế hướng nội: -Nội dung: đẩy mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. -Thành tựu: đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. -Hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội. b, Chiến lược kinh tế hướng ngoại -Nội dung: mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn, kỹ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. -Thành tựu: tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. -Hạn chế: phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lý.  Câu 7: Hãy cho biết thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN? -Thời cơ: Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra giai đoạn mới trong quan hệ quốc tế với Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á, thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa...để phát triển. Nâng cao vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. -Thách thức: Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế, trong khi trình độ kinh tế, khoa học-kỹ thuật của Việt Nam còn thấp nên đây sẽ là một thách thức lớn. Nếu Việt Nam không bắt kịp trình độ phát triển chung của khu vực thì dễ bị tụt hậu về kinh tế. Nếu không đứng vững thì dễ bị hòa tan về chính trị, xã hội Câu 8: Trình bày phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ(1945-1950)? -Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. -Do sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ: ngày 15/8/1947 đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. -Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948-1950, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi hoàn toàn. -Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa. Ý nghĩa : sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đánh dấu bước ngoặt quan trọng của lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 9:Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Ấn Độ? -Trong thời kỳ xây dựng đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: -Nông nghiệp: +Từ những thập niên 70, Ấn Độ thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, nhờ đó đã tự túc được lương thực. +Từ 1995, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới. -Công nghiệp: trong thập niên 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 thế giới về sản xuất công nghiệp, đã chế tạo được nhiều máy móc hiện đại. -Khoa học-kỹ thuật: đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. -Văn hóa-giáo dục: thực hiện cuộc "cách mạng chất xám" và trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. -Đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. -Ngày 7/1/1972 Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxÔn tập- Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.docx
Tài liệu liên quan