Những kinh nghiệm làm một đề thi trắc nghiệm môn sinh học

Câu 25: Nếu đột biến giao tử là một đột biến lặn thì cơ chế nào dưới đây trong quá trình biểu hiện của gen đột biến này là không đúng: A. Trong giai đoạn đầu khi kiểu gen ở trạng thái dị hợp, kiểu hình đột biến không được biểu hiện. B. Qua giao phối đột biến lặn tiếp tục tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện. C. Sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. D. Khi gen lặn đột biến có điều kiện tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình. Câu 26: Đột biến thay cặp nuclêotit có thể làm phân tử prôtein do gen đột biến mã hóa ngắn hơn so với trước khi đột biến do : A. làm sai trật tự sắp xếp của các nuclêotit trong cấu trúc của gen dẫn đến việc làm giảm số codon. B. axit amin bị thay đổi trong cấu trúc của phân tử protein sẽ bị cắt đi sau khi giải mó. C. đột biến làm thay đổi cấu trúc của một codon nhưng không làm thay đổi nghĩa do nhiều codon có thể cũng mã hóa cho một aa. D. đột biến làm đổi một codon có nghĩa thành một codon vô nghĩa dẫn đến việc làm kết thúc quá trình dịch mã sớm hơn so với khi chưa đột biế

pdf56 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những kinh nghiệm làm một đề thi trắc nghiệm môn sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mã và sau dịch mã. D. Có sự tham gia của các gen tăng cường làm tăng sự phiên mã và gen gây bất hoạt làm ngưng quá trình phiên mã. Câu 28: Điều không đúng về sự khác biệt trong hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân thực với sinh vật nhân sơ là A. thành phần tham gia chỉ có gen điều hoà, gen ức chế, gen gây bất hoạt. B. cơ chế điều hoà phức tạp đa dạng từ giai đoạn phiên mã đến sau phiên mã. C. thành phần tham gia có các gen cấu trúc, gen ức chế, gen gây bất hoạt, vùng khởi động, vùng kết thúc và nhiều yếu tố khác. D. có nhiều mức điều hoà: NST tháo xoắn, điều hoà phiên mã, sau phiên mã, dịch mã sau dịch mã. Câu 29: Ở tế bào nhân thực, điều nào dưới đây là đúng. A. Phần lớn ADN mã hoá các thông tin di truyền, chỉ có một phần nhỏ ADN làm nhiệm vụ điều hoà B. Điều hoà hoạt động gen sinh vật nhân thực giống với điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ ở tất cả các gen. C. Sự điều hoà hoạt động gen qua nhiều mức điều hoà như: tháo xoắn nhiễm sắc thể, phiên mã, sau phiên mã, dịch mã và sau dịch mã. D. Tất cả các gen trong nhân của mọi tế bào trong cơ thể đều hoạt động giống hệt nhau nhau. Câu 30: Điều gì sẽ xảy ra nếu một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm cho nó không còn khả năng dính vào trình tự vận hành? A. Các gen của operon được phiên mã liên tục. B. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy. C. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi. D. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter. Lưu ý: Ngày 10/11/2015: Khai giảng khóa CHINH PHỤC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ => Khóa học với hệ thống câu hỏi đếm đáp án đúng, được đầu tư soạn công phu theo xu thế đề thi 2016. => Khóa học là sự lựa chọn tối ưu cho việc chinh phục câu hỏi mức độ khó và rất khó trong đề thi. Hãy tham gia khóa học trên moon.vn để được học với hệ thống bài giảng và đề thi chất lượng nhất! Thầy chúc các em học tốt nhé! Thầy THỊNH NAM – Facebook: Thịnh Văn Nam Câu 1: Đột biến gen là A. những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. B. những thay đổi kiểu hình của cơ thể sinh vật do sự thay đổi của điều kiện sống. C. những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit. D. những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là ADN và cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể. Câu 2: Đột biến gen có ba dạng cơ bản là A. mất một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit và đảo vị trí hai cặp nuclêôtit. LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC – THẦY THỊNH NAM Chuyên đề: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Nội dung: ĐỘT BIẾN GEN – P1 Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 41 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ B. thay thế một cặp nuclêôtit, thêm một căp nuclêôtit và mất một cặp nuclêôtit. C. thay thế một cặp nuclêôtit, chuyển một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit. D. đảo một cặp nuclêôtit, thay thế một cặp nuclêôtit vận chuyển một cặp nuclêôtit. Câu 3: Khi mất một cặp nucleôtit trong gen thì sự biến đổi xảy ra trong gen sẽ là A. thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit từ vị trí có nuclêôtit bị mất trở đến cuối gen. B. thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit từ vị trí có nuclêôtit bị mất trở đến đầu gen. C. chỉ thay đổi thành phần mà không thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit. D. chỉ thay đổi số lượng mà không thay đổi thành phần và trật tự sặp xếp các nuclêôtit. Câu 4: Khi sử dụng một loại tác nhân đột biến với một cùng một cường độ và liều lượng thì có thể khẳng định là gen có nhiều liên kết A. hiđrô hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ cao hơn. B. hoá trị hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ ít hơn. C. hiđrô hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ ít hơn. D. hoá trị hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ cao hơn. Câu 5: Cho biết: (1) Loại tác nhân đột biến. (2) Liều lượng tác nhân đột biến. (3) Cường độ của loại tác nhân đột biến. (4) Đặc điểm cấu trúc của gen. (5) Số lượng NST của loài. (6) Giới tính của sinh vật. Đột biến gen phụ thuộc vào A. (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (5), (6). D. (2), (4), (5), (6). Câu 6: Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc chuỗi pôlipéptít do gen đó tổng hợp là đột biến A. thêm một cặp nuclêôtít ở đầu gen. B. thêm một cặp nuclêôtít ở giữa gen. C. mất một cặp nuclêôtít ở đầu gen. D. thay thế một cặp nuclêôtít. Câu 7: Dạng đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi cấu trúc gen và có số liên kết hiđrô tăng thêm 2 là đột biến A. thêm 1 cặp nuclêôtit loại A – T. B. mất một cặp nuclêôtit loại A – T. C. thế một cặp nuclêôtit loại A – T bằng cặp nuclêôtit loại G – X. D. thêm 1 cặp nuclêôtit loại G – X. Câu 8: Trong tự nhiên tần số đột biến ở mỗi gen là A. 10 4 - 10 6 . B. 10 6 - 10 4 . C. 10 -6 -10 -4 . D. 10 -4 -10 6 . Câu 9: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm khi ADN A. đang đóng xoắn để hình thành cromatit. B. đang nhân đôi để tạo ra hai ADN con. C. đang phiên mã để tạo ARN thông tin. D. tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin. Câu 10: Phân tử ARN thông tin được tổng hợp từ một gen đột biến có số nuclêôtit loại guanin (G) giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với gen không bị đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên? A. Thêm một cặp nuclêôtit G-X. B. Thay thế một cặp nuclêôtit G-X bằng một cặp nuclêôtit A-T. C. Mất một cặp nuclêôtit G-X. D. Thay thế một cặp nuclêôtit A-T bằng một cặp nuclêôtit G-X. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit? A. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba. B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác. C. Chỉ liên quan tới một bộ ba. D. Là một dạng đột biến điểm. Câu 12 Đột biến ở vị trí nào sau đây trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được? A. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc. C. Đột biến ở mã mở đầu. D. Đột biến ở mã kết thúc. Câu 13: Loại đột biến có thể làm tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi số liên kết hiđrô của gen là Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 42 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ A. thay thế một cặp nuclêôtit. B. mất một cặp nuclêôtit. C. thêm một cặp nuclêôtit. D. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. Câu 14: Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là: A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T. C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. Câu 15: Một gen dài 4080 A0 và có 20% ađênin, gen bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit loại G – X. Số nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 720 nuclêôtit; G = X = 479 nuclêôtit. B. A = T = 600 nuclêôtit; G = X = 599 nuclêôtit. C. A = T = 400 nuclêôtit; G = X = 799 nuclêôtit. D. A = T = 480 nuclêôtit ; G = X = 719 nuclêôtit. Câu 16: Một gen dài 4080 A0 trong quá trình nhân đôi xảy ra đột biến. Sau khi xảy ra đột biến gen đột biến có vẫn có chiều dài là 4080 A0 nhưng có số liên kết hiđrô ít hơn 1 liên kết. đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A. loại G – X bằng một cặp nuclêôtit loại A – T. B. loại A – T bằng một cặp nuclêôtit loại G – X. C. loại A – T bằng một cặp nuclêôtit loại T – A. D. loại G – X bằng một cặp nuclêôtit loại X – G. Câu 17: Một đoạn mạch gốc của gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự các bộ ba như sau: 3’............TXX ATG XGG TXG AGT GGG...........5’ ... 6 7 8 9 10 11 ...... Đột biến làm thay cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba thứ 10 làm nuclêôtit trên mạch gốc là G bị thay đổi bởi T, khi đoạn gen này tổng hợp nên phân tử mARN thì tại bộ ba thứ 10 tham gia giải mã thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Axit amin thứ 10 bị thay đổi bởi một axít amin khác. B. Axit amin ở vị trí thứ 10 không bị thay đổi. C. Mã bộ ba thứ 10 không mã hoá axit amin. D. Quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí thứ 10. Câu 18: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau: 3’TAX AAG GAG AAT GTT TTA XXT XGG GXG GXX GAA ATT 5’ Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) trong chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp là A. 6aa. B. 7 aa. C. 4 aa. D. 5 aa. Câu 19: Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất? A. 5’XTA3’. B. 5’XAG3’. C. 5’XAT3’. D. 5’TTA3’. Câu 20: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ 5,1 XG T A    . Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là A. 3599. B. 3600. C. 3899. D. 3601. Câu 21: Gen A có 4800 liên kết hiđrô, có số nuclêôtít loại G = 2A. Gen A đột biến thành gen a có 4801 liên kết hiđrô nhưng chiều dài không đổi. Số nuclêôtít từng loại của gen a là A. A = T = 602; G = X = 1198. B. A = T = 600; G = X = 1200. C. A = T = 599; G = X = 1201. D. A = T = 598; G = X = 1202. Câu 22: Gen B dài 5100 A 0 bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp 21014 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. mất hai cặp nuclêôtit. Câu 23: Gen A có 2880 liên kết hiđrô và có số nuclêôtít loại A = 720. Gen A bị đột biến thành gen a làm tăng 1 liên kết hiđrô nhưng chiều dài gen không đổi. Số nuclêôtít mỗi loại trong gen a là A. A = T = 720; G = X = 480. B. A = T = 722; G = X = 478. C. A = T = 719; G = X = 481. D. A = T = 482; G = X = 718. Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 43 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ Câu 24: Chiều dài của 1gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là 5100A0. Do đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tại vị trí thứ 700 làm bộ 3 mã hoá tại đây trở thành bộ 3 không qui định axitamin nào. Loại đột này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axitamin: A. Mất 267 aa trong chuỗi pôlipeptit. B. Mất 266 aa trong chuỗi pôlipeptit. C. Mất 1 aa trong chuỗi pôlipeptit. D. Có 1 aa bị thay thế ở chuỗi pôlipeptit. Câu 25: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 419 ; G = X = 721. C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479. Câu 26: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là: A. T = A = 601, G = X = 1199. B. T = A = 598, G = X = 1202. C. T = A = 599, G = X = 1201. D. A = T = 600, G = X = 1200. Câu 27: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 14 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là A. thêm 1 cặp nuclêôtit. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit. C. thêm hoặc thay thế 1 cặp nuclêôtit. D. mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit? A. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba. B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác. C. Chỉ liên quan tới một bộ ba. D. Là một dạng đột biến điểm. Câu 29: Một gen có 3600 liên kết hiđrô đột biến ở một cặp nuclêôtít thành alen mới có 3599 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến A. mất một cặp A – T. B. thêm một cặp G – X. C. thay cặp A – T bằng cặp G – X. D. thay cặp G – X bằng cặp A – T. Câu 30: Gen A có 4050 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtít loại Gư với một loại nucleotit khác là 20%. Gen A bị đột biến thành gen a làm chiều dài gen đột biến tăng thêm 3,4 A0 và có liên kết hiđrô tăng thêm 3. Số nuclêôtít mỗi loại trong gen a là A. A = T = 450; G = X = 1051. B. A = T = 451; G = X = 1050. C. A = T = 600; G = X = 901. D. A = T = 599; G = X = 901. Câu 31: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’TAX XXG GGA TAA TXG GGT GXA TXA GTT...’5. Khi gen trên nhân đôi xảy ra đột biến thay thế nuclêôtit thứ 25 trên gen là guanin bằng ađênin. Phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đó mã hoá có số axit amin là A. 4. B. 7. C. 8. D. 5. Câu 32: Một gen bình thường ở sinh vật nhân sơ điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh gồm 498 axit amin. Đột biến đã tác động đến 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen đã xảy ra là A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. thêm hai cặp nuclêôtit. Câu 33: Một gen dài 5100 A0, có số nuclêôtit loại ađênin gấp đôi số nuclêôtit loại guanin. Trong quá trình nhân đôi gen xảy ra đột biến làm mất một cặp nuclêôtit loại A – T. Số liên kết hiđrô của gen sau khi đột biến xảy ra là A. 3598 liên kết. B. 3498 liên kết. C. 4497 liên kết. D. 4498 liên kết. Câu 34: Sau khi xảy ra đột biến, gen còn A = T = 599 nuclêôtit; G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần, nguyên liệu môi trường đã cung cấp giảm đi A = T = 1 nuclêôtit so với gen ban đầu. Chiều dài của gen ban đầu là A. 5100 A 0 . B. 4080 A 0 . C. 2448 A 0 . D. 8160 A 0 . Câu 35: Một gen có khối lượng 900 000 đ.v.C. Gen bị đột biến làm bộ ba thứ 301 chuyển thành bộ ba kết thúc. Đoạn gen nằm trước vị trí đột biến có thể tổng hợp được chuỗi pôlipeptit có số axit amin là A. 299. B. 298. C. 301. D. 300. Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 44 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ Câu 36: Dạng nào dưới đây không phải là đột biến điểm? A. Mất một cặp nuclêôtit trên gen. B. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trên gen. C. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen. D. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen. Câu 37: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 38: Phát biểu không đúng về đột biến gen là: A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể. C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. Câu 39: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là: A. A = T = 250; G = X = 390. B. A = T = 251; G = X = 389. C. A = T = 610; G = X = 390. D. A = T = 249; G = X = 391. Câu 40: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì A. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. B. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. C. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. Lưu ý: Ngày 10/11/2015: Khai giảng khóa CHINH PHỤC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ => Khóa học với hệ thống câu hỏi đếm đáp án đúng, được đầu tư soạn công phu theo xu thế đề thi 2016. => Khóa học là sự lựa chọn tối ưu cho việc chinh phục câu hỏi mức độ khó và rất khó trong đề thi. Hãy tham gia khóa học trên moon.vn để được học với hệ thống bài giảng và đề thi chất lượng nhất! Thầy chúc các em học tốt nhé! Thầy THỊNH NAM – Facebook: Thịnh Văn Nam Câu 1: Thể đột biến là cá thể mang đột biến A. đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. B. lặn đã được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. C. trội đã được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. D. đã được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử. Câu 2: Đột biến gen phát sinh do các tác tác động lí, hoá hay sinh học ở ngoại cảnh hoặc do những rối loạn sinh lí, hoá sinh của tế bào đã gây ra A. những sai sót trong quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể. B. những sai sót trong quá trình phiên mã. C. những sai sót trong quá trình tnhân đôi ADN. D. những sai sót trong quá trình phân li của các gen. Câu 3: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC – THẦY THỊNH NAM Chuyên đề: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Nội dung: ĐỘT BIẾN GEN – P2 Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 45 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 4: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Điều kiện môi trường và tổ hợp mang alen đột biến. B. Alen đột biến là alen trội hay alen lặn. C. Loại tác nhân gây lên đột biến đó. D. Tần số đột biến của alen đó. Câu 5: Điều không đúng về đột biến gen là đột biến gen A. làm biến đổi toàn bộ cấu trúc của gen. B. có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. C. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. D. làm nguyên liệu của quá trình chọn giống và tiến hoá. Câu 6: Các loại virut gây bệnh như virut viêm gan B, virut hecpet là loại tác nhân gây đột biến nào sau đây? A. Tác nhân sinh học. B. Tác nhân hóa học. C. Tác nhân vật lí. D. Tác nhân môi trường. Câu 7: Cơ chế gây đột biến gen do tác động của tia tử ngoại (UV) là A. cắt đứt các đoạn nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN. B. làm rối loạn quá trình bắt cặp bổ sung làm cho A mạch này liên kết với G của mạch kia. C. cắt đứt các liên kết hoá trị giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN. D. làm cho hai Timin trên cùng một mạch phân tử ADN liên kết lại với nhau. Câu 8: Tác nhân nào sau đây không gây nên đột biến gen? A. Tác nhân vật lý như tia tử ngoại. B. Tác nhân hoá học như 5 brôm uraxin. C. Tác nhân sinh học như virut. D. Hoạt động đóng, tháo xoắn nhiễm sắc thể. Câu 9: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T thông qua bao nhiêu lần nhân đôi? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10: Trong các câu sau đây, câu nào có nội dung không đúng? A. Tất cả đột biến gen đều có hại cho bản thân sinh vật. B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống. D. Cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến. Câu 11: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi? A. 4 lần B. 1 lần. C. 2 lần. D. 3 lần. Câu 12: Căn cứ để phân biệt đột biến gen là đột biến trội hay đột biến lặn là A. nguồn gốc sinh ra đột biến. B. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ tiếp theo. C. hướng của đột biến thuận hay nghịch. D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại. Câu 13: Trong trường hợp xử lí ADN để gây đột biến, nếu chất acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ tạo nên dạng đột biến A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. đổi chỗ một cặp nuclêôtit D. không thay đổi. Câu 14: Trong quá trình nhân đôi ADN chất acridin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến gen dạng A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. đổi chỗ một cặp nuclêôtit D. không thay đổi. Câu 15: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen? A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. Câu 16: Khi trong gen có hai nuclêôtit liền kề nhau bị kết dính với nhau làm cho 2 nuclêôtit chỉ có kích thước 3,4 A0 thì khi ADN mang gen trên nhân đôi, dạng đột biến gen có thể xảy ra là A. đột biến mất một cặp nuclêôtit. B. đột biến thêm một cặp nuclêôtit. Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 46 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ C. đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. D. đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. Câu 17: Chiều dài của 1gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là 1,02µm. Do đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tại vị trí thứ 1996 làm bộ 3 mã hoá tại đây trở thành bộ 3 không qui định axitamin nào. Loại đột này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axitamin: A. Mất 333 axitamin trong chuỗi pôlipeptit. B. Mất 334 axitamin trong chuỗi pôlipeptit. C. Mất 665 axitamin trong chuỗi pôlipeptit. D. Mất 666 axitamin trong chuỗi pôlipeptit. Câu 18: Một đột biến gen khi đã phát sinh sẽ A. được tái bản qua cơ chế tự sao của ADN và di truyền cho thế hệ sau. B. được biểu hiện ra kiểu hình nếu không được sửa chữa. C. luôn được di truyền qua sinh sản hữu tính. D. không được biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ thứ nhất. Câu 19: Cơ chế phát sinh đột biến gen là 1. sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN do bazo hiếm 2. sự rối loạn nhân đôi ADN do tác nhân lý, hóa hoặc sinh học 3. sự rối loạn phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào 4. sự rối loạn trao đổi chéo của các NST trong quá trình phân bào A. 1,2 B.2,3 C. 3,4 D. 1,4 Câu 20: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ chế phát sinh đột biến gen? A. Đột biến gen không phụ thuộc đặc điểm cấu trúc của gen, các gen khác nhau có khả năng như nhau trong việc phát sinh đột biến. B. Các tác nhân đột biến gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN; hoặc làm đứt phân tử ADN rồi nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới. C. Có những gen bền vững, ít bị đột biến nhưng có những gen dễ đột biến làm xuất hiện nhiều alen. D. Đột biến gen phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen. Câu 21: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp. C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp. D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. Câu 22: Đột biến gen là những biến đổi A. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. Câu 23: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba. B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin. D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Câu 24: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen. C. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học. D. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN. Câu 25: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng A. di truyền qua sinh sản vô tính. B. nhân lên trong mô sinh dưỡng. Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 47 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ C. di truyền qua sinh sản hữu tính. D. tạo thể khảm. Câu 26: Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. Câu 27: Nội dung nào sau đây sai ? A. Đột biến xôma có thể nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính. B. Đột biến tiền phôi có thể tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. C. Khi vừa phát sinh, các đột biến gen sẽ biểu hiện ra thành kiểu hình gọi là thể đột biến. D. Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Câu 28: Khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen, điều nào sau đây là không đúng? A. Đột biến gen xảy ra ở giai đoạn 2-8 phôi bào gọi là đột biến xôma. B. Đột biến thành gen trội được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. C. Đột biến thành gen lặn thường không biểu hiện ở thế hệ đầu tiên. D. Đột biến xôma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng. Câu 29: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ Guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 2 lần tự sao sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T(biết đột biến chỉ xảy ra một lần). A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 30: Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào được gọi là A. đột biến giao tử. B. đột biến gen lặn. C. đột biến tiền phôi. D. đột biến xôma. Câu 31: Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn. Do đột biến thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác tại vị trí 271 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã ATX. Đột biến liên quan đến bao nhiêu aa ( nếu không kể aa mở đầu)?. A. 109 B. 90. C. 108. D. 91. Câu 32: Giả sử 1 phân tử 5-Brôm Uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con có thể mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là: A. 4 tế bào. B. 1 tế bào. C. 8 tế bào D. 2 tế bào. Câu 33: Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới đây gây đột biến gen: A. Adenin B. Timin C. Xitozin D. 5-BU Câu 34: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. Câu 35: Gen A bình thường có chiều dài 5100 A0, có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit không bổ sung với nó là 5%. Sau khi xảy ra đột biến điểm tạo thành alen a. Cặp alen Aa trên tự nhân đôi 3 lần đã sử dụng của môi trường 9450 nuclêôtit loại guanin và 11543 nuclêôtit loại ađênin. Dạng đột biến điểm xảy ra là A. mất một cặp nucleotit loại A-T. B. mất một cặp nucleotit loại G-X. C. thêm một cặp nucleotit loại G-X. D. thay thế một cặp nucleotit. Câu 36: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 48 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ chuỗi pôlipeptit (trong trường hợp gen không có đoạn intrôn)? A. Mất ba cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc. B. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu. C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba sau mã mở đầu. D. Mất một cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu. Câu 37: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với...(I)...trong quá trình nhân đôi, tạo nên dạng đột biến...(II)... (I) và (II) lần lượt là A. Timin, thay thế cặp G –X thành cặp T - A. B. Ađênin, thay thế cặp G –X thành cặp A - T. C. Ađênin, thay thế cặp G –X thành cặp T - A. D. Timin, thay thế cặp G – X thành cặp A - T. Câu 38: Một gen bình thường có khối lượng phân tử 900 000 đvC, có hiệu số giữa nuclêôtit loại guanin với một loại nuclêôtit khác là 10%. Sau khi gen xảy ra đột biến nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen, gen đột biến có tỉ lệ A/G ≈ 66,85%. Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit A. loại G – X bằng một cặp X – G. B. loại G – X bằng một cặp A – T. C. loại A – T bằng một cặp T – A. D. loại A – T bằng một cặp G – X. Câu 39: Một gen có hiệu số phần trăm nuclêôtit loại adenin với một loại nuclêôtit khác là 5% và có số nucleotit loại adenin là 660. Sau khi gen xảy ra đột biến điểm, gen đột biến có chiều dài 408 nm và có tỉ lệ G/A ≈ 82,1%. Dạng đột biến điểm xảy ra với nói gen nói trên là A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. C. mất một cặp nucleotit loại A-T. D. thêm một cặp nucleotit loại G-X. Câu 40: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. C. mất một cặp G - X. D. mất một cặp A - T. Lưu ý: Ngày 10/11/2015: Khai giảng khóa CHINH PHỤC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ => Khóa học với hệ thống câu hỏi đếm đáp án đúng, được đầu tư soạn công phu theo xu thế đề thi 2016. => Khóa học là sự lựa chọn tối ưu cho việc chinh phục câu hỏi mức độ khó và rất khó trong đề thi. Hãy tham gia khóa học trên moon.vn để được học với hệ thống bài giảng và đề thi chất lượng nhất! Thầy chúc các em học tốt nhé! Thầy THỊNH NAM – Facebook: Thịnh Văn Nam Câu 1: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì A. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. B. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. C. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. D. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi. Câu 2: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào 1. số lượng gen có trong kiểu gen. LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC – THẦY THỊNH NAM Chuyên đề: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Nội dung: ĐỘT BIẾN GEN – P3 Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 49 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ 2. đặc điểm cấu trúc của gen. 3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. 4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. Phương án đúng là A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (4). D. (2), (3). Câu 3: Đột biến gen là những biến đổi A. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. B. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là đột biến? A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. C. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. Câu 5: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng A. thêm 1 cặp nuclêôtít. B. mất 2 cặp nuclêôtít. C. thêm 2 cặp nuclêôtít. D. mất 1 cặp nuclêôtít. Câu 6: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5–Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp A–T bằng cặp G–X. B. thay thế cặp G–X bằng cặp X–G. C. thay thế cặp A–T bằng cặp T–A. D. thay thế cặp G–X bằng cặp A–T. Câu 7: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng? A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen. Câu 8: Hoá chất gây đột biến 5–BU (5–brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 9: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A–T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A = T = 1800; G = X = 1200. B. A = T = 899; G = X = 600. C. A = T = 1799; G = X = 1200. D. A = T = 1199; G = X = 1800. Câu 10: Cho các thông tin về đột biến sau đây: (1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. (3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. Các thông tin nói về đột biến gen là A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (1) và (4). Câu 11: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen. B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN. C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến. Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 50 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học. Câu 12: Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính? A. Đột biến giao tử. B. Đột biến ở hợp tử. C. Đột biến ở giai đoạn tiền phôi. D. Đột biến xôma. Câu 13: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào? A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp. B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp. C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp. D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được. Câu 14: Những dạng đột biến gen nào thường gây nghiêm trọng cho sinh vật? A. Thay thế 1 cặp nuclêotit. B. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit. C. Mất và thay thế 1 cặp nuclêotit. D. Thêm và mất 1 cặp nuclêotit. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit? A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba. B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác. C. Làm thay đổi trình tự nucleotit của nhiều bộ ba. D. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác. Câu 16: Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi pôlipeptit ? A. Mất 1 cặp nuclêotit. B. Thêm 1 cặp nuclêotit. C. Chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêotit. D. Thay thế 1 cặp nuclêotit. Câu 17: Những dạng đột biến nào sau đây là đột biến dịch khung? A. Mất và thay thế 1 cặp nuclêotit. B. mất và thêm 1 cặp nuclêotit. C. Thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêotit. D. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêotit. Câu 18: Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào? A. sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật nhân thực đơn bào. C. sinh vật nhân thực đa bào. D. Tất cả các loài sinh vật. Câu 19: Một gen cấu trúc có chứa 90 vùng xoắn và 20% số nuclêotit loại A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Sau đột biến gen tự nhân đôi 1 lần thì số liên kết hyđrô của gen bị phá vỡ là : A. 2339 liên kết. B. 2340 liên kết. C. 2341 liên kết. D. 2342 liên kết. Câu 20: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hyđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đó sử dụng của môi trường 4193 A và 6300 G. Số liên kết hiđrô của gen sau khi bị đột biến là : A. 3902. B. 3898. C. 3903. D. 3897. Câu 21: Gen A đột biến thành gen a. Chiều của 2 gen không đổi nhưng số liên kết hyđrô của gen sau đột biến ít hơn gen A là 1 liên kết hyđrô. Đột biến thuộc dạng: A. Thêm 1 cặp nu B. Thay 1 cặp (G-X) = 1cặp (A-T) C. Thay 1 cặp (A-T)=1cặp (G-X) D. Thay 1 cặp (A-T)=1cặp (A-T) Câu 22: Đột biến gen trội được biểu hiện kiểu hình trong những trường hợp nào? A. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đơn bội. B. Chỉ biểu hiện trong cơ thể đồng hợp trội. C. Chỉ biểu hiện khi gen nằm trên NST thường. D. Luôn được biểu hiện. Câu 23: Nhận xét nào dưới đây là đúng : A. Đột biến gen khi xuất hiện sẽ tái bản nhờ cơ chế phiên mã của ADN. B. Đột biến gen khi xuất hiện sẽ tái bản nhờ cơ chế dịch mã di truyền. C. đột biến gen khi xuất hiện sẽ tái bản nhờ cơ chế tự nhân đôi của ADN. D. Đột biến gen khi xuất hiện sẽ tái bản nhờ cơ chế phân li trong các quá trình phân bào. Câu 24: Gen A dài 306 nm, có 20% nucleotit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 51 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ nucleotit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a2 là 1. Số nucleotit mỗi loại của alen a2 là A. A = T = 360; G = X = 540. B. A = T = 358; G = X = 541. C. A = T = 361; G = X = 539. D. A = T = 360; G = X = 539. Câu 25: Nếu đột biến giao tử là một đột biến lặn thì cơ chế nào dưới đây trong quá trình biểu hiện của gen đột biến này là không đúng: A. Trong giai đoạn đầu khi kiểu gen ở trạng thái dị hợp, kiểu hình đột biến không được biểu hiện. B. Qua giao phối đột biến lặn tiếp tục tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện. C. Sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. D. Khi gen lặn đột biến có điều kiện tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình. Câu 26: Đột biến thay cặp nuclêotit có thể làm phân tử prôtein do gen đột biến mã hóa ngắn hơn so với trước khi đột biến do : A. làm sai trật tự sắp xếp của các nuclêotit trong cấu trúc của gen dẫn đến việc làm giảm số codon. B. axit amin bị thay đổi trong cấu trúc của phân tử protein sẽ bị cắt đi sau khi giải mó. C. đột biến làm thay đổi cấu trúc của một codon nhưng không làm thay đổi nghĩa do nhiều codon có thể cũng mã hóa cho một aa. D. đột biến làm đổi một codon có nghĩa thành một codon vô nghĩa dẫn đến việc làm kết thúc quá trình dịch mã sớm hơn so với khi chưa đột biến. Câu 27: Kết quả phân tích trình tự 7 axit amin đầu mạch của phân tử prôtêin hemôglôbin (Hb) ở người bình thường được kí hiệu là HbA, ở người bệnh là HbB, như sau : HbA : Val-His- Leu-Thr-Pro-Glu-Glu. HbB : Val-His- Leu-Thr-Pro-Val-Glu Hiện tượng gĩ xảy ra đối với gen mã hóa cho phân tử HbB? A. Xảy ra đột biến mất cặp nuclêotit ở vị trớ bộ ba mã hóa cho aa thứ 6 của phân tử Hb. B. Xảy ra đột biến thêm cặp nuclêotit ở vị trớ bộ ba mã hóa cho aa thứ 6 của phân tử Hb. C. Xảy ra đột biến thay cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba mã hóa cho aa thứ 6 của phân tử Hb. D. xảy ra đột biến đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêotit trên 2 bộ ba mã hóa cho axitamin thứ 6 và thứ 7. Câu 28: Một đoạn ADN bị đột biến đứt ra một đoạn, đoạn đứt ra thành gen B, đoạn còn lại thành gen A. Gen A có số lượng nucleotit nhiều hơn gen B là 300 Adenin và 600 Guanin. Số lượng nucleotit mỗi loại của gen B là bằng nhau. Tổng số axit amin trong 2 phân tử protein hoàn chỉnh được tổng hợp dựa trên khuân mẫu của hai gen trên có số axit amin là 696. Số lượng từng loại nucleotit có trong cả hai gen A và B là A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 900; G = X = 1200. C. A = T = X = 900. D. A = T = 300; G = X = 600. Câu 29: Nguyên nhân gây đột biến gen là do A. tác động lí hoá hay sinh học ở ngoại cảnh hoặc do sự thay đổi tập quán hoạt động trong đời cá thể. B. tác động lí, hoá hay sinh học ở ngoại cảnh hoặc do những rối loạn sinh lí, hoá sinh của tế bào. C. sự thay đổi tập quán hoạt động hoặc do dđều kiện sống thay đổi đã làm cho quá trình phân bào bị rối loạn. D. sự thay đổi tập quán hoạt động và những rối loạn sinh lí trong tế bào đã làm cho quá trình nhân đôi ADN bị rối loạn. Câu 30: Một đoạn ADN bị đột biến đứt ra một đoạn, đoạn đứt ra thành gen B, đoạn còn lại thành gen A. Gen A có số lượng nucleotit nhiều hơn gen B là 300 Adenin và 600 Guanin. Tổng số axit amin trong 2 phân tử protein hoàn chỉnh được tổng hợp dựa trên khuân mẫu của hai gen trên có số axit amin là 696. Chiều dài của gen A và gen B lần lượt là A. LA = 5100A 0 ; LB = 4080A 0 . B. LA = 5100A 0 ; LB = 2040A 0 . C. LA = 2550A 0 ; LB = 2040A 0 . D. LA = 2550A 0 ; LB = 4080A 0 . Câu 31: Tia tử ngoại( UV) làm cho 2 bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen dạng: A. mất một cặp nucleotit. B. thêm một cặp nucleotit. C. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Câu 32: Đột biến giao tử là đột biến xảy ra Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 52 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ A. ở tế bào sinh dục sơ khai đang thực hiện nguyên phân. B. trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. C. trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng. D. ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Câu 33: Một gen dài 3060 A0. Gen xảy ra đột biến thay thế cặp nuclêôtit thứ 358 làm cho mã bộ ba tại đây trở thành bộ ba kết thúc. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có số liên kết peptit là A. 118. B. 117. C. 298. D. 119 Câu 34: Một gen có 1800 nuclêôtit và có 20% số nuclêôtit thuộc loại ađênin. Gen đó bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X, số liên kết hidro của gen độ biến là A. 2339. B. 2340. C. 2341. D. 2342. Câu 35: Một gen có tổng số 1200 nuclêôtít và chứa 15% xitôzin. Sau khi bị đột biến điểm, gen đã tiến hành nhân đôi bình thường 6 lần và đã sử dụng của môi trường 26397 ađênin và 11340 xitôzin. Dạng đột biến gen đã xảy ra là A. mất một cặp G – X. B. thêm một cặp G – X. C. mất một cặp A – T. D. thêm một cặp A – T. Câu 36: Một cặp alen đều dài 3060 A0. Alen A có số nuclêôtit loại X chiếm 35% tổng số nuclêôtit của alen, alen a có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 10%. Số nuclêôtit từng loại của kiểu gen Aaa là. A. A = T = 1080 nuclêôtit ; G = X = 1620 nuclêôtit. B. A = T = 1620 nuclêôtit ; G = X = 1080 nuclêôtit. C. A = T = 1350 nuclêôtit ; G = X = 1390 nuclêôtit. D. A = T = 1350 nuclêôtit ; G = X = 1350 nuclêôtit. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân gọi là đột biến giao tử. B. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế nhân đôi của ADN. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. D. Đột biến gen lặn sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến đó. Câu 38: Đột biến và thể đột biến khác nhau ở điểm cơ bản là A. đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình, còn thể đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. B. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện hoặc chưa biểu hiện trên kiểu hình. C. đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện hoặc chưa biểu hiện trên kiểu hình còn thể đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. D. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. Câu 39: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong quá trình tái bản tạo nên A. đột biến thay thế cặp G-X A-T. B. 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. C. đột biến thay thế cặp A-T G-X. D. sự sai hỏng ngẫu nhiên. Câu 40: Gen A dài 306 nm, có 20% nucleotit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a2 là 1. Tính tổng số nucleeootit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2 ? A. A = T = 1439; G = X = 2160. B. A = T = 1438; G = X = 2160. C. A = T = 1436; G = X = 2162. D. A = T = 1441; G = X = 2159. Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 53 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ ĐÁP ÁN CÁC ĐỀ ĐÁP ÁN: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng A C B A A B A D C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng D A A A D C B C B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng A A D C C A B C A A ĐÁP ÁN: CÔNG THỨC VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ADN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng C A B A C D C A B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng D C A C B A D D D A Câu 21 22 23 24 25 26 ĐA đúng B C C C B C ĐÁP ÁN: NHÂN ĐÔI ADN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng B C D B D D A D B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng A C A A C B A B D C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng D A D A B B D B C D Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng B A C C D D C C D C Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 54 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ ĐÁP ÁN: GEN MÃ, DI TRUYỀN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng B D B B B D A C B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng C C B B A C A A B B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng B B B A A C C B D B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng B C A C C A C B C D ĐÁP ÁN: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG ARN VÀ PROTEIN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án đúng B D B C B A C B B A D D A B C Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án đúng A A B D C A B C C B C B A A D ĐÁP ÁN: PHIÊN MÃ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng D A D C C A B A B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng C B B B A D D D B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng C B A D C D D A A D Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng D C A A B B B C A A ĐÁP ÁN : LUYỆN TẬP NHÂN ĐÔI ADN VÀ PHIÊN MÃ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng C B A A C B D C A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng A C B C A A A D A A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng A C A D B A C D B A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng B A D C C A D D C D Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 55 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ ĐÁP ÁN ĐỀ : DỊCH MÃ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng C A D B B C C B A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng A A A B C B C B C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng C B D A B A D B B C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng C B A D A C B A C C ĐÁP ÁN: CÔNG THỨC VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DỊCH MÃ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng B C A C A C C B A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng C A A A D B A B C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng A C B A A A D C D C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng A B D B D D B D A A ĐÁP ÁN : ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng C B D A A D D B B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng A D D D B C D C C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng B D A A D A B A C A Luyện thi trực tuyến tại Moon.vn | Thầy THỊNH NAM - Giáo viên giảng dạy môn Sinh học 56 Giúp ôn luyện phần kiến thức CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ ĐÁP ÁN: ĐỘT BIẾN GEN-P1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng C B A C B D A C B C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng A C A C D A C A C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng C B C B C C D A D A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng B C B A D D D D D A ĐÁP ÁN: ĐỘT BIẾN GEN-P2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng A C B A A A D D A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng D B A B D A B A A A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng B C B A C C C A A C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng A B B C A D D B B A ĐÁP ÁN: LUYỆN TẬP ĐỘT BIẾN GEN-P3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA đúng C D D A D A D B C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA đúng C D B D C D B D C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA đúng B D C B C D C B B B Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA đúng A D A C C D D D A C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsach_bai_tap_sinh_co_che_di_truyen_va_bien_di_9038.pdf
Tài liệu liên quan