Những vấn đề liên quan đến tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích nói riêng thông qua những tình huống cụ thể đã được đưa ra

Những vấn đề liên quan đến tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích nói riêng thông qua những tình huống cụ thể đã được đưa ra. Lời mở đầuTrong thời đại kinh tế thị trường với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, tình hình tội phạm trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp. Trong xã hội xuất hiện thêm nhiều loại tội mới, tỷ lệ những loại tội phạm như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, cố ý gây thương tích ngày càng cao, gây thiệt hại không nhỏ cho các cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội. Vì vậy, vấn đề tội phạm ngày càng trở nên cấp bách và được quan tâm đặc biệt. Các tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác là một trong những nhóm tội được quy định sớm trong Luật Hình sự nước ta. Trong đó tội cố ý gây thương tích là một trong những tội xâm phạm tới sức khỏe của người khác mà trong những năm trở lại đây đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng có nhiều chiều hướng gia tăng, Hậu quả mà tội cố ý gây thương tích gây ra là rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bị hại. Mỗi năm, tội cố ý gây thương tích gây ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình trật tự, an ninh của xã hội; nhiều người bị xâm hại rất nghiêm trọng tới sức khỏe; nhiều vụ án cố ý gây thương tích mà Bị cáo bị đưa ra xét xử tuổi đời còn rất trẻ, có người chưa thành niên Đăc biệt,trong mấy năm gần đây dưới sự ảnh hưởng nhiều của phim ảnh bạo lực và nhiều yếu tố khác tình hình tội cố ý gây thương tích ngày càng diễn biến phức tạp, người phạm tội ngày càng liều lĩnh, coi thường tính mạng con người cũng như coi thường pháp luật, sử dụng ngày càng nhiều hơn các loại vũ khí nóng, vũ khí nguy hiểm Nhiều vụ cố ý gây thương tích có quy mô tổ chức lớn, nhiều người tham gia, có tính chất xã hội đen. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương tích trong thời gian qua của nước ta tuy đã được các cấp, các ngành, các cơ quan tư pháp chú trọng nhưng do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà kết quả chưa thực sự như mong muốn, tình hình tội phạm của loại tội này ngày càng gia tăng nhiều hơn. Với những vấn đề thực tế này, có thể thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện luật pháp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, bài luận sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích nói riêng thông qua những tình huống cụ thể đã được đưa ra.

doc6 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2812 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề liên quan đến tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích nói riêng thông qua những tình huống cụ thể đã được đưa ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thời đại kinh tế thị trường với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, tình hình tội phạm trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp. Trong xã hội xuất hiện thêm nhiều loại tội mới, tỷ lệ những loại tội phạm như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, cố ý gây thương tích…ngày càng cao, gây thiệt hại không nhỏ cho các cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội. Vì vậy, vấn đề tội phạm ngày càng trở nên cấp bách và được quan tâm đặc biệt. Các tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác là một trong những nhóm tội được quy định sớm trong Luật Hình sự nước ta. Trong đó tội cố ý gây thương tích là một trong những tội xâm phạm tới sức khỏe của người khác mà trong những năm trở lại đây đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng có nhiều chiều hướng gia tăng, Hậu quả mà tội cố ý gây thương tích gây ra là rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bị hại. Mỗi năm, tội cố ý gây thương tích gây ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình trật tự, an ninh của xã hội; nhiều người bị xâm hại rất nghiêm trọng tới sức khỏe; nhiều vụ án cố ý gây thương tích mà Bị cáo bị đưa ra xét xử tuổi đời còn rất trẻ, có người chưa thành niên…Đăc biệt,trong mấy năm gần đây dưới sự ảnh hưởng nhiều của phim ảnh bạo lực và nhiều yếu tố khác tình hình tội cố ý gây thương tích ngày càng diễn biến phức tạp, người phạm tội ngày càng liều lĩnh, coi thường tính mạng con người cũng như coi thường pháp luật, sử dụng ngày càng nhiều hơn các loại vũ khí nóng, vũ khí nguy hiểm…Nhiều vụ cố ý gây thương tích có quy mô tổ chức lớn, nhiều người tham gia, có tính chất xã hội đen. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương tích trong thời gian qua của nước ta tuy đã được các cấp, các ngành, các cơ quan tư pháp chú trọng nhưng do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà kết quả chưa thực sự như mong muốn, tình hình tội phạm của loại tội này ngày càng gia tăng nhiều hơn. Với những vấn đề thực tế này, có thể thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện luật pháp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, bài luận sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích nói riêng thông qua những tình huống cụ thể đã được đưa ra. I. Khái niệm tội phạm và các vấn đề liên quan: 1. Khái niệm tội phạm: Điều 8 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1999 quy định: “ tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” 2.Các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm: Tội phạm, theo Luật Hình sự của Việt nam, phải là hành vi của con người. Những gì chỉ mới tồn tại trong tư tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì không phải là tội phạm. Chỉ qua hành vi của mình, con người mới có thể tác động vào khách thể, gây thiệt hại và nguy hiểm nhất định cho xã hội đồng thời, những ý nghĩ, tư tưởng chỉ có thể xác định qua những biểu hiện bên ngoài mà trước hết là hành vi. Theo Luật Hình sự Việt nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với hành vi không phải là tội phạm qua 4 dấu hiệu: a.Tính nguy hiểm cho xã hội: Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong Luật Hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội, có nghĩa là gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội gây nên thiệt hại đáng kể cho các lợi ích của cá nhân, Nhà nước và xã hội với tính chất là khách thể được bảo vệ bằng pháp luật Hình sự thì hành vi đó bị luật Hình sự cấm. b.Tính có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó, thể hiện dưới dạng vô ý hoặc có ý. Người được coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. c. Tính trái pháp luật Hình sự: Đây là đặc điểm pháp lý của tội phạm được gi nhận trong bộ Luật Hình sự(khoản 1 điều 8), tức là chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật Hình sự cấm thì việc thực hiện nó một cách có lỗi mới bị coi là tội phạm, nó phản ánh trực tiếp nội dung của nguyên tắc chung quan trọng nhất của Luật Hình sự - nguyên tắc pháp chế - trong việc tội phạm hóa những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Tính trái pháp luật Hình sự là sự ngăn cấm việc thực hiện tội phạm bởi một quy phạm pháp luật Hình sự tương ứng bằng việc đe dọa áp dụng sự trừng phạt về hình sự đối với người phạm tội. d. Tính phải chịu hình phạt: Là dấu hiệu kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật Hình sự. Bất cứ hành vi phạm tội nào, do tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống những biện pháp cưỡng chế Nhà nước. 3. Phân loại tội phạm: Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Bởi vậy, vấn đề phân hóa và cá thể hóa hình phạt đã được đặt ra và coi là nguyên tắc của Luật Hình sự Việt nam. Thể hiện nguyên tắc này, Luật Hình sự Việt nam phân loại tội phạm thành 4 nhóm tội khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và được quy định tại Khoản 3 Điều 8 Bộ Luật Hình sự. Như vậy, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và hậu quả pháp lý. Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng nhiều quy định của Bộ Luật Hình sự như các nguyên tắc xử lý, quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, quy định thời hiệu thi hành bản án…Phân loại tội phạm còn là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt. Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn có ý nghĩa đối với việc quy định một số chế định tạm giam, tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự. 4. Cấu thành tội phạm: Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Về mặt cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi 4 yếu tố: Chủ thể: Là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Khách thể: Là quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây thiệt hại nhất định. Mặt chủ quan: Là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: Lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Mặt khách quan: Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng như những điều kiện bên ngoài khác(công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội…) Mỗi yếu tố trên đều có mặt quan trọng của nó và sự thống nhất giữa 4 yếu tố này tạo thành hình thức cấu trúc, thể hiện đầy đủ nôi dung chính trị, xã hội của tội phạm. Những hành vi phạm tội có tính chất và mức độ nguy hiểm choc ho xã hội khác nhau thì về mặt cấu trúc, 4 yếu tố cấu thành tội phạm cũng có những nội dung biểu hiện khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. II. Tội cố ý gây thương tích. Theo Luật Hình sự quy định, tội cố ý gây thương tích được thực hiện bởi hành vi tác động đến than thể người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: Đâm, chem, đấm đá, đốt cháy, đầu độc tùy các thủ đoạn… Đó là những hành vi có khả năng gây ra những thương tích nhất định làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đây là hình thức làm tổn hại sức khỏe của người khác bằng cách tác động vào cơ thể con người, gây tổn thương cho một bộ phận hay toàn bộ cơ thể hoặc gây tổn hại hay mất chức năng của một cơ quan nào đó trong cơ thể con người: Gây mù mắt, điếc tai, liệt chân, liệt tay… Hành vi phạm tội có thể được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội. Nghĩa là người phạm tội làm một việc bị pháp luật nghiêm cấm không được làm nhằm làm biến đổi tình trạng bình thường cho sức khỏe của người khác, như đấm đá bằng tay, chân, sử dụng các loại vũ khí hay xúc vật. Hành vi phạm tội cũng có thể được thực hiện dưới dạng không hành động nghĩa là người phạm tội không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm cùng với mục đích làm biến đổi tình trạng bình thường cho sức khỏe của người khác như: Bác sĩ cố ý không cấp cứu cho người bệnh hoặc có thể do người phạm tội dung sức ép nào đó bắt người bị hại phải tự gây thương tích cho mình như bắt cắt một bộ phận nào đó trên cơ thể bệnh nhân, bắt cắt ngón tay, hay phải uống thuốc trụy thai… Theo quy định của Pháp luật Hình sự Việt nam thì bất cứ tội phạm nào cũng có 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, cấu thành tội của tội cố ý gây thương tích cũng gồm 4 yếu tố sau: + Chủ thể của tội có ý gây thương tích cho người khác là một con người cụ thể đã thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự(như:có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó) và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự(căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 và Điều 58 Bộ luật Hình sự thì phải đủ 16 tuổi trở lên tính đến ngày phạm tội) + Khách thể: là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của công dân. + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý là dấu hiệu bắt buộc, kẻ phạm tội nhận thức rõ hành vi gây thương tích cho người khác của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý trong tội này, là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cũng có thể là lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây thương tích thấy trước hậu quả của hành vi đó tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Người phạm tội thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác bằng lỗi cố ý trực tiếp có tính chất nguy hiểm cao hơn người thực hiện hành vi bằng lỗi cố ý gián tiếp thông qua thái độ tâm lý của họ. Mục dích và động cơ phạm tội cố ý gây thương tích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc lượng hình. + Mặt khách quan: Là hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người. Trái pháp luật hành vi này gây ra những thiệt hại đó là những thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững vấn đề liên quan đến tội phạm nói chung, tội cố ý gây thương tích nói riêng thông qua những tình huống cụ thể đã được đưa ra.doc