Nông nghiệp - Chương 4: Kỹ thuật chăn nuôi các loại dê

Nuôi dưỡng dê vắt sữa phải ñảm bảo ñược những yếu cầu sau: - ðảm bảo khẩu phần cung cấp ñầy ñủ và cân ñối nhu cầu dinh dưỡng của dê sữa. - Ưu tiên cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non, ngon và có chất lượng tốt. Bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp với hàm lượng protein thô từ 15-17%. Lựa chọn các loại thức ăn mà dê ưa thích ñể có nhiều sữa như lá mít, keo dậu, cám tổng hợp. - Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày (ở tháng thứ 1 và tháng thứ 2) cần cho ăn ñủ thức ăn tinh với lượng 400 g/lít sữa và vắt sữa 2 lần/ngày. - Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5 lít/con/ngày), yêu cầu nước sạch có ñầy ñủ ở các máng trong chuồng và ngoài sân chơi. - Bổ sung thường xuyên premix khoáng cho dê ở mức khoảng 0,5kg/con/tháng trong suốt thời gian vắt sữa, bằng cách trộn vào thức ăn tinh, làm tảng khoáng treo lên thành chuồng hoặc cho muối, khoáng vào ống tre ñục lỗ treo lên thành chuồng cho dê liếm

pdf20 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp - Chương 4: Kỹ thuật chăn nuôi các loại dê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chng 4 KỸ THUẬT CHĂN NUÔI CÁC LOẠI DÊ Mỗi loại dê ñòi hỏi người chăn nuôi phải có kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng phù hợp với ñặc ñiểm sinh lý và sản xuất của chúng. Chương này mang tính chuyên khoa nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về kỹ thuật chăn nuôi các loại dê khác nhau gồm dê sinh sản, dê con, dê thịt và dê sữa. Ngoài ra, một số kỹ thuật ñặc biệt trong chăm sóc và quản lý dê cũng ñược giới thiệu. I. CHĂN NUÔI DÊ CÁI SINH SẢN 1.1. Hoạt ñộng sinh dục và sinh sản của dê cái Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với bò và trâu. Thông thường tuổi ñộng dục lần ñầu của dê 6-8 tháng tuổi, tuổi phối giống lần ñầu 8-10 tháng và tuổi ñẻ lứa ñầu là 12-14 tháng. Các giống dê khác nhau, ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và ngoại cảnh khác nhau thì tuổi ñẻ lứa ñầu của dê cũng có thể khác nhau. Một số chỉ tiêu về sinh sản của giống dê Cỏ, Bách thảo và dê lai ở Việt Nam ñược trình bày ở bảng 4-1. Bảng 4-1: Một số ñặc ñiểm sinh sản của dê Bách thảo, dê Cỏ và dê lai F1 Loại dê Dê Cỏ Dê lai (BTxCỏ) Dê Bách Thảo Dê lai (Ân ðộ xCỏ) Tuổi ñộng dục lần ñầu(ngày) Chu kỳ ñộng dục (ngày) Tuổi ñẻ lứa ñầu (ngày) ðộng dục lại sau ñẻ (ngày) Khoảng cách lứa ñẻ (ngày) Thời gian mang thai (ngày) Số con ñẻ ra/lứa (con) Số con ñẻ ra/cái/năm (con) 184,7 22,15 344,0 93,0 275,6 150,1 1,51 1,97 187,8 21,4 362,4 75,1 260,0 150,4 1,64 2,27 232,5 20,20 395,5 67,00 253,2 155,0 1,58 2,27 255,7 19,9 416,7 75,8 260,0 153,0 1,56 2,16 Nguồn : ðinh Văn Bình và CS (1998) Chu kỳ ñộng dục của dê là 19-21 ngày. Thời gian biểu hiện ñộng dục kéo dài 1-3 ngày. Biểu hiện ñộng dục của dê cái gồm: + Phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy dịch nhờn, ñỏ và nóng lên. + Ðuôi luôn luôn ve vẩy. + Nhảy lên lưng con khác hoặc con dê khác nhảy lên. + Kêu la và giảm ăn. + Nếu ñang tiết sữa thì giảm sữa ñột ngột. 2 Dê thường ñộng dục quanh năm. Tuy nhiên ở những thường xảy ra khô hạn nặng và kéo dài làm cho dê bị giảm trọng và chịu nhiều stress về dinh dưỡng thì chúng có thể không có biểu hiện ñộng dục trong mùa này vì lý do dinh dưỡng. Giao phối ở dê thường xảy ra trước khi trứng rụng. Tinh trùng ñến ống dẫn trứng và còn một số có thể ñược dự trữ ở cổ tử cung tới 3 ngày và tiếp tục ñược phóng thích vào tử cung. Tại ñây chúng có thể sống ñược 30giờ. Sau khi ñược thụ tinh, hợp tử ñi ñến tử cung mất 72giờ. 1.2. Phối giống cho dê cái a. Thời gian ñưa vào phối giống ðối với dê cái nên cho phối giống lần ñầu khi dê ñạt ñược ñộ tuổi và khối lượng tối thiểu cần thiết, như dê Bách Thảo thường phải 7-9 tháng tuổi và khối lượng phải ñạt 19-20kg. Trong thực tế sản xuất áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần dộng dục ñầu tiên của dê cái sau ñó mới phối giống. ðối với dê cái sinh sản, thường sau khi ñẻ 1,5-2 tháng khi dê ñã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại. b. Phát hiện ñộng dục và phối giống Nếu nhốt chung dê ñực với dê cái thì dê ñực dễ dàng phát hiện ra những con dê cái ñộng dục. Vì thế ñể phát hiện dê cái ñộng dục người ta có thể quan sát theo dõi các dấu hiệu ñộng dục của dê cái hay sử dụng một vài con ñực “thí tình” ñể kiểm tra. ðối với dê có thể dùng phương pháp ñeo bao dương vật cho con ñực ñể làm việc này. Buổi sáng thả dê cái và dê ñực ra sân chơi, theo dõi ñàn dê, nếu thấy con ñực ñuổi theo con dê cái nào mà con cái ñó ñứng im cho con ñực nhảy thì nhanh chóng bắt nhốt riêng con dê cái ñó vào chuồng, kiểm tra nếu thấy âm hộ hơi sưng và ướt thì chọn con ñực theo sơ ñồ phối giống ñể cho phối. Hình 4-1: Biểu hiện ñộng dục và thời ñiểm phối giống thích hợp cho dê 3 Khi phát hiện ñược dê ñộng dục thì sau 18-36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi phát hiện dê ñộng dục ngày hôm nay thì hôm sau cho giao phối vào buổi sáng và phối lặp lại vào buổi chiều sau khi chăn thả về là phù hợp. Thường sau phối giống 21 ngày, nếu dê cái không ñộng dục lại thì có nghĩa là dê cái ñã có thể có chửa. Sau khi cho phối cần ghi chép lại số hiệu dê ñực, ngày phối ñể theo dõi, quản lý giống và dự kiến ngày dê ñẻ ñể chuẩn bị ñỡ ñẻ cho dê. Thực tế, hầu hết các ñàn dê có chung ñực cái và ñược chăn thả tự do vì vậy phối giống tự nhiên là phổ biến. Phối tinh nhân tạo sẽ phức tạp hơn, tỷ lệ ñậu thai thấp hơn ñặc biệt là với tinh ñông lạnh. Trong nuôi chung ñực cái thì tỷ lệ ñực giống so với cái sinh sản là 1/30. Nếu người chăn nuôi muốn ñiều khiển thời gian sinh sản, chẳng hạn ñể có ñược dê con sinh ra vào mùa vụ thuận lợi trong năm, thì có thể áp dụng một số cách như sau: - Tách riêng ñực cái (phù hợp trong ñiều kiện nuôi nhốt). - ðeo tạp dề hay buộc dây bắt chéo dương vật dê ñực (phù hợp với các ñàn lớn). - Thiến những dê ñực không mong muốn dùng làm giống. 1.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc dê cái mang thai a. ðặc ñiểm của dê cái mang thai Sau khi phối giống theo dõi nếu ñến chu kỳ ñộng dục bình thường (21 ngày) mà không thấy dê ñộng dục trở lại là có thể dê ñã thụ thai. Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến ñộng 145-157 ngày). Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên, ñặc biệt ở 2 tháng cuối cùng dê cái chịu kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường. Biểu hiện bên ngoài là lông mượt và dê tăng cân (hình 4-2). Dê cái có thể tăng lên 5 kg hoặc hơn trong suốt giai ñoạn chửa. ðối với dê ñang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng giảm. b. Nuôi dưỡng và chăm sóc dê cái mang thai Chế ñộ nuôi dưỡng dê cái phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai, ñặc biệt là giai ñoạn trước khi ñẻ, ñề phòng bệnh nhiễm ñộc huyết từ thai và bại liệt sau ñẻ. Dê mẹ nên ñược quản lý, nuôi dưỡng tốt ñể có trạng thái sinh lý bình thường, cơ bắp ñầy ñặn, mông nở, lông mượt bóng, nhưng không béo quá trong thời gian mang thai. Cần cung cấp ñầy ñủ thức ăn và nước uống có chất lượng tốt, ñặc biệt là giai ñoạn 2 tháng cuối của thời kỳ chửa. Hàng ngày nên cho dê chửa vận ñộng ngoài sân chơi ít nhất 1-2 giờ. Không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn ñuổi, ñánh ñập dê. Tuyệt ñối không nhốt dê ñực giống trong ñàn cái ñang chửa. ðối với dê sữa chửa lần ñầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú ñể kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này. Trước khi dê ñẻ khoảng 50 ngày tiến hành cạn sữa cho dê ñể bào thai phát triển tốt và tránh ñược sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau. Dự tính ngày dê ñẻ ñể chuẩn bị trực, chủ ñộng ñỡ ñẻ và chăm sóc dê con sơ sinh ñược chu ñáo. Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến ñộng từ 145-157 ngày), vì Hình 4-2: Dê cái mang thai 4 vậy phải chuẩn bị ñỡ ñẻ cho dê trước 140 ngày. Trước khi ñẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao ñể tránh viêm vú, sốt sữa. 1.4. Hộ lý và chăm sóc dê ñẻ a. Hiện tượng dê sắp ñẻ Dê sắp ñẻ có những biểu hiện khó chịu, ñi ñái luôn, bầu vú và âm hộ sưng ñỏ, bụng sa, bầu vú căng, chân cào ñất (hình 4-3). Từ âm hộ có dịch ñặc chảy thành dòng và khi thấy xuất hiện bọc nước ối là dê sắp ñẻ. Khi nước ối vỡ ra là dê ñẻ. Bình thường thai sẽ ñược ñẩy ra từ từ theo nhịp rặn của dê mẹ. Thường dê ñẻ trong 1-4 giờ tuỳ theo số lượng thai và vị trí thai. b. Quá trình ñẻ của dê Quá trình dê ñẻ có thể chia ra ba giai ñoạn như sau: Giaiñoạn 1 (mở cổ tử cung): Thân tử cung ñược giãn nở, cổ tử cung bắt ñầu mở rộng làm cho ñường sinh dục rộng ra. Giai ñoạn này, bầu vú sẽ bắt ñầu to, căng lên (có khi xảy ra trước khi ñẻ vài ngày). Âm ñạo sưng to, ướt và có dịch nhầy chảy ra. Dê thường ăn ít và bồn chồn, ñi lại nhiều và kêu be be. Giai ñoạn này có thể kéo dài hơn một ngày, kết thúc khi bọc ối bị vỡ ra. Giaiñoạn 2 (sổ thai): Dê mẹ ñẩy thai qua cổ tử cung vào âm ñạo. Dê mẹ bắt ñầu rặn mạnh, ñẩy con ra ngoài bằng lực co bóp của các cơ bụng, cơ tử cung. Giai ñoạn này thường không quá 1 giờ. Nếu sau 15 phút từ khi dê con thò ra ngoài, dê mẹ rặn mạnh mà vẫn chưa ñẻ ñược thì người ñỡ ñẻ phải hỗ trợ kéo nhẹ nhàng dê con ra theo nhịp rặn của dê mẹ. Sau 45 phút mà vẫn không ñẻ ñược thì phải can thiệp. Nếu thai quá to, xương chậu hẹp thì phải mổ lấy thai ra. Dê con ñược sinh ra bình thường khi nằm theo một trong các tư thế như sau: - ðầu ra trước: Dê con nằm úp sấp, ñầu ñặt trên hai chân trước duỗi thẳng, cằm ở ngang trên ñầu gối (hình 4-5a). - ðầu ra sau: Dê con nằm úp sấp, cả hai chân sau duỗi thẳng ra trước (hình 4-5b). Thai nằm theo tư thế này thường ra lâu hơn một chút. Bình thường sau khi ñẻ dê mẹ nghỉ một lát lấy lại sức rồi quay lại liếm dê con. a) ðầu ra trước b) ðầu ra sau c) Thai ñôi Hình 4-4: Quá trình ñẻ của dê Hình 4-5: Các tư thế bình thường của thai dê trước khi ñẻ Hình 4-3: Hiện tượng dê sắp ñẻ 5 Giaiñoạn 3 (sổ nhau): Sau khi sổ thai tủ cung tiếp tục co bóp ñẩy nhau thai ra ngoài. Thông thường nhau thai ra sau khi ñẻ 4-6 giờ, tối ña là 12 giờ. Các chất dịch tồn ñọng trong tử cung ñược ñẩy hết ra ngoài. Phần lớn chất này theo nhau thai ra ngoài. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một ít dịch lẫn máu, nhạt dần và ñược ñẩy ra hết sau 2 tuần sau khi ñẻ. Tử cung co lại trạng thái bình thường. c. Hộ lý dê ñẻ Khi dê sắp ñẻ, phải chuẩn bị ngăn lồng chuồng sạch sẽ, rải lớp ñồ lót như cỏ, rơm khô vào ñáy chuồng ñể thấm sản dịch khi dê ñẻ. Dê sắp ñẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng ñã ñược vệ sinh tiêu ñộc khô, sạch, kín ấm và yên tĩnh. Có người trực dê ñẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con sau khi sinh và các loại dụng cụ như cồn iốt, giẻ lau, kéo, chỉ ñể cắt rốn cho dê sơ sinh. Trước khi dê ñẻ cần vệ sinh cho dê mẹ. Nếu ngôi thai bình thường thì ñể dê tự ñẻ, không cần can thiệp. Nếu dê con ñang ra mà bị kẹt, khó ñẻ, dê mẹ thường kêu la cần hỗ trợ bằng cách ñưa tay ñã sát trùng vào ñẩy thai theo chiều thuận. Khi lôi thai ra cần cẩn thận, hai tay nắm phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ. Một số trường hợp dê ñẻ không bình thường có thể gặp như sau: - ðẻ khó ðẻ khó có thể xảy ra khi dê con không nằm ñúng như vị trí bình thường như ñã nêu ở trên, hoặc do dê mẹ có khung xương chậu nhỏ, hoặc là do dê con quá to. ðẻ khó cũng xảy ra khi thai ñã bị chết trước khi ñẻ. Thông thường thì do ñầu dê con bị chúi xuống hay lệch sang một bên. Hình 4-6 minh hoạ một số trường hợp ngôi thai không bình thường. Hình 4-6: Một số trường hợp ngôi thai không thuận Khi gặp trường hợp ñẻ khó cần làm theo các bước sau: 1. Rửa sạch vùng âm ñạo và vùng mông con mẹ bằng nước sạch và ấm. 2. Rửa sạch tay và cánh tay một cách cẩn thận. 3. Xoa vào tay một lớp xà phòng (như xà phòng tắm v.v...) cho trơn, nhẹ nhàng ñưa vào âm ñạo. 4. Xác ñịnh tư thế cũng như các phần cơ thể dê con trong tử cung. Chỉnh lại chân, ñầu và các phần khác của thai về ñúng vị trí. Chú ý là dê có thể sinh ñôi hay sinh ba. Tốt nhất là chỉnh cho ñầu và 2 chân trước ra trước và thân nằm ở trạng thái dọc ñầu sấp. Còn không thì tối thiểu phải chỉnh ñược 1 chân trước và ñầu vào dọc xoang âm ñạo. Sau ñó kéo nhẹ nhàng nhưng chắc chắn ñể lôi thai ra ngoài (hình 4-7). Nếu tư thế ñẻ ñầu ra sau thì cả hai chân sau phải ñược chỉnh vào trong ñường âm ñạo. Phải xác ñịnh chắc chắn ñó là hai chân sau nếu nó nằm sấp và móng chân úp xuống. 6 Có thể xảy ra trường hợp mông dê con ñược ñẩy vào ñường âm ñạo với hai chân sau lại gập về phía trước. Trong trường hợp này, dùng tay ñẩy nhẹ nhàng toàn thân dê con về phía trước ñến khi nắm ñược mắt cá chân sau của nó. Làm như thế ñể chỉnh ñược cả hai chân sau vào vị trí bình thường. 5. Sau khi chỉnh thai về ñúng vị trí thì thận trọng từ từ kéo thai ra ngoài theo nhịp rặn của con mẹ. Hình 4-7: Chỉnh ngôi thai khi dê ñẻ không thuận - Sát nhau Nếu sau khi ñẻ 24 giờ mà nhau không ra, hay ra không hết thì dê ñã bị sát nhau. Có thể cầm cuống nhau lòng thòng trước âm ñạo ñể nhẹ nhàng kéo ra. Nếu khó kéo hay không làm ñược thì có thể tiêm oxytoxin kích thích co bóp tử cung ñẩy nhau ra. Biện pháp tốt nhất là dùng thuốc nam chữa sát nhau ñể ñiều trị. Cũng có thể dùng kháng sinh ñể ñiều trị. d. Hộ lý sau ñẻ Khi dê con ra ñược ngoài, dê mẹ tự liếm con, song vẫn phải lấy khăn sạch, mềm, khô lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, 4 chân của dê. Sau ñó, vuốt sạch máu từ cuống rốn trở ra phía ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm, dùng dao sắc hay kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1-1,5 cm rồi sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch ôxy già. Hình 4-8: Hộ lý dê con sau khi ñẻ Sau khi ñẻ hết con (khoảng 30 phút ñến 4 giờ) thì nhau ra. Không ñể dê mẹ ăn nhau. Dê mẹ ñẻ xong cho uống nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước ñường 5-10%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần xác ñịnh. Không cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và củ quả ñể tránh dê bị chướng bụng ñầy hơi. Sau ñó, rửa sạch bầu vú và âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê vừa ñẻ. Trường hợp nếu dê mẹ sưng nầm sữa thì chườm nước nóng và vắt sữa cho khỏi tắc các tia sữa. 7 II. CHĂN NUÔI DÊ ðỰC GIỐNG 2.1. Hoạt ñộng sinh dục của dê ñực Dê ñực hoạt ñộng sinh dục quanh năm và có khả năng phối giống rất mạnh. Dê có tính hay ghen nếu có một dê ñực khác ñến gần một dê cái thì nó húc ñầu ñánh ñuổi. Một ñực giống có thể giao phối 20 lần trong một ngày. Dê ñực có thể nhảy 2-3 lần trong ít phút. Chúng có thể phối nhiều lần trên nhiều dê cái ñộng dục. 2.2. Nuôi dưỡng dê ñực giống Dê ñực giống cần ñược nuôi dưỡng ñầy ñủ và cân ñối ñể không quá gầy hay quá béo, ñảm bảo duy trì tốt tính hăng sinh dục, hiệu quả phối giống cao. Thông thường một dê ñực nặng 50kg 1 ngày cho ăn 4kg cỏ xanh 1,5kg lá cây giàu protein, 0,4kg thức ăn tinh. Nếu muốn phối giống 2 lần ngày cho ăn thêm 0,3kg rau rá hoặc 1-2 quả trứng gà. Luôn chú ý bổ sung ñủ khoáng ña và vi lượng cho dê bằng cách làm tảng ñá liếm cho dê ăn thường xuyên. 2.3. Chăm sóc dê ñực giống Dê ñực giống cần ñược nuôi nhốt tách riêng khu dê cái hoặc vào ô phía cuối chuồng. Thường xuyên cho dê ñực vận ñộng 2 lần/tuần cùng với việc tắm chải khô. Cần có sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng ñực giống ñể quản lý giống và tránh phối giống quá sức. Khi tỷ lệ phối giộng có thai của dê ñạt dưới 60% và tuổi quá 6 năm thì nên loại thải. III. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC DÊ CON 3.1. Nuôi dê con giai ñoạn bú sữa a. ðặc ñiểm của dê con sơ sinh Dê sơ sinh có một số ñặc ñiểm ñáng chú ý sau: - ðiều kiện sống của cơ thể hoàn toàn thay ñổi Từ chỗ ở trong cơ thể mẹ với các ñiều kiện sống ổn ñịnh, tác ñộng của các yếu tố ngoại cảnh chỉ gián tiếp thông qua cơ thể mẹ, dinh dưỡng và trao dổi chất thông qua máu mẹ, sau khi sinh dê con phải chuyển sang tự dinh dưỡng, hô hấp, tuần hoàn, ñiều tiết thân nhiệt, nhận cảm trực tiếp các tác ñộng của ngoại cảnh và tự phản ứng với các tác ñộng ñó. Thời gian thích nghi của dê con với các ñiều kiện ngoại cảnh ngoài tử cung mất 7-10 ngày. - Khả năng tự vệ còn thấp Khi sơ sinh hồng cầu nhiều (10 triệu), nhưng bạch cầu, ñặc biệt là bạch cầu ña nhân trung tính ít, chỉ số A/G cao (1,4), gamma globulin và kháng thể hầu như không có, chỉ sau khi bú sữa ñầu mới tăng lên. Cơ chế dung dãi vật lạ của gan chưa có. Khả năng ñiều tiết thân nhiệt kém. Do ñó trong thời kỳ này cần phải có những biện pháp ñặc biệt ñể ñề phòng cho bê khỏi bị bệnh tật và tạo ñiều kiện ñể cho chúng phát triển các chức năng bảo vệ. Phải cho bê bú sữa ñầu ngay sau khi ñẻ vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng: làm tăng kháng thể cho cơ thể, tăng vitamin A, tăng khả năng chống bệnh ñường tiêu hoá và tăng cường các quá trình trao ñổi chất. - Cơ năng tiêu hoá còn rất yếu Axit HCl trọng dạ khế lúc ñầu không có, các tuyến tiêu hoá phát triển chưa hoàn chỉnh, chủ yếu tiết các men tiêu hoá sữa, còn hoạt lực của các men khác thấp. Dạ cỏ và các chức năng tiêu hoá thức ăn thực vật chưa phát triển. Trong giai ñoạn ñầu của thời kỳ bú sữa cơ năng tiêu hoá chủ yếu là dạ múi khế. Về sau cùng với sự tiếp nhận thức ăn thực vật tăng lên dạ cỏ phát triển nhanh chóng. Sữa là thức ăn chính của dê con và ñược thay thế dần bằng các loại thức ăn thực vật. ðến cuối kỳ này thức ăn thực vật chiếm chủ yếu trong khẩu phần. 8 b. Chăm sóc nuôi dưỡng dê con sơ sinh - Dê con sau khi ñẻ phải ñược lau khô mình, cắt rốn và ñưa vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho khô, ấm bên cạnh mẹ. Sau khi ñẻ 20-30 phút cho dê con bú sữa ñầu ngay. Trong vòng 3-7 ngày ñầu sữa dê mẹ có nhiều dinh dưỡng, nhất là có kháng thể giúp cho dê con mau lớn và phòng tránh ñược các bệnh tật. - Nếu dê con mới ñẻ yếu cần giúp dê con tập bú, hoặc vắt sữa ñầu cho con bú bằng bình 3-4 lần/ngày. Nếu dê mẹ không cho con bú thì phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ vắt bỏ tia sữa ñầu rồi vắt ít sữa vào miệng dê con cho quen dần, sau ñó giữ nguyên cho con bú no. Tiếp tục làm như vậy cho ñến khi dê mẹ chịu cho dê con bú trực tiếp. Chú ý trong 3-4 ngày ñầu dê con còn yếu nên phải hướng dẫn cho dê con bú ñều cả hai vú dê mẹ. Nếu ñể dê chỉ bú một vú thì vú còn lại sẽ cương sữa làm dê mẹ ñau và sẽ không cho con bú nữa, dẫn ñến viêm vú dê mẹ và dê con sẽ không có sữa ñể bú. - Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không ñược bú sữa. Nếu vì một lý do gì ñó dê mẹ chết thì có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác ñẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế. Thành phần sữa thay thế như sau có thể như sau: + 0,25 ñến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột. + 1 muỗng cà phê dầu cá. + 1 trứng gà. + 1/2 muỗng cà phê ñường. Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh có thể sử dụng bình uống sữa nếu trong trường hợp khó khăn khi dê con quá yếu chúng ta có thể dùng ống tiêm ñể bơm trực tiếp cho dê và cho dê uống 3 ñến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng. Với cách này dê con có thể uống sữa bằng bình bú một cách dễ dàng. Nếu dê con không có mẹ cũng có thể nuôi bằng cách khác như ghép mẹ. Ðiều này khi thực hiện có thể gặp một số trở ngại. Bởi vì dê mẹ khác không dễ dàng chấp nhận một dê con mới khác. Dê mẹ có thể nhận biết dê con khi ngửi và cách tốt nhất ñể thực hiện ñiều này là ñưa dê con bị mẹ chết vào cho mẹ mới lúc dê này ñang sinh. Chúng ta có thể cố ñịnh ñầu của dê mẹ mới và cho dê con bú cách này thì trong vòng 4 ngày dê mẹ có thể chấp nhận dê con. c. Nuôi dê con trước 45 ngày tuổi Trong chăn nuôi dê sữa, sau giai ñoạn sơ sinh (10-15 ngày dầu), tách dê con khỏi dê mẹ ñể vắt sữa dê mẹ. Thông thường vắt sữa 2 lần/ngày sáng và chiều ñối với dê có trên 1 lít sữa/ngày. Dê con ñược cho vào bú dê mẹ ngay sau khi vắt sữa ñể khai thác hết sữa của con mẹ sau ñó cho con con bú thêm 300g-350ml (2-3lần/ngày) tuỳ theo lượng sữa mà con con ñã bú ñược trực tiếp từ con mẹ, nhưng phải ñảm bảo tổng lượng sữa bú ñược trong ngày 450- 600ml/con. Có thể xác ñịnh lượng sữa con con bú ñược bằng cách cân dê con trước và sau khi bú mẹ. Trên cơ sở lượng sữa bú ñược từ con mẹ mà tính lượng sữa cần cho con con bú thêm bằng bình. ðối với chăn nuôi gia ñình và với dê cho sữa dưới 1lít/ngày áp dụng phương thức tách dê con khỏi dê mẹ ban ñêm (từ 5 giờ chiều nay ñến 6.30 giờ sáng hôm sau), vắt sữa ngày 1 Hình 4-9: Cho dê bú sữa ñầu của mẹ sau khi ñẻ 9 lần vào buổi sáng, sữa thu ñược là sữa hàng hoá, sau ñó cho dê con theo bú mẹ cả ngày không cần cho bú thêm sữa mẹ bằng bình nữa. Từ ngày tuổi 15 trở ñi bắt ñầu tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu như bột cám, bột ngô, bột ñỗ tương rang, ñặc biệt là các loại cỏ lá non, khô sạch... Từ ngày 24 ñến 45 ngày tuổi cho ăn 30-35g thức ăn tinh/con/ngày. d. Giai ñoạn từ 46 ngày tuổi ñến cai sữa Cho dê con uống 600ml rồi giảm dần xuống 400 ml sữa/con/ngày, chia 2 lần/ngày. Sữa dê hay sữa thay thế cần ñược hâm nóng 38-40oC trước khi cho bú. Núm vú cao su, chai ñựng sữa phải rửa sạch tiệt trùng trước và sau khi cho dê bú. Vệ sinh sạch nền chuồng sau khi dê con bú. Từ 46 ngày tuổi cho ăn dê ăn 50-100g tinh/con/ngày. Lượng thức ăn tăng dần ñến khi dê con tự ăn không cần ñến sữa mẹ. Cần cung cấp thoả mãn nước uống sạch cho dê con. 3.2. Cai sữa Về nguyên tắc, cai sữa có thể tiến hành khi dê con ñược 3 tháng tuổi vì lúc này dê con có thể sống hoàn toàn bằng thức ăn thô chất lượng cao và có thể tách khỏi mẹ. Lúc này không cho dê con ở cùng dê mẹ ñể nó không bú ñược nữa. Nước uống sạch phải luôn luôn có sẵn cho bê con uống trong thời gian cai sữa. ðối với dê sữa thì cai sữa sớm sẽ có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì sẽ dành ñược nhiều sữa hơn cho người. Tuy nhiên, ñối với dê thịt thì tốc ñộ tăng trọng của dê con lại quan trọng hơn nên có thể cai sữa muộn hơn, nhưng cần phải nhớ rằng cai sữa cho dê con không muộn hơn 2 tháng trước khi dê dê mẹ ñẻ lứa tiếp theo. 3.3. Nuôi dê hậu bị sau cai sữa Cần chon lọc những dê cái, dê ñực sinh trưởng phát dục tốt, có ngoại hình ñẹp sau cai sữa ñể chuyển sang nuôi hậu bị giống. - Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui ñịnh ñể tăng khả năng sinh trưởng phát triển cơ thể hợp lý. Không nên vỗ béo bằng thức ăn giàu năng lượng như ngô, sắn, gạo, tinh hỗn hợp. Cho ăn ñầy ñủ thức ăn thô xanh (2-5kg/ngày) bằng 65-75% tổng VCK khẩu phần ăn hàng ngày, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và phụ phẩm nông nghiệp. - ðối với các loại thức ăn mới, các phụ phẩm nông công nghiệp cần tập ăn và tăng dần từ ít ñến nhiều ñể phù hợp với khả năng tiêu hoá của dê. Thường một ngày cho ăn 0,1- 0,5kg/con. - Cung cấp ñủ nước sạch cho dê. - Cho dê vận ñộng 3-4 giờ/ngày - Vệ sinh khô sạch nền chuồng sàn chuồng sân chơi, máng ăn, mámg uống hàng ngày. - Riêng dê ñực con ñể làm giống cần chăm sóc riêng, sau 3 tháng phải nuôi tách riêng và chỉ cho giao phối khi dê ñạt 11-12 tháng tuổi. - Giai ñoạn ñầu của thời kỳ nuôi dê hậu bị là thời kỳ chuyển tiếp từ giai ñoạn dê bú sữa mẹ sang tự hoàn toàn thu nhận thức ăn vì vậy giai ñoạn này dê con thường hay mắc các bệnh về ñường tiêu hoá như bệnh tiêu chảy, chướng bụng ñầy hơi. ðể phòng các bệnh này cần phải vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn nước uống, sàn chuồng, sân chơi của dê. Nếu dê mắc các chứng bệnh này cần phải ñiều trị kịp thời bằng biện pháp ñiều chỉnh các loại thức ăn cho phù hợp và các biện pháp thú y. 10 IV. CHĂN NUÔI DÊ THỊT 4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của dê Cũng như các gia súc khác, sự sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo qui luật giai ñoạn và chịu ảnh hưởng của giống, tính biệt, ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quản lý và môi trường. Thông thường khối lượng dê sơ sinh là 2,5-3,5 kg; 3 tháng ñạt 9-12 kg; 6 tháng là 15-21 kg; 12 tháng là 23-29 kg; 18 tháng là 30-40 kg. Dê ñực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Giai ñoạn sơ sinh ñến 3 tháng tuổi cường ñộ sinh trưởng tuyệt ñối và tương ñối là cao nhất (90-120 g/con/ngày và 95-130%), rồi tiếp theo là giai ñoạn 3-6 và 6-12 tháng (70-110 g/ngày và 30-50%), giai ñoạn 12-18 tháng cường ñộ sinh trưởng giảm ñi dần dần (20-45 g/con/ngày và 10-20%), giai ñoạn 18-24 tháng cường ñộ sinh trưởng của dê thấp xuống (20- 30g/con/ngày), và ñến giai ñoạn trưởng thành, cường ñộ sinh trưởng thấp dần và thay ñổi không rõ rệt. Dựa trên cường ñộ sinh trưởng của các giống dê cùng với việc xác ñịnh sự tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng, tỷ lệ thịt và phẩm chất thịt qua một số nghiên cứu ñã xác ñịnh ñược rằng với dê Cỏ tuổi giết thịt thích hợp nhất là vào lúc 11-12 tháng tuổi với khối lượng 20-25kg, Dê bách Thảo, Ân ðộ, dê lai vào lúc 9-10 tháng tuổi với khối lượng 25-30kg. Bảng 4-2: Khối lượng của dê Cỏ, dê Bách Thảo và dê lai qua các tháng tuổi (kg) ChØ tiªu Dê Cỏ Dê lai (BT x Cỏ) Dê Bách Thảo Dê lai (Ân ðộ x Cỏ) Sơ sinh: ðực Cái 3 tháng: ðực Cái 6 tháng: ðực Cái 9 tháng: ðực Cái 12 tháng: ðực Cái 18 tháng: ðực Cái 24 tháng: ðực Cái 1,85 1,64 7,8 6,7 12,8 10,6 16,5 13,1 19,7 15,2 24,0 19,3 27,2 21,6 2,45 2,10 10,95 9,1 19,5 17,6 26,6 22,8 32,7 28,4 36,6 30,8 42,5 32,6 2,8 2,5 14,5 11,6 24,6 21,6 29,0 25,0 35,6 26,4 39,7 32,1 45,5 38,0 2,60 2,08 10,3 8,87 17,6 15,4 25,4 21,9 29,9 26,8 35,2 29,8 40,4 31,8 Nguồn: ðinh Văn Binh và CS (1998) 4.2. Chọn dê nuôi thịt Khi chọn dê ñể nuôi thịt cần phải xác ñịnh rõ mục ñích là lấy thịt nhiều nạc hay nhiều mỡ. Tăng trọng của dê non chủ yếu là thịt nạc, ngược lại tăng trọng của dê lớn chủ yếu là mỡ Do ñó, khi muốn thu ñược thịt nhiều mỡ cần bán (giết dê) lấy thịt ở ñộ tuổi lớn hơn hay tìm cách nuôi vỗ béo dê loại trước khi giết thịt. ðể chọn lọc dê nuôi thịt, tiến hành cân dê non ở ở các ñộ tuổi khác nhau, chẳng hạn 3 và 6 tháng tuổi. Làm như vậy sẽ biết ñược tốc ñộ sinh trưởng của dê. Sinh trưởng của dê có thể ñược ñánh giá theo hai cách: - Tốc ñộ tăng trọng. - Khối lượng tối ña có thể ñạt ñược ở một ñộ tuổi nào ñó (ví dụ 1,5 tuổi). 11 Nếu thức ăn ñể nuôi dê bị hạn chế thì nên chọn nuôi những dê có tốc ñộ sinh trưởng nhanh. Một sai lầm thường gặp phải là người chăn nuôi thường bán mất những con dề có tốc ñộ sinh trưởng nhanh nhất, trong khi ñáng lẽ phải chọn ñể lại những con này ñể nhân giống. Nếu thức ăn không hạn chế thì có thể có hiệu quả hơn nếu chọn những loại dê có khả năng ñạt ñược khối lượng tối ña. Những loại dê có tốc ñộ tăng trọng ban ñầu cao không nhất thiết là những con sẽ ñạt ñược khối lượng giết thịt cao nhất. Luợng mỡ tích luỹ ở dê vỗ béo tốt nhất là ñánh giá trên dê ñã giết mổ hơn là dê sống. Do ñó, nên chọn những anh chị em gái của những con dê có kết quả vỗ béo tốt (ñã giết thịt) ñể giữ lại làm giống. 4.3. Nu«i dưỡng chăm sóc dª sinh trưởng Dê sinh trưởng ñược tính từ thời ñiểm cai sữa (3 tháng tuổi) ñến 12 tháng tuổi. Trong giai ñoạn này cần có một số vấn ñề cần quan tâm như sau: - Khẩu phần ăn + Trong giai ñoạn này nên cho dê ăn tự do các loại thức ăn ñể khai thác tốt nhất khả năng tăng trọng của chúng. + Lượng thu nhận vật chất khô (VCK) thu nhận hàng ngày ñối với dê sinh trưởng khoảng 3-4% khối lượng cơ thể. Trong ñó, 70-80% khối lượng khẩu phần nên là thức ăn thô xanh, thường là từ 2-5 kg/con/ngày tuỳ vào từng giai ñoạn tuổi. Thức ăn tinh chiếm 20-30% khối lượng khẩu phần ăn hàng ngày còn lại, thường là từ 0,15-0,4 kg/con/ngày. Ví dụ, dê sinh trưởng có khối lượng là 20 kg có nhu cầu thức ăn hàng ngày sẽ là: Lượng VCK thu nhận là: 20 x 4% = 0,8 kg (VCK) Lượng VCK thức ăn xanh là: 0,8 x 80% = 0,64 kg (VCK) Hàm lượng VCK trong các loại cỏ lá trung bình là 20%. Như vậy lượng thức ăn thô xanh thực tế là: 0,64 x 100/20 = 3,2 kg/con/ngày. Lượng thức ăn tinh là: 0,8 x 20% hoặc (0,8 - 0,64) = 0,16 kg (VCK) Hàm lượng VCK trong các loại thức ăn tinh khoảng 85%. Như vậy lượng thức ăn tinh thực tế là: 0,16 x 100/85 = 0,2 kg/con/ngày. + Tránh thay ñổi nguồn thức ăn quá ñột ngột trong quá trình nuôi dưỡng dê sinh trưởng, ñặc biệt là giai ñoạn mới tách mẹ lúc 3-4 tháng tuổi ñể tránh hiện tượng dê bỏ ăn hoặc là mắc một số các chứng bệnh ñường tiêu hoá do thức ăn gây ra như tiêu chảy, chướng hơi dạ cỏ - Chăn thả/vận ñộng: Dê cần ñược chăn thả vận ñộng ít nhất là 2-4 giờ/ngày. Nên chăn thả dê ở những bãi chăn thả gần (<1km), tránh chăn thả ở những bãi chăn thả quá xa nơi nuôi nhốt, do trong quá trình di chuyển dê phải sử dụng nhiều năng lượng từ nguồn thức ăn thu nhận cho ñi lại, như vậy nguồn năng lượng tích luỹ cho tăng trọng sẽ bị giảm ñi rất nhiều. Ngoài ra, cũng cần tránh chăn thả dê trong những ngày mưa gió hoặc những ngày thời tiết qúa nắng nóng (38- 40oC) mà bãi chăn lại không có các tán cây làm bóng mát. ðối với phương thức nuôi dê thâm canh công nghiệp cũng cần có các sân chơi ñể thả cho chúng vận ñộng. - Chuồng trại: Chuồng nuôi dê sinh trưởng cần ñược quét dọn sạch sẽ hàng ngày. ðịnh kỳ hàng tháng khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, sân chơi ñể hạn chế sự lây nhiễm các mầm bệnh, ñặc biệt là các loại bệnh ký sinh trùng ñường tiêu hoá. Trong chuồng nuôi nhốt và sân chơi của dê phải cung cấp ñầy ñủ và liên tục nước sạch hàng ngày. Có thể cung cấp nước cho dê bằng hệ thống van uống tự ñộng. Nếu nước cung cấp cho dê ñược ñựng bằng các loại xô chậu thì phải vệ sinh hàng ngày, loại bỏ nước uống ngày hôm trước ñi trước khi bổ sung nước mới vào. 12 - Thiến dê Thông thường người chăn nuôi dê thích thiến những con dê nuôi lấy thịt. Tuy nhiên không nhất thiết phải thiến dê và thiến sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng. Nếu muốn thiến dê thì nên thiến trước 3 tháng tuổi, càng sớm càng tốt, ñể giảm bớt sốc cho con vật. Thậm chí có thể thiến dê ngay lúc 2-3 ngày tuổi. - Quản lý ñàn Sau 3 tháng tuổi thì nên nuôi nhốt dê ñực và dê cái riêng ra ở các ô chuồng khác nhau. ðối với dê ñực hoặc dê cái thì có thể nuôi nhốt nhiều con trong 1 ô chuồng rộng (4-5 con/ ô chuồng rộng 4-5m2). Khi nuôi nhốt chung cần lưu ý không nên nhốt những con có ñộ tuổi cách nhau quá xa hoặc nhốt con to với con bé. Cần phải treo ñầy ñủ máng ăn, máng uống cho dê ñược ăn ñồng ñều cùng một lúc, tránh hiện tượng những con dê to khoẻ hơn tranh giành không cho những con dê khác trong ô chuồng cùng ăn. - Phòng bệnh Tiêm phòng cho dê các bệnh truyền nhiễm như: ñậu dê, tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, lở mồm long móng và tẩy ký sinh trùng sau 3 tháng tuổi và ñịnh kỳ tiêm nhắc lại sau 6 tháng. 4.4. Vỗ béo dê Nếu muốn có thịt dê béo (nhiều mỡ) thì nên vỗ béo dê trước lục giết thịt bằng cách cho ăn thêm thức ăn giàu năng lượng. - Tuổi và thời gian vỗ béo Thời ñiểm xuất chuồng ñạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi dê thịt là giai ñoạn dê ñạt 9-12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo cho dê là khoảng 1 tháng trước khi xuất chuồng. - Khẩu phần vỗ béo Trong giai ñoạn vỗ béo nên cho dê ăn tự do các loại thức ăn, trong ñó ñặc biệt chú ý tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần. Nên bổ sung tăng các loại thức ăn giàu năng lượng như bột ngô, sắn lát Cung cấp ñầy ñủ và liên lục nước uống sạch cho dê. - Chăm sóc quản lý Nuôi nhốt 2-3 con/ô chuồng rộng 4-5 m2. Cách ly hoàn toàn con ñực với con cái ñể tránh hiện tượng giao phối giữa chúng khi con cái ñộng dục. Hạn chế cho dê ñi chă thả xa, chỉ nên cho chúng vận ñộng nhẹ nhàng ở sân chơi hoặc các bãi chăn thả gần. V. CHĂN NUÔI DÊ SỮA 5.1. ðặc ñiểm tiết sữa của dê a. Cấu tạo bầu vú và tuyến sữa Bầu vú của dê nằm ở dưới bụng giữa hai chân sau và gồm 2 núm vú (hình 4-10). Trông bề ngoài bầu vú là một khối song bao gồm hai tuyến sữa tương ñối tách biệt. Giữa hai tuyến sữa có một vách ngăn mô liên kết. Vì thế tuyến sữa bên bầu vú này vắt hết thì tuyến sữa bên bầu vú kia vẫn còn ñầy nguyên. 13 Hình 4-10: Cấu tạo bầu vú và tuyến sữa của dê ðơn vị cơ bản của tuyến sữa là tuyến bào ñược cấu tạo từ một tầng tế bào thường bì ñơn có nhiệm vụ tạo sữa. Các tuyến bào của tuyến sữa tập trung thành chùm tuyến bào, các chùm tuyến bào lại tập hợp thành các tiểu thùy và thuỳ tuyến. Sữa từ các tuyến bào ñổ tập trung vào những ống dẫn sữa, các ống này chảy dồn vào nhau và cuối cùng ñổ vào bể sữa. Bể sữa ñược bối thông với bể ñầu vú. Sữa ñược tiết ra ngoài (khi dê con bú hay khi vắt sữa) từ bể ñầu vú qua lỗ ñầu vú. Lỗ ñầu vú bình thường ñóng kín nhờ hệ thống cơ trơn ñầu vú, cơ này chỉ mở ra khi có phản xạ tiết sữa. Trong vú còn có các mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết. b.Chu kỳ sữa và sản lượng sữa Một chu kỳ sữa ñược tính từ khi dê ñẻ (bắt ñầu tiết sữa) cho ñến khi dê cạn sữa. Sản lượng sữa của dê là khối lượng sữa (kg hoặc lít) sản xuất ra trong một chu kỳ cho sữa. Năng suất sữa là khối lượng sữa tính theo ngày. Năng suất sữa của các giống dê trung bình 300- 3000 ml/con/ngày, tuỳ thuộc vào giống (bảng 4-3), lứa ñẻ, thức ăn... Bảng 4-3: Khả năng sản xuất sữa của Dê Cỏ, Bách thảo và dê cái Cỏ lai F1 Năng suất (ml/ngày) Dê Cỏ F1 (BT x Cỏ) Bách Thảo F1 (Ân ðộ x Cỏ) Tháng 1 2 3 4 5 Chu kỳ (ngày) Năng suất TB (ml/ngày) S.L sữa (l/chu kỳ) So sánh (% so với dê Cỏ) 525,7 415,0 354,0 302,0 ----- 125 399,2 49,9 100 1095,1 1051,0 740,6 550,4 410,7 149 720,3 107,3 220 1507,1 1361,7 1151,0 820,0 681,7 150 1230 187,5 356 1195 1056 736,67 560,0 405,7 154 790,75 121,7 245 Nguồn: ðinh Văn Bình và CS. (2001) hạch lâm ba tuyến bào thuỳ tuyến tiểu thuỳ ống dẫn sữa ống dẫn sữa Bể sữa bầu vú Bể sữa ñầu vú Cơ trơn ñầu vú Lỗ ñầu vú 14 Ở nước ta, dê Cỏ có năng suất sữa trung bình là 350 ml/con/ngày và thời gian cho sữa là 90-100 ngày/chu kỳ; dê Bách Thảo cho 1,3 lít/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 150 ngày và một năm cho 1,7 chu kỳ. Dê Barbari cho 1,0- 1,05 lít/con/ngày với 148- 150 ngày cho sữa/chu kỳ, là giống dê có sản lượng sữa cao nhất (3,8-3,9 lít) tính trên 100 kg thể trọng. Dê Jumnapari cho 1,4-1,6 lít/con/ngày với 160-180 ngày cho sữa. c.Thành phần sữa Thành phần sữa dê phụ thuộc vào giống, tháng cho sữa, thức ăn... Thành phần dinh dưỡng của sữa của một số giống dê nuôi ở Việt Nam ñược thể hiện ở bảng 4-4. Sữa dê có hàm lượng vitamin, khoáng, protein, ñường cao hơn, kích thước hạt mỡ sữa dê lại nhỏ hơn nhiều so với bò và trâu nên giá trị dinh dưỡng và khả năng tiêu hoá hấp thu của nó rất tốt. Bảng 4-4: Thành phần dinh dưỡng của sữa một số giống dê nuôi ở Việt Nam (%) Giống dê VCK Protein Mỡ sữa Khoáng ðường Bách Thảo 15,04 4,34 5,45 0,96 4,60 Barbari 14,93 4,05 5,60 0,85 4,31 Jumnapari 14,69 3,85 5,50 0,88 4,40 Dê Cỏ 16,06 4,28 6,40 0,81 4,50 Nguồn: ðinh Văn Bình và CS. (2001) 5.2. Nuôi dưỡng dê vắt sữa Nuôi dưỡng dê vắt sữa phải ñảm bảo ñược những yếu cầu sau: - ðảm bảo khẩu phần cung cấp ñầy ñủ và cân ñối nhu cầu dinh dưỡng của dê sữa. - Ưu tiên cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non, ngon và có chất lượng tốt. Bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp với hàm lượng protein thô từ 15-17%. Lựa chọn các loại thức ăn mà dê ưa thích ñể có nhiều sữa như lá mít, keo dậu, cám tổng hợp. - Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày (ở tháng thứ 1 và tháng thứ 2) cần cho ăn ñủ thức ăn tinh với lượng 400 g/lít sữa và vắt sữa 2 lần/ngày. - Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5 lít/con/ngày), yêu cầu nước sạch có ñầy ñủ ở các máng trong chuồng và ngoài sân chơi. - Bổ sung thường xuyên premix khoáng cho dê ở mức khoảng 0,5kg/con/tháng trong suốt thời gian vắt sữa, bằng cách trộn vào thức ăn tinh, làm tảng khoáng treo lên thành chuồng hoặc cho muối, khoáng vào ống tre ñục lỗ treo lên thành chuồng cho dê liếm. 5.3. Chăm sóc dê vắt sữa ðối với dê trong thời gian khai thác sữa cần chú ý một số vấn ñề sau : - Vận ñộng: Tạo ñiều kiện cho dê vận ñộng ở sân chơi hoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng 3-5 giờ/ngày, có thể kết hợp xoa chải, bắt ve rận (nếu nuôi nhốt). - Theo dõi khối lượng dê: Trong 1-2 tháng ñầu dê mẹ sẽ sụt trọng từ 5-7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 dê sẽ hồi phục dần và ổn ñịnh khối lượng. Nếu nuôi dưỡng không tốt, thiếu khoáng thì hao hụt khối lượng dê mẹ lớn, sự hồi phục chậm, sản lượng sữa sẽ giảm, dê chậm ñộng dục trở lại và ñôi khi sẽ bị bệnh bại liệt. 15 - Phòng viêm vú: Dê cho sữa, nhất là ñối với những con cao sản, thường dễ bị bệnh viêm vú. Vì vậy, hàng ngày khi vắt sữa phải quan sát theo dõi tình trạng con vật, bầu vú, màu sắc mùi vị của sữa, nếu thấy khác thường cần can thiệp kịp thời bằng biện pháp chườm nước nóng, xoa bóp bằng nước muối ấm 10%, dán cao tan, hoặc bằng các can thiệp thú y khác. ðiều quan trọng là phải ñảm bảo vắt sữa hợp vệ sinh và ñúng kỹ thuật. 5.4. Kỹ thuật vắt sữa a. Số lần vắt sữa Số lần vắt sữa sau khi dê ñẻ tùy thuộc vào năng suất sữa của từng con cũng như số con ñẻ ra: - Trong thời gian 10 ngày ñầu sau khi ñẻ: nếu dê ñẻ từ 2 ñến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt. Nếu dê mẹ chỉ ñẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở ñi có thể vắt 1 ñến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ. - Từ ngày 11 ñến ngày 60: vắt sữa 2 lần /ngày. - Sau ngày 60: Ðây là giai ñoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày. b. Chuẩn bị vắt sữa Trước khi vắt sữa phải chuẩn bị khăn mềm sạch, nước ấm ñể lau bầu vú, núm vú và kích thích phản xạ tiết sữa. Thùng ñựng sữa phải ñảm bảo sạch sẽ, phải rửa sạch, tráng nước sôi sau mỗi lần ñựng sữa. Hình 4-11: Chuẩn bị dụng cụ vắt sữa Hình 4-12: Tư thế ngồi vắt sữa dê 16 c. Thao tác vắt sữa Trình tự các thao tác vắt sữa ñược thể hiện qua hình 4-12 gồm các bước như sau: 1. Rửa sạch tay và bầu vú dê trước khi vắt sữa 2. Nắm núm vú bằng ngón tay cái và trỏ 3. Nắm chặt các ngón tay tiếp theo 4. Nắm toàn bộ núm vú bằng ngón tay, bỏ tia sữa ñầu 5. Bóp chặt cả bàn tay 6. Thả bàn tay cho sữa xuống núm vú 7. Thứ tự lặp lại như trên 17 8. Vắt ngón trỏ và cái vuốt từ trên xuống cho hết sữa trong núm vú 5.5. Cạn sữa a. Thời gian và mục ñích cạn sữa Dê cái có chửa bắt buộc phải ñược cạn sữa trước khi ñẻ ít nhất là 45 ngày nhằm mục ñích: - Tập trung dinh dưỡng nuôi thai, - ðể cho mô tuyến sữa ñược phục hồi chuẩn bị cho chu kỳ sữa tiếp theo, - Giúp cho cơ thể dê cái phục hồi sức khoẻ sau một thời gian dài tiết sữa, - Tích luỹ dinh dưỡng cho tiết sữa sau khi ñẻ. - ðể cho dê mẹ sản xuất sữa ñầu trước khi ñẻ. b. Phương pháp làm cạn sữa Khi dê chỉ còn dưới 30% lượng sữa trung bình/ngày tiến hành cạn sữa cho dê bằng cách giảm số lần vắt trong ngày từ 2 lần xuống chỉ còn 1 lần/ngày, sau ñó là cách ngày vắt 1 lần rồi ngừng vắt sữa hẳn. Tuy nhiên, ñối với dê cho nhiều sữa hơn thì cần phải thận trọng khi cạn sữa. Quá trình tạo sữa sẽ giảm rõ rệt khi giảm thức ăn tinh và chỉ cho ăn cỏ chất lượng trung bình kết hợp với giảm nước uống. Khi năng suất sữa xuống dưới 0,4kg/lần vắt thì có thể ngừng vắt sữa một cách an toàn. Cần sát trùng núm vú cẩn thận sau mỗi lần vắt cạn sữa. Khi thực hiện cạn sữa có thể bơm kháng sinh vào bầu vú. Cần phải chú ý rằng khi làm cạn sữa phải vắt kiệt sữa khi có phản xạ tiết sữa. Do vậy, mục tiêu ñầu tiên khi làm cạn sữa dê là phải ngăn không cho phản xạ thải sữa xảy ra. Dê rất nhạy cảm với những thay ñổi trong quy trình vắt sữa. Người nuôi dê cần lợi dụng ñặc tính này khi làm cạn sữa cho dê. Cho dê cần cạn sữa vào nhốt cùng ñàn dê cạn sữa hay dê con ngay trước thời gian vắt sữa thường ức chế phản xạ thải sữa của dê. Nói chung thay ñổi các tín hiệu có ñiều kiện ñược thiết lập trong thời gian vắt sữa (thời gian vắt, nơi vắt, thứ tự vắt, người vắt,) sẽ giúp ức chế phản xạ tiết sữa. c. Chăm sóc và nuôi dưỡng dê cạn sữa Dê cạn sữa cũng chính là dê mang thai trước khi ñẻ nên việc chăm sóc nuôi dưỡng dê cạn sữa cũng chính là chăm sóc nuôi dưỡng dê cái mang thai cuối kỳ (xem phần trước). ðiều quan trọng cần chú ý là không ñược ñể dê quá béo trong thời gian này. Nếu dê quá béo, tức mỡ bụng bị tích nhiều sẽ hạn chế thu nhận thức ăn khi dê chửa to về cuối. Lúc này con vật phải ñáp ứng nhu cầu năng lượng bằng nguồn mỡ dự trữ và dễ xẩy ra hiện tượng xê tôn huyết. Cần cho dê vận ñộng và tắm nắng thoả ñáng nhưng không chăn thả dê quá xa chuồng và tránh dồn ñuổi, ñánh ñập dê. Cần chú ý ñặc biệt ñảm bảo vê sinh cho dê, ñặc biệt là phần núm vú, trong thời gian ngay sau khi làm cạn sữa (ngừng vắt sữa) và những ngày trước khi ñẻ. 18 VI. MỘT SỐ KỸ THUẬT ðẶC BIỆT TRONG CHĂM SÓC DÊ 6.1. Kỹ thuật bắt giữ dê Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi khối lượng cần phải ñược thực hiện ñúng cách ñảm bảo cho dê không bị hốt hoảng sợ hoặc giãy dụa có thể làm tổn thương dê (hình 4-13). Thông thường khi bắt dê người ta ñể dê trên chuồng hay trong sân chơi, không ñuổi dê chạy lung tung. Khi bắt dê phải tiếp cận gần dê nhanh tay nắm lấy ñầu, sừng hay tai dê (giống tai dài) rồi ghì chặt lại. Có thể dùng giá giữ dê ñể cố ñịnh dê hay dùng hai chân kẹp phần trước cổ, trong khi hai tay vẫn giữ cố ñịnh ñầu ñể giữ dê. Khi bắt dê không ñược túm hai chân giật (dễ gãy chân) hay túm lưng dê, hoặc ñánh ñập dê. ðặc biệt ñối với dê ñang mang thai không ñược nắm vào bụng dê nhấc lên vì dễ gây xảy thai. Hình 4-13: Kỹ thuật bắt giữ dê 6.2. Kỹ thuật cắt khử sừng ðể tránh việc dê có sừng hay ñánh và húc nhau, hoặc sừng quặp vào ñầu, cổ gây tổn thương, ñối với giống dê có sừng dài nên khử sừng cho dê ngay ở giai ñoạn dê ñang trong thời kỳ theo mẹ (dưới 3 tháng tuổi). Dụng cụ khử sừng là một dùi sắt ñặc dài 5-7 cm, ñường kính 2 cm, có cán bằng gỗ (hình 4-14). Trước khi khử sừng phải cắt lông, vệ sinh quanh khu vực sừng. Dùng lửa nung nóng dùi sắt rồi áp nhanh vào gốc sừng cho cháy hết phần sừng ñen. Hình 4-14: Kỹ thuật khử sừng dê Hình 4-14 : Khử sừng bằng dùi sắt nung Những dê mà sừng quá dài hay có nguy cơ ñâm vào ñầu, cổ hay mắt thì nên cắt bỏ bớt sừng. ðầu tiên vệ sinh sát trùng vùng cắt sạch sẽ. Dùng nôvôcain phong bế vùng gốc sừng với liều 30-50ml. Lấy cưa sắc nhẹ nhàng cắt nhanh phần sừng quá dài. Nếu có chảy máu nhiều thì dùng dao nung ñỏ áp nhanh vào phần cắt. 19 6.3. Kỹ thuật cắt móng chân dê Phải thường xuyên kiểm tra và cắt móng chân dê không ñể chúng quá dài. Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là ở dê nhốt, ít ñược chăn thả (hình 4-15). Khi móng quá dài thường gây khó khăn cho dê ñi lại, bị gãy, xước hay bị kẹt sỏi, ñá vào gây tổn thương làm thối móng chân, có thể dẫn ñến què. Sử dụng dao hay kéo sắc ñể cắt móng (hình 4-16). Khi cắt nên loại bỏ hết các phần móng thừa, bẩn và bị bệnh (hình 4-17). Có thể cắt hơi sâu vào tổ chức móng khi mà các tổ chức ñó bị hỏng cần loại bỏ ñể tránh vết thương lan rộng. Nếu chảy máu dùng cồn iode, bông sát trùng và băng gạc lại. Hình 4-15: Chân dê trước khi cắt Hình 4-16: Dụng cụ cắt móng chân dê Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 20 Bước 5 Chân dê sau cắt móng Hình 4-17: Thao tác cắt móng chân dê 6.4. Cột buộc dê Dê thường ñược buộc bằng một dây thừng cột vào cổ hay vào chân (hình 4-18). Cả hai nơi này thường có vấn ñề. Buộc thừng vào cổ thường làm xây xát da ở ñó và có thể gây viêm nhiễm. Buộc chặt thừng vào chân cũng thường gây hiện tượng tương tự. Tốt nhất là buộc một ñầu dây thừng vào một vòng khoá cổ bằng da và ñầu kia buộc vào một dùi cắm sâu vào ñất ñể cố ñịnh vị trí. ðiều quan trong khi cột buộc cho dê gặm cỏ là thừng phải ñủ dài và có ñủ thời gian ñể gặm ñủ lượng thức ăn cần thiết (thường phải 8 giờ/ngày). Hình 4.18: Cách cột buộc dê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_thuat_nuoi_cac_loai_de_681.pdf
Tài liệu liên quan