Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng

Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng - Khái niệm nguyên lý: Nguyên lý được hiểu là cơ sở đầu tiên tư tưởng chỉ đạo là những khái niệm trung tâm chi phối toàn bộ hệ thống lý luận. a) Mối liên hệ phổ biến: - Khái niệm các quan điểm trước Mác: + Các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thừa nhận có mối liên hệ phổ biến nhưng họ lại cho ngồn gốc của nó là từ thần linh thượng đế, “ý niệm tuyệt đối” sinh ra. + Các nhà triết học siêu hình lại không thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ cho rằng các sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập, tách rời, cái nào riêng ra cái đó, cái này bên cạnh cái kia giữa chúng không có sự liên hệ ràng buộc. + Theo quan niệm Mác – Lênin thế giới có vô vàng các sự vật hiện tượng nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở từng 1 vật chất nên tật yếu giữa chúng phải có mối liên hệ chằng chịt với nhau . - Khái niệm mối liên hệ: là sự trao đổi liên hệ chặt chẽ giữa hai sự vật, hiện tượng khác nhau nhằm thực hiện một mục đích nhất định. - Tính chất của mối quan hệ phổ biến: + Mối liên hệ có tính khách quan: vì mối liên hệ là cái vốn có của các sự vật hiện tượng. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay thần linh thượng đế. Chỉ có liên hệ với nhau các sự vật hiện tượng mới tồn tại, vận động và phát triển. + Mối liên hệ có tính phổ biến: vì không phải chỉ có các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau, mà các yếu tố bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng cũng liên hệ với nhau. Không phải chỉ có các thời kỳ trong một giai đoạn, các giai đoạn trong một quá trình liên hệ với nhau, mà giữa các quá trình cũng liên hệ với nhau, trong sự vận động phát triển của thế giới. Không chỉ trong tự nhiên mà trong cả xã hội lẫn trong tư duy các sự vật hiện tượng cũng liên hệ tác động qua lai lẫn nhau. Không thể tìm bất cứ ở đâu, khi nào các sự vật hiện tượng lại tồn tại một cách cô lập tách rời. + Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, muôn vẻ: vì sự vật hiện tượng có vô vàn mối liên hệ, mối liên hệ lại có vị trí vai trò khác nhau trong sự tồn tại, phát triển của chúng. Có mối liên hệ ban trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung lại có mối liên hệ riêng, có mối liên hệ trực tiếp lẫn mối liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ tất nhiên lại có mối liên hệ ngẫu nhiên * Ý nghĩa phương pháp luận: - Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức, thực tiễn. Nó là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện, một trong những nguyên tắc phương pháp luận Mác – Xít . Nguyên tắc này đòi hỏi: khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó. Nhưng cũng phải biết đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu. Có như vậy mới nắm được bản chất sự vật, hiện tượng, ở đây cần chống quan điểm phiến diện xem xét qua loa, vội đánh giá sự vật một cách chủ quan. Chóng quan điểm chiết trung san bằng các mối liên hệ, xem chúng có vị trí ý nghĩa giống nhau .Cũng cần chống quan điểm ngụy biện, bám vào một vài mối liên hệ không cơ bản, không chủ yếu để biện minh cho một khuynh hướng tư tưởng nào đó. * Vận dụng nguyên lý: Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào thực tiễn quan hệ đối ngoại, chúng ta chủ động thực hiện “ Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. b) Sự phát triển: - Khái niệm trước Mác: + Các nhà triết học siêu hình cho rằng phát triển của sự vật hiện tượng chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng. Đây là quan điểm nghèo nàn, khô khan, chết cứng. + Theo triết học Mác- Lênin cho rằng các sự vật hiện tượng không những có mối liên hệ phổ biến mà còn luôn vận động, phát triển không ngừng. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới. * Khái niệm sự phát triển: + Phát triển là khuynh hướng chung có tính phổ biến nó được thể hiện trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy con người. + Nguyên nhân của sự phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng, chứ không phải do bên ngoài áp đặt, càng không phải do ý muốn chủ quan của con người. * Ý nghĩa phương pháp luận: Nguyên lý phát triển là khuynh hướng chung của thế giới có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, trong nhận thức. Nó là cơ sở lý luận trực tiếp của nguyên tắc phương pháp luận (phát triển) một trong những nguyên tắc phương pháp luận mác - xít. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng theo hướng vận động đi lên, phát triển trong hoạt động nhận thức, thực tiễn không được thành kiến, định kiến. * Vận dụng: Qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn “Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã được tăng lên rất nhiều tạo ra thế và lực mới cho đất nước, tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”.

doc2 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng - Khái niệm nguyên lý: Nguyên lý được hiểu là cơ sở đầu tiên tư tưởng chỉ đạo là những khái niệm trung tâm chi phối toàn bộ hệ thống lý luận. a) Mối liên hệ phổ biến: - Khái niệm các quan điểm trước Mác: + Các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thừa nhận có mối liên hệ phổ biến nhưng họ lại cho ngồn gốc của nó là từ thần linh thượng đế, “ý niệm tuyệt đối” sinh ra. + Các nhà triết học siêu hình lại không thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ cho rằng các sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập, tách rời, cái nào riêng ra cái đó, cái này bên cạnh cái kia giữa chúng không có sự liên hệ ràng buộc. + Theo quan niệm Mác – Lênin thế giới có vô vàng các sự vật hiện tượng nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở từng 1 vật chất nên tật yếu giữa chúng phải có mối liên hệ chằng chịt với nhau . - Khái niệm mối liên hệ: là sự trao đổi liên hệ chặt chẽ giữa hai sự vật, hiện tượng khác nhau nhằm thực hiện một mục đích nhất định. - Tính chất của mối quan hệ phổ biến: + Mối liên hệ có tính khách quan: vì mối liên hệ là cái vốn có của các sự vật hiện tượng. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người hay thần linh thượng đế. Chỉ có liên hệ với nhau các sự vật hiện tượng mới tồn tại, vận động và phát triển. + Mối liên hệ có tính phổ biến: vì không phải chỉ có các sự vật hiện tượng liên hệ với nhau, mà các yếu tố bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng cũng liên hệ với nhau. Không phải chỉ có các thời kỳ trong một giai đoạn, các giai đoạn trong một quá trình liên hệ với nhau, mà giữa các quá trình cũng liên hệ với nhau, trong sự vận động phát triển của thế giới. Không chỉ trong tự nhiên mà trong cả xã hội lẫn trong tư duy các sự vật hiện tượng cũng liên hệ tác động qua lai lẫn nhau. Không thể tìm bất cứ ở đâu, khi nào các sự vật hiện tượng lại tồn tại một cách cô lập tách rời. + Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, muôn vẻ: vì sự vật hiện tượng có vô vàn mối liên hệ, mối liên hệ lại có vị trí vai trò khác nhau trong sự tồn tại, phát triển của chúng. Có mối liên hệ ban trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ chung lại có mối liên hệ riêng, có mối liên hệ trực tiếp lẫn mối liên hệ gián tiếp, có mối liên hệ tất nhiên lại có mối liên hệ ngẫu nhiên… * Ý nghĩa phương pháp luận: - Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức, thực tiễn. Nó là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện, một trong những nguyên tắc phương pháp luận Mác – Xít . Nguyên tắc này đòi hỏi: khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó. Nhưng cũng phải biết đâu là mối liên hệ cơ bản, chủ yếu. Có như vậy mới nắm được bản chất sự vật, hiện tượng, ở đây cần chống quan điểm phiến diện xem xét qua loa, vội đánh giá sự vật một cách chủ quan. Chóng quan điểm chiết trung san bằng các mối liên hệ, xem chúng có vị trí ý nghĩa giống nhau .Cũng cần chống quan điểm ngụy biện, bám vào một vài mối liên hệ không cơ bản, không chủ yếu để biện minh cho một khuynh hướng tư tưởng nào đó. * Vận dụng nguyên lý: Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào thực tiễn quan hệ đối ngoại, chúng ta chủ động thực hiện “ Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. b) Sự phát triển: - Khái niệm trước Mác: + Các nhà triết học siêu hình cho rằng phát triển của sự vật hiện tượng chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng. Đây là quan điểm nghèo nàn, khô khan, chết cứng. + Theo triết học Mác- Lênin cho rằng các sự vật hiện tượng không những có mối liên hệ phổ biến mà còn luôn vận động, phát triển không ngừng. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới. * Khái niệm sự phát triển: + Phát triển là khuynh hướng chung có tính phổ biến nó được thể hiện trên mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy con người. + Nguyên nhân của sự phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng, chứ không phải do bên ngoài áp đặt, càng không phải do ý muốn chủ quan của con người. * Ý nghĩa phương pháp luận: Nguyên lý phát triển là khuynh hướng chung của thế giới có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, trong nhận thức. Nó là cơ sở lý luận trực tiếp của nguyên tắc phương pháp luận (phát triển) một trong những nguyên tắc phương pháp luận mác - xít. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng theo hướng vận động đi lên, phát triển trong hoạt động nhận thức, thực tiễn không được thành kiến, định kiến. * Vận dụng: Qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn “Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã được tăng lên rất nhiều tạo ra thế và lực mới cho đất nước, tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững nguyên lý và quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng.doc
Tài liệu liên quan