Những điểm cần lưu ý khi dạy học môn tiếng việt lớp 1.CGD

Khi dạy chữ viết cho HS giáo viên phải có mẫu chữ để giới thiệu và hướng dẫn cho HS khi đọc, viết. Có các mẫu chữ sẽ giúp HS viết đúng mẫu và nhận diện chữ, âm chắc chắn giúp các em đọc, viết tốt. 1. Bộ mẫu chữ in thường. 2. Bộ mẫu chữ in hoa. 3. Bộ mẫu chữ viết thường cỡ chữ nhỡ. 4. Bộ mẫu chữ viết thường cỡ chữ nhỏ. 5. Bộ mẫu chữ viết hoa cỡ chữ nhỡ. 6. Bộ mẫu chữ viết hoa cỡ chữ nhỏ.

ppt19 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 6883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm cần lưu ý khi dạy học môn tiếng việt lớp 1.CGD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1.CGDI. Các mẫu bài của chương trình TV1. CGDBÀIMẪUBÀI 0:TIẾT HỌC CHUẨN BỊBÀI 1: TIẾNGBÀI 2: ÂMBÀI 3: VẦNBÀI 4: NGUYÊN ÂM ĐÔI* LUYỆN TẬP TỔNG HỢPMẫu 0: Tiết học chuẩn bịMẫu 1: Tách lời thành tiếngMẫu 2: Tách tiếng thành 2 phầnMẫu 3: Nguyên âm – Phụ âmMẫu 4: VầnKiểu vần chỉ có âm chính BAKiểu vần có âm đệm và âm chính OAKiểu vần có âm chính và âm cuối ANKiểu vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối OANMẫu 5: Nguyên âm đôiMẫu 6: Luyện tập tổng hợpII. Khái niệm nguyên âm, phụ âm và bán nguyên âm:- Nguyên âm: luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài.- Phụ âm: luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài.- Bán nguyên âm (hay còn gọi là bán phụ âm) để chỉ những âm vừa mang tính chất phụ âm vừa mang tính chất nguyên âm. (VD: hoa, lau,vịt, bay) - Trong Tiếng Việt có 14 nguyên âm làm âm chính. Trong đó có: 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Có 23 phụ âm đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt. - Tiếng Việt có: 10 âm làm âm cuối. - Trong đó: + 8 phụ âm (n, t, m, p, ng, c, nh, ch) + 2 bán nguyên âm (u, o, i, y).III. Luật chính tả:Có 7 luật chính tả sau: - LCT e, ê, i - LCT ghi âm đệm - LCT dấu thanh - LCT nguyên âm đôi - LCT viết hoa - LCT phiên âm - LCT theo nghĩa4. Những điểm cần ghi nhớ về Luật chính tả Luật chính tả là một phần kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD. T cần dạy tỉ mỉ các luật chính tả, liên tục nhắc lại khi gặp tiếng có luật để giúp học sinh nắm chắc các luật chính tả trong chương trình. Vai trò tiết học: Cùng với việc học về cấu trúc ngữ âm của tiếng, luật chính tả góp phần xử lý triệt để mối quan hệ âm và chữ. Nhờ vậy, học sinh đạt được một trong những yêu cầu cơ bản của chương trình: Đọc thông, viết thạo nhờ nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm chắc luật chính tả và do đó không bị tái mù.CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU:1. LCT âm /c/, /g/, /ng/ trước âm /e/, /ê/, /i/: - Âm /cờ/ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ k. VD: kẻ, kể, ki, ...- Âm /gờ/ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ gh (gờ kép). VD: ghế, ghi, ghẹ, ...- Âm /ngờ/ đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ ngh (ngờ kép)VD: nghệ, nghe, nghỉ,...2. LCT về âm đệm:Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q (chữ cu) và âm đệm viết bằng con chữ u. VD: quả, quê, quý, ...CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU:3. LCT dấu thanh: Dấu thanh luôn nằm ở vị trí âm chính.Đối với nguyên âm đôi: + Khi không có âm cuối dấu thanh đặt ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. VD: thìa, chúa, ... + Khi có âm cuối dấu thanh đặt ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. VD: chiến, thuyền, lược, .....CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU:NguyênÂm đôiCách viếtKhông cóÂm cuốiCó âm cuốiCó âm đệm,không có âm cuốiKhông có âm đầu hoặc có âm đệm và âm cuối /uô/ua(cua, mua,)uô(muốn,)/ươ/ưa(cưa, mưa,)ươ(tươi, cười,...)/iê/ia(mía, tia,)iê(tiên, hiên,)ya(khuya,)yê(tuyết / yến,)4. LCT nguyên âm đôi: Có 3 nguyên âm đôi là iê, ua, ưa. Cách ghi các NÂĐ như sau:CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU:5. LCT viết hoa- Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu. (Bố em là bác sĩ.)- Viết hoa tên người Việt Nam. (Nguyễn Thị Hương,...)- Viết hoa tên địa lý Việt Nam. (Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu, ...)- Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lý nước ngoài. (Cam-pu-chia, Mô-da, ...)- Viết hoa để tỏ sự tôn trọng (Bác Hồ, Hai Bà Trưng, Việt Nam đẹp nhất tên Người, ...)CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU:6. LCT phiên âm- Phiên âm tên người: Khi phiên âm tên người nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối. (Nê-đin, Anh-xtanh, ...)- Phiên âm tên địa lý: Khi viết tên địa lý nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối. (Sinh-ga-po; In-đô-nê-si-a,...)- Phiên âm tên đồ vật: Khi viết tên đồ vật không phải viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng thứ nhất và giữa các tiếng có gạch nối. (cát-xét, ra-đi-ô, pi-a-nô, ...)CÁCH GHI 7 LUẬT CHÍNH TẢ SAU:7. LCT viết bằng con chữ /gi/: (LCT về nghĩa) - Chữ /gi/: gia đình, giá cả, cụ già, giả dối, giã gạo, ...- Chữ /d/: da thịt, hạt dẻ, dạ (vâng dạ), dao (con dao), ...* Lưu ý: Âm /gi/ khi đứng trước âm /i/ ta phải lược bớt một con chữ i trong âm gi VD: gì, giếng, giết, ...TỔNG KẾT1. Ưu điểm của việc dạy học TV1.CGD- HS tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, nắm vững cấu tạo ngữ âm tiếng Việt, Nắm chắc luật chính tả, đọc thông viết thạo, phát âm tương đối chuẩn, qua thời gian nghỉ hè không quên chữ.- Tài liệu thiết kế theo nguyên tắc " Thầy giao việc- trò thực hiện" nên đã hình thành được ở GV phương pháp dạy tích cực, học sinh học tích cực.2. Hạn chế của tài liệu- Trong quá trình tổ chức giảng dạy, GV không sử dụng đồ dùng dạy học, giải nghĩa từ cho HS. Điều này làm hạn chế kết quả nhận thức của HS, đặc biệt là HSDT.- Chưa có nhiều thời gian cho HS rèn luyện kỹ năng nói.* Khắc phục các hạn chế trên, Vụ Giáo dục Tiểu học hướng dẫn như sau:- GV nên tận dụng đồ dùng dạy học của chương trình hiện hành, làm thêm đồ dùng dạy học và chủ động sắp xếp thời gian rèn luyện kỹ năng nói cho HS.- Về việc giải nghĩa từ: Có thể giải nghĩa từ khi cần thiết bằng cách qua vật thật, tranh ảnh, tiếng mẹ đẻ của HS...( tránh sa đà vào giảng giải nhiều).3. Nguyên tắc chung- Dạy TV1- CGD giáo viên phải thực hiện đúng, đủ quy trình trong sách thiết kế.- Dạy tăng thời lượng: Với bài có nhiều nội dung, GV có thể tăng thời lượng để dạy chậm và kỹ hơn, đảm bảo HS "học đâu chắc đấy". Cách dạy phải đảm bảo đủ 4 việc trong một tiết. VD: Bài có 6 vần tách thành 2 tiết mỗi tiết dạy 2-4 vần, song phải thực hiện đủ 4 việc. - Dạy buổi chiều (dạy tăng buổi hoặc dạy 2 buổi/ ngày) để củng cố kiến thức kỹ năng, căn cứ vào nhận thức của HS để GV lựa chọn nội dung hướng dẫn HS học theo nhóm. (theo từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết).- Việc đánh giá HS thực hiện theo chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT và Thông tư số 32/2009.- Tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn theo trong tổ.- GV tổ chức cho HS giải lao giữa các tiết học.MỘT SỐ LƯU Ý- Dạy đúng theo thiết kế và dạy đủ 4 việc ( SGK và STK đã chuẩn).- Bài tập đọc dài: Được phép đọc một nửa bài. Được điều chỉnh ngữ liệu cho phù hợp với địa phương.- Khi dạy viết chữ /ch/, giáo viên nên hướng dẫn theo từng nét (không dạy tách chữ /c/, /h/ vì HS chưa được học chữ /h/ mới chỉ học các nét.- Đánh vần tiếng /qua/: o- a- oa  cờ- oa- qua (trường hợp đặc biệt, không đọc là u- a- oa vì LCT âm cờ xuất hiện khi dạy /qua/.- Khi giảng dạy trên lớp, GV không viết sẵn lên bảng che đi, không viết ra bìa. Học đến đâu viết ra đến đó. Khi giải nghĩa từ, không cần giải thích cặn kẽ chỉ cần chỉ ra cho H nhớ là được.- Cơ chế đánh vần: + Với HS khá giỏi đọc trơn không cần đọc phân tích. VD: bà: ba- huyền- bà + Với HS yếu che thanh sau đó ghép thanh. VD: ba: bờ- a- ba bà: ba- huyền- bà- Được sử dụng CNTT thay đồ dùng trực quan (chủ yếu ở Tập 3) GV có thể dùng máy chiếu, tuy nhiên chỉ sử dụng minh họa không lạm dụng (sử dụng máy chiếu tối đa là 5 phút).- Khi dạy tăng thời lượng nếu không dạy xong bài GV có thể giãn tiết ra, nhưng việc nào dứt điểm việc ấy (dạy đủ 3 việc vào buổi sáng, buổi chiều sẽ dạy tiếp việc 4 cho H). MỘT SỐ LƯU ÝCác bài có thể dạy tăng thời lượng: Tùy vào số vần trong từng bài, giáo viên có thể điều chỉnh giãn thời lượng của một bài dạy ra làm 2 hoặc 3 bài. Ví dụ một số bài GV có thể tách như:Bài: on, ot; ôn, ôt; ơn, ơt.Bài: em, ep; êm, êp; im, ip.Bài: om, op; ôm, ôp; ơm, ơm; iêm, iêp; ươm, ươpBài: eng, ec; ong, oc; ông, ôc; ung, uc; ưng, ưc; uông, uôc; ương, ươc; en, et; in, it;...Hoặc khi dạy các bài làm tròn môi như :Bài: ăng -> oăng; ăc -> oăc; âng -> uâng; âc -> uâc.Bài: ênh -> uênh; êch -> uêch; inh -> uynh; ich -> uych.MỘT SỐ LƯU ÝPhần giải nghĩa từ có thể giải nghĩa khi hướng dẫn viết từ, hoặc hướng dẫn đọc ( GV giải nghĩa bằng mô hình, tranh ảnh, động tác, lời nói...) Phần hỏi đáp đối với tập 2 GV có thể tổ chức khi kết thúc việc 1.Phần hỏi đáp đối với tập 3 GV tổ chức ở việc 3 theo sách thiết kế.GV có thể thay hỏi đáp bằng trò chơi củng cố kiến thức khi chuyển từ việc này sang việc kia.Khi hướng dẫn viết GV phải nêu được điểm đặt bút, điểm kết thúc của chữ.Trình bày bảng khi học 1,2 vần mô hình ở giữa bảng; 4,6 vần mô hình ở góc bảng.Khi HS tìm tiếng có dấu thanh không nhất thiết phải tìm tiếng chủ và đưa dấu thanh theo thứ tự( huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). HS có thể tìm bất cứ tiếng nào và đưa dấu thanh không theo thứ tự GV có thể lựa chọn tiếng để ghi.HS khi tìm tiếng mới phải được phân tích cả lớp.MỘT SỐ LƯU ÝKhi dạy chữ viết cho HS giáo viên phải có mẫu chữ để giới thiệu và hướng dẫn cho HS khi đọc, viết. Có các mẫu chữ sẽ giúp HS viết đúng mẫu và nhận diện chữ, âm chắc chắn giúp các em đọc, viết tốt.1. Bộ mẫu chữ in thường.2. Bộ mẫu chữ in hoa.3. Bộ mẫu chữ viết thường cỡ chữ nhỡ.4. Bộ mẫu chữ viết thường cỡ chữ nhỏ.5. Bộ mẫu chữ viết hoa cỡ chữ nhỡ.6. Bộ mẫu chữ viết hoa cỡ chữ nhỏ.1. Bộ mẫu chữ in thườngTIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC LỚP 1CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptcac_kien_thuc_trong_tam_2988.ppt